当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Moreirense, 02h30 ngày 19/4: Không được phép sẩy chân 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Tranh chấp bắt đầu dậy sóng
Những vụ việc tranh chấp liên quan đến căn hộ, đất nền, trước đây khá phổ biến. Tuy nhiên, bất động sản nghỉ dưỡng thì chỉ đến năm 2016 mới bắt đầu rộ lên sau giai đoạn phát triển khá mạnh. Trong đó, điển hình là các dự án như: Alma (Cam Ranh, Khánh Hòa), Fusion suites (Đà Nẵng), Flamingo Đại Lải (Vĩnh Phúc)…
Trên thực tế, có nhiều yếu tố trực tiếp dẫn đến tranh chấp tại các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Vừa qua, hàng chục khách hàng mua Condotel tại Đà Nẵng đã đồng loạt ký đơn cầu cứu cơ quan chức năng yêu cầu chủ đầu tư tiến hành tổ chức hội nghị nhà chung cư, thành lập ban Quản trị giám sát hoạt động khách sạn, nhằm minh bạch hóa tài chính và khẩn trương tiến hành làm các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ.
![]() |
Nhiều dự án được cam kết lợi nhuận rất cao nhưng nếu thiếu minh bạch trong cách chia lợi nhuận, chi phí quản lý dự án… thì đây là yếu tố tiềm ẩn gây tranh chấp. |
Chị Thanh, một khách hàng mua Condotel, bức xúc: “Dự án này bán ra bắt đầu từ cuối năm 2013 cho tới giữa năm 2015. Song tới nay, sau gần hai năm khách sạn hoàn thành và đi vào hoạt động, các chủ sở hữu căn hộ vẫn chưa nhận được Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ của mình, mặc dù các chủ căn hộ đã đóng hết tiền và nộp lệ phí làm các thủ tục theo yêu cầu của chủ đầu tư. Các vấn đề thu chi tài chính không được công khai kiểm toán minh bạch, nhiều chi phí phát sinh ngoài dự tính của khách hàng”.
Tại dự án Alma, nhiều khách hàng đã mua kỳ nghỉ, mất bình tĩnh vì tiền đã đóng mà tiến độ xây dựng dự án thì cứ “ì ạch”. Đây là dự án có mô hình kinh doanh lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam: “Sở hữu kỳ nghỉ”. Sở hữu kỳ nghỉ (Timeshare) được định nghĩa là việc mua kỳ nghỉ trong một khoảng thời gian cố định trong năm, kéo dài một, hai hoặc vài chục năm tại căn hộ của một khu nghỉ dưỡng (resort) nào đó. Khách hàng khi sở hữu kỳ nghỉ có thể sử dụng dịch vụ tại một resport cố định hoặc trao đổi Timeshare của mình với resort khác trong hệ thống các resort có kết nối là thành viên của của một hệ thống.
![]() Những “tử huyệt” phải biết về bất động sản nghỉ dưỡng Bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc sôi động về nguồn cung cũng như lượng giao dịch thời gian qua. Trong đó, căn hộ khách sạn Condotel đang “làm mưa làm gió” với nhiều lời quảng cáo “đường mật”. Đằng sau đó là nhiều rủi ro... " alt="Nguy cơ tranh chấp bất động sản nghỉ dưỡng"/>Nguy cơ tranh chấp bất động sản nghỉ dưỡng |
![]() |
Lễ ký kết hợp đồng triển khai dự án hệ thống quản lý bệnh viện thông minh và hệ thống quản lý bệnh án điện tử thông minh diễn ra sáng ngày 20/8 tại TP.HCM |
Ngày 20/8, Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) và Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ đã ký kết hợp đồng triển khai dự án hệ thống quản lý bệnh viện thông minh và hệ thống quản lý bệnh án điện tử thông minh.
Dự án này đánh dấu mốc quan trọng với Hoàn Mỹ để tiến tới mô hình bệnh viện thông minh không giấy tờ, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.
Dự án có tổng giá trị là 100 tỷ đồng và sẽ triển khai trên quy mô 14 bệnh viện, 8 phòng khám đa khoa và phòng khám bác sĩ gia đình của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ trong vòng 28 tháng.
Theo kế hoạch, thời gian tới, FPT sẽ triển khai hệ thống quản lý bệnh viện thông minh (ứng dụng phần mềm FPT.eHospital 2.0), xây dựng hệ thống bệnh án điện tử thông minh (ứng dụng FPT.EMR) và cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lưu trữ dữ liệu trên nền tảng FPT Hi Gio Cloud cho Hoàn Mỹ.
FPT.eHospital 2.0 và FPT.EMR là hai sản phẩm chủ lực trong hệ sinh thái sản phẩm giải pháp y tế số của FPT. Hiện đã có 6 Sở Y tế và hơn 300 bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước vận hành hiệu quả hệ thống quản lý bệnh viện thông minh “Made by FPT” như Sở Y tế TP.HCM, Sở Y tế Quảng Ninh, Sở Y tế Đồng Nai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quốc tế City…
Bà Nguyễn Thục Anh, Tổng Giám đốc Hoàn Mỹ chia sẻ, dự án này không những giúp Hoàn Mỹ quản lý hoạt động của bệnh viện và phòng khám hiệu quả, an toàn hơn mà còn giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Thời gian chờ đợi của người bệnh sẽ ngắn hơn trong khi sự thuận tiện sẽ tăng lên rất đáng kể.
“Khi dự án đi vào hoạt động, khách hàng của Hoàn Mỹ cũng có thể tìm hiểu về bệnh viện, tra cứu thông tin về bác sĩ, đặt lịch khám bệnh, xem thông tin cá nhân, truy cập kết quả xét nghiệm và hồ sơ bệnh án…một cách nhanh chóng, thuận tiện, mọi lúc mọi nơi”, bà Thục Anh cho hay.
“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 6/2020 cũng đã xác định y tế là 1 trong lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số, cùng với giáo dục, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp.
Theo Chương trình, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế sẽ tập trung vào các nhiệm vụ như: Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa; thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.
Cùng với đó, xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh góp phần cải cách hành chính, giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí, hình thành các bệnh viện thông minh; xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ số, tích hợp thông tin, dữ liệu, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế…
Theo “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, có 8 ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số trước. Đây là những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày đến người dân.
" alt="Hoàn Mỹ đầu tư 100 tỷ đồng hợp tác với FPT “xây” bệnh viện thông minh"/>Hoàn Mỹ đầu tư 100 tỷ đồng hợp tác với FPT “xây” bệnh viện thông minh
XEM CLIP:
Chuyện mang thai gian nan của người phụ nữ mập nhất thế giới
Nhận định, soi kèo Fagiano Okayama vs Kashima Antlers, 12h00 ngày 20/4: Điểm tựa sân nhà
Nhắc nhở cặp đôi đi ngược chiều, tài xế nhận ngay 'món quà' không ngờ
Các khoản đầu tư tích cực của TSMC là phản ứng đối với sự phát triển nhanh chóng của thị trường đúc sau khi ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu phân chia thành lĩnh vực thiết kế bán dẫn (fabless) và đúc. Công ty sản xuất bán dẫn AMD của Mỹ đã tách ngành kinh doanh đúc của mình vào năm 2008 để thành lập công ty đúc bán dẫn GlobalFoundries.
Công ty nghiên cứu thị trường Omdia dự báo rằng, thị trường đúc toàn cầu sẽ vượt 81 tỷ USD trong năm tới từ 60,9 tỷ USD vào năm 2017. Trong khi đó, Công ty nghiên cứu thị trường TrendForce nhận định, thị trường đúc trong quý 3 năm 2020 dự kiến sẽ tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái để đạt 20,2 tỷ USD. Thị trường đúc dự kiến sẽ đạt 80 tỷ USD vào năm 2020.
Trước tình hình đó, TSMC đang tìm cách củng cố vị trí dẫn đầu về công nghệ của mình bằng cách tăng cường đầu tư cơ sở vật chất. Đầu tư vào cơ sở vật chất của công ty đã tăng từ 10,5 tỷ USD năm 2018 lên 14,9 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến đạt 17 tỷ USD vào năm 2020. TSMC đã xóa sổ thiết bị khắc bằng tia siêu cực tím (EUV) mà Công ty chế tạo thiết bị sản xuất chất bán dẫn ASML của Hà Lan xuất xưởng vào năm 2019.
Khoản đầu tư của TSMC được thúc đẩy bởi lời đe dọa từ Samsung. Với việc Samsung sản xuất hàng loạt chất bán dẫn tiến trình 7 nm dựa trên quy trình EUV lần đầu tiên trong ngành công nghiệp bán dẫn vào năm 2019. Vào thời điểm đó, TSMC đã đáp lại bằng cách sản xuất hàng loạt các sản phẩm bán dẫn tiến trình 7 nm sử dụng thiết bị phơi sáng ArF và công nghệ đa mẫu. Nhưng vị thế nhà sản xuất chip hàng đầu của họ đã bị lung lay vì khả năng hiển thị mạch in của các sản phẩm của họ thấp hơn so với các sản phẩm của Samsung.
Xu hướng tăng thị phần của Samsung cũng thúc đẩy TSMC theo đuổi chiến lược gia tăng khoảng cách. Số liệu của Omdia cho thấy, năm 2017, thị phần của TSMC chiếm 50,4%, trong khi của Samsung chỉ chiếm 6,7%. Tuy nhiên, bộ phận kinh doanh xưởng đúc của Samsung đã tăng thị phần đáng kể trong ba năm qua.
Hiện Samsung đang bám đuổi TSMC, tiến nhanh đến các quy trình chế tạo vi mô. Mặc dù Samsung đã đi trước TSMC trong việc sản xuất hàng loạt chất bán dẫn tiến trình 7 nm dựa trên công nghệ EUV, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách lớn giữa hai công ty này trong các lĩnh vực khác.
Thị phần đúc của Samsung đã giảm 1,4 điểm phần trăm xuống còn 17,4% trong quý 3 năm 2020, trong khi của TSMC tăng 2,4 điểm phần trăm lên 53,9%, TrendForce cho biết. Trong khi TSMC đảm bảo các nhóm khách hàng đa dạng như Apple, AMD và NVIDIA thì bộ phận đúc của Samsung có tỷ trọng doanh thu cao chủ yếu phụ thuộc vào Công ty thiết kế bộ xử lý ứng dụng di động (AP) Exynos - System LSI Division.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn chỉ ra rằng, mật độ bóng bán dẫn của chất bán dẫn TSMC cao hơn 10% so với các sản phẩm bán dẫn của Samsung.
Samsung đang có kế hoạch sản xuất hàng loạt chất bán dẫn tiến trình 5 nm vào nửa cuối năm 2020. Gần đây công ty đã bắt đầu phát triển tiến trình 4 nm để thu hẹp khoảng cách với TSMC. Samsung cũng đang lên kế hoạch để dành lợi thế hơn TSMC bằng cách áp dụng quy trình FET đa kênh (MBC), đây là công nghệ độc quyền của Samsung, bắt đầu từ tiến trình 3 nm. Cả Samsung và TSMC đều thông báo rằng họ sẽ sản xuất hàng loạt các sản phẩm bán dẫn tiến trình 3 nm vào năm 2022.
Đặc biệt, Samsung dự kiến sẽ tập trung phần lớn đầu tư vào cơ sở vật chất bán dẫn vào xưởng đúc vào năm 2020. Chỉ trong nửa đầu năm 2020, Samsung đã đầu tư 14,7 nghìn tỷ won (12,4 tỷ USD) vào cơ sở bán dẫn và dự kiến sẽ đầu tư khoảng 30 nghìn tỷ won (25,3 tỷ USD) trong năm 2020.
Theo số liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường bán dẫn IC Insights của Mỹ thì đầu tư cơ sở vật chất của Samsung vào lĩnh vực DRAM ước tính đạt 4,9 tỷ USD vào năm 2020. Trong khi đầu tư vào đèn flash NAND và công ty System LSI Division dự kiến khoảng 10 nghìn tỷ won (8,5 tỷ USD). Dựa trên phân tích này, nếu Samsung đầu tư khoảng 20 nghìn tỷ won (17 tỷ USD) vào cơ sở vật chất cho riêng lĩnh vực đúc trong năm 2020 thì Samsung sẽ có khoản đầu tư bằng với khoản đầu tư của TSMC (17 tỷ USD). Điều này có thể sẽ giúp cho Samsung thu hẹp khoảng cách thị phần với TSMC.
Phan Văn Hòa (theo Businesskorea)
Nhà sản xuất chất bán dẫn Samsung của Hàn Quốc đang có những nỗ lực vươn lên vị trí dẫn đầu trong thị trường đúc bán dẫn thế giới nhưng so với TSMC của Đài Loan thì vẫn còn một khoảng cách.
" alt="TSMC tăng cường đầu tư để gia tăng khoảng cách với Samsung trong lĩnh vực bán dẫn"/>TSMC tăng cường đầu tư để gia tăng khoảng cách với Samsung trong lĩnh vực bán dẫn