Cái Tết thứ hai “sống chung” với Covid-19, chắc chắn nhiều gia đình chọn cách điều chỉnh chi tiêu, siết chặt hầu bao hơn. Nhưng điều chỉnh thế nào, siết chặt tới đâu… lại là chuyện khiến nhiều “tay hòm chìa khoá” đau đầu!2021 là chuỗi 365 ngày hoàn toàn khác biệt những năm trước: bệnh dịch bùng phát, có người thất nghiệp, có người giảm lương, có người phải làm việc tại nhà suốt 6-7 tháng ròng rã… Thưởng Tết tới tận thời điểm này vẫn “bặt vô âm tín” với hầu hết các “officer” nên chuyện mang tiền về cho mẹ/vợ… chắc chắn không như các năm trước. Chuyện sắm Tết theo đó cũng cần thay đổi.
Tôi cũng là một bà nội trợ đang bù đầu với chuyện chi tiêu hàng ngày. Nói “giật gấu, vá vai” thì hơi quá nhưng để xông xênh thì hoàn toàn không có. Ngay khi áng chừng được tổng số tiền mình có cho dịp Tết Nguyên đán, tôi và ông xã nhanh chóng bàn bạc để có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
Phân bổ các khoản chi tiêu hợp lý
Trước tiên, vợ chồng tôi gạch đầu dòng các khoản chính cần chi tiêu. Dịch bệnh vẫn phức tạp, năm nay chúng tôi quyết định ở lại Hà Nội chứ không về quê. Hai vợ chồng sẽ tranh thủ về quê thăm bố mẹ hai bên và biếu ông bà chút đỉnh trước Tết. Đây cũng là khoản chi quan trọng nhất với cả hai vợ chồng. Dù ít dù nhiều, chúng tôi vẫn muốn “mang tiền về cho mẹ” chút đỉnh để hiếu kính ông bà, san sẻ việc sắm Tết…
Vợ chồng tôi dành khoảng 30% ngân sách để sắm Tết nhưng nói không với quần áo mới vì cảm thấy không cần thiết. Ngoài ra, chúng tôi cũng có 1 khoản nhỏ để trang trí nhà cửa và gửi lì xì cho các gia đình thân thiết nhất.
Số tiền còn lại trong ngân sách chính là để tiết kiệm bởi dịch bệnh cứ thế này, kinh tế năm mới chắc còn nhiều khó khăn, quỹ dự phòng là điều quan trọng nhất với mọi gia đình.
Kiểm tra đồ dùng và lập danh sách cần mua
Đây là việc cần làm với mọi bà nội trợ trước khi mua sắm chứ không phải dịp Tết. Hai vợ chồng tôi tranh thủ các buổi tối rảnh rỗi thì dọn tủ, dọn kho vừa sắp xếp lại nhà cửa cho gọn gàng, vừa “kiểm kê”. Những thứ có thể tận dụng được thì sẽ tái sử dụng và chỉ lập danh sách những thứ thật cần thiết.
Sau đó, chúng tôi lại dành thời gian để lọc lại danh sách cần mua thêm một lần nữa, vừa tiết kiệm chi phí vừa tránh tình trạng mua nhiều chất đống rồi để quá hạn, chất đống chật chội nhà cửa… Sống tối giản và tiết kiệm hợp lý giống người Nhật chẳng phải điều chúng ta vẫn hô hào nhau học hỏi hay sao?
Săn khuyến mại nhưng phải tỉnh táo
Càng cận Tết càng có nhiều chương trình khuyến mại, kích cầu mua sắm. Đây sẽ là dịp tốt để chị em mua sắm một cách tiết kiệm. Tuy nhiên, đây mới là lúc chứng minh tay nghề mua sắm và sự tỉnh táo của mỗi bà nội trợ.
Phải cân đong đo đếm với danh sách đồ cần mua, số lượng cụ thể, giá trị sử dụng… rồi xem chi tiết các chương trình khuyến mại trước khi quyết định xuống tay nhé các mẹ đảm ơi! Hãy chọn mua những mặt hàng phù hợp và thiết thực với cuộc sống hiện tại của gia đình chứ đừng ham của rẻ, khuyến mại nhiều mà rước hết về nhà, kẻo vỡ quỹ lúc nào không biết.
So sánh giá và tham khảo hội chị em bạn dì trước khi mua sắm
Đây là chuyện mà các chị em nên làm thường ngày, trước khi quyết định mua sắm bất cứ món đồ có giá trị nào. 5 phút lướt Internet hay các sàn thương mại điện tử hoặc hỏi thăm hội chị em bạn dì thông thái, các mẹ sẽ có đầy đủ thông tin về tính năng, giá thành, chất lượng… Vậy tại sao không làm người nội trợ thông minh thời 4.0 ngay trong dịp Tết này? Đơn giản hoá ngày Tết.
Bình thường, gia đình tôi khá cầu kỳ, nào hoa tươi cắm ban thờ, trang trí phòng khách, cành đào, mai vàng… đủ cả, rồi bánh trái, hoa quả tươi… Nhưng năm nay, vợ chồng tôi đều quyết định đơn giản hoá mọi thứ.
Cả nhà quyết định không đón khách Tết này vì dịch bệnh, nên khoản bánh mứt, thức ăn vặt… cũng giảm nhiều. Mâm cơm tất niên, tân niên hay giao thừa… cũng bớt món vì ông xã sợ vợ vất vả, hơn nữa, làm nhiều, ăn không hết lại lưu cữu đồ ăn, chẳng ngon lành gì.
Tết quan trọng đoàn tụ cùng gia đình nhưng năm nay chúng tôi chỉ có thể gặp bố mẹ, anh chị em… qua điện thoại, Facebook nhưng chắc chắn vẫn là cái Tết ấm áp và hạnh phúc khi tất cả đều mạnh khoẻ, bình an.
Kế hoạch Tết này của bạn thế nào? Hãy chia sẻ với chúng tôi tại địa chỉ: bandoisong@vietnamnet.vn. Ban biên tập giữ quyền chỉnh sửa. Xin trân trọng cảm ơn! |
Ngọc Linh

Con dâu biếu quà Tết là chai rượu ngoại, bố chồng ném ra sân vỡ toang
Tôi đang không biết phải biếu quà Tết bố chồng là thứ gì, bởi bố chồng tôi rất khó tính và có ác cảm với tôi.
" alt="Tết 'bình thường mới', mua sắm thế nào bình thường… ví?"/>
Tết 'bình thường mới', mua sắm thế nào bình thường… ví?
- Tôi viết những dòng tâm sự này khi cơ thể của mình còn chưa hồi phục và con gái của tôi vẫn còn đang đỏ hỏn vì mới sinh chưa được 20 ngày. Tuy nhiên, những vất vả sau sinh cộng với việc hàng ngày phải gồng mình lên để sống và nín nhịn những điều tai quái từ phía mẹ chồng khiến tôi gần như kiệt sức. Vì thế, tôi muốn viết những dòng tâm sự này, những mong sẽ nhận được những lời chia sẻ, khuyên bảo của mọi người để tôi có thể tiếp tục cuộc sống của mình và thoát khỏi cảnh stress hàng ngày đang hành hạ tôi.
Tôi và chồng yêu nhau 6 năm mới làm đám cưới. Và khi cưới, tôi đã 29 tuổi. Tuy nhiên, đó chỉ là một đám cưới qua quýt và gượng ép. Bởi lẽ, mẹ chồng tôi không muốn đám cưới này diễn ra.
Bà chê tôi bằng tuổi chồng nên già. Hơn nữa, tôi lại xuất thân từ nông thôn nhưng khuôn mặt có phần sắc sảo. Trong khi con trai bà trẻ, đẹp, hiền lành và là trai thành phố dù chỉ là phố ở một tỉnh lẻ.
Chính vì thế, dù chúng tôi đã xin cưới từ 3 năm về trước nhưng không được đồng ý. Chúng tôi vẫn cứ yêu nhau.
 |
Ảnh minh họa. |
Đến giữa năm ngoái, khi tôi phát hiện mình đã có thai được 2 tháng, chúng tôi lập cập trở về thông báo tình hình và xin được tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, đáp lại sự cầu khẩn của 2 đứa, bà lạnh lùng bảo tôi “bỏ cái thai đi”.
Tôi khóc, chồng tôi cũng khóc, chúng tôi cùng quỳ xuống để van xin bà vì không thể bỏ con. Nhưng bà vẫn cương quyết không chấp nhận rồi mặc kệ chúng tôi quỳ tím chân ở nhà bà suốt cả tiếng đồng hồ.
2 tháng sau, tức là khi cái thai trong bụng tôi đã được 4 tháng, và chúng tôi phải trải qua một công cuộc thuyết phục đầy gian nan, bà mới đồng ý cho chúng tôi chính thức làm vợ chồng. Nhưng đám cưới diễn ra vô cùng tềnh toàng khiến họ nhà gái của chúng tôi rất không hài lòng.
Đám cưới xong, chúng tôi trở về Hà Nội để tiếp tục công việc, và mang thai. Tuy nhiên, bà vẫn không hề coi tôi là con dâu.
Tôi gọi điện về, bà không bao giờ nghe máy, và khi bà điện lên cho con trai, cũng không bao giờ bà nhắc đến tôi. Gia đình có giỗ, chạp, hay công việc, bà bảo con trai về, nhưng lại dặn, chỉ về một mình.
Tôi bầu bì, bà không hỏi han, cũng không quan tâm đã đành, nhưng hễ nghe thấy ai đó nói chúng tôi đang giận nhau cãi nhau là bà lại điện lên, bảo chồng tôi “bỏ quách cái con ấy đi rồi tao cưới cho mày con khác, tốt gấp trăm lần con ấy”.
Ngày tôi đi đẻ, gia đình chồng không có một ai mà chỉ có mẹ đẻ và các anh em ruột của tôi và chồng tôi ở bên. Đến khi tôi sinh xong, chồng tôi điện về thông báo cho ông bà nội (tức bố mẹ chồng tôi), thì mẹ chồng tôi vẫn thờ ơ một cách đáng sợ. Bà thản nhiên bảo với chồng tôi: “Đẻ thì đẻ, có gì quan trọng đâu mà phải rối rít lên”.
Sau đó, bà vẫn ung dung ở nhà, không thèm lên chơi với cháu, cũng không bảo chúng tôi đưa con về nhà dù nhà bà ở thành phố Hải Dương, rất to, rất rộng và không hề xa Hà Nội.
Thế nên, sau khi rời bệnh viện, chúng tôi lại phải trở về căn nhà trọ chật chội với vẻn vẹn 15m2 cùng với mẹ ruột của tôi ở lại để chăm con chăm cháu.
Sau đó, suốt khoảng thời gian sau khi tôi sinh con, mẹ chồng tôi vẫn chỉ gọi điện cho chồng tôi như bình thường, nhưng đặc biệt căn dặn chồng tôi phải chịu khó ăn uống, nghỉ ngơi và giữ gìn sức khỏe. Tuy nhiên, có lẽ vì chưa quen với cảnh vất vả khi trong nhà có trẻ con, lại nắng nóng chật chội nên chồng tôi cứ gầy đi, mặt mũi thì hốc hác.
Đến khi chồng tôi về quê ăn cưới, gặp mặt bố mẹ chồng tôi sau khi tôi sinh con được 15 ngày, bà đã lập tức nổi giận và lần đầu tiên kể từ sau khi cưới, bà gọi điện cho tôi, nhưng là gọi để mắng, chửi tôi thậm tệ vì làm con trai bà gầy gò, xuống sắc.
Và thế là hôm đó, tôi đã khóc rất nhiều, tức giận cũng rất nhiều. Vì vậy, khi chồng tôi trở về, tôi đã kể lại cuộc điện thoại đó cho anh. Nhưng đáp lại không phải một lời nói động viên, an ủi, mà là một sự đồng tình và bênh vực mẹ một cách quá thẳng thắn nên chúng tôi đã cãi nhau.
Sau đó, không biết bằng cách nào, có lẽ là do chồng tôi kể lại nên ngay ngày hôm sau là một loạt các cuộc điện thoại từ phía mẹ chồng tôi gọi lên.
Lúc thì bà gọi cho tôi để mắng nhiếc, chửi rủa, bảo tôi láo toét, bảo tôi tránh xa chồng tôi ra để cho con khác vào chăm… Lúc lại gọi cho chồng tôi, bảo “đánh chết cha, chết mẹ nó đi rồi tao lấy cho mày con vợ khác”.
Mẹ tôi ở đó, chứng kiến và nghe rõ những cuộc điện thoại đó mà thương con đến chảy nước mắt. Nhưng bà vẫn khuyên tôi nên cố gắng nhẫn nhịn.
Nhưng tôi biết nhẫn nhịn thế nào khi mà từ đó đến nay, đã là 5 ngày, tôi bị mẹ chồng tra tấn bằng các cuộc điện thoại chửi bới và gây áp lực phải bỏ chồng. Trong khi đứa con trên nay tôi vẫn còn đang đỏ hỏn?
Trần Nhung (Thường Tín - Hà Nội)
" alt="Mẹ chồng xui con trai bạo hành vợ"/>
Mẹ chồng xui con trai bạo hành vợ