Katie Knight ở Inverness, Scotland lâm vào tình trạng nghiêm trọng trong 48h, 4 ngày phải chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện và bác sĩ nói rằng, nếu không cấp cứu chỉ vài giờ sau cô sẽ chết.
Sau khi sử dụng loại tampon siêu thấm, Katie đã bị mắc hội chứng sốc độc - nhiễm trùng do vi khuẩn có khả năng gây tử vong.
“Tôi nghĩ rằng, mình sắp chết", Katie kể lại. Trong ngày thứ tư của chu kỳ kinh nguyệt, cô đã dùng chiếc tampon siêu thấm vì có một ngày dài làm việc. "Tôi ở trong thư viện, cố gắng hoàn thành bài tập, sự tập trung khá cao rồi tôi bắt đầu cảm thấy không ổn. Tôi xuống quán cà phê nhấp một chút và ăn bánh vì nghĩ có thể mệt mỏi do đang trong chu kỳ.
“Tôi vã nước vào mặt cho tỉnh và tiếp tục làm bài luận vì cần sớm hoàn thành. Rồi tôi phải bắt taxi về nhà vì không thể đi được".
24h tiếp theo, Katie bắt đầu lâm vào tình trạng nghiêm trọng. Ngày tiếp theo, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Bạn cùng phòng của cô rất lo lắng. Sau khi đo nhiệt độ, bạn cô gọi tới trung tâm cấp cứu. Thời điểm đó, Katie không thể nói năng hay đi lại được.
Một tuần ở bệnh viện với 4 ngày chăm sóc đặc biệt, cô đã phục hồi dần. Các bác sĩ giải thích rằng, họ tìm thấy chiếc tampon trong người cô khiến họ nghĩ tới cô mắc hội chứng sốc độc.
Hội chứng sốc độc có thể xảy ra với bất cứ ai - những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ khi sử dụng băng vệ sinh (BVS). Hiện hơn 50% trường hợp sốc độc ghi nhận được là do phụ nữ sử dụng BVS siêu thấm.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sốc nhiễm độc là do BVS thấm hút quá nhanh, khiến môi trường âm đạo bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Độc tố do vi khuẩn này sản sinh ra sẽ được hấp thu vào máu, gây nhiễm độc. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra nếu sử dụng tampon khi âm đạo đang bị viêm nhiễm, lở loét.
Các triệu chứng của hội chứng này bao gồm: sốt cao, tụt huyết áp nhanh (có cảm giác lâng lâng hoặc ngất xỉu), phát ban bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân, nôn mửa hoặc tiêu chảy, đau cơ; mắt, miệng, cổ họng, và âm đạo sưng đỏ; đau đầu, rối loạn, mất phương hướng, hoặc co giật; suy thận, suy hô hấp và một số cơ quan khác cũng bị suy giảm chức năng.
Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện cách 2-3 ngày sau khi cơ thể bị nhiễm khuẩn.
Thái An(Theo Independent)
" alt=""/>Tin nóng: Gần chết vì sốc độc băng vệ sinh
Xác định là ca tối khẩn cấp, ngay lập tức bệnh viện phát lệnh báo động đỏ, các bác sĩ tiến hành cấp cứu tim phổi tại chỗ. May mắn, vài phút sau, tim cháu bé đã đập trở lại. Bé N. tiếp tục nằm thở máy thêm 1 ngày trước khi nội soi hút các bọt của dị vật còn sót.
Sau gần 1 tuần nằm viện, sức khoẻ của bé N. hồi phục rất tốt, đã cai được máy thở, sẽ được xuất viện trong 1-2 ngày tới.
Trẻ nhỏ rất dễ hóc dị vật, đặc biệt ở nhóm dưới 5 tuổi. Tại BV Nhi TƯ – BV nhi khoa lớn nhất miền Bắc, mỗi năm tiếp nhận hàng chục ca hóc dị vật, chủ yếu là học các loại hạt như hạt nhãn, chôm chôm, ngô, đậu, cơm, cháo...
Tuy nhiên, BS Phạm Ngọc Toàn, khoa Cấp cứu chống độc, BV Nhi TƯ cho biết, rất đáng tiếc khi hầu hết các trường hợp chuyển đến cấp cứu đã ở giai đoạn muộn, do cha mẹ không biết sơ cứu ban đầu khiến dị vật rơi vào đường thở gây ngừng thở, ngừng tim. Lúc này não đã tổn thương không thể phục hồi do thiếu oxy, nhiều trẻ tử vong.
Theo BS Toàn, xử trí cấp cứu ban đầu tuy đơn giản nhưng có thể cứu mạng bệnh nhi vì chỉ cần 3 phút không có oxy lên não, đã gây tổn thương, 4 phút là tổn thương không hồi phục.
Với các trường hợp trẻ hóc dị vật nhưng còn tỉnh táo, ho được, nên khuyến khích trẻ ho rồi nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế.
Nếu tỉnh nhưng ho không hiệu quả thì người lớn hỗ trợ vỗ lưng, ấn ngực. Trẻ còn bé, có thể đặt trẻ nằm úp xuống đùi, cho đầu chúi xuống rồi vỗ lưng
Trường hợp trẻ ngừng thở, cần thở thông đường thở, móc hết các dị vật trong miệng, thực hiện ép tim, hà hơi thổi ngạt, tỉ lệ 15 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt. Vị trí ép tim nằm 1/2 dưới xương ức.
Trong lúc ép tim, cần duy trì nhịp 100 lần/phút, cố gắng ép sâu và mạnh, độ lún bằng khoảng 1/3 bề dày lồng ngực.
Thúy Hạnh
Khi trẻ hóc dị vật, giai đoạn cấp cứu trong 4-5 phút đầu tiên đóng vai trò quyết định đến mạng sống của đứa trẻ.
" alt=""/>Bé 8 tháng ở Hải Phòng ngừng thở vì mẹ để con tự ăn chuốiĐại dịch Covid 19 đã khiến kinh tế thế giới chứng kiến nhiều biến động. Giải pháp giãn cách xã hội được thi hành trên phạm vi toàn cầu trở thành một một tình thế “vô tiền khoáng hậu”. Có thể nói, một chủng virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường đã đánh một cú “trời giáng” vào tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, trong nguy luôn có cơ, xét ở khía cạnh tích cực, đây thực sự là cơ hội để con người nhận ra tính ưu việt của kinh tế số, chính dịch Covid 19 lại thúc đẩy sự tái phát triển của cơ sở hạ tầng, công nghệ và chuyển đổi mô hình từ offline sang online, tạo sức ép cho các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số một cách cấp bách.
Theo dự báo của hãng phân tích IDC (2019), chi tiêu cho chuyển đổi số trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng 17,1% trong 5 năm tới và đạt 2,3 nghìn tỉ USD vào năm 2023. Đây không phải cuộc chơi riêng của những ông lớn trong lĩnh vực công nghệ. Nhờ cách mạng công nghiệp 4.0, nhờ sự bùng nổ của Internet, mọi doanh nghiệp đều bình đẳng hơn trong sân chơi này. Mọi doanh nghiệp đều có cơ hội, có khả năng chuyển đổi số, với mục tiêu là xây dựng doanh nghiệp mình thành một doanh nghiệp số. Và để thực hiện hoạt động quan trọng này, các doanh nghiệp phải có kế hoạch rõ ràng về việc phân bổ ngân sách cho các sáng kiến, giải pháp kỹ thuật số cũng như chi phí nhân sự hỗ trợ. Bên cạnh đó, chuyển đổi số không chỉ là về công nghệ mà nó còn thay đổi suy nghĩ, tư duy của nhân viên về vai trò của ứng dụng công nghệ trong thực hiện những vai trò mới để có tính cạnh tranh cao hơn.
Yếu tố sau cùng và cũng là cốt yếu nhất khi doanh nghiệp muốn chuyển đổi số chính là tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức. Chuyển đổi số đòi hỏi tổ chức phải có một quyết tâm thay đổi, thách thức những thói quen, không ngừng thử nghiệm cái mới. Chính vì thế, có nhiều doanh nghiệp rất chật vật trong quá trình này. Nhất là với các đơn vị bước đầu làm quen với các nền tảng công nghệ số. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng ngay từ khâu lựa chọn ứng dụng, giải pháp, cho đến chủ thể của giải pháp công nghệ.
Trên thực tế, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)... thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Chủ một doanh nghiệp lớn đã chia sẻ: dịch Covid-19 có nhiều yếu tố tiêu cực tới doanh nghiệp Việt Nam và chỉ có một yếu tố tích cực là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, phấn đấu để Việt Nam trở thành quốc gia số, trong đó chuyển đổi số cho doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng.
Đông Phong
Ngày 3/11/2021, tại Paris, Tập đoàn VNPT và Thales đã ký kết Biên bản ghi nhớ chiến lược (MoU) về hợp tác trong các lĩnh vực phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số của Việt Nam.
" alt=""/>Doanh nghiệp cần chuyển đổi số để tạo sức bật sau khủng hoảng