当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Rio Ave vs AVS Futebol, 22h30 ngày 16/2: Đòi nợ tân binh 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Soi kèo phạt góc Barcelona vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 18/2
Có con vợ chẳng cần chồng (Ảnh minh họa)
Bây giờ cu Bil được em bế ẵm suốt ngày, động nóng chút là em lo lắng, húng hắng ho là em làm như cả thế giới mắc đại dịch, lười ăn một chút là em đã thấy sút cân ngay… Vậy mà, em chẳng thèm thấy anh ốm lăn ốm lóc, có chăng em lườm cho cái rồi nói:
To xác như anh có phải là đứa trẻ đâu mà không biết tự mua thuốc uống và tự chăm mình, anh không thấy em suốt ngày bận bù đầu với con đây à?
Anh ho thì em bảo: Anh bịt mồm vào mà ho, nếu không chạy ra chỗ khác không thì con tỉnh giấc, em mệt mỏi lắm không dỗ được nữa đâu! Trời đất, chạy ra được chỗ khác thì anh còn ho làm gì nữa.
Anh sút cân rồi vì chẳng có ai chăm nom thế mà em lại bảo: Sút đi cho nhẹ nhàng, đỡ bệnh tật, người ta muốn gầy chẳng được kia kìa. Hay là anh chăm con thay em cho nó nhàn, cho béo lên, em cũng muốn được vất vả như anh cho gầy đi mà chả được đây này…
Ôi vợ ơi! Lí luận của em khí nào cũng sắc tới tận tim gan làm sao anh cãi lại cho nổi?!
Anh buồn! Bởi anh đang là nhân vật nam chính được yêu bởi nữ chính, vậy mà ngay lập tức anh bị hạ bệ thành nam phụ, chuyên chạy tã khi con đái, cầm bô khi con ị và đổ bô khi đã xong, chuyên làm trò hề cho con cười và phải ngậm miệng ngồi một chỗ khi con ngủ, còn em thì cu Bil nó giữ… Hỏi anh làm sao không buồn làm sao chẳng tủi thân cho được. Hỏi làm sao anh chẳng chạnh lòng. Hỏi làm sao anh không thiếu thốn. Em không thấy anh đang tủi thân và em không thấy em đang lạnh lùng với chồng em sao? Có con là em chỉ biết có con thôi. Nhưng em còn là vợ anh nữa cơ mà?
Đêm đêm anh phải rình rập để đợi con ngủ say mới dám mon men tới ôm em, vậy mà em bẻ ngoéo cái tay anh sang một bên giọng chua gần bằng giấm:
Yên cho con ngủ!
Anh cãi: Anh ôm em chứ có ôm con đâu!
Em rít răng: Chỉ cần động là con tỉnh dậy ngay, anh có dỗ được không?
![]() |
Vợ ơi, anh yêu em, anh cũng yêu con mà sao em lại bất công, từ khi có con là em chỉ biết có con thôi! (ảnh minh họa) |
Không, quả là anh không dỗ được vì anh làm gì có mùi sữa thơm nồng của em. Mà thằng cu con quý tử của anh thì nghiền cái mùi ấy mất rồi. Thế là từ khi có con đêm đêm anh chỉ được nhìn thấy lưng em, mông em quay sang anh hàng đêm mà nén tiếng thở dài. Nhưng lại tự dỗ mình: Thôi, may mà thằng cu nó không lạ hơi bố, nếu không chắc em đuổi anh đi ra ghế ngủ mất thôi!
Anh mong ngày mong đêm cho con lớn thêm để em có thể nghe mắt sang nhìn anh và thấy rằng: Trong nhà nầy còn có một chàng trai to đầu khác cũng cần được em yêu thương chăm sóc và vỗ về như thằng cu nhỏ ấy. Em chả nói: Con trai yêu của mẹ cái gì cũng giống bố, từ ngón tay ngón chân đến cái mắt cái miệng, từ nụ cười ánh mắt tới cả cái tóc cái tai… Em bảo em chỉ có đẻ hộ anh thôi vì chẳng có cái gì giống mẹ cả. Thế là em chỉ có chăm chăm hôn cái mắt ấy, cái trán ấy, cái miệng yêu ấy, nắn bóp đôi chân ấy, đôi tay ấy, vuốt mái tóc ấy… mà không cần gì người cùng em tạo ra một sản phẩm tuyệt vời ấy!
Vợ ơi, anh yêu em, anh cũng yêu con mà sao em lại bất công, từ khi có con là em chỉ biết có con thôi! Nhưng anh nhất định chỉ cho cu Bil mượn tạm em thêm một thời gian nữa thôi nhé. Sau đó, anh nhất định phải là Nam nhân chính trong tim em đấy. Vì em ạ, nay mai cu Bil lớn lên rồi, nó sẽ lấy vợ và sẽ chỉ biết vợ nó thôi như ngày nào em vẫn đòi anh ấy! Và khi đó, chỉ còn anh già này quanh quẩn với em thôi! Nên khi trẻ đừng lơ anh như thế!! Phải nhớ trả lại vợ cho anh đấy, vợ ạ!
(Theo Khampha.vn)" alt="Tủi quá, từ ngày có con, vợ chẳng cần chồng!"/>Cũng chỉ vì khá ưng cái miệng ít nhời của con dâu, mà khi vợ chồng anh cả chuyển nhà vào Sài Gòn, bà đã chọn nhà “anh ba” – chồng Thanh – để an hưởng tuổi già. Những ngày sống cùng cô con dâu cả “chưa thấy người đã thấy tiếng”, bà Hồng nhiều lúc cầu mong tai mình bị điếc, có lẽ sẽ đỡ nhức đầu hơn.
Mỗi khi con dâu đi làm về, bà bị “tra tấn” bởi hàng loạt những câu hỏi ồn ã của nàng dâu trưởng. Nào là mẹ ăn gì chưa, mẹ ở nhà có chuyện gì không, rồi thì một loạt những câu chuyện trên trời dưới đất của cô suốt cả một ngày được rổn rảng kể lể từ lúc cô nàng bước chân về nhà cho đến khi ai vào phòng nấy đi ngủ. Khổ nỗi, chỉ mỗi bà Hồng cảm thấy lạc lõng, nhức đầu với chuyện của con dâu, trong khi đó, con trai bà và lũ cháu lại là những khán giả nhiệt tình trong cuộc hùng biện ngày nào qua ngày khác của “người lắm miệng”.
Khi đến nhà Thanh, bà như được sống trong một “thế giới khác”. Những tuần đầu tiên bà cảm thấy khá thoải mái khi không bị tra tấn đôi tai bởi những câu chuyện đẩu đâu của nàng dâu trưởng. Nhưng cảm giác ấy dần dần biến mất. Bà bắt đầu cảm thấy như thiếu vắng thứ gì đó khó gọi tên mà mãi về sau bà mới nhận ra.
Đến nhà Thanh ở, ngoại trừ những lúc đi về chào hỏi, và những khi có chuyện gì đó cần bàn bạc, bà mới thấy Thanh mở lời. Còn hiếm khi bà thấy Thanh nói những câu chuyện vu vơ, chuyện cơ quan, chuyện bạn bè.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Giờ bà mới nhận ra, bà đã quên với sự rộn ràng của nhà con dâu trưởng. Bà bắt đầu thấy khó chịu. Những bữa ăn diễn ra trong lặng lẽ chẳng ai nói chuyện với ai, đặc biệt là không khí tẻ lạnh sau bữa ăn khi ăn xong ai về phòng nấy, bỏ lại bà già quen ngủ muộn với nỗi trống trải, khiến bà cảm thấy mình như bị ghẻ lạnh. Thấy như bị coi thường, thiếu sự chăm sóc khi không được hỏi han, chia sẻ
Từ ngày sang nhà Thanh ở, bà cụ 80 suốt ngày sống trong “chiếc hộp ở lưng chừng trời” – căn hộ trong một chung cư cao tầng của Thanh theo cách gọi của bà – chỉ chờ mong con cháu về quây quần trong bữa ăn tối, vui vẻ chuyện trò, ấy vậy nhưng sự im lặng của con dâu khiến bà… phát ốm. Đã từng chứng kiến con dâu ngồi cười trong đám “vịt giời” cười nói om sòm, bà vốn nghĩ con dâu chỉ khiêm tốn, ý tứ khi ra ngoài, ai ngờ sự “khiêm tốn” này đã được sử dụng triệt để trong không khí đáng ra cần phải rất thoải mái của một gia đình. Và nó đã khiến bà cảm thấy hạnh phúc như bị “đóng băng”.
Tối tối, cơm nước xong, thằng con trai bà ngồi ôm cái máy tính, những đứa cháu ngồi học bài, cô con dâu lặng lẽ dọn dẹp bếp núc, bà Hồng ngồi bên cái TV mà thầm nghĩ: Giá không có nó mình… thiếu tiếng người.
Khốn khổ nhất là khi có khách ở quê lên chơi. Dù không đón tiếp bằng khuôn mặt u ám, nhưng sự kiệm lời của con dâu bà khiến ai nấy đều cảm nhận một không khí rất nặng nề. Con dâu bà sẵn sàng nhường phòng cho khách, tất tả chuẩn bị những bữa cơm thịnh soạn không hề nề hà, nhưng bà Hồng vẫn muối mặt khi khách ra về nói nhỏ vào tai bà: Hình như chị Thanh không được hiếu khách lắm, có phải chị coi thường khách nhà quê chúng tôi?
Đã không ít lần bà đánh tiếng với con trai, bà cũng nhận thấy sự cố gắng của con trai trong việc gợi chuyện cho vợ. Chính bản thân bà cũng đã ân cần hỏi han trò chuyện nhưng cô con dâu vẫn chỉ “vâng dạ!” rồi đâu lại vào đấy. Khổ nỗi, cô con dâu quá chu toàn trong việc chăm sóc chồng con, chăm sóc mẹ già. Những chiếc áo thơm tho phẳng lỳ con trai bà mặc, những bữa cơm nóng hổi thơm, ngôi nhà sạch như lau như ly… đều một tay Thanh đảm đương sau giờ đi làm về, không khiến bà động tay vào bất cứ việc gì dù rất nhỏ. Cô cũng chẳng một nửa lời hỗn hào, hay có thái độ xấc xược với mẹ chồng. Cái sự hoàn hảo đến tròn trịa trong cái vẻ lặng câm của con dâu khiến bà ngột ngạt đến tột độ.
Vốn không phải là một bà mẹ chồng nanh nọc, nhưng chính bà phải công nhận rằng thì chính cái sự kiệm lời của con dâu đã khiến bà đổ bệnh. Ngày bà nhập viện, bác sỹ cũng chẳng tìm nổi một khiếm khuyết nào về thể trạng, chỉ nói tại bà suy nghĩ nhiều quá, tại “bệnh người già”, chỉ cần an dưỡng nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái là bà sẽ khỏi.
Bà quyết rồi, ra viện, bà sẽ về quê ở. Bà cũng chẳng vào Nam theo cô con dâu suốt ngày nói cười rổn rảng, và nhất định, bà cũng sẽ chẳng trở lại ngôi nhà có cô con dâu nề nếp đến mức đếm được cả lời nói trong ngày với mẹ chồng. Bà sẽ đón Tết trong không khí thoáng đãng của làng quê, có tiếng gà gáy sáng, có tiếng nói cười, chào mời nhau nhộn nhịp trên đường làng.
(Theo Lan Tường/Pháp luật Việt Nam)" alt="Con dâu kiệm lời, mẹ chồng ám ảnh"/>Hay tin chồng mất, chị Loan gần như suy sụp hoàn toàn.
Nằm trên giường bệnh, thân hình gầy gò, ốm yếu và cạn kiệt sức lực, chị Loan không giấu nổi nỗi đau mất chồng. Bao năm qua, chị vẫn luôn được anh Vượng che chở, yêu thương. Thế nhưng, niềm hạnh phúc chẳng tày gang thì chị nhận được tin dữ.
Ngồi bên ngoài hành lang bệnh viện, bà Nguyễn Thị Viên (55 tuổi, em họ của chị Loan) cho biết, bà vượt hàng chục cây số từ huyện Ba Vì lên chăm sóc cho chị gái.
![]() |
Những ngày qua, chị Loan liên tục phải cấp cứu. |
“Kể từ khi nghe tin anh Vượng mất, chị ấy phải cấp cứu liên tục, như người mất hồn, chán sống và tỏ ra khó tính, không trò chuyện cùng ai. Nhìn chị ấy tiều tụy, bệnh ngày càng nặng hơn khiến chúng tôi vô cùng lo lắng”, bà Viên kể.
Theo bà Viên, trước hôm nhận tin dữ, anh Vượng nói với vợ đi có chút việc nhưng mãi không thấy về. Linh tính có chuyện chẳng lành, chị Loan gọi điện nhưng không liên lạc được.
![]() |
Các bác sĩ thường xuyên thăm khám, chăm lo sức khỏe cho chị Loan. |
Không thấy chồng về, chị gọi điện cho gia đình đi tìm kiếm khắp nơi nhưng không có tin tức gì. “Ba ngày sau, đang nằm tại bệnh viện, công an báo tin là tìm thấy xác anh Vượng khiến chị ấy ngất lịm. Các bác sĩ phải cấp cứu cho chị ấy. Nhìn chị ấy khóc, ai ai cũng khóc theo”, bà Viên nói.
Bà Viên cũng buồn bã cho biết: “Anh Vượng là một người đàn ông hiền lành, thân thiện, chu đáo với gia đình. Để có tiền lo cho vợ, hằng ngày anh ấy chạy xe ôm. Những lúc rảnh rỗi thì làm thêm công việc điện nước. Từ hôm chị ấy bị suy thận nặng không đi lại được thì anh ấy ở nhà chăm sóc, cơm nước, giặt giũ cho vợ. Đều đặn hàng tuần, anh ấy đưa vợ đi chạy thận ở bệnh viện. Nghe tin anh ấy mất, hai bên nội ngoại ai cũng đau xót và tiếc thương”.
![]() |
Bà Viên lo lắng cho tình trạng sức khỏe của chị gái. |
“Anh ấy mất đi là cú sốc rất lớn với gia đình, nhất là với chị Loan. Anh ấy luôn thương yêu vợ dù trong hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Giờ mất đi chỗ dựa, không biết những ngày tới, chị ấy sẽ sống thế nào”, bà Viên lo lắng.
Chuyện tình cổ tích của chị Nguyễn Châu Loan và anh Nguyễn Văn Vượng (kém cô dâu 3 tuổi) từng khiến hàng triệu trái tim xúc động và cảm phục khi đầu tháng 4 vừa qua, anh chị bất ngờ được chương trình truyền hình "Điều ước thứ 7" của Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức đám cưới tại công viên Dịch Vọng (Cầu Giấy).
Những hình ảnh khiến hàng triệu người rơi nước mắt trong đám cưới anh chị Loan. |
Giọt nước mắt hạnh phúc lăn trên đôi má chị Loan trong ngày cưới do chương trình "Điều ước thứ 7 - VTV" tổ chức. |
Cư dân mạng bàng hoàng, thương xót
Hay tin anh Vượng mất, trên facebook cá nhân của chị Loan cũng nhận rất nhiều chia sẻ đầy tiếc thương của bạn bè. Ai ai cũng đau xót cho chàng trai xấu số và thương cho số phận cô gái đầy bất hạnh như chị Loan.
![]() |
Chia sẻ với nỗi đau mà chị Loan đang phải chịu đựng, nhiều người bạn và cả những người không quen biết đang kêu gọi sự giúp đỡ của những người hảo tâm trên Facebook. Những dòng thông tin về sự việc anh Vượng qua đời đã thu hút sự quan tâm, thương cảm của đông đảo người dùng mạng trong nước.
Nhiều người cùng chung cảm nhận đau đớn, xót xa khi nghe tin dữ đã liên tục chia sẻ những dòng cảm nhận, chia sẻ với số phận người phụ nữ đáng thương.
Một cư dân mạng có nickname Trần Cao Ánh Dương nghẹn ngào chia sẻ "Chiều đó khi xem truyền hình về đám cưới của cô chú, mình thực sự rất xúc động, và trong niềm xúc động ấy có cả sự ngưỡng mộ, thán phục. Nay nghe tin chú ấy qua đời mà 2 mẹ con mình bàng hoàng, ý nghĩ đầu tiên là "Làm sao người vợ có thể vượt qua cú sốc này khi chỗ dựa lớn nhất cuộc đời cô đã không còn?"... Những tưởng hạnh phúc đã gõ cửa, nhưng nào ngờ... Cuộc sống không lường trước điều gì... Mong chú yên nghỉ, mong cô hãy mạnh mẽ vượt qua nỗi đau này để tiếp tục sống và chiến đấu, chiến thắng bệnh tật của mình".![]() |
Những dòng chia sẻ không ngừng của cư dân mạng khi nghe tin dữ. |
"Nghe tin từ mấy ngày trước mà thấy thương chị quá, lúc đọc được bài báo về câu chuyện của anh chị, sau đó thì được xem đám cưới trong mơ của anh chị mà em không lần nào kìm được nước mắt. Thương chị, cảm phục tình yêu của 2 anh chị bao nhiêu thì cũng là từng đấy hi vọng, sự lạc quan và nhiều cảm xúc mà câu chuyện của chị mang lại cho em. Thực sự là 1 cổ tích giữa đời thường, vậy mà chưa đầy 1 năm ông trời đã cướp đi giấc mơ của chị. Là một người em cùng quê hương, em cầu chúc và mong mỏi chị sớm vượt qua, điều trị thật tốt để có thể sống thay phần của anh. Cố lên chị nhé, gia đình, bạn bè và cả xã hội sẽ thay anh chăm sóc chị", độc giả LyLinhkent không kìm được nước mắt cho biết.
Ngoài những dòng chia sẻ đầy nước mắt, nhiều cư dân mạng cũng liên tục để lại lời động viên tinh thần cho chị Loan.
Khanh Uyen To lên tiếng "Chương trình Điều Ước Thứ Bảy, đám cưới anh chị ấy thật hạnh phúc vậy mà... xót xa quá. Mong chị thật mạnh mẽ để vượt qua nỗi đau tột cùng này".
"Một người phụ nữ bất hạnh, cuối cùng tưởng đã viên mãn thì... Cầu mong chú an nghỉ, mong cô luôn bình an và vượt qua nỗi đau mất mát quá lớn này... Dẫu biết cuộc đời phía trước sẽ thật khó khăn nhưng mong chị hãy vững vàng cố gắng chiến đấu với bệnh tật", độc giả Lan Anh viết.
(Theo Trí thức trẻ)" alt="Cô gái suy thận như hóa đá vì nỗi đau mất chồng"/>Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Sanfrecce Hiroshima, 12h00 ngày 16/2: Tiếp tục gieo sầu
Đánh trúng tâm lý các bà mẹ muốn tăng cân cho con, muốn con thông minh... nhiều hãng sữa bột trẻ em liên tục quảng cáo trong sữa có chất tốt cho hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, bổ sung DHA tốt cho trí não của trẻ... Điều này khiến các bà mẹ tăng cường cho trẻ ăn sữa công thức ngay từ khi mới sinh dù mẹ không hề thiếu sữa. Hoặc tại nhiều gia đình, ông bà muốn cho cháu dùng sữa công thức vì nghĩ tốt hơn sữa mẹ, cháu có thể tăng cân nhanh hơn...
Theo thống kê, hiện nay, chỉ có 42% các bà mẹ Mỹ cho con bú trong 6 tháng đầu và con số này giảm xuống còn 22% trong 1 năm đầu.
Tuy nhiên, bạn nên biết đó là điều không hề tốt. Trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất tốt cho bé, đặc biệt là cho hệ miễn dịch của bé mà sữa công thức không hề có. Ngoài ra, cho con bú còn là hoạt động gắn kết tình yêu thương giữa 2 mẹ con và phát triển cảm xúc của trẻ.
Lời khuyên cho bạn là hãy tích cực cho con bú trong ít nhất trong 6 tháng đầu và ngay trong 2 giờ đầu sau sinh để bé được hưởng nguồn sữa non quý giá và có sợi dây gắn kết với mẹ ngay từ những ngày đầu.
2. Cho trẻ em xem vô tuyến quá sớm và quá nhiều
Theo thống kê, hiện nay chỉ có khoảng 10% các bà mẹ có con biết đi cấm trẻ xem vô tuyến hoàn toàn. 67% các bà mẹ nghĩ rằng để trẻ sơ sinh xem vô tuyến là không có vấn đề gì và 69% các ông bố bà mẹ để con trẻ xem những chương trình vô tuyến dành cho người lớn. Điều đáng nói hơn là có đến 26% các bà mẹ nói dối về thời lượng con họ xem ti vi.
Học viện Nhi khoa của Mỹ từng khuyến cáo việc cho trẻ dưới 2 tuổi xem ti vi quá nhiều sẽ gây ra hậu quả: béo phì, thụ động, chậm nói...
Nói như vậy không có nghĩa bạn phải cấm hẳn việc bé xem ti vi, quan trọng là điều độ. Các nhà khoa học cho biết: trẻ dưới 2 tuổi thì thời gian xem mỗi ngày nên ở mức tối thiểu và mỗi lần xem không quá 15 phút. Một điều quan trọng nữa là các chương trình cho bé cần phù hợp với độ tuổi.
3. Lạm dụng đồ ăn nhanh
Tiện lợi là thứ mà đồ ăn nhanh mang lại cho bạn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các đồ ăn nhanh (thông thường là thức ăn chiên như khoai tây chiên, gà chiên và cá chiên kẹp trong sandwich…) cực kỳ nhiều chất béo, rất không tốt cho động mạch. Đồ ăn nhanh có nguy cơ gây các chứng bệnh tắc nghẽn động mạch, hội chứng ruột dễ bị kích thích, chứng táo bón, quá tải chất độc và tăng cân. Nếu bạn cho con ăn quá nhiều đồ này thì thật không tốt chút nào.
Tuy nhiên, không hẳn là bạn phải cấm trẻ ăn đồ ăn nhanh, chỉ cần bạn nhớ nguyên tắc: điều độ và lựa chọn thông minh. Tần suất ăn đồ ăn nhanh phù hợp là 2 lần/ tuần với điều kiện bạn chọn thứ đồ ít chất béo.
Nếu bạn cho trẻ ăn humburger thì nên cho ít sốt và pho mát, nếu ăn sandwich với thịt gà thì nên ăn gà nướng thay vì rán, nên cho nhiều rau khi ăn pizza và ít pho mát thay vì ăn loại chỉ có bánh và thịt, ăn thêm khoai tây nướng hoặc salad thay vì khoai tây chiên.
4. La mắng những đứa trẻ
Thật chẳng hài lòng chút nào khi bạn đã vất vả lắm mới dỗ được em bé ngủ trưa. Vậy mà, đứa chị 5 tuổi của nó chạy rầm rầm trong nhà khiến em bé thức giấc và khóc ré lên. "Trật tự đi!", bạn quát to và chính bạn cũng không ngờ lại to như thế và đứa trẻ thì lấm lét sợ mẹ.
Đừng như vậy! Việc la mắng sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ và cả chính bạn.
Nếu bạn trót la mắng trẻ, hãy cố gắng lấy lại bình tĩnh và trấn an trẻ: "Đôi khi mọi người cáu giận vì họ thấy buồn bã. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến người khác bị tổn thương. Mẹ xin lỗi. Đáng lẽ ra mẹ nên nói: "Con hãy giữ trật tự đi. Em bé đang ngủ".
Nếu việc la mắng trẻ trở thành thói quen của bạn thì bạn cần tìm cách kiểm soát sự tức giận và căng thẳng của mình. Bạn hãy tham gia vào một nhóm hỗ trợ về tâm lý, gặp cố vấn tâm lý, đọc sách báo liên quan, hoặc tham gia vào các diễn đàn các bà mẹ trên mạng để học hỏi kinh nghiệm.
Một số cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng để giảm căng thẳng cho bản thân như: giảm bớt công việc, tập thể dục, nghe nhạc...
5. Đăng kí cho con học quá nhiều thứ
Tâm lý muốn con mình "cái gì cũng biết, cái gì cũng giỏi" khiến các ông bố bà mẹ lao đi tìm kiếm và đăng kí cho con theo học những lớp học múa, đàn, tiếng anh, hát... có thể là những lớp học với học phí rất cao. Điều đó xuất phát từ mong muốn tốt đẹp mà cha mẹ dành cho con. Tuy nhiên, đó không phải là việc tốt. Việc ép trẻ học quá nhiều thứ có thể gây ra tình trạng trẻ bị quá tải và căng thẳng.
Song song với việc dạy trẻ những năng khiếu, bạn nên để trẻ tận hưởng cuộc sống và dạy con những kỹ năng về cuộc sống. Có như vậy, con bạn mới thực sự phát triển toàn diện.
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt="5 lỗi lầm mà các mẹ hay mắc phải khi nuôi dạy con"/>Một ngày mới của chị Min (tên thật Nguyễn Thị Miên, 28 tuổi), hiện sống ở thị trấn Eppstein, vùng ngoại ô nước Đức, bắt đầu với việc cho đàn gà ăn và nhặt trứng.
Sau đó, chị ra vườn tưới nước cho rau rồi mang một chút vào nấu bữa trưa cho con trai 2 tuổi. Ăn uống và dọn dẹp xong xuôi, người mẹ trẻ bế con ra vườn làm việc đến chiều.
Khi chồng chị Min đi làm về, bữa tối nóng sốt đã sẵn sàng. Cả nhà quây quần bên nhau cho đến 22h.
Sau khi chồng và con đi ngủ, chị Min tranh thủ dựng video quay trong vườn hồi chiều để chia sẻ lên kênh cá nhân.
“Mình sinh ra ở Hải Dương, lớn lên tại TP.HCM và từng làm kế toán trước khi sang Đức du học. Trước đây, vợ chồng mình sống ở Frankfurt. Sau khi sinh con, vợ chồng mình quyết định chuyển nhà về vùng ngoại ô. Chồng hàng ngày lái xe 100 km đi làm ở thành phố, còn mình ở nhà trông con, chăm sóc vườn tược. Cuộc sống nhẹ nhàng trôi qua như chính sự bình yên của làng quê này”, chị Min nói với Zing.
![]() |
Chị Min cùng chồng và con trai nhỏ rời thành phố về ngoại ô sống trong dịch. |
Bỏ phố về quê
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh vào đầu năm 2020, công việc của vợ chồng chị Min bị ảnh hưởng nhiều.
Là thành phố tài chính lớn của châu Âu, giá nhà thuê ở Frankfurt khá đắt đỏ, cộng thêm chi phí sinh hoạt rất cao. Bởi vậy, gia đình chị Min có ý định tìm nhà xa trung tâm để giảm bớt gánh nặng.
Bên cạnh đó, Đức có chương trình thử nghiệm hỗ trợ mua nhà cho gia đình có trẻ nhỏ 12.000 euro trong vòng 10 năm. Nên khi biết mang thai, chị Min và ông xã bắt đầu tìm nhà.
“Giá nhà ở Đức không hề rẻ, chồng mình cũng phải đi làm trong thành phố nên khi ấy chưa quyết định mua ở đâu. Mình ước mơ sau này về già sẽ mua căn nhà nhỏ ở ngoại ô, rồi làm vườn hoa thật đẹp, nuôi thêm gà và trồng thêm rau. Nhưng khi còn trẻ phải ở thành phố cố gắng làm việc chăm chỉ để tích cóp tiền”, chị nói.
Bước ngoặt đến với gia đình nhỏ khi chị Min sinh con đầu lòng.
![]() |
Sự ra đời của con trai là bước ngoặt để vợ chồng chị Min quyết tâm chuyển về ngoại ô sống. |
Chị thuộc ca sinh khó, đau hơn 40 tiếng vẫn chưa sinh được. Bác sĩ nói tim thai nhi yếu nên phải mổ bắt con.
Trước tình hình nguy cấp, chồng chị Min bật khóc ngoài phòng cấp cứu.
Khi đó, chị Min tự hỏi: “Nếu bây giờ chết thật, vậy mình đã sống, đã làm được gì suốt gần 30 năm qua?”.
Câu trả lời là cuộc sống của chị như được lập trình sẵn: nhỏ đi học, lớn lên đi làm, việc chọn ngành nghề gì cũng bị tác động từ người khác.
“Giờ mà được sống lần nữa, mình sẽ sống theo cách bản thân thực sự mong muốn”, chị tự nhủ.
May mắn, chị Min vượt cạn thành công.
Khi còn chút đắn đo về việc từ bỏ tất cả để rời phố về quê sống, chị được chồng động viên. Sau đó, gia đình nhỏ mua nông trại cũ, cách thành phố 100 km.
Nông trại rộng 8.860 m2, có diện tích mặt sàn nhà ở khoảng 700 m2. Nơi này gồm dãy nhà gỗ 3 tầng cùng nhà kho rộng lớn; chuồng bò, ngựa, heo, gà; khu nhà trồng nấm; nhà để củi; nhà để nông sản sau khi thu hoạch.
Ngoài ra, nông trại được bao bọc bởi hàng chục cây mơ, mận và nhiều gốc táo, lê hơn 30 năm tuổi.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Khung cảnh yên bình ở nông trại của nhà chị Min với cây cối xanh tốt, các gốc táo hơn 30 năm tuổi. |
“Đây là nơi đúng như mong ước của vợ chồng mình. Mặt tiền giáp thị trấn, sau là đồi núi, đồng cỏ, đất vườn bao la. Không chỉ gần các tiện ích như siêu thị, bệnh viện, trường học, xung quanh nhà cũng có sông, núi để gia đình có thể vui chơi, thư giãn”, chị Min mô tả.
Khu vườn trên núi
Nhà chị Min ở trên núi, thời tiết khá lạnh, cộng thêm có con nhỏ nên chị phải đợi đến khi trời ấm áp mới đưa con theo làm vườn.
Đầu tháng 6, người mẹ trẻ bắt tay vào cải tạo mảnh đất 70 m2 trong 7 ngày để kịp mùa vụ.
Chị nhổ cỏ, cắt bỏ cây ăn trái già yếu, cằn cỗi rồi làm đất, rải phân. Tiếp đó, chị làm hàng rào và giàn cho bầu bí leo, sau cùng là gieo hạt giống, trồng cây con.
Nhằm phục vụ bữa ăn cho gia đình, chị Min trồng nhiều loại rau, củ như cà rốt, củ cải, khoai tây, su hào, bắp cải, dưa leo, bắp, khoai lang, cải kale, muống, cần nước, khổ qua… cùng một số rau gia vị phổ biến như hành tây, hành lá, tỏi, rau quế, rau húng Tây, bạc hà, tía tô.
Ngoài ra, chị trồng thêm các loại hoa như súng, sen, sen cạn, bất tử, cúc, thược dược, huệ, ly, tulip, hồng, đồng tiền, hướng dương.
Theo chị Min, khó khăn lớn nhất khi chăm vườn là thời tiết.
![]() |
Chị Min tự tay cải tạo mảnh đất 70 m2 của gia đình thành khu vườn trồng hoa trái, rau củ. |
Thời gian đầu, chị phải xách nước 2 lần/ngày để tưới cho cây. Sau đó một tuần, thương vợ vất vả, chồng chị mua máy bơm nước dẫn đến tận vườn.
Tháng đầu tiên, rau, củ phát triển rất tốt. Nhưng năm nay, Đức mưa bão nhiều, khu nhà chị Min mưa 4-5 ngày/tuần nên cây cối bị úng nhiều.
“Ở trên núi, trời lạnh lâu mà hè nắng nóng chẳng được mấy tuần. Bởi vậy, cây cối xứ lạnh phát triển được, còn rau, củ Việt Nam phát triển rất chậm. Nhất là mấy ngày lạnh đột ngột xuống -1 độ C, rau, củ, quả chết hết. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ vỏn vẹn 3 tháng. Sau đó, đến đầu mùa thu là mình phải dọn vườn”, chị kể.
Tuy số lượng rau, củ thu hoạch được không quá nhiều, gia đình chị Min không phải mua thêm bên ngoài từ hè cho đến đông. Chị còn mang tặng gia đình chồng.
Mới về đây sống hơn một năm, vợ chồng chị Min chưa quy hoạch và sửa sang lại nhà cửa, vườn tược. Từ năm sau, hai người hy vọng phủ xanh khu vườn, thay thảm cỏ bằng những vạt hoa.
![]() ![]() |
Các loại hoa, rau, củ, quả được chị Min tự tay trồng trong vườn nhà. |
Không hối hận
Từ khi rời phố về quê, gia đình chị Min được sống hòa mình với thiên nhiên. Con trai chị được tự tay trồng cây, chăm gà, vịt. Trái cây luôn có sẵn, rau xanh hái ngoài vườn.
“Mùa xuân hoa nở khắp nơi, mình chỉ cần ra đầu ngõ là không khác gì đi du lịch cả. Mùa hè thì tha hồ lang thang tìm rau, quả dại trên đồi. Mùa thu thì đi hái nấm, nhặt hạt dẻ trong rừng. Mùa đông tuyết rơi trắng xóa, đủ dày để gia đình mình trượt tuyết ngay trên đồi sau nhà”, chị kể.
Nhờ vị trí nhà ở thuận lợi, gia đình chị Min không gặp khó khăn gì trong sinh hoạt. Tuy nhiên, khi muốn ra ngoài, nhà chị đều phải lái xe đi vì phương tiện giao thông công cộng ngừng hoạt động sau 19h.
Bên cạnh đó, nhiệt độ trên núi lạnh hơn dưới thành phố khiến việc trồng trọt, chăn nuôi khá vất vả. Xung quanh nhà không có cửa hàng bán rau châu Á nên khi thèm ăn rau Việt, chị Min phải vào thành phố mua về.
“Chỉ tội cho chồng mình phải dậy từ sớm, mất 60 phút chạy 100 km vào thành phố đi làm. Tan sở, anh lại lái xe về nhà khi đã tối muộn. Thỉnh thoảng, mình hỏi chồng có hối hận khi quyết định về ngoại ô sống không, anh lắc đầu nói ‘Chỉ cần em và con sống hạnh phúc, vui vẻ thì anh hàng ngày chạy xe vào thành phố làm việc cũng không có gì vất vả’”, người vợ trẻ kể.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Con trai chị Min được sống hòa mình với thiên nhiên từ nhỏ. Hàng ngày, cậu bé đã biết giúp mẹ hái rau, nhặt trứng trong vườn. |
Theo lời chị Min, khi dịch Covid-19 ở Đức kéo dài, mọi người hạn chế ra đường, tránh tiếp xúc, gặp gỡ nhau. Vì vậy, nhiều nông trại không thuê được nhân công để thu hoạch nông sản khiến giá lương thực, thực phẩm tăng cao, đặc biệt là rau, củ, quả tươi.
Nhờ có khu vườn trên núi, gia đình chị Min không lo thiếu thực phẩm sạch, giảm thiểu chi phí sinh hoạt, trong khi chị được thỏa đam mê trồng trọt, con trai có không gian vui chơi.
Khi “bỏ phố về quê”, sống thân thiện với môi trường đang là xu hướng toàn cầu, ở Đức cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, theo chị Min, trước khi quyết định, mọi người nên suy nghĩ thật kỹ và tự trả lời các câu hỏi.
Bạn có thật sự muốn về quê không? Hay chỉ theo phong trào mà không biết bản thân thực sự muốn gì?
Bạn có yêu thiên nhiên, cây cối không? Bạn có thể trồng cây, làm vườn cả một thời gian dài mà không chán nản không?
Bạn có sợ khi ở nơi đồng không mông quạnh, không một bóng người không?
Bạn có dám từ bỏ mọi tiện ích nơi thành thị để về với rừng núi đơn sơ, thiếu thốn không?
Bạn có dám từ bỏ công việc ổn định, lương cao hiện tại để bắt đầu cuộc sống bấp bênh, chưa biết tương lai như thế nào không?
Bạn có dự định gì khi về quê sống? Bạn sẽ làm gì để nuôi sống gia đình hay tối thiểu là bản thân?
Bạn có thật sự hạnh phúc khi về quê sống, hay bạn đang lảng tránh áp lực công việc hiện tại?
Chị Min đã mạnh dạn trả lời “có” cho 6/7 câu hỏi trên ngay khi nghĩ đến.
![]() |
Theo chị Min, mọi người nên suy nghĩ trước khi bỏ phố về quê thay vì quyết định nóng vội, theo phong trào. |
“Mỗi người điều có định nghĩa thành công riêng. Đừng để khuôn khổ của người khác là quy chuẩn chung buộc chúng ta phải đạt được. Con cá không thể nào leo cây và con khỉ không thể sống dưới nước. Nếu sống đúng môi trường, chúng tự nhiên sẽ giỏi. Đừng cảm thấy mình vô dụng, hãy đứng lên và tìm nơi các bạn thuộc về”, chị Min nhắn nhủ.
Theo Zing
Với chị Yến Phương, khu vườn không chỉ cung cấp đủ loại rau củ, hoa trái quanh năm, mà còn là nơi giúp cả gia đình thư giãn.
" alt="Vợ Việt chồng Đức bỏ phố về quê, sống ở nông trại gần 9.000 m2"/>Vợ Việt chồng Đức bỏ phố về quê, sống ở nông trại gần 9.000 m2
Người ta vẫn bảo phụ nữ có bầu và có con thì sẽ không còn ham muốn, nhưng với Loan thì không vậy. Nhớ lại thời gian có bầu thật tình chẳng giống ai, người ta thì nghén chua nghén ngọt còn Loan thì nghén…chồng.
![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
Thương cái sự nghén khổ sở của vợ nên chồng Loan cũng ra sức chiều. Và hậu quả là mang thai đến tháng thứ 6 cô phải nằm bất động vì thai dọa sinh non. Khổ thân, đã nằm đâu nằm đấy mà cái sự nghén chồng nó vẫn không buông tha cô. Lúc nào Loan cũng ao ước được gần gũi chồng, dù không làm gì thì âu yếm thôi cũng đủ. Còn anh chồng sau lần “yêu” hú vía ấy đã chẳng còn gan đâu mà gần gũi vợ, đến ôm hôn vợ mà anh cũng quên luôn. Ngay cả khi vợ mình đã mẹ tròn con vuông, ông xã Loan vẫn lấy lý do nọ kia để từ chối gần vợ.
Hai vợ chồng trẻ đang mặn nồng, bỗng bị chồng tránh như tránh tà. Biết chồng làm thế là vì con nhưng không tránh khỏi nhiều lúc Loan cảm thấy tủi thân ghê gớm. Thèm chồng rồi lại tự trách bản thân mình không nén được ham muốn tầm thường đến mức hại con, Loan quyết tâm chịu đựng với ý nghĩ sinh con xong rồi sẽ qua cảm giác ấy.
Những oái oăm thay sinh con xong mà cô vẫn thèm “yêu” như bị bốc hỏa. Sợ bị chồng nghĩ mình làm mẹ không lo cho con nên Loan lại ghìm cái cảm giác ấy xuống và đếm từng ngày cho hết thời gian kiêng cữ. Nhưng “đến giờ sinh con được 2 tháng rồi, em rất khỏe mạnh, có thể quan hệ lại nhưng mà chưa thấy anh ấy đề cập gì. Đã thế từ lúc em sinh xong anh còn chả sờ đến người em nữa”, Loan mang thắc mắc lên một diễn đàn. Không quên đưa ra những kết luận suy diễn rằng chồng chán vợ, có bồ nọ kia.
![]() |
Nhiều lần Loan tìm cách gần gũi nhưng đều bị chồng né tránh. Ảnh minh họa: Internet |
Nhiều lần tranh thủ lúc con ngủ, Loan tìm cách gần gũi nhưng đều bị chồng từ chối, kiểu như cố né tránh vợ. Với đủ các lí do như vợ chưa khỏe, sợ con giật mình, chưa hết thời gian kiêng cữ… khiến không ít lần cô khóc cạn nước mắt. Lúc ấy anh chồng mới cuống quýt xin lỗi và hứa sẽ bù đắp cho vợ sau thời hạn 3 tháng.
Loan bảo “trước nay nghĩ chỉ có chồng mới phải thèm, phải nhịn vợ. Ai nghĩ đâu có trường hợp ngược lại như mình. Nhiều lúc mình như trầm cảm vì suy nghĩ lung tung, nhưng rồi mới biết để vợ thèm khát anh cũng khổ tâm không kém. Chồng hay vợ phải chịu đựng “thèm yêu” đều khổ như nhau, nhưng mình đã rút ra kinh nghiệm là trong tình huống ấy ngoài việc nghĩ cho con thì chia sẻ và thấu hiểu nửa kia là điều tối quan trọng. Vợ chồng mình chưa làm được điều đó nên mới làm tổn thương nhau”.
Thông thường trong thời gian mang thai và sau sinh con, chị em đều bị mệt mỏi và cảm thấy không thoải mái khi gần gũi chồng. Nhưng không hiếm trường hợp lại tăng ham muốn. Thậm chí nhu cầu còn mạnh mẽ hơn cả khi chưa sinh con và họ bị “dằn vặt” giữa nhu cầu bản thân với những lo lắng cho em bé, cho sức khỏe và cả những quan niệm có liên quan đến phẩm hạnh và đạo đức người phụ nữ.
Theo các chuyên gia tâm lý, việc vợ thèm yêu trước và sau khi sinh cũng là hiện tượng bình thường do sự thay đổi hormone làm tăng hưng phấn và cảm xúc tình dục. Ngoài ra, thời gian này cũng là lúc tâm lý người phụ nữ có nhiều xáo trộn, thay đổi nên rất nhạy cảm và dễ tủi thân. Nếu như các ông chồng không muốn "chiều" vợ vì lo ảnh hưởng tới con và tới sức khỏe của vợ thì cũng nên “né” một cách khéo léo. Nhẹ nhàng tâm sự, chia sẻ với vợ để cả hai vợ chồng hiểu nhau hơn. Tránh tình trạng né tránh hay xa lánh, hắt hủi vợ khiến vợ chồng xảy ra hiểu nhầm không đáng có.
Minh Thùy" alt="Bi hài “chuyện ấy” sau sinh: Vợ thèm, chồng né"/>