
Lấy Thắng rồi Linh mới có thời gian quan sát để mà… sốc lên sốc xuống. Chồng cô đi làm công chức cho một Bộ thuộc nhà nước thật đấy nhưng lương ba cọc ba đồng, thu nhập hàng tháng còn không đủ tiền ăn sáng với đổ xăng nuôi… ô tô, nên mỗi sáng anh đều cầm thêm… 100 nghìn mẹ "phát" cho để trên bàn, lận lưng khi ra đường còn ăn sáng, uống cà phê.
Việc nhà Thắng không bao giờ động tay động chân, đến đôi tất bẩn anh cũng vứt trên giường chờ vợ dọn. Linh hỏi Thắng trước giờ chưa có vợ thì ai dọn cho anh,Thắng nói đương nhiên là mẹ. Bố mất sớm nên bao nhiêu yêu thương mẹ dồn cả cho anh.
Mẹ cho tiền ăn sáng, mẹ nấu cơm cho ăn, mẹ giặt quần áo, mẹ thay khăn, thay tất, thay ga trải giường, thay từ cái bàn chải đánh răng đến cái khăn mặt trong phòng tắm của Thắng, tất cả mọi việc anh đều để mẹ làm. Kinh tế trong gia đình cũng vẫn là mẹ gánh vác từ công việc kinh doanh. Chồng Linh cứ như là đứa trẻ lên 3 vậy.
Được mẹ nuông chiều thế nhưng Linh thấy Thắng không biết thương mẹ. Anh đi chơi với bạn, mẹ có ốm gọi về cũng không về, lại điện cho Linh đang tăng ca ở cơ quan bảo về xem mẹ thế nào. Về đến nhà thấy mẹ chồng lên cơn tiền đình thở không ra hơi, mắt nhắm nghiền nằm trên giường vẫn bảo Linh "xem cơm nước cho thằng Thắng thế nào" làm Linh tức muốn quạu luôn với mẹ. Cô bỏ ngoài tai lời mẹ chồng, gọi điện cho bác sĩ quen hỏi nên làm thế nào, rồi đặt nồi cháo, đi mua thuốc cho bà uống. Mẹ chồng ăn cháo, uống thuốc xong nằm ngủ cũng là lúc chồng Linh về.
Về đến nhà anh hoạnh họe ngay chuyện cơm nước, cằn nhằn vợ ở nhà mà có bữa cơm nấu cho chồng cũng không xong. Hồi chưa lấy vợ chỉ có hai mẹ con nhưng chẳng bao giờ mẹ để cho anh phải đói. Linh tức khí xả luôn vào mặt chồng: "Anh xem anh là trẻ con lên 3 à hay què cụt tay chân mà không tự mình nấu được cơm? Em làm gì từ lúc về đến giờ, anh vào nhìn mẹ thì biết. Anh nói em làm vợ không nên thân, còn anh làm con kiểu gì mà mẹ ốm gọi cũng không về thế?".
Linh vốn là người thẳng tính, nóng nảy, trong công việc hay các mối quan hệ trước giờ luôn là người nói thẳng ruột ngựa không nhịn ai. Thắng trợn tròn mắt còn mẹ chồng dù ốm nghe to tiếng cũng cố lết ra phòng, "giận bay màu" quát con dâu: "Đâu cái thứ vợ mắng chồng xơi xơi thế. Thôi con không làm được thì để mẹ làm".
Linh vốn chỉ muốn nói cho chồng hiểu anh sai thế nào, nhưng thái độ bênh con trai chằm chặp của mẹ chồng lại khiến cô thêm tức giận: "Mẹ chiều anh ấy như vậy, bảo sao chồng con chỉ là đứa trẻ to xác không bao giờ chịu lớn". Thắng nghe vợ xúc phạm không chịu nổi thì cho Linh luôn một bạt tai. Cô uất ức bỏ ngay về nhà mẹ đẻ.
Linh đi rồi, nhà Thắng mỗi ngày trôi qua không khác gì bãi chiến trường. Bình thường có mẹ làm tất, giờ mẹ ốm, nhà cửa bừa bãi quần áo lộn lên đầu, đến bữa bát cơm còn không có mà ăn vì động đến cái gì cũng chưa rửa. Thắng chẳng biết nấu ăn, vác cặp lồng đi mua cháo cho mẹ thì bữa nhớ bữa quên vì đang mải đánh game trên điện thoại. Nhớ lúc Linh ở nhà, dù cái gì cũng sửa lưng anh nhưng mọi việc đều là vợ thay mẹ quán xuyến.
Mấy ngày hai mẹ con lủi thủi khi ốm đau, mẹ Thắng cũng suy nghĩ nhiều. Bà chợt nhận ra mình không thể bảo bọc con mãi được. Tuổi bà ngày một cao, sức khỏe sẽ yếu dần, làm gì có bà mẹ nào theo con được suốt cuộc đời. Bà bảo Thắng nên sang ngoại xin lỗi đón Linh về , con dâu về bà cũng sẽ xin lỗi nó. Linh tuy ác mồm nhưng cái tâm với chồng và gia đình chồng của con bé rất tốt, cũng đến lúc bà phải nhường cho nó "dạy dỗ lại" con trai mình rồi.
Các chuyên gia hôn nhân, gia đình cho rằng ngay cả trong thời đại này, chuyện những bà mẹ nuông chiều, bảo bọc con trai, làm hết việc cho con trai và mang tâm lý lấy con dâu về để nó hầu hạ con trai thay mình khi mình già vẫn không phải là hiếm.
Hầu hết những bà mẹ này sẽ nuôi dạy nên một đứa "con trai cưng của mẹ", không biết làm gì, thiếu kỹ năng sống, thiếu cả kỹ năng giao tiếp trong xã hội người lớn. Họ giống như những đứa trẻ to xác không có sức hấp dẫn với phụ nữ (muộn vợ, vợ bỏ, thậm chí không kiếm nổi người yêu), không có đủ tự tin làm những điều lớn lao của một người trưởng thành.
Muốn con độc lập, trưởng thành, ngay từ sớm các bậc cha mẹ nên dần học cách "thả" con, để con tự xoay xở, va chạm và lớn lên trong cuộc đời. Khi con đã dựng vợ gả chồng, bố mẹ nhất quyết phải từ bỏ thói quen can thiệp vào đời sống của con, hãy để chúng tự bảo ban nhau, có như vậy mới mong con cái tự chủ được cuộc sống của chúng và làm người hạnh phúc.
Theo Dân Trí

Mẹ chồng đòi giữ thẻ lương khiến con dâu ấm ức và cái kết bất ngờ
"Hai đứa còn trẻ, tiêu pha là dễ quá tay, nếu có ý định mua nhà thì đưa mẹ giữ hộ thẻ lương của Thanh (tên chồng tôi) và các con không được động tới nó dưới bất kỳ hình thức nào".
" alt=""/>Mẹ chồng bênh con trai quát con dâu, sau phải xin lỗi vì con dâu quá đúng
. Trước khi lấy chồng, sinh con Tuệ An là một cô gái mạnh mẽ, tự tin, có công việc tốt, điều kiện sống tốt để thong dong đi du lịch, sống tích cực, vui vẻ... và nghĩ rằng mọi chuyện khó khăn chẳng thể nào quật ngã mình.</p><p>Sau khi Tuệ An sinh bé thứ hai thì công việc của chồng Tuệ An bị phá sản. Khi ấy Tuệ An bắt đầu rơi vào trạng thái stress, khủng hoảng, tự ti… và không thể ngờ lại có khoảng thời gian chán chường, đau khổ, buồn đau đến vậy. Tuệ An đã đi qua giai đoạn bị trầm cảm, không biết sống tiếp vì điều gì, bắt đầu sợ hãi, sợ mình không nuôi được con tốt, sợ mình làm hại con, rồi đổ lỗi, than vãn, kêu khổ... xuất hiện ngày một nhiều.</p><table><tbody><tr><td><center><img id=)
Tuệ An bừng tỉnh thoát ra khỏi khủng hoảng khi nhớ ra mình phải làm người mẹ tốt.
Đến một ngày Tuệ An như bừng tỉnh, nhớ ra mình còn vai trò làm người mẹ tốt, người con hiếu thảo, và nhiều giá trị tốt đẹp khác trong cuộc đời này... Mọi thứ là vô thường, nếu cứ yếu đuối, mắc kẹt trong mối quan hệ tiêu cực này thì có thể bị sóng gió đè bẹp.
Tuệ An đã dùng nội lực mạnh mẽ của chính mình nhanh chóng vượt qua sóng gió để có lại cuộc sống tươi đẹp trước đây. Mỗi khi mệt mỏi hay buồn Tuệ An thường cố gắng nghĩ ra việc gì đó, hay làm điều gì đó để cười, để xoa dịu tâm trạng và cân bằng lại cảm xúc, biết chỉ có mình là người bạn thân nhất của mình. Tuệ An sống tiếp mỗi ngày như thể nó không bao giờ quay trở lại và biết ơn tất cả những gì mình có để bây giờ cô rất hạnh phúc bên gia đình của mình.
 |
Sinh nhật con trai của Tuệ An. |
Nhân ngày sinh nhật của con trai, Tuệ An đã có những tâm sự rất cảm động gửi cho con trai của mình.
"Hôm nay là sinh nhật của con trai út, mẹ không làm tiệc tùng, chúc tụng gì nhiều như mọi năm, bởi bố đang ở xa. Mẹ chỉ mua 2 chiếc bánh nhỏ và viết bức thư này gửi tặng hai con trai để một ngày nào đó gần đây con sẽ hiểu.
Con à, thật ra với mỗi con người, ngày nào cũng là ngày sinh nhật - bởi chúng ta luôn sinh ra và chết đi mỗi giây mỗi phút. Sinh để rồi diệt, diệt để rồi lại được sinh ra. Mỗi ngày mới đến các con hãy sống như thể đó chính là ngày đầu tiên chúng ta được nhìn thấy cuộc đời, vui sướng, hân hoan, chẳng hề vấn vương quá khứ.
Mẹ nguyện cầu hai con có thể lớn khôn và trở thành những người đàn ông vững chãi. Sau này tuyệt đối đừng bao giờ mải miết theo đuổi sự giàu có, danh vọng hay vật chất, mà hãy nỗ lực để vươn tới ánh sáng của Trí tuệ và Yêu thương.
 |
Gia đình của Tuệ An. |
1. Hãy hiểu rằng không cái gì là của mình, mình cũng không phải là cái rốn của vũ trụ. Hiểu điều đó để khi lỡ một ngày con mất đi một điều gì đó, một tình yêu, một công việc hay kể cả là một người thân như bố và mẹ thì con cũng không bị vùi trong đau khổ, cuộc sống của con vì thế cũng sẽ dễ dàng và bình an hơn.
2. Bố mẹ không yêu cầu con phải chăm lo hay báo đáp điều gì. Chính vì thế bố mẹ cũng sẽ không để lại cho các con bất kể điều gì (ngoại trừ tình yêu thương với con là sẽ không bao giờ hết).
Bố mẹ sẽ lo cho các con một môi trường tốt để học tập và rèn luyện cho đến khi con 18 tuổi, lúc đó bố mẹ đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Việc sẽ trở thành ai, sẽ làm được gì cho cuộc đời, bình an hay bất an, hạnh phúc hay khổ đau là do chính con quyết định.

3. Hãy yêu cầu chính mình phải tử tế với người khác nhưng cũng đừng mong cầu người khác phải tử tế lại với con. Có như thế để để lỡ có ai đó đối xử tệ với con trong cuộc đời thì con cũng sẽ không bao giờ oán trách họ. Con không cần phải yêu thương tất cả mọi người, vì đó là một việc rất khó khăn nhưng ít nhất đừng thù ghét bất kì một ai cả. Buông xả được chút nào, bình an thêm chút ấy.
4. Nếu có yêu ai cũng phải tỉnh thức, chọn đúng người, yêu mình yêu người đúng cách, yêu ai cũng được, nam nữ già trẻ đều được chỉ cần con đừng đánh mất chính mình. Đừng chìm quá sâu vào vị ngọt tình yêu và cũng đừng tự chôn mình vào vị đắng khi tình yêu tan biến.
5. Hãy luôn nỗ lực đến tận cùng khi con chọn bất kể một việc gì, miễn rằng đó là việc tử tế. Nếu các con thích trở thành những kẻ mộng mơ và khác người cũng không sao, chỉ cần các con nhớ rằng nếu ngồi đó và ước thì sẽ không biến giấc mơ của con thành hiện thực được. Hãy bước đi và kết thúc tất cả những gì con đã bắt đầu. Không cần ai tin hay ủng hộ con, chỉ cần con tin và ủng hộ chính mình là được.
Trước sau gì bố mẹ cũng phải rời xa con dù sớm hay muộn, dù muốn hay không muốn nhưng các con hãy luôn nhớ rằng, bố mẹ luôn tồn tại trong chính con. Trong con có một nửa tốt nhất của cha và một nửa tốt nhất của mẹ.
Hãy bước đi về phía mặt trời
Sẽ có ngày bình minh ngập lối
Hôm nay là bố mẹ, ngày mai sẽ là con
Luôn yêu con dù mẹ ở nơi đâu".
Theo Gia đình & Xã hội

Người phụ nữ Phú Thọ bất ngờ tìm lại chồng mất tích 13 năm
Nhờ một video trên Tiktok, người phụ nữ Phú Thọ đã tìm được người chồng bị bệnh tâm thần, mất tích cách đây 13 năm.
" alt=""/>Bức thư cảm động của người mẹ gửi con trai nhân ngày sinh nhật