Hành trình đến với tiếng Trung của Kim Hòa bắt đầu bằng những niềm đam mê thuở nhỏ. Mặc dù sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn tại Hưng Yên,Ướcmơbáomẹgiúpnữsinhnghèotốtnghiệpthủkhoagiànhhọcbổngtiếnsĩlich an nơi tiếng Trung không mấy phổ biến, nhưng Kim Hòa luôn bị cuốn hút vào ngôn ngữ này thông qua các bộ phim và bài hát Trung Quốc trên sóng truyền hình.
“Mình có thể mô phỏng hát theo nhạc phim một cách khá chính xác, mặc dù không hiểu nghĩa. Việc tiếp xúc sớm với tiếng Trung đã vô hình tạo một sợi dây gắn kết với thứ ngôn ngữ mà sau này sẽ định hình cả hành trình của mình”.
Bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Kim Hòa đến khi cô ở tuổi 14. Gia đình khó khăn về tài chính buộc mẹ Hòa phải sang Đài Loan (Trung Quốc) để làm giúp việc. Mẹ cô chưa từng rời khỏi lũy tre làng nhưng người phụ nữ tần tảo sớm hôm đã đưa ra quyết định khó khăn này để kiếm tiền cho con đi học.
“Trong suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ, mình chỉ biết hạ quyết tâm thi đỗ vào khoa tiếng Trung để sau này có thể đưa mẹ quay trở lại Đài Loan, nhưng là để du lịch và tận hưởng chứ không phải để làm lụng vất vả nữa. Mẹ chính là động lực để mình học tốt tiếng Trung”.
Trúng tuyển vào khoa tiếng Trung, Trường ĐH Hà Nội khi không có nền tảng, Kim Hòa phải đối mặt với muôn vàn thách thức trong việc theo kịp các bạn cùng trang lứa. Tuy vậy, sự kiên trì và bền bỉ đã giúp cô vượt qua thử thách.
“Khi mới học chữ Hán, mình thường có thói quen ghép để nhớ chữ, có những chữ khó phải chép đi chép lại đến 10 trang giấy để đảm bảo không bị quên. Mình luôn tâm niệm, nếu không có điều kiện, không thông minh bằng người khác, phải nỗ lực gấp đôi, chịu khó gấp đôi người khác mới tiến bộ”.
Nỗ lực đèn sách được đền đáp. Kim Hòa 4 năm liền nhận học bổng dành cho sinh viên đạt loại Giỏi của Trường ĐH Hà Nội (2008-2012), học bổng du học toàn phần sang Thái Lan của Bộ Ngoại giao Thái Lan (2011).
Ngay từ bé, Kim Hòa đã ước mơ được đứng trên bục giảng. Vào năm thứ ba đại học, cô được trao cơ hội giảng dạy tại Trung tâm Hán Ngữ ABC, Khoa tiếng Trung Quốc, Đại học Hà Nội. Sau khi xuất sắc tốt nghiệp thủ khoa, Kim Hòa được giữ lại làm giảng viên thỉnh giảng.
“Lần đầu đứng lớp, mặc dù đã chuẩn bị giáo án rất kỹ nhưng đứng trước các bạn học viên, mình vẫn run và hồi hộp vô cùng. Dần dần, mình quen với bục giảng và cảm thấy đó là nơi mình được thăng hoa nhất”.
Sau đó, Hòa nhận được học bổng của chính phủ Trung Quốc, theo học thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng tại Đại học Vũ Hán - một trong những ngôi trường nằm trong top đầu của Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ năm 2016, cô trở về khoa tiếng Trung Quốc, Trường ĐH Hà Nội tiếp tục gắn bó với nghiệp giảng dạy trước khi tiếp tục giành được Học bổng Tân Hán Học bậc tiến sĩ của Bộ Giáo dục Trung Quốc.
“Học đại học đã là một quá trình chủ động rồi, nhưng học lên bậc thạc sĩ, tiến sĩ lại càng phải chủ động hơn bao giờ hết. Mình cần chủ động lập kế hoạch chi tiết, chủ động trao đổi với giáo sư hướng dẫn, chủ động tham gia các buổi hội thảo chuyên môn để trau dồi kiến thức”, Kim Hòa chia sẻ bí quyết học.
Một người mẹ, người thầy cũng là người trò
Bên cạnh thành tích học thuật nổi bật, Kim Hòa còn vô cùng năng nổ trong hoạt động ngoại khóa. Cô từng là đại diện tham gia Liên hoan thanh niên hữu nghị Việt - Trung tại Quảng Tây, Trung Quốc (2010); tham dự lễ đón Chủ tịch Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam (2012)...
Khả năng lãnh đạo của Kim Hòa được chứng tỏ khi cô trở thành Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại thành phố Vũ Hán vào năm (2014-2016). Những thành tích xuất sắc của Kim Hòa đã được Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc tặng nhiều bằng khen và giấy khen.
Ngoài ra, cô cũng từng nhiều lần tham gia hỗ trợ phiên dịch cho nhiều đoàn công tác của các bộ ngành, địa phương Việt Nam sang giao lưu trao đổi kinh nghiệm tại Trung Quốc. Mỗi lần như vậy, Kim Hòa đều thấy rất tự hào khi đóng góp một phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa hai nước.
Hiện nay, Kim Hòa đang theo học năm thứ hai nghiên cứu sinh tiến sĩ tại ĐH Ngôn ngữ Bắc Kinh, Trung Quốc. Cô gái đang phải “đa nhiệm” vừa là người mẹ- người vợ trong gia đình; là người thầy trên bục giảng và cũng là người học trò trên lớp.
Sự ủng hộ, động viên, tận tâm của cả gia đình đã tạo hậu phương vững chắc, giúp Kim Hòa ghi dấu ấn trên chặng đường của ngày hôm nay.
“Đối với mình, phụ nữ đi du học tiến sĩ khi đã có gia đình luôn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Nhưng mình may mắn khi được ông xã và gia đình chồng hết lòng ủng hộ và động viên. Mình biết ơn vì điều đó”.
Tử Huy
Nam sinh 12 tuổi đỗ đại học, 12 năm sau thành giảng viên dạy ToánTRUNG QUỐC - Từng được người đời gọi là thiên tài khi đỗ đại học ở tuổi 12, Cung Dân chính thức trở thành giảng viên khoa Toán của Đại học Tế Nam (Trung Quốc) tuổi 24, sau hơn thập kỷ nỗ lực.