
Môtô “khủng”tháp tùng Tổng thống Donald Trump |
xe hộ tống Tổng thống Donald Trump |
Tuy nhiên, chi phí trên cũng là hợp lý bởi nguyên chi phí cho việc đi lại đã tốn khoảng 3.403 USD mỗi phút dành cho Tổng thống Mỹ. Lí do vì Tổng thống là một nhân vật cực kỳ quan trọng, mỗi chuyến đi của Tổng thống Mỹ cần phải được đảm bảo an toàn khỏi bất cứ cuộc tấn công nào.
Vì thế mỗi chuyến đi, nhất là các chuyến đi đường dài, Tổng thống Mỹ có hàng trăm nhân viên, trong đó có các nhân viên trong đội lái xe mô tô và ô tô (gọi chung là motorcades – những xe chuyên dụng chở yếu nhân), phi công lái trực thăng và máy bay chở Tổng thống cùng đoàn tùy tùng.
Chỉ tính riêng đội motorcade của Tổng thống đã có từ 40-50 phương tiện, gồm cả các xe dẫn đường hoặc theo sau xe chở Tổng thống. Trong đó, có từ 20-30 môtô từ cục cảnh sát địa phương, của các mật vụ, đảm bảo không có các ôtô hay phương tiện nào khác cản trở đường đi hoặc làm nhiệm vụ đặt hàng rào chắn cho đường ưu tiên.
Các môtô dẫn đường cho một nhóm phương tiện được gọi là “Secure Package” (Gói đảm bảo an ninh), đây cũng chính là lớp bảo vệ thứ hai xung quanh Tổng thống có khả năng hoạt động độc lập nếu xảy ra xung đột.
Phía trước gói bảo đảm an ninh này là một chiếc ôtô đặc biệt được gắn thiết bị radio trên mái để phát hiện ra bất kỳ khả năng có bom được kích nổ từ xa. Các nhân viên mật vụ, cảnh vệ và cảnh sát, bác sĩ và hỗ trợ quân đội cũng được tích hợp vào đoàn tháp tùng của Tổng thống Mỹ.
(Theo Dân Việt)

Siêu xe 370 tỷ an toàn tuyệt đối cho Tổng thống Trump
Với 15,8 triệu USD, tương đương gần 370 tỷ đồng, chiếc xe “Quái thú “The Beast 2.0”có thể bảo vệ Tổng thống Trump khỏi mọi cuộc tấn công bằng súng, hoá học hay sinh học.
" alt="Mô tô “khủng”tháp tùng Tổng thống Donald Trump"/>
Mô tô “khủng”tháp tùng Tổng thống Donald Trump
Theo đó, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế Hà Nội thực hiện một số nội dung sau:1. Khẩn trương chỉ đạo Bệnh viện Xanh Pôn tập trung theo dõi sức khỏe các trẻ em gặp sự cố tiêm chủng.
2. Tổ chức xác minh sự việc nêu trên, kiểm tra xác định nguyên nhân dẫn tới sai sót và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan và xử lý theo quy định. Gửi báo cáo nhanh về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế trước 10h30 ngày 5/11 để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
3. Trong quá trình theo dõi, chăm sóc các trẻ, nếu có khó khăn, đề nghị báo cáo khẩn về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh để được hỗ trợ.
 |
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, nơi đang theo dõi, điều trị cho 18 trẻ nhỏ bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, ảnh chụp sáng 5/11 |
Trước đó, ngày 3/11, Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội tổ chức tiêm chủng cho trẻ em độ tuổi từ 1 đến 6 tháng tuổi. Trong quá trình tiêm xảy ra sự cố tiêm nhầm vắc xin Comirnaty ngừa Covid-19 của hãng Pfizer-BioNtech (vắc xin Pfizer) cho 18 cháu nhỏ từ 2 đến 6 tháng tuổi.
Ngay sau khi nhận được thông tin trên, TP Hà Nội đã chỉ đạo khẩn trương chuyển toàn bộ trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, cơ sở chuyên khoa đầu ngành về nhi của TP để chăm sóc y tế trong điều kiện tốt nhất.
Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo Bộ Y tế và tham vấn ý kiến chuyên môn của các giáo sư hàng đầu trong nước, chuyên gia y tế của Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF. Các chuyên gia hàng đầu của Bệnh Viện Nhi Trung ương đã trực tiếp thăm khám cho các cháu.
Đến đêm 4/11, tình trạng sức khỏe của 18 bé đều ổn định. Một số trẻ biểu hiện sốt, sưng đỏ nơi tiêm, là những phản ứng thông thường sau tiêm. Không có trường hợp sốc phản vệ.
Huyện Quốc Oai đã có chỉ đạo, yêu cầu Trung tâm y tế huyện và Trạm y tế xã Yên Sơn đình chỉ dây chuyền tiêm gồm 4 cán bộ y tế, đình chỉ công tác đối với cán bộ y tế trực tiếp tiêm chủng để xem xét trách nhiệm. Đồng thời, rà soát lại các quy trình tiêm chủng vắc xin cho trẻ em.
Sở Y tế Hà Nội cũng chỉ đạo rà soát lại toàn bộ quy trình tiêm chủng trên địa bàn TP, tuyệt đối không để những tình huống tương tự xảy ra.
Nguyễn Liên

Cập nhật mới nhất sức khỏe 18 trẻ bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19
Trẻ vẫn đang được theo dõi tại Bệnh viện Xanh Pôn. Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực tiếp tục hỗ trợ tối đa Hà Nội để chăm sóc, điều trị các cháu.
" alt="Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra lý do 18 trẻ bị tiêm nhầm vắc xin Covid"/>
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra lý do 18 trẻ bị tiêm nhầm vắc xin Covid
“Designed by Apple in California. Assembled in China” (Thiết kế bởi Apple tại California. Lắp ráp tại Trung Quốc) là một cụm cố định, thường thấy trên các bao bì sản phẩm Apple. Tám chữ này tuy không có nhiều ý nghĩa với người dùng thông thường, chúng rút gọn một cách hiệu quả quy trình làm ra các sản phẩm được ưa chuộng của Apple. Tuy nhiên, đang có sự thay đổi trong chuỗi cung ứng và sản xuất này. Ngày càng nhiều bao bì không còn ghi “Designed by Apple in California Assembled in China” nữa. Nó cho thấy cách tiếp cận đối với sản xuất của “táo khuyết” như thế nào vào những năm 2020.Thiết kế bởi Apple
Hầu hết các nhà phân tích và học giả đều cho rằng nỗ lực tùy chỉnh silicon của Apple là nguồn gốc thành công của hãng, là yếu tố quan trọng nhất quyết định vì sao Apple lại nổi bật so với các đồng nghiệp. Dù vậy, theo chuyên gia Neil Cybart, nó không phải nguyên nhân cơ bản đưa Apple tới ngày hôm nay.
Chính văn hóa dẫn dắt bởi thiết kế là nhân tố chịu trách nhiệm, đứng sau khả năng mở rộng nền tảng người dùng của công ty. Quan hệ mà Apple hình thành với khách hàng nằm trong số các quan hệ trung thành nhất và mạnh mẽ nhất trong giới doanh nghiệp. Apple đặt cược vào thiết kế (cách chúng ta dùng sản phẩm) và chứng minh điều đó là đúng. Các công ty khác đang bắt chước lối tư duy và văn hóa của Apple với các mức độ thành công khác nhau.
Tại California
Gốc rễ và di sản của Apple gắn liền với Thung lũng Silicon. Có thể xem Apple như một công ty lấy “đầu não” làm trung tâm. Dù có kế hoạch mở rộng hiện diện tại các thành phố của Mỹ như Seattle, San Diego, New York, Boston… mọi thứ đều quay về Apple Park tại Cupertino, California. Apple Park chính là mặt trời, còn các văn phòng, trụ sở khác là vệ tinh quay xung quanh.
Thung lũng Silicon chưa bị thay thế bất chấp các trung tâm công nghệ khác đang mọc lên. Đây vẫn là một trong những nguồn tập trung sáng tạo và tư duy mới đông đảo nhất thế giới. Nếu có người “tháo chạy” khỏi Thung lũng Silicon, sẽ có người khác sẵn sàng thay thế.
Lắp ráp tại Trung Quốc
Với một số sản phẩm, Apple phụ thuộc vào sản xuất tại Trung Quốc. Trung Quốc là quê hương của 15 tới 20% người dùng Apple. Trong khi đó, nhiều học giả muốn Apple từ bỏ thị trường này.
Khi quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày một xấu đi, Apple bị kẹt ở giữa. Vị thế của Apple tại Trung Quốc không quá nguy hiểm như truyền thông phương tây đưa tin. Họ vẫn là thương hiệu cao cấp, có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường công nghệ trong nước. Không quá lời khi nói hầu hết smartphone bán tại đây đều lấy cảm hứng từ iPhone, cũng như thiết bị đeo lấy cảm hứng từ Apple Watch và AirPods.
Ngoài thương hiệu mạnh, Apple vẫn còn nắm trong tay một vài yếu tố để duy trì quyền lực và vị thế tại Trung Quốc. Họ chính là động lực đứng sau nhà tuyển dụng lớn nhất quốc gia. Sản phẩm Apple làm ra ở Trung Quốc không chỉ phục vụ khách hàng địa phương mà còn xuất khẩu sang nước khác. Là công xưởng sản xuất và trái tim chuỗi cung ứng cho Apple mang đến cho Trung Quốc sức mạnh và vị thế trong trận chiến kinh tế với Mỹ cùng các khu vực khác, chẳng hạn Ấn Độ.
Không lắp ráp tại Trung Quốc
Khi ấy, tin đồn HomePod mini sản xuất tại Việt Nam đã râm ran. Vì vậy, khi nhìn thấy chữ “Việt Nam” trên bao bì, chuyên gia đã được mở mang. Ông liệt kê các sản phẩm đang hoặc sẽ được sản xuất bên ngoài Trung Quốc:
- Việt Nam: AirPods Pro, HomePod mini, AirPods (tin đồn), iPad (tin đồn), Mac (tin đồn)
- Ấn Độ: iPhone, iPad (tin đồn)
- Malaysia: Mac mini
- Mỹ: Mac Pro
Một số nước Đông Nam Á đang có lợi thế để sản xuất sản phẩm cho Apple. Đó là vì chính phủ ngày càng thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Một yếu tố khác là đối tác lâu năm, thân tín của Apple – Foxconn – cho thấy nỗ lực đa dạng hóa kinh doanh và dấu ấn bên ngoài Trung Quốc.
Thông qua đa dạng hóa hoạt động lắp ráp, Apple khiến các nhà thầu phải cạnh tranh lẫn nhau. Thay vì tuyên bố thay đổi lớn là “chuyển tất cả sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc” như truyền thông yêu cầu, Apple lại có cách tiếp cận thông minh và thực tế hơn. Họ thận trọng để không phá vỡ bộ máy lắp ráp hiện có. Hầu hết lắp ráp sản phẩm vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc. Apple nhìn ra bên ngoài đối với các sản phẩm mới hơn, doanh số thấp hơn nhiều iPhone. Quyết định liên quan tới đánh giá toàn diện, không chỉ với đơn vị lắp ráp (Foxconn, Pegatron, Luxshare, Wistron) mà còn cả năng lực của nhà cung ứng. Apple được hưởng lợi khi nguồn nhân lực và cung ứng gần với nhà lắp ráp.
Nhìn xa hơn, hoàn toàn có lý do để tin rằng tỉ lệ lớn sản phẩm Apple sẽ được lắp ráp bên ngoài Trung Quốc.
Tiến hóa
Apple âm thầm cho chúng ta thấy cụm “Designed by Apple in California Assembled in China” sẽ tiến hóa như thế nào. Công ty vẫn đầu tư mạnh mẽ vào Trung Quốc và xu hướng không thể sớm thay đổi. Dù vậy, nhờ dần dần chuyển dịch lắp ráp sang nước khác, Apple chỉ ra chuỗi cung ứng chứa đựng nhiều lựa chọn hơn các nhà phê bình có thể hình dung. Trận chiến giữa các nền kinh tế vì hoạt động kinh doanh của Apple sẽ là chủ đề quan trọng, đáng theo dõi những năm 2020.
Du Lam (Theo Above Avalon)

Ba cách xem trực tiếp sự kiện mùa xuân Apple 0h đêm nay
Apple tổ chức sự kiện đầu tiên của năm 2021 vào 0h đêm 21/4 (giờ Việt Nam). Dưới đây là các cách xem trực tiếp trên máy tính, điện thoại, TV tiện lợi nhất.
" alt="Nhiều sản phẩm Apple sẽ bỏ dòng chữ “lắp ráp tại Trung Quốc”"/>
Nhiều sản phẩm Apple sẽ bỏ dòng chữ “lắp ráp tại Trung Quốc”