Chiều tối nay, thông tin từ Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ Hướng Hoá cho biết, cơ quan này vừa kỷ luật Đảng bằng hình thức cảnh cáo với ông Nguyễn Hữu Quảng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hướng Phùng. |
Quán karaoke Nhân Đức ở xã Hướng Hiệp, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) nơi hiệu trưởng, hiệu phó cùng 2 giáo viên đi hát. |
Ông Quảng được xác định đã không gương mẫu chấp hành các quy định phòng, chống dịch Covid-19; gây dư luận xấu.
Nguồn tin này cho biết thêm, theo thẩm quyền, Đảng uỷ xã Hướng Phùng đã kỷ luật Đảng bằng hình thức cảnh cáo với ông Đinh Trường Hải – Hiệu phó trường Tiểu học Hướng Phùng và ông Phùng Như Hoàn – từng là giáo viên cũng với lý do trên.
 |
Trưởng Tiểu học Hướng Phùng (Quảng Trị) |
Lãnh đạo huyện Hướng Hoá cho biết, sau khi Ủy ban Kiểm tra Huyện uỷ kỷ luật Đảng đối với ông Quảng và ông Hải, đơn vị này sẽ xem xét xử lý kỷ luật về mặt hành chính theo quy định.
Trước đó, chiều 31/8, trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, huyện Hướng Hóa đã tạm dừng nhiều hoạt động không cần thiết, nhưng ông Nguyễn Hữu Quảng và ông Đinh Trường Hải cùng một số giáo viên đã đi hát karaoke tại quán Nhân Đức (thôn Xa Ry, xã Hướng Phùng).
UBND huyện đã xử phạt vi phạm hành chính với chủ cơ sở karaoke Nhân Đức 20 triệu đồng. Trong khi đó, UBND xã Hướng Phùng xử phạt các cán bộ đi hát karaoke, mỗi người 2 triệu đồng.
Nhật An

Hiệu trưởng, hiệu phó và giáo viên đi hát karaoke giữa mùa dịch
Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tạm dừng nhiều hoạt động không cần thiết nhưng hiệu trưởng, hiệu phó cùng 2 giáo viên trên địa bàn lại đến hát ở quán karaoke khiến dư luận không đồng tình.
" alt="Kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng Tiểu học Hướng Phùng đi hát karaoke giữa mùa dịch"/>
Kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng Tiểu học Hướng Phùng đi hát karaoke giữa mùa dịch
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (TƯ MTTQVN) vừa công bố kế hoạch giám sát việc giải quyết những vấn đề tồn đọng trong thực hiện dự án nhà ở và văn phòng làm việc tại khu hồ An Dương (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) của công ty TNHH xây dựng IDC (cty IDC) – dự án xã hội hóa đầu tiên của Thủ đô đồn thời cũng là dự án có thời gian “treo” gần 30 năm qua.  |
Ông Lê Quốc Khánh - GĐ Cty IDC bên dự án tâm huyết của mình |
TƯ MTTQVN yêu cầu làm rõ quá trình giải quyết vụ việc, nguyên nhân khiến vụ việc kéo dài, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan góp phần để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cty IDC và các bên có quyền lợi liên quan; đánh giá thực trạng việc giải quyết các tồn đọng; đề xuất các giải pháp để giải quyết vụ việc.
Theo đó, Ban Thường trực UB TƯ MTTQVN thành lập đoàn giám sát gồm đại diện Ban Thường trực TƯ MTTQVN; Hội Luật gia Việt Nam; Ban Dân chủ - Pháp luật; đại diện các Bộ Tư pháp; Thanh tra Chính phủ; Hội Luật gia VN; Liên đoàn Luật sư VN; Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật…
Đoàn sẽ làm việc với các đơn vị liên quan, gồm: Văn phòng Chính phủ; UBND TP Hà Nội; Cục thuế TP. Hà Nội; các Sở Tài chính, TN&MT, QH-KT, UBND các quận Tây Hồ, Ba Đình; UBND phường Yên Phụ; Cty TNHH Xây dựng IDC.
 |
Ít ai nghĩ, một khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Thủ đô theo kỳ vọng, sau gần 30 năm treo, vẫn có cảnh người dân chăn nuôi tăng gia như thời bao cấp? |
TƯ MTTQVN cho biết, mỗi đơn vị đoàn sẽ làm việc trong thời gian 1/2 ngày. Kết thúc đợt giám sát, Đoàn sẽ tổng hợp kết quả báo cáo Ban thường trực TƯ MTTQVN. Căn cứ kết quả giám sát, Ban Thường trực sẽ có văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền kiến nghị, đề xuất, dự báo những vấn đề tồn đọng trong thực hiện dự án.
Dự án xã hội hóa bị "treo bền vững" đầu tiên
Năm 2016, Báo VietNamNet đã có loạt bài phản ánh về bi kịch của nhà đầu tư thực hiện dự án xã hội hóa đầu tiên của Hà Nội – Công ty IDC, UBND TP.Hà Nội ngay sau đó đã vào cuộc.
Ngày 21/6/2016, Bí thư Ban cán sự Đàng UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có báo cáo gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội để xin ý kiến chỉ đạo về vụ việc… Tuy nhiên, sau 3 năm đã qua, sự vào cuộc của các Sở, ngành của Hà Nội tiếp tục khiến sự việc kéo dài thêm thời gian treo của dự án.
Trước đó, ngày 31/12/2015 , PCT thường trực Vũ Hồng Khanh đã chủ trì cuộc họp với Công ty IDC cùng các sở ban ngành và thông qua Thông báo số 04/TB-VP ngày 06/01/2016.
 |
Ông Lê Quốc Khánh, GĐ Cty IDC, gần 30 năm "đuổi theo" dự án để yêu cầu UBND TP Hà Nội giải quyết dứt điểm tồn đọng |
Theo đó, UBND TP.Hà Nội chỉ đạo Sở Quy hoạch kiến trúc chủ trì cùng các sở ban ngành phối kết hợp với IDC thực hiện việc chỉnh trang đô thị của Dự án Hồ An Dương.
Sở Tài chính có nhiệm vụ chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan và UBND quận Ba Đình kiểm tra, xem xét đề nghị của Công ty IDC về việc hoàn trả kinh phí san lấp Hồ An Dương.
Ngày 20/1/2016, Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Huỳnh Phong Tranh đã có kết luận tại thông báo số 148/TB-BTCDTW: Dự án đã thực hiện đúng theo trình tự pháp luật; Lý do Dự án bị kéo dài là do quá trình điều chỉnh luật, và các chính sách thay đổi. Ông cũng nhấn mạnh:“Trong nguyên nhân chủ quan có vấn đề khả năng của chủ đầu tư và khi nhận thấy hiệu quả kinh doanh ở diện tích chưa được thu hồi không cao đã chủ động đề xuất Thành phố điều chỉnh quy hoạch”.
Để khắc phục hậu quả làm tổn thất đến Doanh nghiệp, Thanh tra Chính phủ giao cho UBND TP.Hà nội chỉ đạo Công ty IDC tiếp tục triển khai Dự án theo quy hoạch chỉnh trang phù hợp và báo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch… trong quý 2 năm 2016.
Ngày 28/3/2016, Văn phòng chủ tịch nước đã có công văn số 399/VPCTN-PL-m gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà nội chỉ đạo về việc sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại của Dự án, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Ngày 14/4/2016, Sở Tài chính Hà Nội chủ trì cuộc họp với Công ty IDC và các Sở ban ngành về việc thống nhất việc hoàn trả kinh phí đầu tư hạng mục san lấp Hồ An Dương. Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xác định số tiền hoàn trả cho IDC là hơn 725 triệu đồng và lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.
 |
30 hộ dân thuộc diện di dời nhường đất cho dự án cũng ngần ấy thời gian bị "treo" không được cải tạo, xây dựng vì đất thuộc quy hoạch |
Phương án của Sở Tài chính khiến cty IDC lại một lần nữa đứng trước vực thẳm, bởi đó là khoản đầu tư IDC huy động cách đây gần 30 năm để san lấp hồ An Dương. Thời điểm đầu những năm 1990, đó là một con số khổng lồ.
Giám đốc Công ty IDC, ông Lê Quốc Khánh đại diện cho 77 cổ đông kiến nghị, nguyện vọng của Công ty IDC và 77 cổ đông là được cấp đất theo dự án san lấp (8.400m2), gồm 77 thửa đất cho 77 suất đầu tư (diện tích 60m2/suất); UBND TP Hà Nội trả tiền đầu tư san lấp và tiền lãi chậm trả tổng số hơn 16 tỷ đồng – một con số khác xa so với số tiền hơn 700 triệu theo tính toán của Sở Tài chính.
Ông Khánh đau xót: "Sau ngần ấy năm, có những cổ đông hiểu được bản chất sự việc, vẫn kiên trì, bền bỉ cùng ông. Nhưng, cũng có những người vì hết kiên nhẫn, chịu đựng đã trở thành bất mãn. 77 cổ đông góp vốn gần 30 năm trước, hiện giờ chỉ còn gần chục người còn sống, hầu hết đã mất vì tuổi già, bệnh tật...".
Dự án nhà ở và văn phòng làm việc tại khu hồ An Dương (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) của cty IDC làm chủ đầu tư là dự án xã hội hóa đầu tiên của Thủ đô đồng thời cũng là dự án có thời gian “treo” gần 30 năm qua. Thời điểm trước năm 1990, dải đất thuộc hồ An Dương (diện tích 8.400m2) bị hoang hóa từ lâu, thuộc quyền quản lý của UBND quận Ba Đình (sau đó thuộc quận Tây Hồ), là nơi chứa rác thải và đổ rác của các hộ dân khu vực quanh hồ, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.
Để giải quyết thực trạng này, UBND quận Ba Đình đã dề nghị TP.HNcho phép quận được sử dụng dải đất hồ này, san lấp tạo mặt bằng, xây dựng nhà ở thấp tầng, theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” từ nguồn vốn tự huy động của các tổ chức, cá nhân và nhân dân cùng thực hiện dự án.
Ngày 4/6/1990, QĐ cùng giấy cấp phép sử dụng đất số 2705/UB/XDCB, Hà Nội chấp thuận để quận Ba Đình được phép san lấp hồ An Dương, kèm theo quy hoạch được phê duyệt tỷ lệ 1/500.
Từ chủ trương này, IDC xây dựng phương án làm chủ đầu tư thực hiện dự án, có trách nhiệm trích nộp 20% lợi nhuận vào ngân sách quận Ba Đình.
Tuy nhiên, vì những thay đổi về cơ chế, chính sách đã khiến dự án thành dự án “treo bền bỉ” qua hai thế kỷ, và khiến IDC rơi vào “ngõ cụt”!

Bi kịch của dự án xã hội hóa đầu tiên ở Hà Nội
Là một trong những dự án xã hội hóa đầu tiên của Hà Nội, sau gần 3 thập kỷ, câu chuyện của Cty IDC – đơn vị nhận san lấp hồ An Dương, cuối cùng cũng tìm được tiếng nói giải quyết.
" alt="Dự án treo gần 30 năm giữa Thủ đô sẽ được giải quyết dứt điểm?"/>
Dự án treo gần 30 năm giữa Thủ đô sẽ được giải quyết dứt điểm?
Times Higher Education vừa công bố kết quả xếp hạng các trường đại học thế giới theo lĩnh vực năm 2022 (THE WUR by Subject). 4 lĩnh vực vừa được công bố kết quả xếp hạng gồm: Lâm sàng & Sức khỏe, Khoa học sự sống, Khoa học cơ bản, Tâm lý.Việt Nam có tên trong 3/4 lĩnh vực của bảng xếp hạng này. Cụ thể các lĩnh vực được xếp hạng như sau:
ĐH Quốc gia TP.HCM có 2 lĩnh vực được xếp hạng gồm Khoa học sự sống xếp hạng 601 – 800, Khoa học cơ bản với thứ hạng 801 – 1.000.
ĐH Quốc gia Hà Nội góp mặt ở lĩnh vực Khoa học cơ bản với thứ hạng 601 – 800.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng góp mặt ở lĩnh vực Khoa học cơ bản với thứ hạng 801 – 1.000.
Trong khi đó, Trường ĐH Duy Tân và ĐH Tôn Đức Thắng góp mặt ở 2 lĩnh vực với vị trí khá cao. Cụ thể, Trường ĐH Duy Tân là đại học duy nhất của Việt Nam góp mặt tại lĩnh vực Lâm sàng & Sức khỏe với hạng 176 - 200, cũng là thứ hạng cao nhất của các đại học Việt Nam khi tham gia bảng xếp hạng theo lĩnh vực của thế giới. Ngoài ra, lĩnh vực Khoa học cơ bản của trường này cũng xếp hạng khá cao, ở vị trí 201 – 250, xếp hạng cao nhất Việt Nam.
Vị trí này ngang bằng với Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cũng xếp hạng 201 – 250 lĩnh vực Khoa học cơ bản. Lĩnh vực Khoa học sự sống của trường này cũng xếp hạng cao nhất Việt Nam với thứ hạng 251 – 300.
Tâm lý là lĩnh vực Việt Nam chưa có đại diện trong bản xếp hạng.
Kết quả của bảng xếp hạng này được đánh giá dựa 5 nhóm tiêu chí gồm các chỉ số: Trích dẫn, Thu nhập từ chuyển giao công nghệ, Triển vọng quốc tế, Nghiên cứu và Giảng dạy. THE đã sử dụng các nguồn dữ liệu từ khảo sát, cơ sở dữ liệu Scopus và dữ liệu do cơ sở giáo dục đại học cung cấp.
Thúy Nga

Lần đầu tiên, 2 đại học Việt Nam lọt top 500 thế giới
Trường ĐH Duy Tân và ĐH Tôn Đức Thắng là hai đại diện của Việt Nam có tên trong top 401-500 của Bảng xếp hạng đại học thế giới THE 2022. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có cơ sở giáo dục lọt vào top cao như vậy.
" alt="5 đại học Việt Nam có lĩnh vực lọt top thế giới"/>
5 đại học Việt Nam có lĩnh vực lọt top thế giới
Sau hơn 6 tháng triển khai, qua 2 vòng xét chọn (vòng 1 từ cơ sở, các trường lựa chọn, giới thiệu; vòng 2 do Sở LĐ-TB&XH chủ trì xét chọn hồ sơ từ các cơ sở, các trường đề nghị), đến thời điểm xét chọn vòng 3, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã nhận được 183 hồ sơ hợp lệ từ các tỉnh, thành xét chọn tuyên dương, trong đó có 175 sinh viên, 8 học sinh; 29 em người dân tộc thiểu số; 117 nam, 66 nữ. Đồng thời, nhận được 136 hồ sơ đề nghị xét chọn tuyên dương học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc, tiêu biểu tình nguyện tham gia phòng chống Covid – 19 tại các khu cách ly, địa phương có dịch bệnh trong cả nước thuộc 28 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
 |
Bà Trần Minh Huyền, Vụ trưởng Vụ công tác học sinh, sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng xét chọn. |
Bà Trần Minh Huyền, Vụ trưởng Vụ công tác học sinh, sinh viên - Phó Chủ tịch thường trực hội đồng cho biết, việc xét tuyên dương yêu cầu cao và toàn diện với hai tiêu chuẩn: kết quả học tập và rèn luyện đạo đức, lối sống.
Các em có kết quả học tập xuất sắc với điểm học trung bình năm học đạt từ 3,6/4 trở lên đối với các trường đào tạo theo học chế tín chỉ, hoặc đạt từ 9,0/10 trở lên đối với các trường đào tạo theo niên chế và phải đạt một trong các tiêu chí (có đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải cấp trường trở lên hoặc có sáng kiến trong học tập, lao động, lao động có giá trị áp dụng hoặc có sản phẩm sáng tạo được cấp bằng sáng chế hoặc đạt giải nhất, nhì ba các kỳ thi cấp tỉnh); kết quả rèn luyện đạo đức, lối sống đạt loại xuất sắc hoặc 90 điểm trở lên, tích cực tham gia các hoạt động phong trào Đoàn, Hội và các hoạt động tình nguyện,...
Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, rất nhiều thầy cô giáo, các em học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp học ngành chăm sóc sức khỏe tình nguyện tham gia phòng chống dịch Covid 19 tại các khu cách ly, địa phương có dịch bệnh trong cả nước. Để khích lệ, động viên các em học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc, tiêu biểu tham gia phòng, chống dịch Covid - 19, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng đã báo cáo lãnh đạo để xét chọn tuyên dương.
 |
Ông Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp – Chủ tịch Hội đồng phát biểu. |
Phát biểu tại cuộc họp, ông Đỗ Năng Khánh, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Chủ tịch Hội đồng xét chọn cho hay, đơn vị thường trực đã chuẩn bị hồ sơ hợp lệ là những học sinh, sinh viên xuất sắc, tiêu biểu và lập danh sách. Các thành viên hội đồng sẽ rà soát, thảo luận và lựa chọn đảm bảo đúng các tiêu chuẩn đã được Bộ LĐ-TB&XH phê duyệt.
Trên cơ sở thảo luận, đánh giá, các vòng trao đổi, thảo luận Hội đồng xét chọn đã tiến hành bỏ phiếu lựa chọn danh sách học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xuất sắc tiêu biểu năm 2021.
Đây là lần thứ hai, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức xét chọn và tuyên dương học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu nhằm biểu dương, tôn vinh các tấm gương trong học tập, đạo đức lối sống; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động xã hội; phấn đấu, phát triển toàn diện diện về năng lực, phẩm chất, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục nghề nghiệp.
Dự kiến lễ tuyên dương học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu năm 2021 sẽ được tổ chức vào ngày tháng 10/11 tại Hà Nội.
Thanh Hùng

Trường nghề tăng cường đầu tư hệ thống đào tạo trực tuyến
Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp để đáp ứng công tác quản lý, không chỉ trong giai đoạn dịch bệnh mà cho lâu dài như một xu hướng mới trong tổ chức, quản lý đào tạo.
" alt="Xét chọn học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu năm 2021"/>
Xét chọn học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu năm 2021