![]() |
"Chị em tui đã có một đêm - rạng sáng đón bình minh cùng nhau thật ý nghĩa, một bữa tiệc độc thân để tiễn cô em chuẩn bị cưỡi xe bông về nhà chồng! Mong em hạnh phúc thật trọn vẹn", Hoa hậu Ngọc Hân chia sẻ. |
![]() |
Sam khoe đường cong, dáng chuẩn trong bộ váy lụa màu xanh nổi bật. |
![]() |
Minh Hằng than bị hủy show trong tháng 12 nhưng cô vẫn mong những ngày tới sẽ tốt đẹp. |
![]() |
"Tôi rất sợ mỗi lần em muốn nếm muốn ngửi tôi", Tiến Luật hài hước đăng ảnh chụp chung với vợ. |
![]() |
Hoàng Thùy Linh dặn dò mọi người giữ gìn sức khỏe khi tình hình dịch đang phức tạp. |
![]() |
Giu Lê bảnh bao khuyên mọi người nên uống đủ nước để tốt cho cơ thể. |
![]() |
Diễn viên Thanh Hương giản dị chụp ảnh bên hồ súng. |
![]() |
Hồng Nhung luôn hướng cho các con chơi các hoạt động ngoài trời thay vì xem điện thoại, máy tính. |
![]() |
MC Hoàng Linh đăng ảnh mặc đầm công chúa nhân dịp sắp Noel. |
![]() |
Đỗ Hoàng Dương tạo hình thú vị trang trí nhà dịp Noel. |
![]() |
"Nơi bình yên nhất là về bên em", Phạm Quỳnh Nga khoe đường cong với bikini. |
Hà Lan
Đăng bức hình mới tươi trẻ và quyến rũ, MC Minh Trang của bản tin thời sự 19h tối của VTV viết: ''Có cái gì mơi mới''.
" alt=""/>Sao Việt 5/12: BTV Diệp Chi khoe ảnh đôi cùng con gái 9 tuổi cao lớnDịch vụ taxi không người lái của hãng Cruise. Ảnh: The Chronicle.
"Ai đang lái xe thế?", một người trong số ấy hét lên. “Không ai cả”, Metz đáp trả.
Thật vậy, cây bút của tờ New York Timesđang ngồi trên chiếc xe không người lái của hãng Cruise, một công ty được General Motors hậu thuẫn. Thương hiệu này đang thử nghiệm dịch vụ với chi phí khá rẻ cho một số ít những người may mắn và cũng đặc biệt dũng cảm ở San Francisco.
Kỳ quái, ấn tượng, bối rối và căng thẳng
Chuyến đi của Metz bắt đầu tại nhà hàng Bistro Central Parc. Đúng 21h, phóng viên này bắt xe đi một vòng đến nhà thờ cách đó khoảng 5 km.
Người đồng hành, nhiếp ảnh gia Jason Henry cho biết sẽ mất khoảng 21 phút để đến nơi, lâu hơn so với khi đi Uber với tài xế thực thụ. Khó có thể đòi hỏi gì hơn ở một chiếc xe không thể đi quá 48 km/h.
Khi chiếc xe đến vài phút sau, một giọng nói quái gở chào đón cả 2 ngay khi vừa lên xe. Giọng nói hỏi liệu 2 người có cần trợ giúp trong suốt chuyến đi hay không.
![]() |
Trải nghiệm thú vị đằng sau một chiếc xe tự lái. Ảnh: New York Times. |
Metz và Henry từ chối lời đề nghị, nhấn một nút lớn màu đỏ trên chiếc máy tính bảng trước mặt và di chuyển về phía trước với tốc độ cực kỳ chậm so với tài xế Uber bình thường. Một thông báo tự động yêu cầu hai người luôn giữ tay và cánh tay trong xe.
Bên trong chiếc xe, hàng ghế trước của nó cũng giống bất kỳ chiếc ô tô nào ngoại trừ việc không có ai ở đó. Ở phía sau, phía trên hai máy tính bảng, có một nút cho phép gọi bộ phận hỗ trợ kỹ thuật để được trợ giúp.
Chiếc Chevy Bolt nhỏ với giá nóc chứa đầy cảm biến đã tự chuyển làn đường. Nó đợi người đi bộ và thú cưng qua đường trước khi tăng tốc qua lối đi dành cho người đi bộ.
Chiếc xe thận trọng lên xuống các ngọn đồi ở San Francisco, cẩn thận rẽ ở các ngã tư và bẻ lái xung quanh khu vực đỗ xe song song.
![]() |
Nóc xe đầy cảm biến trên chiếc xe không cần người lái. Ảnh: New York Times. |
Dù từng dành nhiều thời gian cho loại công nghệ này trong vài năm qua, việc đi quanh một thành phố lớn trong một chiếc xe mà không có người lái theo Metz vẫn là trải nghiệm rất thú vị.
Tuy nhiên, không có nghĩa là chiếc xe không có vấn đề. Khi chiếc xe tự hành vượt qua xe của các thanh niên kia lần thứ hai, nó bất ngờ bẻ lái gấp sang phải. Có lẽ là hệ thống đã nhận diện nhầm họ với người đi bộ.
Tại một ngã tư khác, chiếc xe tự lái bất ngờ phanh gấp khi đèn chuyển sang màu đỏ, dừng lại ở giữa đường dành cho người đi bộ qua đường với mũi xe hướng ra giao lộ. Một người đi bộ hét vào mặt hàng ghế tài xế bỏ trống.
Sau đó, ngay khi đến một đoạn giao thông đông đúc, chiếc xe phát hiện ra một vụ tai nạn có thể xảy ra và tấp vào lề. Đó chỉ là một báo động giả, nhưng chiếc xe tuyệt đối không nhúc nhích. Thế là chuyến đi của phóng viên và nhiếp ảnh gia của tờ New York Timesđã kết thúc.
Cuộc chơi ngày càng thu hút nhiều ông lớn
Cruise dự kiến sẽ mở rộng dịch vụ của mình đến Austin, Texas và Phoenix vào cuối năm nay và là một trong những công ty đang phát triển dịch vụ taxi bằng robot tại các thành phố lớn của Mỹ.
Waymo, thương hiệu thuộc sở hữu của công ty mẹ Google, đang chuẩn bị cung cấp dịch vụ thứ hai tại San Francisco. Argo AI, được Ford và Volkswagen hậu thuẫn, đang triển khai ở Austin và Miami. Trong khi đó, Motional - thương hiệu được Hyundai chống lưng, chọn cách tập trung vào Las Vegas.
![]() |
Xe tự lái hứa hẹn sẽ xuất hiện trên khắp các đường phố trong vài năm tới. Ảnh: AP. |
Tuy nhiên, công nghệ này vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Waymo đã vận hành dịch vụ xe không người lái kể từ cuối năm 2019 ở vùng ngoại ô Phoenix, nơi có các con đường rộng và ít người đi bộ.
San Francisco, với những ngọn đồi dốc và những con phố chật hẹp, ít kẹt xe cũng là một địa điểm tốt để thử nghiệm.
Hiện tại, Cruise cung cấp dịch vụ chở khách với khoảng 30 chiếc xe trên một số đường phố nhất định của San Francisco và từ 10 giờ tối đến khoảng 5 giờ 30 sáng, khi giao thông tương đối thưa thớt. Tốc độ xe không quá 48,28 km/h và ngừng hoạt động trong điều kiện mưa lớn, sương mù và tuyết.
Ngay cả sau khi thử nghiệm rộng rãi, những chiếc xe này vẫn có thể gặp phải những tình huống mà họ không lường trước trong quá trình phát triển. Đối với Cruise và các công ty khác, câu hỏi đặt ra bây giờ là điều gì xảy ra sau đó.
Khi những chiếc xe "bối rối"
Trong cùng ngày Metz trải nghiệm dịch vụ taxi không người lái, ở buổi tiệc nhỏ chiêu đãi phóng viên, Kyle Vogt - người đứng đầu của Cruise Automation nói rằng các bài thử nghiệm xe tự lái thường có một tài xế an toàn đồng hành cùng và sẵn sàng tiếp nhận trong trường hợp có sự cố.
Vogt thừa nhận những chiếc xe tự động này hoàn toàn có thể bị "nhầm lẫn" trong một số tình huống nhất định và nếu có, công ty sẽ giám sát từ trung tâm điều hành từ xa, đồng thời triển khai các kỹ thuật viên để chiếm quyền kiểm soát. Tuy nhiên, ông cho rằng những sự cố đó là cực kỳ hiếm gặp.
![]() |
Một chiếc xe của Cruise nhận diện đường đi và rẽ trái. Ảnh: New York Times. |
Thực tế, Metz cho biết những chiếc xe tự lái này xử lý khá tốt với hầu hết thao tác cơ bản khi đi trên đường như dừng, chuyển làn hay rẽ phải.
Tuy nhiên, đôi khi tính năng phát hiện người đi bộ lại nhạy quá mức cần thiết khi thực tế đó chỉ là một chân máy ảnh nhỏ xíu thò ra ngoài cửa sổ.
Ngày 3/6, tức hai ngày sau khi các cơ quan quản lý ở California cấp cho Cruise giấy phép lái xe thương mại mà không cần người lái, một trong những chiếc xe của hãng chở một hành khách xuống Đại lộ Geary ở San Francisco tiến đến một ngã tư. Đèn xanh và chiếc xe bắt đầu rẽ trái vào một con đường phụ.
Một chiếc Toyota Prius tiếp cận giao lộ từ hướng khác và xe của Cruise dừng lại vì hệ thống dự đoán chiếc Prius cũng sẽ rẽ. Tuy nhiên, chiếc Prius vẫn tiếp tục đi qua ngã tư. Hai chiếc ô tô va vào nhau.
![]() |
Màn hình sau xe giúp người dùng gọi hỗ trợ nếu xe gặp sự cố. Ảnh: New York Times. |
Theo báo cáo vụ tai nạn, chiếc Prius đã di chuyển quá tốc độ và chịu trách nhiệm một phần cho vụ va chạm. May mắn người trên cả hai phương tiện chỉ bị thương nhẹ.
Sự cố này cho thấy nhiều loại tình huống khó khăn mà những chiếc xe không người lái chắc chắn phải đối mặt trên đường phố đô thị. Các nhà quản lý liên bang sau đó đã thu hồi phần mềm của Cruise, trong khi hãng phải cập nhật công nghệ để xử lý các tình huống tương tự.
(Theo Zing)
" alt=""/>Kẹt xe trong taxi không người láiNgười dùng thường đồng ý với các điều khoản và điều kiện mà không đọc nội dung bên trong. Ảnh: Howtogeek.
Khi thiết lập lần đầu hoặc cập nhật lại thiết bị, nhà sản xuất thường đưa ra những điều kiện, điều khoản dài. Đa số mọi người sẽ chọn đồng ý để tiếp tục mà không đọc qua những nội dung quan trọng.
Có nhiều vấn đề phát sinh sau đó. Một số điều khoản, điều kiện buộc người dùng phải tuân thủ quy định do nhà sản xuất đưa ra, đôi khi không phù hợp với luật pháp sở tại. Vì vậy, toàn bộ hợp đồng giữa 2 bên sẽ vô hiệu.
Bạn cũng có thể vô tình đồng ý cung cấp cho nhà sản xuất những thông tin quan trọng, quyền sử dụng dữ liệu cá nhân; cho phép họ xóa, thu hồi các nội dung bạn đã trả tiền, thậm chí cho phép họ khóa thiết bị của mình một cách vô điều kiện.
Khả năng kiểm soát thông qua phần mềm
Nếu bạn mua một món hàng đơn giản, chẳng hạn cây búa, nhà sản xuất sẽ không nói gì về những thứ được phép làm với nó. Họ cũng không có cách kỳ lạ nào đó để kiểm tra việc bạn dùng búa đúng hướng dẫn hay chưa.
Tuy nhiên, các công ty công nghệ lại dễ dàng duy trì quyền kiểm soát đối với sản phẩm sau khi bán ra, thông qua phần mềm. Khi mua điện thoại, người dùng thường nghĩ đến các linh kiện vật lý như camera 32 MP, bộ xử lý Snapdragon, RAM 8 GB… Họ sẽ sở hữu những thứ này, nhưng bản thân chúng không thể hoạt động như một smartphone hoàn chỉnh.
Các sản phẩm bạn thật sự nhận được khi tiêu tốn cho một món hàng cụ thể, từ smartphone, laptop đến TV, đều nằm dưới quyền kiểm soát của công ty tạo ra phần mềm vận hành chúng.
Điều này diễn ra không đồng đều giữa các doanh nghiệp. Apple duy trì quyền kiểm soát chặt chẽ đối với thiết bị, trong khi các nhà sản xuất điện thoại Android có xu hướng cởi mở hơn.
Nhưng quan trọng nhất là người dùng không có quyền sở hữu phần mềm đang chạy trên thiết bị. Họ chỉ được sử dụng nó. Tuy nhiên, các điều khoản có thể thay đổi bất kỳ lúc nào theo ý muốn của công ty cung cấp.
Cục chặn giấy đắt tiền
Điều gì xảy ra khi bạn cầm trong tay một thiết bị mà không thực sự sở hữu, không thể làm gì với nó? Trong một số trường hợp, đó chỉ là một khối nhựa và kim loại vô dụng, đắt tiền.
![]() |
Oculus Quest 2 là ví dụ điển hình về quyền kiểm soát quá lớn của các công ty sau khi bán ra sản phẩm. Ảnh: Meta. |
Ví dụ điển hình là kính thực tế ảo Oculus Quest 2. Gần đây, Meta yêu cầu người sử dụng thiết bị trị giá 399 USD này phải liên kết nó với một tài khoản Facebook đang hoạt động. Họ xác định đó là tài khoản duy nhất, mọi thay đổi trên tài khoản này sẽ liên quan trực tiếp đến Oculus Quest 2.
Do đó, nếu vô tình tài khoản người dùng bị khóa vĩnh viễn hoặc xóa, thư viện game cùng quyền truy cập vào chiếc kính trị giá 399 USD cũng mất theo.
Mọi thứ còn tồi tệ hơn với những chủ sở hữu Oculus Quest đời đầu. Thiết bị được bán ra trước thời điểm Meta buộc kết nối kính với tài khoản Facebook, nhưng sau đó công ty yêu cầu họ phải làm việc này trước thời hạn tháng 1/2023 nếu không sẽ mất quyền truy cập.
Gần đây, Meta đã bỏ điều kiện kết nối tài khoản Facebook với Oculus Quest, nhưng ví dụ trên cũng cho thấy quyền kiểm soát quá lớn của doanh nghiệp đối với sản phẩm họ đã bán ra. Người dùng hoàn toàn ở trong thế bị động.
Người dùng không thể làm gì với iPhone
Với một chiếc máy cắt cỏ hoạt động hoàn toàn bằng cơ học, khi nó bị hỏng, bạn có thể đến cửa hàng bán linh kiện, mua những bộ phận thay thế. Có nhiều lựa chọn, cho phép người dùng cân nhắc giữa giá thành và chất lượng. Họ có thể mua và sửa chữa máy một cách dễ dàng.
![]() |
Apple muốn kiểm soát hoàn toàn việc sửa chữa iPhone. Ảnh: Howtogeek. |
Với iPhone, mọi thứ không diễn ra đơn giản như vậy. Nếu bạn không mua linh kiện chính thức từ Apple, sau khi thay thế chức năng của máy có thể bị giảm. Linh kiện bạn mua giống với sản phẩm do Apple cung cấp về mọi mặt, nhưng khi điện thoại phát hiện ra nó đến từ nguồn khác, công ty sẽ chặn.
Trong nhiều năm, Apple luôn tìm cách ngăn người dùng sửa chữa thiết bị bên ngoài hệ thống do họ vận hành. Thời gian gần đây, mọi việc có vẻ thay đổi theo hướng tích cực hơn. Apple đã đưa ra chương trình sửa chữa tại nhà, giúp khách hàng có thể tự sửa iPhone.
Tuy nhiên, quyền này vẫn chỉ được cung cấp hạn chế, nhỏ giọt. Người dùng chỉ có thể thay thế một số linh kiện nhất định của Apple, với bộ công cụ độc quyền được họ cho thuê.
Đã đến lúc thay đổi
Trong tương lai, mọi thứ có thể thay đổi trên quy mô lớn. Đa số quốc gia ở châu Âu và Mỹ ngày càng đề cao việc thực thi quyền sửa chữa. Quy định trong vấn đề này được siết chặt hơn, buộc các ông lớn công nghệ (bao gồm Apple) phải thỏa hiệp.
Cần thời gian để các quy định pháp luật được thực thi nghiêm túc. Ngay lúc này, người dùng có thể chọn những sản phẩm cung cấp quyền kiểm soát cao hơn. Trên thị trường đã có một số doanh nghiệp bán thiết bị tùy biến dễ dàng.
Laptop của Framework mang đến trải nghiệm thay thế, sửa chữa, linh kiện tương tự máy tính để bàn. Người dùng có thể tự đổi thành phần của máy khi bị hỏng hoặc muốn nâng cấp.
Ý tưởng này không giới hạn trên máy tính. Điện thoại module cũng đã xuất hiện. Fairphone là ví dụ điển hình. Thiết bị này là một smartphone hiện đại nhưng có thể sửa chữa, nâng cấp dễ dàng.
(Theo Zing)
" alt=""/>Bạn không thực sự kiểm soát chiếc smartphone, tai nghe vừa bỏ tiền mua