Công nghệ Container là gì?ăngtốcđộtriểnkhaiứngdụngContainervớiRedHatOpenshiftvàđội tuyển bóng đá quốc gia ý Tại sao container đang trở nên phổ biến?
Container là công nghệ ảo hóa được sử dụng để cung cấp một cơ chế đóng gói, hỗ trợ ứng dụng chạy trong các môi trường riêng biệt, giúp ứng dụng triển khai một cách dễ dàng và nhất quán. Thay vì ảo hóa các lớp phần cứng, các container ảo hóa ở cấp hệ điều hành, với nhiều container cùng chạy trực tiếp trên nhân hệ điều hành. Điều này có nghĩa là các container nhẹ hơn nhiều: Chúng chia sẻ nhân hệ điều hành, khởi động nhanh hơn và chỉ sử dụng một phần bộ nhớ, so với việc phải khởi động cả một hệ điều hành.
Các container có thể chạy hầu như mọi nơi, cho phép các nhà phát triển ứng dụng nhanh chóng xây dựng và triển khai các ứng dụng hiện đại, phân tán và ổn định với khả năng di chuyển dễ dàng giữa môi trường điện toán đám mây lai và biên mạng, mà không lo lắng tới việc tranh chấp tài nguyên giữa các ứng dụng khác nhau. Điều này mang tới sự đơn giản và linh hoạt cho doanh nghiệp, giúp giảm áp lực cho cơ sở hạ tầng cũng như đội ngũ quản trị CNTT. Chính vì thế, giải pháp này đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn và dần trở nên phổ biến.
Những thách thức trong việc triển khai công nghệ Container
Có khá nhiều ứng dụng được triển khai trong môi trường container nhưng lại không được phát triển dựa trên công nghệ này. Điều đó đặt ra những thách thức trong việc đồng bộ hóa quy trình phát triển ứng dụng và tăng cường container hóa (contenerization). Không chỉ thế, việc thiết lập một nền tảng triển khai ứng dụng container trên phạm vi toàn doanh nghiệp với khả năng mở rộng, bảo mật, lưu trữ ổn định và quản lý, cũng đặt ra những thách thức riêng về độ phức tạp, chi phí cũng như khả năng sao lưu, phục hồi của hệ thống. Ứng dụng công nghệ containertrên cơ sở hạ tầng doanh nghiệp hiện tại là một công việc phức tạp và có thể phải mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Tăng tốc độ triển khai ứng dụng container với Red Hat Openshift và HPE Synergy
Để góp phần đẩy nhanh tốc độ triển khai ứng dụng container, Hewlett Packard Enterprise và Red Hat® đang hợp tác để tối ưu hóa nền tảng container OpenShift 4 trên các hạ tầng của HPE, bao gồm cả HPE Synergy - Giải pháp hạ tầng với kiến trúc mô-đun (composable infrastructure) đầu tiên trong ngành.
Được tối ưu sức mạnh từ thiết kế của HPE và Red Hat - Nhà cung cấp giải pháp container hàng đầu, nền tảng Container Red Hat OpenShift 4 trên HPE Synergy là giải pháp container tích hợp toàn diện, có thể được cấu hình trong vòng vài giờ sau khi triển khai. Đây là một giải pháp được hai bên cùng phát triển dựa trên các thông lệ tối ưu về thiết kế và những hướng dẫn đã được kiểm chứng để giúp bộ phận CNTT triển khai, cung cấp và vận hành các ứng dụng container trên quy mô lớn. Không chỉ thế, HPE và Red Hat cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ để giúp doanh nghiệp tìm hiểu, xây dựng kiến trúc, phát triển, chuyển đổi và vận hành trong các môi trường quy mô lớn. Cơ sở hạ tầng có kiến trúc mô-đun mang tới độ linh hoạt để chạy các ứng dụng container trên máy chủ vật lý, máy chủ ảo cùng với các ứng dụng truyền thống để tối ưu hóa các tài nguyên CNTT, giúp loại bỏ độ phức tạp thường thấy trong việc triển khai nền tảng container trong trung tâm dữ liệu doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khả năng tự động hóa cấu hình phần cứng và phần mềm để nhanh chóng cấp phát và triển khai một môi trường dựa trên công nghệ container quy mô lớn cũng được hỗ trợ. Nền tảng Container Red Hat OpenShift 4 mang tới cho các tổ chức một hạ tầng tin cậy để triển khai và mở rộng các ứng dụng dựa trên công nghệ container. HPE Synergy cung cấp hạ tầng để vận hành nền tảng container với khả năng triển khai và mở rộng ứng dụng một cách linh hoạt, cho dù là chúng chạy trên máy chủ ảo, nền tảng container hay trong môi trường tại chỗ, môi trường điện toán đám mây, hoặc như là một phần của giải pháp điện toán đám mây lai. Giải pháp này cũng có chi phí thấp hơn, giúp bạn dễ dàng mua sắm ứng dụng container dưới dạng một dịch vụ dành cho các hoạt động DevOps và CI/CD.