Bức tranh "kỳ nghỉ vui vẻ" của bé Ngô Thanh Hằng, 9 tuổi (Hà Nội) ghi lại những khoảnh khắc bên gia đình.
Thứ ba, cần tập trung vào những thông tin tích cực. Điều này giúp tránh tâm lý hoang mang, lo lắng cho trẻ, để giữ được tinh thần tích cực vui vẻ chống lại dịch bệnh.
Thứ tư, cần làm mẫu cho con. Những hành động đơn giản nhưng hiệu quả như rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách, vệ sinh môi trường xung quanh, không nên chỉ cho con xem duy nhất video hướng dẫn… Khi làm mẫu, con cái sẽ nhìn vào cha mẹ và làm theo, học tập một cách trực quan và hiệu quả nhất. Cha mẹ cũng có thể kiểm tra xem con đã thực hành đúng chưa để đảm bảo an toàn.
Chiến thuật giao tiếp thông tin với trẻ nhỏ
Khi phụ huynh trao đổi với con cái về bệnh dịch, để trẻ nhớ hơn, có một số chiến thuật giao tiếp thông tin:
Lựa chọn một địa điểm an toàn, thoải mái vào khung thời gian trong ngày, khi mà cha mẹ và con có thể tập trung hoàn toàn cho cuộc nói chuyện. Cả cha mẹ và con cái khi đó đều cần phải tỉnh táo, không mệt mỏi, không đói, không vội việc gì. Nên tránh nói chuyện vào buổi tối, vì sẽ đem lại cảm giác sự việc nghiêm trọng và tồi tệ, ám ảnh với con trẻ. Những chi tiết này tuy nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc nói chuyện.
Tông giọng và thần thái của cha mẹ ảnh hưởng lớn đến cách trẻ tiếp nhận thông tin và cảm xúc của trẻ. Vì thế, khi nói chuyện cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh, tông giọng chắc chắn, đảm bảo.
Nên mở đầu cuộc nói chuyện bằng 1 câu hỏi mở về những gì con cái biết và cảm giác của con đối với chủ đề bệnh dịch này.
Xác nhận những lo lắng, bất an của con, thay vì bỏ qua hoặc coi nhẹ chúng – điều này khiến trẻ sẽ cởi mở nói chuyện với cha mẹ.
Từ đó xác nhận với trẻ tình hình hiện tại, đưa ra một vài số liệu thực tế để trẻ hiểu rõ hơn, hoặc bác bỏ những thông tin sai lệch.
Để câu chuyện diễn ra tự nhiên, cha mẹ nên để trẻ dẫn truyện còn mình thì đoán trước các câu hỏi khó mà trẻ sẽ hỏi, nhưng không nên trả lời quá nhiều thông tin cùng lúc, khiến trẻ bị choáng ngợp và khó tiếp thu được hết.
Nên nói chuyện với trẻ càng sớm càng tốt, vì như vậy thì cha mẹ sẽ là nguồn thông tin tin cậy của con cái. Tránh để các thông tin đến với trẻ từ nguồn khác trước.
Nên chia nhỏ cuộc nói chuyện thành nhiều lần, thay vì dồn vào 1 lần.
Chia sẻ với con ở khía cạnh tâm lý
Trong tình hình bệnh dịch hiện nay, bên cạnh trang bị kiến thức phòng chống, cha mẹ cũng nên chia sẻ về khía cạnh tâm lý với con về tinh thần. Cụ thể ở đây là về sự thấu cảm.
Với các em học sinh nhỏ (mầm non và tiểu học), nhận thức về thế giới xung quanh vẫn còn hạn chế, thì đây là cơ hội để cha mẹ giải thích cho con cái hiểu về những khó khăn mà moi người xung quanh trải qua, những đảo lộn trong cuộc sống do bệnh dịch mà các con chưa hiểu rõ nguyên nhân.
Vì các con còn nhỏ nên đây có thể là lần đầu tiên thấy những thay đổi lớn như vậy trong cuộc sống. Tâm lý trẻ nhỏ như tấm gương phản chiếu, nếu trẻ thấy được sự lo âu, căng thẳng liên tục của những người lớn xung quanh thì điều đó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Với các em học sinh lớn hơn (bậc THCS và THPT), ở độ tuổi tâm sinh lý đang phát triển và thay đổi do hormone tăng trưởng, rất nhiều em cảm thấy bức bách khó chịu khi không được ra ngoài giao tiếp với bạn bè, tham gia các hoạt động. Việc bị dồn nén tâm lý như vậy ở lứa tuổi dậy thì có thể sẽ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát. Vì vậy, bố mẹ càng cần kiên nhẫn hơn để giải thích một cách kiên trì. Bởi tuổi này các em bắt đầu cần hiểu về trách nhiệm xã hội của bản thân mình.
Và cha mẹ có thể giúp các con thấy việc đóng góp vào nỗ lực chung chống dịch là một điều các con có thể tự hào.
Ngô Huy Tâm
Bộ Giáo dục đã có tính toán trường hợp học sinh nghỉ dài vì Covid-19
- Trong trường hợp bất khả kháng khi học sinh tiếp tục nghỉ dài hơn vì Covid-19, Bộ GD-ĐT sẽ tính toán việc tiếp tục điều chỉnh khung thời gian kế hoạch năm học và cả mốc thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phù hợp.
" alt="“Chiến thuật” trao đổi thông tin về dịch bệnh với con cái" />
Em Sỹ gặp tai nạn nghiêm trọng khi chỉ còn vài ngày là tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh
Ngồi lặng bên giường bệnh của con, gương mặt bơ phờ, mệt mỏi, ông Nguyễn Xuân Thủy (59 tuổi), bố của Sỹ buồn rầu kể lại tai nạn xảy ra với con mình. Theo đó, sáng ngày 19/11, Sỹ đang trên đường đi học thì bị một chiếc xe máy tông phải. Em ngã, bất tỉnh ngay tại chỗ. Sau khi phát hiện kịp thời, nhà trường đã đưa em đi bệnh viện cấp cứu. Nằm ở bệnh viện tỉnh được 3 ngày, do trình trạng chấn thương nặng, Sỹ phải chuyển gấp ra bệnh viện Việt Đức điều trị tiếp”.
Là người trực tiếp điều trị cho Sỹ , Ths.Bs Đặng Trung Kiên, Khoa phẫu thuật chung cho hay: “Tiếp nhận em Sỹ từ Bệnh viện tuyến tỉnh chuyển lên trong tình trạng đa chấn thương: chấn thương hàm mặt, bụng cẳng chân. Ở tuyến dưới bệnh nhân đã mổ cầm máu và khâu gan vỡ. Ra ngoài bệnh viện Việt Đức điều trị đến ngày 6/12, bệnh nhân tiếp tục được phẫu thuật cẳng chân… Hiện tại, em Sỹ đã qua cơn nguy hiểm, tình hình tiến triển tốt. Tuy nhiên do những chấn thương nặng, bệnh nhân còn phải điều trị trong thời gian dài nữa”.
Trải qua nhiều ca phẫu thuật, hiện tình trạng của Sỹ đã ổn định nhưng vẫn cần phải điều trị trong thời gian dài, chi phí tốn kém
Gặp tai nạn, Sỹ buộc phải nghỉ học. Lúc tỉnh táo, em đòi bố mang sách vở đến để ôn lại kiến thức đã học. Chỗ nào chưa hiểu, Sỹ cố gắng gọi điện về hỏi thăm các bạn trong đội tuyển của mình. Mặc dù phải bỏ dở cuộc thi ao ước bấy lâu nay nhưng Sỹ không nản chí. Em thật thà tâm sự: “Em không nhụt chí đâu anh ạ. Chữa khỏi bệnh về nhà em sẽ cố gắng hơn để năm sau đi thi tiếp”. Nghe con nói, ông Thủy lặng đi. Có lẽ bởi trong lòng ông đang rối bời, chưa biết làm cách nào cho con được tiếp tục điều trị khi mà đến bữa cơm hàng ngày của hai bố con trong bệnh viện còn phải suy nghĩ.
Được biết ở quê, gia đình ông Thủy chỉ làm nông, quanh quẩn với mấy sào lúa, cộng với tiền trợ cấp thương binh hàng tháng chỉ đủ vun vén nuôi bốn miệng ăn. Vợ chồng ông có ba người con, con gái đầu đã đi lấy chồng. Còn lại Sỹ và người anh trai đang học Đại học Y Dược trong TP. Hồ Chí Minh. Các con ai cũng đều siêng năng học giỏi nên hai vợ chồng luôn bảo nhau phải tần tảo tiết kiệm, dành dụm cho con được ăn học đầy đủ.
Mặc dù còn đau đớn sau tai nạn nhưng lúc tỉnh táo, Sỹ lại đòi xem sách vở để ôn lại kiến thức
Ông Thủy vô cùng lo lắng cho tương lai của con
Từ nhỏ, Sỹ đã thông minh, nhiều năm liền là học sinh giỏi xuất sắc. Năm nay, em được chọn đi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa Lý. Nếu không bị tai nạn, biết đâu kỳ thi năm nay em sẽ đạt giải cao, không uổng công đèn sách học tập.
Để có tiền lo cho con nằm viện, bố mẹ Sỹ phải đi vay mượn khắp nơi. Số nợ tính ra đã lên tới con số cả trăm triệu đồng. Tiền cạn dần mà bệnh tình của Sỹ vẫn phải điều trị lâu dài.
Ngồi bệt xuống sàn, mắt đục ngàu, khuôn mặt nhăn nhúm, ông Thủy nghẹn ngào bảo: “Quanh năm vợ chồng tôi lo cho các cháu ăn học chẳng dư ra đồng nào. Nay để cứu cháu, thùng thóc cuối cùng trong nhà cũng vét nốt đem đi bán. Có cái gì bán được tôi đã bán hết rồi, chỗ nào vay được cũng đã vay hết rồi. Sắp tới, tôi chưa biết làm sao ra tiền để chạy chữa cho con đây”.
Mới 17 tuổi, Sỹ còn cả một tương lai trước mắt. Hơn lúc nào hết, hoàn cảnh của em Nguyễn Văn Sỹ đang rất cần sự giúp đỡ từ phía Quý bạn đọc.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Xuân Thủy, thôn 8, xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; SĐT 0385135503
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.297 (em Nguyễn Văn Sỹ)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Sinh viên Y dược đi học giữa dịch bệnh (ảnh: Thanh Tùng)
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Trường ĐH Y dược TP.HCM chỉ đạo khoa Răng Hàm Mặt cho ca F2 tự cách ly tại nhà thêm 14 ngày. Các ca F3 (theo danh sách F2 khai) cũng tự cách ly tại nhà thêm 14 ngày.
Thực hiện tiêu độc khử trùng tại khoa Răng Hàm Mặt và các khu điều trị theo quy định được thực hiện từ đầu dịch. Thực hiện xịt tăng cường khu điều trị.
Nhà trường cũng chỉ đạo việc học tại khoa Răng Hàm Mặt, trừ những sinh viên và giảng viên thuộc diện F3 thì những người còn lại vẫn hoạt động bình thường.
Thực hiện tuân thủ triệt để những quy định về an toàn cá nhân và cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với khu điều trị, thực hiện tuân thủ tuyệt đối các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn đã được thông báo và tiến hành.
Trường ĐH Y dược TP.HCM có khoảng 14.000 sinh viên.
Hiện các trường ĐH trên địa bàn TP.HCM đều cho nghỉ hết tháng 3 và sang cả tháng 4 thì sinh viên trường ĐH Y dược TP.HCM đã trở lại học bình thường từ ngày 9/3.
Lê Huyền
Giám đốc tâm tình với sinh viên trước khi KTX lớn nhất nước thành bệnh viện dã chiến
- Ông Tăng Hữu Thủy, Giám đốc Ban quản lý KTX ĐHQG TP.HCM đã có thư gửi sinh viên trước khi nơi đây được trưng dụng để làm bệnh viện dã chiến chống dịch Covid-19.