Quốc Cơ giải thích lý do Quốc Nghiệp vắng mặt trong tiệc kỷ niệm 7 năm ngày cưới anh trai (Ảnh: Chụp màn hình).
Trong buổi tiệc, gia đình Quốc Cơ và Hồng Phượng có nhiều khoảnh khắc ấm áp bên nhau. Cặp đôi thực hiện nghi thức vun trồng cây xanh với ý nghĩa nuôi dưỡng hạnh phúc.
MC Hồng Phượng cũng giải thích lý do tổ chức tiệc kỷ niệm nhân dịp 7 năm ngày cưới: "Nhiều người hỏi vì sao lại là 7 năm mà không phải 5 năm, 10 năm. Thực ra trước đó chúng tôi đã định làm rồi, nhưng vướng dịch bệnh. Bây giờ mọi thứ đã ổn định, vợ chồng tôi mới có thể tổ chức".
Chia sẻ tại tiệc kỷ niệm, NSƯT Quốc Cơ cho biết bé Bắp (6 tuổi) và bé Dâu (3 tuổi) rất bám bố, thường đòi bế mọi lúc mọi nơi. Anh cũng hài hước kể lại mối duyên với bà xã: "Chúng tôi gặp nhau lần đầu năm 2012 tại một talkshow, nhưng không có ấn tượng. Đến năm 2015, chúng tôi gặp lại trong chuyến công tác Canada. Lúc ấy Phượng hơi mập, bụng mũm mĩm (cười)".
Nam nghệ sĩ cho biết, cả hai vợ chồng anh vốn không phải gu của nhau, khác biệt nhiều về tính cách. Nhờ lần gặp gỡ ở Canada, hai người có cơ hội tìm hiểu, tình cảm tiến triển nhanh và quyết định về chung một nhà.
Tổ ấm hạnh phúc của Quốc Cơ - Hồng Phượng (Ảnh: Facebook nhân vật).
Trong bài đăng trên Facebook hôm 25/2, gia đình Quốc Cơ - Hồng Phượng chia sẻ: "7 năm bên nhau. Món quà lớn nhất là 2 cục "to to" chạy nhảy, tung tăng mỗi ngày. Ngày từng ngày, các con cứ thế lớn dần lên, sự yêu thương của gia đình chúng ta cứ thế nhẹ nhàng bên nhau".
(Theo Dân trí)
Theo ghi nhận của VietNamNet trong ngày 9/6 tại một số điểm thi vào lớp 10 năm học 2015-2016, công tác chuẩn bị vẫn đang được khẩn trương tiến hành để đảm bảo kỳ thi chính thức vào ngày 11/6 diễn ra an toàn, nghiêm túc
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm 2015-2016, Sở GD-ĐT sẽ huy động 10.816 giáo viên, trật tự viên, nhân viên, công an, y tế,.. Năm nay, gần 80.000 thí sinh đăng ký dự thi vào THPT công lập sẽ được chia thành 160 điểm thi với 3350 phòng thi.
Trung bình mỗi điểm thi có khoảng 20 phòng thi, mỗi phòng thi có 24 thí sinh (nhiều nhất 28 thí sinh). Điểm thi có quy mô lớn nhất là 38 phòng thi, đặt tại Trường THPT Xuân Mai, huyện Chương Mỹ.
Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các điểm thi đặc biệt lưu ý đảm bảo tường rào bao quanh điểm thi đủ an toàn, phòng thi có cửa sổ gần nhà dân phải quan tâm, đề phòng việc đề thi bị lọt ra ngoài. Các điểm trưởng điểm thi có quyền không tiếp nhận điểm thi khi cơ sở vật chất chưa đảm bảo.
Sở cũng lưu ý trong thời gian coi thi các cán bộ, nhân viên phục vụ cho kỳ thi không làm việc riêng, không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn.
Trưởng điểm thi phải bố trí lực lượng công an, trật tự viên để ổn định trật tự an toàn trong và ngoài cổng trường; cho nhân viên phục vụ thu nhặt giấy rác ở sân, cổng trường thi và yêu cầu lực lượng công an, trật tự viên tại cổng trường thi giải tỏa ách tắc giao thông và không để nhân viên tiếp thị phát tờ rơi, quảng cáo.
Tại điểm thi Trường THPT Cầu Giấy, sáng 9/6, điểm trưởng điểm thi họp cùng các ủy viên, an ninh khu vực,...để bàn các công tác chuẩn bị cuối cùng cho ngày thi chính thức diễn ra vào 11/6. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu tất cả các điểm trưởng điểm thi phải đăng ký số điện thoại với Sở và nghe máy khi có chuông gọi đến. Tại điểm thi này, một số phòng học có cửa hướng về phía nhà dân và hướng quay về phía mặt trời đã được dán bóng kính chống nóng. Bình nước chuẩn bị cho học sinh trong những ngày nắng nóng là rất cần thiết. Tại điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn, quận Đống Đa danh sách thí sinh tại các phòng thi, bàn ghế phục vụ cho buổi phổ biến quy chế ngày 10/6 đã sẵn sàng. Tại điểm thi Trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa, máy phát dự trữ phòng trường hợp mất điện luôn sẵn sàng. Tủ đựng đề thi có khóa riêng và đánh số thứ tự. Bảo vệ dùng bìa các-tông che các ô thông khí của phòng thi gần với nhà dân, phòng trường hợp đề bị lộ ra bên ngoài. Phòng thi của thí sinh có rèm chống nắng. Theo quy định, mỗi phòng thi sẽ có 24 bàn/24 học sinh. Phòng thi dự trữ sẽ có 20 bàn/20 thí sinh. Trong chiều 9/6, điểm thi này cũng đã dán số phòng thi, danh sách thí sinh và nội quy phòng thi. Ủy viên cơ sở vật chất của điểm thi sẽ kiểm tra lần cuối cùng trước khi đóng dấu niêm phong phòng thi. Bàn ghế thừa sẽ để bên ngoài, phục vụ thí sinh để đồ. |
![]() |
Theo Quy chế, thành viên các Hội đồng Giáo sư là giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng ở các cơ sở giáo dục đại học; cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục đại học nhóm ngành sức khỏe của Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
Thành viên Hội đồng Giáo sư không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều này hoặc bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng Giáo sư quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm người thay thế.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của Hội đồng Giáo sư cơ sở tại cơ sở giáo dục đại học thành lập Hội đồng.
Thanh tra Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ GD-ĐT thanh tra, kiểm tra hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của các Hội đồng Giáo sư; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Tập thể, cá nhân để xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quy chế ban hành kèm Thông tư 04/2019/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 13/5/2019.
Sau đây là một số thông tin cơ bản về Hội đồng giáo sư các cấp.
Hội đồng giáo sư Nhà nước: Thực hiện các quy định tại Điều 14, Quyết định 37/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Thông qua kế hoạch xét công nhận chức danh GS, PGS hàng năm; Tham gia xây dựng cơ chế chính sách đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, chất lượng đào tạo tiến sĩ...
Hội đồng giáo sư Nhà nước gồm có thường trực hội đồng và các ủy viên. Thường trực hội đồng gồm chủ tịch, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký, phó chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Số lượng ủy viên Hội đồng giáo sư Nhà nước đảm bảo theo số lượng hội đồng giáo sư ngành, do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Chủ tịch Hội đồng giáo sư nhà nước bổ nhiệm.
Hội đồng giáo sư ngành: Có từ 7-15 thành viên do bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên. Chủ tịch hội đồng giáo sư ngành là Ủy viên hội đồng giáo sư nhà nước. Theo quy định số lượng thành viên của 1 cơ sở giáo dục tham gia trong một hội đồng ngành không quá ba người.
Hội đồng giáo sư cơ sở: Điều kiện để thành lập là cơ sở giáo dục đại học có ứng viên là giảng viên cơ hữu, đăng ký xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, hoặc phó giáo sư có nhu cầu thành lập Hội đồng giáo sư cơ sở; Cơ sở giáo dục đại học đã hoàn thành ít nhất 3 khóa đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ; Có tối thiểu 9 giảng viên cơ hữu là có chức danh giáo sư, phó giáo sư...
Lê Huyền
Bộ GD-ĐT vừa công bố Dự thảo thông tư Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở.
" alt=""/>Ban hành quy chế, tổ chức hoạt động Hội đồng giáo sư các cấp