Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở phải đáp ứng các điều kiện về hệ thống phòng học chuyên môn, xe tập lái, sân tập lái xe, có chương trình, giáo trình và giáo án theo quy định.
Cụ thể, hệ thống phòng học chuyên môn phải bao gồm các phòng học lý thuyết và phòng học thực hành, bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với quy mô đào tạo theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; phòng học Pháp luật giao thông đường bộ; phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường; phòng học Kỹ thuật lái xe; phòng học Nghiệp vụ vận tải; phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa; phòng điều hành giảng dạy phải đáp ứng quy định.
Về xe tập lái, cơ sở phải có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lưu lượng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe; có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực; có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe...
" alt=""/>Vừa ban hành các điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tôVăn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các Bộ Công Thương, KH&CN và NN&PTNT để truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu, bổ sung Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương đã trình và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt “Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN và các cơ quan liên quan nghiên cứu, bổ sung nội dung liên quan đến cuộc CMCN 4.0 vào “Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” (Đề án).
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT tích hợp trong Đề án các mục tiêu và giải pháp từ các hội nghị vừa qua về phát triển ngành hàng tôm, cà phê, lúa gạo và nông nghiệp công nghệ cao.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 5/2017.
Trước đó, tại Diễn đàn CMCN 4.0 do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức ngày 11/4 vừa qua, bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận định, cuộc CMCN 4.0 đang xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực với thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Hơn thế nữa, mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc cách mạng này diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay và dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới.
“Có thể thấy, cuộc CMCN 4.0 tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: công nghiệp, nông nghiệp, tài chính ngân hàng, lao động, việc làm, giao thông vận tải, dệt may, du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo đến doanh nghiệp và các địa phương”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
" alt=""/>Sẽ bổ sung nội dung về CMCN 4.0 vào Đề án tăng cạnh tranh cho hàng xuất khẩuNhà phân phối Trường Hải cho biết, Kia Cerato (tên cũ là K3) đã đạt doanh số hơn 1.000 chiếc sau 2 tháng chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam.
Hiện, chiếc sedan hạng C đang là mẫu xe chủ lực và là một trong hai mẫu xe có doanh số bán cao nhất của Kia Motors trên thị trường toàn cầu. Còn tại Việt Nam, Kia Cerato đang được khách hàng đánh giá cao với nhiều thay đổi ở nội, ngoại thất và cũng là mẫu xe chiến lược của Kia.
Kia Cerato chính thức ra mắt thị trường Việt hồi tháng 5 vừa qua với nhiều thay đổi về thiết kế ngoại thất kèm theo các tính năng tiện ích hiện đại.
Ngoại thất Kia Cerato thay đổi với hệ thống đèn pha tự động với dải đèn LED chạy ban ngày, đi liền mạch với cụm lưới tản nhiệt mạ cờ-rôm sang trọng. Cản phía trước cũng được mở rộng hơn, cụm đèn sương mù được hạ thấp hơn đem lại cảm giác thể thao.
" alt=""/>Hơn 1.000 xe Kia Cerato bán ra trong gần 2 tháng