Có vẻ như việc lo sớm cho ngày tận thế không còn chỉ nằm trên phim ảnh mà đã được một cơ số những người thành đạt tại Mỹ coi là một nhiệm vụ cần làm.
Theo một báo cáo gần đây của New Yorker, ngày càng có nhiều doanh nhân tại Thung lũng Silicon cũng như người giàu trên khắp nước Mỹ thực hiện các động thái chuẩn bị cho tương lai xa. Nhiều người lo ngại rằng sự chênh lệch giàu nghèo khủng khiếp này có thể gây ra những bất ổn xã hội cũng như sự sụp đổ của các luật lệ và trật tự đương thời.
Cụ thể, những cá nhân giàu có này đang làm mọi thứ như trữ vàng, thức ăn đóng hộp, mua đất đai trên các hòn đảo hẻo lánh hay thậm chí là xây hầm trú ẩn. Một số trường hợp có thể kể ra là:
- Steve Huffman, CEO của diễn đàn nổi tiếng Reddit: Đã thực hiện một ca phẩu thuật mắt bằng laser khi cho rằng nếu một ngày xã hội trở nên hỗn loạn, việc tìm kính bị rơi có thể trở thành một vấn đề lớn.
- Marvin Liao, đối tác của một quỹ đầu tư mạo hiểm: Đã mua nhiều vũ khí và tham gia các lớp dạy bắn cung.
- Antonio Garcia Martinez, một cựu lãnh đạo cấp cao tại Facebook: Đã mua một miếng đất hơn 2 hecta trên một hòn đảo ngoài xa và trang bị cho nó hàng loạt máy phát điện cũng như hàng nghìn tầng an ninh xung quanh.
- Reid Hoffman, nhà đồng sáng lập LinkedIn: Coi New Zealand là điểm dừng chân lý tưởng của các nhân vật hàng đầu giới công nghệ trong trường hợp xảy ra thảm họa. Ông thậm chí còn gọi quốc gia này là “bảo hiểm tận thế”.
Chuẩn bị trước cho ngày tận thế có lẽ không còn là điều gì mới mẻ. Thời kỳ đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh, cựu tổng thống Mỹ John F. Kennedy cũng từng khuyến khích người dân xây hầm tránh bom. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, mối lo ngại về thảm họa sắp đến vẫn cứ đeo bám không ít người. Cuối năm 1999, xã hội Mỹ lại được một phen lo sợ về việc máy tính hiển thị năm 2000 dưới dạng 2 chữ số “00” (không khác gì cách viết năm “1900”), gây ra trục trặc hệ thống và xáo trộn tất cả các thông tin giao dịch trên diện rộng. Thật trớ trêu là 17 năm trước, chính những người thành đạt nhất trong xã hội lại đứng ra cam đoan với thế giới rằng công nghệ sẽ khắc phục được vấn đề trên.
Thế nhưng lần này thì sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ lại chính là thứ khiến con người ta lo sợ hơn. Một vị CEO chia sẻ: “Nguồn cung thực phẩm của chúng ta phụ thuộc vào GPS, logistics và dự báo thời tiết – trong khi các hệ thống đó lại đều phụ thuộc vào Internet.”
Đối với giới giàu có, chuẩn bị cho ngày tận thế cũng chỉ giống như việc mua thêm một món đồ khi họ đã có mọi thứ trên đời. Còn đối với chúng ta, những người khó có thể trốn chạy theo cách của họ thì cách tốt nhất để chuẩn bị có lẽ là làm việc cật lực để đảm bảo tương lai đó không bao giờ đến.
Theo Genk/Quartz
NASA nói về tin thiên thạch hủy diệt Trái Đất ngày 25/2">
Nhiều người thành đạt tại Thung lũng Silicon đang chuẩn bị cho ngày tận thế
Nhận định, soi kèo Venezia vs Inter Milan, 21h00 ngày 12/1: Trở lại cuộc đua
">
Đây là đội hình đỉnh cao mùa '09 của FIFA Online 3
|
|
Đổi mới phương pháp khảo sát thông tin hiện trạng ATTT
Nhận định trên vừa được ông Vũ Quốc Khánh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA) chia sẻ trong tham luận “ATTT mạng Việt Nam 2017: Chỉ số hiện trạng” tại phiên toàn thể hội thảo quốc tế Ngày ATTT Việt Nam 2017 có chủ đề “ATTT trong thế giới kết nối mới” diễn ra ngày 1/12/2017 tại Hà Nội.
Theo ông Khánh, trong lần thứ 10 VNISA thực hiện khảo sát hiện trạng ATTT trong các tổ chức, doanh nghiệp và là lần thứ 5 đánh giá Chỉ số ATTT Việt Nam, khảo sát, đánh giá tiếp tục được Hiệp hội thực hiện với 3 vùng trọng tâm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.
Tuy nhiên, với các nhiệm vụ mới được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 898 ngày 27/5/2017 về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm ATTT mạng giai đoạn 2016 - 2020 và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong kết luận phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT hồi giữa tháng 12/2016, năm nay VNISA và Cục ATTT- Bộ TT&TT đã đổi mới phương pháp khảo sát thông tin hiện trạng ATTT của các tổ chức, doanh nghiệp.
Cụ thể, thay vì khảo sát công tác đảm bảo ATTT tại các tổ chức, doanh nghiệp theo 5 lĩnh vực phát triển, bảo đảm ATTT như các năm trước, năm 2017, phương pháp khảo sát thông tin của VNISA và Cục ATTT là thực hiện theo 9 lĩnh vực quản lý, phát triển và đảm bảo ATTT cho tổ chức, doanh nghiệp, với 62 câu hỏi phức hợp; các câu trả lời của tổ chức, doanh nghiệp được khảo sát được lượng hóa vào 9 nhóm tiêu chỉ để xác định Chỉ số ATTT cho từng đối tượng, gồm: Đầu tư, kinh phí; Nguyên tắc triển khai; Nhận thức và đào tạo bồi dưỡng; Tổ chức và quản lý nhân lực; Chính sách ATTT mạng; Ý thức lãnh đạo, chuyên gia ATTT; Hoạt động thực tiễn; Biện pháp kỹ thuật.
Cùng với việc đổi mới phương pháp đánh giá, năm nay cũng là năm đầu tiên VNISA và Cục ATTT thực hiện khảo sát hiện trạng và đánh giá Chỉ số ATTT của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước theo 2 giai đoạn, thay vì gộp chung như trước đây.
Theo đó, giai đoạn 1 thử nghiệm đánh giá theo phương pháp mới đối với các doanh nghiệp quy mô từ vừa và nhỏ đến doanh nghiệp lớn; và giai đoạn 2 là điều tra đánh giá cho tất cả các cơ quan nhà nước cấp bộ, ngành, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Hiện tại, VNISA và Cục ATTT mới chỉ hoàn thành giai đoạn 1, việc khảo sát, đánh giá Chỉ số ATTT năm nay của các bộ, ngành, địa phương sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
Chỉ số ATTT năm 2017 của doanh nghiệp Việt chỉ đạt mức trung bình
Cũng tại hội thảo quốc tế Ngày ATTT 2017, đại diện VNISA đã công bố kết quả khảo sát hiện trạng, đánh giá Chỉ số ATTT năm 2017 đối với nhóm các doanh nghiệp. VNISA đã thực hiện khảo sát hiện trạng ATTT của 360 doanh nghiệp tại 3 vùng trọng điểm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, gồm 304 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và 56 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính.
">