Gia đình chồng tôi cũng không đông con cháu, chỉ có một người chị gái và chồng tôi là con trai duy nhất. Tới vợ chồng tôi cũng chỉ có một con trai nên anh ấy kì vọng vào cháu nhiều.
Khi còn nhỏ và học cấp 1, con trai tôi thường nhút nhát, ít nói, tôi cứ nghĩ do tính cách của con mình. Chồng tôi ở đơn vị, tôi đi làm, con nhờ ông bà trông, ông bà hiếm khi cho cháu ra ngoài chơi với trẻ con hàng xóm nên tôi nghĩ đó là lý do khiến cháu nhút nhát. Mọi người thường trêu con trai tôi như con gái, mỗi lần chồng tôi nghe thấy thế, anh không bằng lòng. Có lần giận dữ, anh còn đánh con vì nó không mạnh mẽ.
Tôi để ý con không thích chơi ô tô hay những bộ siêu nhân bố mua về mà lại thích chơi những đồ chơi cũ của chị. Công việc bận rộn nên tôi cũng bỏ qua những điều này.
Khi con tôi lên cấp 2, cháu bạo dạn hơn nhưng tôi thấy cháu không chơi với nhiều bạn trai trong lớp. Tôi gặng hỏi, con nói không thích các bạn và không thích những trò nghịch ngợm của các bạn ấy, tôi tặc lưỡi cho qua.
Con gái tôi phàn nàn kem chống nắng của con nhanh hết rồi thỏi son không biết ai nghịch mà bị gãy, tôi mắng át con đi bởi nhà có hai chị em, làm gì có ai dùng hay nghịch. Con gái tôi tình cờ thấy em trai mình dùng kem chống nắng của chị, nó nói với tôi. Tôi thoáng suy nghĩ trong đầu rồi lại gạt đi bởi lý do kem chống nắng ai dùng mà chẳng được, trai gái gì cũng cần bảo vệ da.
Một lần, về nhà giữa giờ khi quên tài liệu, tôi sững sờ khi thấy con trai mình đang mặc váy của chị đứng trước gương tạo dáng. Tôi đã hét lên mắng con, con sợ quá xin lỗi rối rít. Tôi đã không bình tĩnh và mắng con có suy nghĩ lệch lạc, cấm con làm như thế. Nếu con còn tái phạm tôi sẽ mách bố, con sợ hãi hứa không làm vậy nữa.
Chồng tôi hay gọi điện về nhà hỏi thăm các con, tôi không dám kể cho anh nghe sự việc vừa rồi vì sợ anh không bình tĩnh được sẽ lại đánh con. Tôi để ý tới con nhiều hơn, đưa con đi học, đón con về và theo dõi mọi hoạt động của con.
Vài lần, tôi phát hiện con lấy son của chị tô. Tôi thật sự choáng váng và rơi nước mắt khi tình cờ đọc được những dòng nhật kí của con. Con viết con thích trở thành con gái, thích được mặc váy, tô son và con có cảm tình với một bạn trai lớp trên.
Tôi không hình dung được phản ứng của chồng tôi sẽ thế nào. Tôi không biết làm gì để khuyên nhủ con...
Bạn đọc giấu tên
Cứ nghe bố mẹ nhắc đến chuyện cưới xin, hỏi yêu ai chưa là anh em nó lảng tránh. Con gái tôi còn nói: "Độc thân như con có khi lại hạnh phúc, sống thoải mái".
" alt=""/>Tôi hoang mang khi nhận ra giới tính thật của conSở dĩ gọi là tôm bò vì trước kia, khi người Liên Vị ăn món này: tôm được thả trong chậu hay xô nước, ăn đến đâu bắt đến đấy. Con tôm tươi còn phải nhảy tanh tách, khiến nước bắn tung tóe mới "đúng kiểu". Ngày nay, tôm được để vào trong bát ô tô hay đĩa sâu lòng để nhìn gọn gàng, đẹp đẽ hơn.
Tôm rảo còn tươi roi rói, nhảy tanh tách trong bát.
Để có món tôm bò đúng chuẩn Liên Vị thì trước nhất là phải chọn được loại tôm rảo - loại nhỏ, cỡ như đầu đũa là ngon nhất.
Nhưng giờ trong các nhà hàng thì loại tôm rảo này thường có kích cỡ to hơn, tầm bằng ngón tay trỏ, nặng 15-20 gram.
Tôm rảo, còn có tên gọi khác là tôm đất đồng, là loài tôm biển thuộc chi, họ tôm he. Tôm rảo có thân màu xanh trong, chùy trán hơi cong lên; các đốt bụng 2 - 3 có gờ ở lưng khá rõ; các chân bò thường có vằn nâu nhạt.
Tôm mua về được rửa sạch, để ráo nước hoặc sau khi rửa sạch với nước thì để vào một bát ô tô nước sạch.
Tôm vẫn phải tươi sống, nhảy tanh tách trong bát. Tôm bò bản chất cũng là món gỏi nên không thể thiếu các loại rau sống ăn kèm.
Ăn kèm cùng tôm sẽ là rau chuối thái mỏng, rau muống chẻ, diếp cá, rau thơm; thêm cả dứa, gừng tươi và cà rốt thái chỉ.
Một loại rau ăn kèm không thể thiếu là rau lá mui - một giống cây được trồng ở các ô đầm nuôi thủy sản. Lá mui là một loại kháng sinh rất tốt khi ăn sống hải sản. Người dân ở đây cũng thường chuẩn bị thêm bánh đa, cơm nguội để ăn kèm.
Cái vị của món tôm bò nằm ở loại nước chấm riêng có gọi là nước chua. Nước chua được nấu từ me xanh. Nước me đun sôi cho đến khi đặc quánh thì bỏ thêm lạc rang thơm, ớt chỉ thái nhỏ, vài tép tỏi đập dập, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Món nước chua không thể thiếu trong món tôm bò.
Khi ăn, thực khách sẽ chọn 1 - 2 con tôm rảo, bỏ đầu, gói trong lá mui, rau sống, cơm nguội sao cho gọn, vừa miếng rồi chấm vào nước chua.
"Người bản địa thì sẽ cho tôm nguyên con, rau, cơm nguội, bánh đa bẻ nhỏ vào bát, rồi chan nước me, thêm ít lạc rang, ớt tươi. Đưa vào miệng, cảm giác như con tôm vẫn nhảy tanh tách, quẫy quẫy lên" - anh Quang Huy (người dân Quảng Yên) chia sẻ.
Món tôm bò nổi danh Quảng Ninh. (Ảnh: Quang Huy).
Cái cảm giác như con tôm tươi đang nhảy tanh tách trong miệng có thể khiến thực khách thích thú, phấn khích nhưng cũng có thể khiến nhiều thực khách khác phải "sởn da gà".
Món ăn đặc sản của vùng Quảng Yên này không phải mùa nào cũng có, mùa nào cũng ngon và cũng không phải ở cửa hàng nào cũng chuẩn vị tôm bò Liên Vị.
Theo Dân trí
Dưới đây là bí kíp hấp cua chuẩn dân miền biển vẫn làm. Cùng lưu ngay để thực hiện tại nhà để món cua hấp ngon ngọt.
" alt=""/>Món tôm bò nhảy tanh tách trong miệng, thách thức thực khách ở Quảng Ninh1. Khi trẻ hỗn láo
Giống như trong tất cả các mối quan hệ, ông bà có quyền thiết lập ranh giới về cách xử sự của mọi người với mình. Nếu đứa trẻ vô lễ với ông bà hoặc với những người khác, ông bà cần lên tiếng.
Ông bà có thể nói: “Cháu không được nói chuyện với ta như thế”. Tuy nhiên, hãy để bố mẹ trẻ đưa ra biện pháp kỷ luật và đừng thúc ép bố mẹ giải quyết ngay vấn đề trước mặt trẻ. Nếu không, ông bà đang có nguy cơ làm suy yếu quyền lực của cha mẹ, chuyên gia Grody cho hay.
Thay vào đó, hãy cung cấp thông tin chi tiết với cha mẹ về hành vi của trẻ khi trẻ không có mặt ở đó.
2. Khi sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng
Đôi khi cha mẹ quá gần gũi với con cái đến mức không nhận ra những điều sai trái. Ông bà là người có kinh nghiệm nên có cái nhìn khách quan hơn.
Nếu ông bà nhận thấy cháu mình bị chậm nói, có vấn đề về vận động hoặc gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội, ông bà cần phải lên tiếng.
Vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được kiểm soát. Trong trường hợp này, can thiệp sớm thường rất quan trọng để trẻ phát triển đúng hướng, Amy Morin, một nhà trị liệu tâm lý ở Lincoln Maine khuyến cáo.
3. Ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ
Chắc chắn là ông bà cần can thiệp khi sự an toàn của trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng. Nhưng ông bà cũng chỉ nên làm điều này một số lần giới hạn.
Nhắc trẻ cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp là có thể chấp nhận được, nhưng không nên yêu cầu cha mẹ trẻ làm việc đó.
Tất nhiên, nếu ở nhà riêng của ông bà, ông bà có thể tự thiết lập các quy tắc chung và yêu cầu chúng được thực thi. “Ai cũng phải đội mũ bảo hiểm khi đạp xe ở nhà ông bà” - ông Morin ví dụ về một quy tắc chung.
4. Các vấn đề về dinh dưỡng
Ông bà luôn muốn cháu mình ăn ngon miệng nhưng đôi khi những món ăn lành mạnh lại rất khó ăn với trẻ. Tất nhiên, nếu là ở nhà mình, ông bà có thể nấu đậu xanh và cà rốt, nhưng ông bà không thể yêu cầu cha mẹ nấu theo ý mình.
“Hãy đưa ra những lời khen ngợi tích cực bất cứ khi nào có thể, ví dụ nếu bạn thấy món cải Brussels đang trên bàn ăn, hãy nói ‘món này trông ngon quá!’, thay vì ‘cuối cùng chúng ta cũng có thứ gì đó màu xanh lá!’”.
Nếu ông bà lo lắng về thói quen ăn uống của trẻ, hãy nói chuyện với trẻ về những lựa chọn lành mạnh và đưa ra một số gợi ý. Nhưng đừng làm mất lòng cha mẹ chúng.
5. Những vấn đề nghiêm trọng
Không cần phải đắn đo việc có nên can thiệp hay không nếu ông bà nhận thấy trẻ đang gặp bất kỳ vấn đề nào dưới đây:
- Bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục
- Bị bỏ bê
- Lạm dụng chất gây nghiện hoặc có vấn đề về sức khoẻ tâm thần.
Đăng Dương(Theo Considerable)
Để xử lý việc ông bà quá nuông chiều cháu, bạn hãy tham khảo 3 cách dưới đây.
" alt=""/>Khi nào ông bà nên can thiệp việc nuôi dạy cháu?