Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Bournemouth vs Nottingham, 22h00 ngày 25/1 -
Nhiều độc giả trẻ tìm đến sách thông qua YouTubeCó nhiều kênh YouTube chuyên giới thiệu các quyển sách hay dành cho giới trẻ. Ảnh: Chris Callaghan. Số liệu này được công bố sau khi BookTok - một cộng đồng bàn luận về sách trên mạng xã hội TikTok - tạo ra trào lưu đọc sách trong giới trẻ, thúc đẩy doanh số bán sách của các tác giả và thể loại được giới thiệu. Trên thực tế, từ lâu YouTube cũng có “BookTube” với những video đánh giá về các tựa sách yêu thích cũng như giới thiệu tác phẩm vừa ra mắt.
Trong cuộc khảo sát, 71% người được hỏi cho biết YouTube là nền tảng họ truy cập nhiều nhất, tính chung cho mọi mục đích. “Với mức sử dụng chung cao như vậy, không có gì ngạc nhiên khi họ khám phá ra sách từ đây”, Jackie Swope, nhà quản lý tại Nielsen BookData nhận xét.
Trong năm 2022, nhóm tuổi 14-25 ở Anh đã mua khoảng 61 triệu cuốn sách với chi phí 496 triệu bảng Anh, chiếm 18% tổng thị trường. Cuộc khảo sát cho thấy 45% trong số này đọc để giải trí hàng tuần, trong khi 17% đọc mỗi ngày.
Hành động/phiêu lưu giả tưởng là thể loại phổ biến nhất dành cho lứa tuổi này, với 36% người tham gia khảo sát cho biết họ thích các tác phẩm đó. Truyện tội phạm/ly kỳ, hài hước và khoa học viễn tưởng/kỳ ảo là một số thể loại quen thuộc được nhiều độc giả tìm mua.
Chỉ 11% số người được hỏi thích sách về thế giới, địa lý, các quốc gia và nền văn hóa khác, trong khi 12% cho biết họ đọc sách về những vấn đề thời sự và xã hội.
Các lý do hàng đầu khiến họ thích đọc là có nhiều sách thú vị (34%), thói quen đọc sách (30%) và hạn chế thời gian trên mạng xã hội (26%). Trong khi các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc mua sách bao gồm nội dung mô tả (46%), thích tác giả hoặc bộ truyện trước đó (35%) và thiết kế bìa (31%).
Nhóm tuổi 14-17 ít chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đối với thói quen mua sách. Chỉ 17% nói rằng sẽ mua ít sách hơn để tiết kiệm tiền, trái ngược với nhóm tuổi 18-21 và 22-25, lần lượt có 31% và 29% số người được hỏi dự định cắt giảm việc mua sách.
Nguyễn Hiếu(Theo The Guardian)
Văn hoá đọc trước sự xâm lấn của Facebook, YoutubeVăn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn.
"> -
Cái kết bi thương với 'nàng thơ' trong bức tranh 139 triệu USD của PicassoBức 'Femme à la montre' (Cô gái đeo đồng hồ). Ảnh: PA Các nhà phê bình nghệ thuật miêu tả Walter là “nàng thơ vàng” của Picasso khi xuất hiện trong vô số các tác phẩm tranh, điêu khắc.
"Ông ấy yêu mái tóc vàng, nước da sáng, thân hình như tượng của Walter. Chưa lúc nào trong đời, những bức tranh của ông ấy trở nên mềm mại đến thế, những đường cong uốn lượn, cánh tay ôm ấp, mái tóc gợn sóng", nhiếp ảnh gia theo chủ nghĩa siêu thực Brassai đánh giá.
Walter còn là nguyên mẫu cho bức Femme nue couchée (Người phụ nữ khỏa thân nằm nghiêng)được đấu giá 67,5 triệu USD năm 2022. Bà cũng là nguồn cảm hứng cho ít nhất 3 nhân vật được miêu tả trong bức Guernicanăm 1937 của Picasso. Người phụ nữ với chiếc bình, bản sao bằng đồng của tác phẩm thạch cao dựa theo hình ảnh của Walter, đã được đặt trên mộ của Picasso.
Mối tình vụng trộm suốt 8 năm
Người mẫu Pháp Marie-Thérèse Walter (1909 -1977) là tình nhân của Picasso trong 8 năm. Mối quan hệ bắt đầu khi Walter 17 tuổi còn Picasso đã 45 tuổi và đang có vợ. Chuyện tình vụng trộm kết thúc khi Picasso chuyển sang cặp kè với họa sĩ, nhiếp ảnh gia Dora Maar.
Theo Guardian, tháng 1/1927, Walter gặp Picasso lần đầu tiên tại Galeries Lafayette ở Paris (Pháp). Picasso tán tỉnh: "Khuôn mặt em thật hấp dẫn. Tôi muốn vẽ chân dung em. Tôi là Picasso". Walter không biết Picasso là ai nhưng thích thú vì được người khác để ý.
Sau đó, Picasso mời Walter đến xưởng vẽ của ông. Các chuyến ghé thăm diễn ra hằng ngày. Một tuần sau lần gặp đầu tiên, họ ngủ cùng nhau. Vào thời điểm này, Picasso đã kết hôn với Olga Khokhlova, nữ diễn viên ballet người Ukraine và có một cậu con trai 5 tuổi.
Vẻ ngoài trẻ trung, rắn rỏi, những đường cong và khuôn mặt trái xoan của Walter đã khơi dậy đam mê sáng tác cho Picasso. "Cuộc sống của tôi với anh ấy luôn kín đáo, êm đềm và bình yên. Chúng tôi không kể với ai cả. Chúng tôi hạnh phúc và không mong muốn gì hơn", Walter từng tâm sự.
Mùa hè năm 1928, gia đình Picasso đi nghỉ ở Dinard. Danh họa sắp xếp cho người tình Walter ở trại hè gần đó và họ âm thầm gặp nhau tại bãi biển. Tháng 7/1930, Picasso mua một lâu đài ở Boisgeloup - nơi ông có xưởng điêu khắc. Vợ ông thường lui tới đây vào cuối tuần. Những ngày còn lại, Picasso ở cùng người tình trẻ. Walter trở thành cái bóng vô hình của gia đình Picasso.
Tháng 9/1932, Walter suýt chết đuối sau khi rơi khỏi thuyền kayak trên sông Marne khiến bà nhiễm virus phải nhập viện và rụng tóc.
Theo Vanity Fair,một tháng sau, Picasso trưng bày nhiều bức tranh khỏa thân của Walter, hé lộ mối quan hệ với người phụ nữ trẻ này.
Kết cay đắng của người thứ ba
Năm 1934, Walter có thai và thông báo cho Picasso vào đêm Giáng sinh. Khokhlova, vợ của Picasso, được một người bạn kể cho chuyện ngoại tình và đứa con ngoài giá thú của chồng. Người vợ lập tức cùng con trai chuyển đến miền Nam nước Pháp. Dù Picasso muốn ly hôn nhưng Khokhlova không đồng ý, họ ly thân cho đến khi bà qua đời năm 1955.
Picasso và Walter đón con gái Maya chào đời vào tháng 9/1935.
Trong thời gian này, Picasso hẹn hò với một số phụ nữ khác trong đó có Dora Maar - họa sĩ, nhiếp ảnh gia siêu thực. Ông cùng lúc duy trì mối quan hệ với cả hai người tình.
Một lần, Walter và Maar tình cờ gặp nhau tại xưởng vẽ của Picasso. Cô con gái Maya của Walter nhớ lại: “Chúng tôi đến và bà ấy đã ở đó, đứng cạnh bức Guernica. Tôi bắt đầu khóc và nói với bố: ‘Con không muốn nhìn thấy người phụ nữ đó'. Tôi nói về Dora Maar. Tôi không bao giờ gặp lại bà ấy nữa”.
Năm 1937, Picasso vẽ bức Femme au béret et à la robe quadrillée(Marie-Therese Walter), mô tả hình ảnh hợp nhất của Walter và Maar với đường nét góc cạnh của chủ nghĩa lập thể, bộc lộ tình cảm của ông chuyển dịch từ Walter sang Maar. Năm 1940, mối quan hệ của Walter và Picasso kết thúc.
Trong 10 năm kế tiếp, Picasso thường đến thăm Walter và con gái Maya vào các ngày thứ Năm và Chủ Nhật. Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, ông chuyển đến miền Nam nước Pháp cùng với Francoise Gilot. Thỉnh thoảng, Walter mới gặp Picasso nhưng vẫn viết thư cho ông.
Năm 1955, người vợ Khokhlova qua đời, Picasso đã gọi điện cho Walter và ngỏ lời cầu hôn nhưng bà từ chối. Sau đó, họ không gặp lại nhau.
Khi Picasso qua đời vào năm 1973, cháu trai của ông là Pablito bị ngăn không cho tham dự lễ tang nên đã uống thuốc tẩy. Walter đã bán hai bức tranh của Picasso để thanh toán viện phí cho cháu. Tuy nhiên, Pablito không qua khỏi.
Sau cái chết của Picasso, Walter cảm thấy tiếp tục cuộc sống không có ông thật khó khăn. Theo New York Times, ngày 20/10/1977, bà tự sát tại Juan-les-Pins, miền Nam nước Pháp.
Tranh vẽ người tình bí mật của Picasso được bán với giá 139 triệu USD
Bức tranh 'Woman with a Watch' (Femme à la montre) vẽ người tình trẻ tuổi của Pablo Picasso năm 1932 vừa được trả giá 139 triệu USD."> -
'Cơn sốt' siêu xe tại Hàn Quốc: RollsNăm ngoái, Hàn Quốc nhập khẩu kỷ lục 3.138 ô tô có giá hơn 300 triệu won (220.100 USD), góp phần tạo ra doanh số kỷ lục cho Bentley, Lamborghini, Rolls-Royce và Maybach.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà phân phối và nhập khẩu ô tô Hàn Quốc (Kaida), con số này tăng hơn 10 lần so với năm 2018, khi số xe nhập khẩu trên 300 triệu won hàng năm ở mức 307 chiếc.
Nếu mở rộng phạm vi ra những chiếc ô tô giá hơn 100 triệu won (khoảng 73.100 USD), tổng cộng 78.208 chiếc xe nhập khẩu đã được bán tại Hàn Quốc vào năm 2023, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.
Rolls-Royce, Bentley bán chạy "như tôm tươi"
Rolls-Royce Motor Cars đã bán được mức cao nhất mọi thời đại là 276 chiếc tại Hàn Quốc vào năm ngoái, tăng 18% so với năm 2022. Hàn Quốc lần đầu tiên đánh bại Nhật Bản về doanh số bán hàng và trở thành thị trường số 1 khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho thương hiệu từ London.
Đây là một sự thay đổi đáng kể về cục diện, vì doanh số bán hàng tại Hàn Quốc của thương hiệu này vào năm 2018 chưa bằng một nửa so với Nhật Bản, quốc gia có thị trường ô tô lớn hơn gần gấp 3 lần.
“Sự tăng trưởng gia tăng của Rolls-Royce tại Hàn Quốc dự kiến sẽ kéo dài ít nhất một thập kỷ. Tiềm năng của thị trường Hàn Quốc là không giới hạn”, Irene Nikkein, Giám đốc Rolls-Royce khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nói với Korea JooAng Daily.
Bentley Motors cũng đã bán được 810 chiếc tại Hàn Quốc vào năm ngoái, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, đưa Hàn Quốc trở thành thị trường số 1 ở châu Á.
Hãng xe Anh năm ngoái đã mở phòng trưng bày Bentley Cube tại Hàn Quốc, phòng trưng bày đầu tiên trên thế giới, nơi không chỉ trưng bày những chiếc xe Bentley mới nhất mà còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau dành riêng cho chủ sở hữu Bentley tại Hàn Quốc, chẳng hạn như phòng chờ mà họ có thể thuê để thư giãn, thưởng thức những bữa tiệc hoặc các chương trình tùy chỉnh cho chiếc xe của riêng họ.
Automobili Lamborghini đã bán được 431 xe tại Hàn Quốc vào năm ngoái, tăng 8% so với năm trước, thậm chí còn nhiều hơn cả ở quê nhà với 409 chiếc. Hàn Quốc hiện là thị trường lớn thứ 7 của Lamborghini, vượt qua Canada, Australia và Pháp.
“Hàn Quốc là thị trường dẫn đầu xu hướng; giờ đây nó là 'cửa sổ châu Á',” Chủ tịch Lamborghini Stephan Winkelmann cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Korea JooAng Daily.
Năm 2023, Mercedes-Maybach đã bán được 2.596 xe tại Hàn Quốc, mức cao kỷ lục và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022. Hàn Quốc là thị trường số 2 của Maybach sau Trung Quốc và được chọn là quốc gia đầu tiên trên thế giới có trung tâm thương hiệu hãng xe sang dự kiến khai trương vào cuối năm nay.
Hàn Quốc cũng là quốc gia có số lượng xe Mercedes E-Class được bán ra nhiều nhất trên toàn cầu.
"Cơn sốt" đến từ đâu?
Sự khan hiếm là chiến lược tiếp thị phổ biến nhất của các thương hiệu siêu xe - và nó có tác dụng hoàn hảo đối với tâm lý của người tiêu dùng giàu có ở Hàn Quốc.
Sự phân cực của cải giờ đây được phản ánh trong bối cảnh ngành ô tô, với những người đam mê ô tô đổ xô vào mua những chiếc ô tô có giá rất đắt hoặc rẻ hẳn.
Kim Yoon-koo, 31 tuổi, làm việc cho một công ty tư vấn ở Seoul, đồng thời sở hữu một chiếc Porsche 911 và một chiếc BMW M5, cho biết: “Tôi mua một chiếc Ferrari 612 vì nó khan hiếm nên nó có giá trị sở hữu. Những chiếc xe sang trọng chắc chắn mang lại cảm giác lái thú vị cũng như hiệu suất và công nghệ tốt hơn những chiếc xe rẻ tiền”.
Dù các dòng xe sang đang bán chạy "như tôm tươi", các nhà sản xuất ô tô vẫn kiềm chế tăng sản lượng đột ngột, kiểm soát nguồn cung để duy trì sự khan hiếm và giá trị của sản phẩm. Vì vậy, người tiêu dùng phải chờ tới 3 năm mới nhận được hàng.
Mặc dù phải đặt cọc không hoàn lại 10% giá xe nhưng các đơn đặt hàng vẫn tăng lên. Lamborghini đã giới thiệu Revuelto, mẫu xe điện plug-in hybrid đầu tiên của hãng tại Hàn Quốc vào tháng 6/2023 nhưng lượng đơn đặt hàng trước đã đầy cho đến năm 2025 vào ngày phát hành.
Tương tự, Rolls-Royce đã ra mắt Spectre, chiếc xe điện thuần túy đầu tiên của hãng vào năm ngoái, nhưng các đơn đặt hàng đã xếp cho đến giữa năm 2025.
Kim Pil-soo, giáo sư kỹ thuật ô tô tại Đại học Daelim, cho biết: “Những chiếc siêu xe có giá hàng triệu won thậm chí còn bán chạy hơn trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Người Hàn Quốc có xu hướng coi ô tô là biểu hiện của sự giàu có và địa vị xã hội của họ”.
Nghèo vì ô tô
Thị trường ô tô cao cấp của Hàn Quốc chủ yếu được dẫn dắt bởi thế hệ trẻ, những người bị ảnh hưởng bởi văn hóa "phô trương", điều này cuối cùng biến một số người thành người "nghèo vì ô tô".
Người "nghèo vì ô tô” là thuật ngữ mà người Hàn Quốc dùng để chỉ những người chi tiêu khá nhiều vào những chiếc ô tô cao cấp so với thu nhập của họ.
Mọi người coi việc sở hữu một chiếc xe hơi sang trọng là sự thể hiện giá trị của họ, dẫn đến việc nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tình trạng kinh tế hữu hình.
“Tôi thực sự nghĩ rằng bản thân tôi là người nghèo vì xe hơi”, Choi, 29 tuổi, người đã mua một chiếc Porsche Cayman Turbo S cũ theo phương thức trả góp 60 tháng, cho biết.
“Tôi dùng 70% tiền lương hàng tháng của mình để chi phí bảo trì. Nhưng thành thật mà nói, tôi thích thú khi thấy mọi người thường phải kinh ngạc khi nghe thấy tiếng động cơ xe của tôi”, anh Choi nói thêm.
Văn hóa này phổ biến đến nỗi còn được thể hiện bằng kim tự tháp dành cho ô tô, được lan truyền rộng rãi, gói gọn thứ bậc của các thương hiệu ô tô hạng sang mà mọi người có thể mua dựa trên mức lương của họ.
Ví dụ, thấp nhất là những người sử dụng “Xe buýt”, “Tàu điện ngầm” và “Đi bộ”, nghĩa là họ không thể sở hữu một chiếc ô tô. Các thương hiệu như Kia, Renault và Chevrolet là ô tô dành cho “người bình thường”, trong khi Toyota và Ford là dành cho "tầng lớp trung lưu".
Genesis, Tesla và Volvo dành cho những người “muốn sang trọng”, trong khi BMW, Mercedes và Lexus ở mức “sang trọng”. Rolls-Royce, Bentley và Maybach là “Top 3 đẳng cấp” trong khi Bugatti và Pagani ở “một đẳng cấp khác”.
Hong Eun-sil, giáo sư phúc lợi và môi trường gia đình tại Đại học Quốc gia Cheonnam, cho biết: “Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, người Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào việc tiêu dùng phô trương để thể hiện sự nâng cao địa vị xã hội của mình”.
Bà Hong nói thêm: “Mong muốn hưởng thụ xa hoa xuất phát từ ý định của những người Hàn Quốc từ lâu vốn cảm thấy thua kém những người thuộc tầng lớp thượng lưu và bắt chước cách tiêu dùng của họ”.
Theo vietnamfinance
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tài xế 'méo mặt' vì bất cẩn lùi trúng siêu xe Aston Martin đắt tiềnAnh - Chiếc siêu xe Aston Martin trị giá 210.000 bảng (xấp xỉ 6,8 tỷ đồng) đang đậu trước cửa đại lý thì bị một chiếc Volkswagen Tiguan lùi trúng. Thậm chí chiếc SUV còn "trèo" lên cả đầu siêu xe và gây hư hại khá lớn.">