您现在的位置是:Thế giới >>正文
Vụ nữ ca sĩ Thái Lan qua đời: Chưa thể khẳng định do massage cổ
Thế giới48371人已围观
简介Chưa xác định được nhân viên massage "bẻ cổ"Liên quan đến vụ nữ ca sĩ nhạc đồng quê 20 tuổi người Th...
Chưa xác định được nhân viên massage "bẻ cổ"
Liên quan đến vụ nữ ca sĩ nhạc đồng quê 20 tuổi người Thái Lan - Ping Chayada - qua đời sau khi đi massage,ụnữcasĩTháiLanquađờiChưathểkhẳngđịnhdomassagecổbảng xếp hạng v-league mới nhất Sở Y tế tỉnh Udon Thani đã kiểm tra cơ sở massage và công bố tiến độ điều tra ban đầu.
Tờ Khaosod dẫn lời Tiến sĩ Somchaichot Piyawatwarela - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Udon Thani - cho biết bệnh nhân đã được đưa vào bệnh viện ngày 5/10 với các triệu chứng đau cổ, vai và lưng sau khi đi massage và được cho là có thực hiện động tác bẻ cổ.

Nữ ca sĩ Ping Chayada (Ảnh: Facebook nhân vật).
Khi về nhà, cô bắt đầu đau vùng sau cổ, tê cánh tay, nhưng vẫn quay lại cơ sở này thêm 2 lần. Cuối cùng, cô được chuyển đến bệnh viện Udon Thani từ ngày 6 đến ngày 11/11 để điều trị tại khoa chấn thương chỉnh hình.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện bệnh nhân yếu tay chân và chẩn đoán viêm tủy sống. Bệnh nhân được điều trị tích cực, các triệu chứng cải thiện và được về nhà.
Tuy nhiên, ngày 18/11, người nhà phát hiện bệnh nhân co giật và phải nhập viện điều trị hồi sức tích cực, nhưng cô qua đời vì nhiễm trùng máu vào sáng 8/12.
Về các cơ sở massage, Sở Y tế và các cơ quan liên quan đã kiểm tra 14 cơ sở xung quanh khu vực công viên Nong Prajak. Cơ sở massage mà bệnh nhân đã đến có đăng ký giấy phép đầy đủ, đồng thời 7 kỹ thuật viên tại đây đều đã qua khóa đào tạo, được cấp chứng nhận.
Ông Somchaichot cũng nhấn mạnh rằng massage Thái đã đóng góp ít nhiều cho nền kinh tế nói chung. Loại hình dịch vụ này được quản lý bởi cơ quan nhà nước, tuy vậy, vẫn tồn tại các cơ sở nằm ngoài kiểm soát.

Sở Y tế tỉnh Udon Thani họp báo vụ nữ ca sĩ nhạc đồng quê 20 tuổi người Thái Lan - Ping Chayada - qua đời sau khi đi massage (Ảnh: Thai PBS).
Theo ông Somchaichot, massage Thái có 2 loại hình chính gồm massage thư giãn và massage y học cổ truyền. Trong đó, massage y học cổ truyền yêu cầu kỹ thuật viên phải được đào tạo tối thiểu 372 giờ mới được Hội đồng Y học Cổ truyền Thái Lan cấp giấy phép hành nghề.
Tuy nhiên, các kỹ thuật như bẻ cổ hay xoay mạnh vùng cổ cùng các động tác uốn cong nguy hiểm không có trong chương trình đào tạo.
Theo đại diện Sở Y tế, gia đình nạn nhân đã trình báo sự việc và sở sẽ tiếp tục điều tra để xác định cái chết của nữ ca sĩ có liên quan đến hành động massage hay không. "Việc khám nghiệm tử thi sẽ do gia đình quyết định", ông Somchaichot nói.
Khi được hỏi về việc có lệnh đóng cửa cơ sở massage hay không, ông cho biết: "Cần phải xác định rõ cơ sở có vi phạm tiêu chuẩn hay không. Hiện tại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy cơ sở không tuân thủ quy định. Tuy nhiên, vì vụ việc đã gây ra sự chú ý lớn, nên cần điều tra thêm".
Người đứng đầu Sở Y tế tỉnh Udon Thani cũng cho biết chưa xác định được kỹ thuật viên massage đã thực hiện cho Ping Chayada do sự việc đã diễn ra 2 tháng trước, đồng thời khi thực hiện massage, các kỹ thuật viên đều đeo khẩu trang.
Chưa thể khẳng định cái chết là do massage?
Massage từ lâu đã đóng góp ít nhiều vào nền kinh tế của Thái Lan. Ngành dịch vụ này không chỉ thu hút du khách quốc tế mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân.
Tuy nhiên, sự kiện nữ ca sĩ Ping Chayada tử vong sau khi massage đã tạo ra những lo ngại về tính an toàn trong ngành dịch vụ massage.
Phó giáo sư, bác sĩ Surat Tanpravej - chuyên gia về thần kinh sọ não ở Thái Lan - đã đăng bài viết dài trên trang Facebook "Kiến thức não bộ cùng bác sĩ Surat", bày tỏ quan điểm của ông về vấn đề này.
Bác sĩ Surat viết: "Theo thông tin nhận được, nguyên nhân tử vong của bệnh nhân có thể không phải do massage. Có vẻ như cô ấy bị viêm và nhiễm trùng. Kết quả X-quang không cho thấy xương bị chèn ép vào tủy sống".

Bác sĩ Surat Tanpravej cho rằng không nên vội kết luận cái chết của nữ ca sĩ Ping Chayada là do massage (Ảnh: Facebook nhân vật).
Theo bác sĩ Surat, người được đào tạo chuyên nghiệp về massage thường không tạo áp lực đến mức làm gãy xương hay massage vào động mạch lớn vùng cổ.
"Từ hình ảnh X-quang, nếu có xương bị đè ép hoặc biến dạng sẽ chứng minh được là có áp lực hoặc xoắn vặn mạnh. Tuy nhiên, ở đây không xác định được rằng có gây chèn ép tủy sống hay không", bác sĩ Surat giải thích.
Bác sĩ Surat cũng cho rằng không nên vội quy chụp việc massage là nguyên nhân cái chết, cũng như chỉ trích các kỹ thuật viên massage khi chưa có kết quả cụ thể.
Ông cho rằng: "Việc bệnh nhân có triệu chứng đau kỳ lạ trước đó cho thấy vấn đề có thể nằm ở tủy sống, như viêm hoặc phù tủy. Không rõ liệu vấn đề này đã tồn tại trước khi massage hay việc massage chỉ làm tình trạng viêm sẵn có trở nên tồi tệ hơn.
Cơn đau từ tủy sống rất nghiêm trọng, thường được gọi là "hội chứng đau thần kinh trung ương". Do đó, người bệnh có xu hướng tìm đến massage liên tục để giảm đau".
"Nguyên nhân dẫn đến cái chết có thể không đến từ tổn thương tủy sống. Bởi dạng tổn thương này chỉ ảnh hưởng từ khu vực tổn thương trở xuống, không lan lên não. Có thể bệnh nhân qua đời do các biến chứng khác", ông Surat nhận định.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Alaves vs Sociedad, 2h30 ngày 24/4: Thoát hiểm
Thế giớiPhạm Xuân Hải - 23/04/2025 05:25 Tây Ban Nha ...
【Thế giới】
阅读更多Ông Tấn 'Hương vị tình thân' phẫn nộ vì bị chế ảnh quảng cáo thô bỉ với Võ Hoài Nam
Thế giớiNSƯT Hồ Phong và Võ Hoài Nam trong trích đoạn phim 'Hương vị tình thân' mới phát sóng.
NSƯT Hồ Phong đảm nhiệm vai đại ca giang hồ Tấn trong Hương vị tình thân. Trong tập 107, khi ông Sinh (Võ Hoài Nam) đến gặp, Tấn (Hồ Phong) đã trừng mắt lên doạ: "Tao nếm mật nằm gai bao nhiêu năm trở về cái đất này không thể để mất hết trong tay lũ rẻ rách chúng mày. Biến đi! Án đã thụ xong rồi, không thay đổi được gì. Biến đi cho người thân mày được yên ổn".
Ngay sau khi tập phim này lên sóng, hình ảnh từ hai nhân vật này đã bị chế thành ảnh quảng cáo thuốc xịt miệng, ví phản cảm khiến NSƯT Hồ Phong vô cùng bức xúc. Anh thể hiện quan điểm trên trang cá nhân: "Việc chế tác hình ảnh của tôi và các nghệ sĩ khác với những lời lẽ tục tĩu, vô văn hoá như thế này thử hỏi gia đình, bạn bè, nhất là những đứa trẻ con của chính anh chị sẽ nghĩ gì về người đã sinh ra chúng? Tại sao trước khi làm những việc này không suy nghĩ xem được hay mất thế nào rồi hãy đưa ra quyết định, để rồi lại phải muối mặt nhắn tin xin lỗi tôi nhỉ?".
NSƯT Hồ Phong chia sẻ chia sẻ bức ảnh chế quảng cáo thô bỉ. NSƯT Hồ Phong nói thêm, anh có đầy đủ điều kiện để làm hình ảnh mình lung linh nhưng anh và các diễn viên đã tạo hình nhân vật gần gũi nhất để khán giả cảm nhận trọn vẹn, chân thực nhất về vai diễn mình tham gia diễn xuất.
Cùng với đó, anh cũng chia sẻ kèm những tin nhắn xin lỗi của những người đã chế ảnh nhân vật của mình cũng như diễn viên Võ Hoài Nam để quảng cáo với lời lẽ thô bỉ mà chưa xin phép. NSƯT Võ Hoài Nam sau khi bất ngờ vì hình ảnh của mình cũng xuất hiện trong chia sẻ của NSƯT Hồ Phong thì bình luận: "Người ta nghĩ cạn, bỏ qua nha em".
Trước ý kiến cho rằng không nên chấp mạng xã hội ảo, NSƯT Hồ Phong nói anh không chấp nhưng anh thường được Facebook tag tên mình vào khi có người đăng hình mình nên "biết mà không nói thì cũng khó".
NSƯT Hồ Phong Trước đó, NSƯT Hồ Phong cũng từng rất bức xúc trước những nhận xét vô văn hoá mà nhiều người dành cho các diễn viên, trong đó có anh và nghệ sĩ Ngân Hạnh (vai bà Sa). "Bên cạnh những nhận xét chân thành, thẳng thắn và rất có trách nhiệm của đông đảo khán giả thì cũng có những nhận xét rất thô bỉ mà chúng tôi nhận được. Các anh chị có quyền nhận xét về nhân vật, thậm chí chửi rủa nhân vật nếu làm các anh chị khó chịu, ức chế. Nhưng đừng thông qua nhân vật để xúc phạm cá nhân chúng tôi. Các anh chị nên nhớ rằng chúng tôi rất có thể cùng trang lứa với cha, mẹ các anh chị, thậm chí còn có khi lớn hơn".
NSƯT Hồ Phong còn bức xúc hơn khi nhiều khán giả còn bình luận sang cả ngoại hình, đời tư của anh một cách thiếu tế nhị. "Có những lời nhận xét rất "thiểu năng" kiểu như: 'Thằng này xấu mà lấy vợ xinh thế'. Trong số những anh chị phát ngôn như thế, mấy người đã gặp chúng tôi ngoài đời? Biết ngoài đời chúng tôi thế nào mà phát ngôn lạ vậy? Đấy là chưa kể còn có anh chị mà tôi biết có bằng cấp, có địa vị vào Facebook của tôi bình luận trêu đùa những câu rất thiếu văn hoá", nam diễn viên viết.
NSƯT Hồ Phong và Võ Hoài Nam trong trích đoạn phim
Vy Uyên
Ông Tấn 'Hương vị tình thân': Hạnh phúc bên vợ đẹp kém 7 tuổi và 3 con
Gần 30 năm làm nghề, NSƯT Hồ Phong chưa từng tiếp xúc với báo chí. Cuộc sống riêng với người vợ kém 7 tuổi cùng 3 con cũng được anh giấu kín trước truyền thông.
">...
【Thế giới】
阅读更多Phố đi bộ Nguyễn Huệ: Chốn 'cực phẩm phong lưu' của Sài Gòn xưa
Thế giới - Để có được như hôm nay, đường Nguyễn Huệ phải trải qua một chặng đường khá dài, 129 năm để hình thành và phát triển...Chúng tôi cùng đi dạo trên đường Nguyễn Huệ. Nằm ngay trung tâm thành phố, con đường lúc nào cũng nhộn nhịp. Người bạn đi cùng - chị Ngọc Thuần - bất chợt hỏi tôi: "Anh có biết lịch sử con đường này không?".
Từng là một con kênh
Chị Thuần là người Sài Gòn. Chị có một thời gian dài, từ thuở thiếu thời cho đến quá nửa đời người sống tại khu vực này. Chị yêu con đường, yêu từng ngõ ngách, từng mái ngói cong vênh trên những ngôi nhà cũ xưa.
Ngày 11/04/1861, Kinh Lớn được đổi tên thành kênh đào Charner, hai bên bờ kênh là hai con đường chạy song song được mang tên đường Rigault de Genouilly và đường Charner. (Ảnh Internet).
"Anh có nghĩ rằng, đường Nguyễn Huệ nguyên thủy là con kênh không?" chị hỏi.
Chị nói tiếp: "Ông nội tôi từng kể, trước khi có con đường nơi đây là con kênh, gọi là Kênh Lớn. Kênh chạy dài từ bờ sông Bến Nghé đến chỗ bây giờ là UBND TP.HCM, rồi con kênh rẽ sang phía Nhà hát Thành phố và tiếp tục chạy dài tới Sở Thú bên cầu Thị Nghè.
Hồi ấy, chợ Bến Thành được triều đình nhà Nguyễn xây dựng bên bờ kênh. Sinh hoạt nơi đây nhộn nhịp. Người Việt, người Hoa, người Chà, người Miên... xây nhà san sát để buôn bán dọc theo kênh. Họ dựng những tiệm hủ tiếu, thịt quay, cháo cá, cà phê, thuốc bắc của người Hoa và đôi ba tiệm của người Chà bán vải, tạp hoá, nước hoa ...
Năm 1860 chợ Bến Thành mới được xây dựng lại ở phía nam Kênh Lớn. Trước mặt chợ là một con đường dọc theo kênh được đặt tên đường Charner. Bên kia bờ kênh là đường Rigault de Genouilly.
Trở thành đại lộ Nguyễn Huệ vào năm 1956, một trong những con đường đẹp nhất, chốn 'cực phẩm phong lưu' của Sài Gòn xưa. Ảnh: Internet.
Vào năm 1887, người Pháp cho lấp con kênh và sát nhập hai con đường lại làm một thành đại lộ Charner. Dân địa phương thường gọi là đường Kinh Lấp để đến năm 1956 trở thành Đại lộ Nguyễn Huệ.
Chị Thuần nói tiếp: "Để có được như hôm nay, đường Nguyễn Huệ phải trải qua một chặng đường khá dài, 129 năm để hình thành và phát triển".
Ngày 29/4/2015, đường Nguyễn Huệ chính thức trở thành phố đi bộ đầu tiên trên cả nước. Phố đi bộ Nguyễn Huệ có chiều dài 670m, rộng 64m với những tiện nghi hiện đại đang chờ đón những người yêu mến Sài Gòn.
Con hẻm đặc biệt nhất Sài Thành
Chúng tôi tiếp tục dạo chơi trên đường Nguyễn Huệ và dừng trước một con hẻm.
Con hẻm mang số 53, dài chưa đầy 100m rộng chừng 4m. Vào đầu thập niên 1970, hẻm có tên là hẻm Ba Sườn, vì đầu hẻm có hàng hủ tíu xào, mì xào giòn của anh Ba Sườn.
Hẻm 53 chật hẹp
Những năm đầu thập niên 80, cặp vợ chồng tài danh, ca sĩ Phương Hồng Ngọc và kịch sĩ Ngọc Đức thường hay lui tới để ăn món mì xào giòn ngon tuyệt vời của anh chàng Ba Sườn. Người này chuyên mặc áo ba lỗ và quần xà lỏn để "thao tác".
Ngày trước, cư dân trong hẻm 53 đa phần là người Hoa. Họ đa phần là những người lao động chân tay.
Nhiều nhà xuống cấp được che đậy.
Họ sống thành từng cụm, ít qua lại với những người Việt ở mặt tiền. Bà con trong hẻm làm nhiều ngành nghề như lao động phổ thông hoặc buôn bán lặt vặt. Nhưng dù nghèo hay giàu cuộc sống của người dân trong hẻm 53 cũng rất hiền hòa.
"Cả một thời gian dài sống ở đây, tôi chưa bao giờ thấy họ to tiếng, đánh lộn với nhau", chị Thuần khẳng định.
Hồi ấy, những người buôn bán trước hiên nhà như chú Mười bán viết Parker, chị Cửu bán thuốc lá... hoặc những người buôn bán nhỏ trong hẻm đều thể hiện mối thân tình với nhau.
Chế biến thức ăn ngay tại hẻm
Chúng tôi gặp ông Trần Thành đang cởi trần ngồi trước cửa nhà. Ông là cư dân lâu đời nhất trong con hẻm này. Cựu huấn luyện viên bơi lội 80 tuổi này cho chúng tôi biết, cả hẻm có khoảng hơn 20 căn nhà nhưng đã đổi chủ. Nhiều nhà đã xuống cấp.
Người xưa không còn nhiều nhưng vẫn giữ được nét thuần khiết của con hẻm xưa. Cả hẻm bây giờ ai nấy đầu lao vào cuộc mưu sinh, bán cơm, giữ xe và nhiều công việc lặt vặt khác.
Ông Trần Thành, cư dân lâu đời nhất tại hẻm.
Chúng tôi dạo một vòng. Buổi trưa, công nhân các công trình, viên chức các cơ quan gần đó tấp nập đi vào. Nơi đây có những bữa cơm trưa ngon miệng nhưng rẻ tiền đang chờ họ. Họ ngồi cạnh nhưng bức tường đầy rêu phong. Cuối hẻm, một cầu thang bằng bê tông chắn ngang một phần đường.
"Đã là người Sài Gòn xưa không ai không biết nơi này. Dấu tích một thời quán cơm Bà Cả Đọi vẫn còn đây nhưng những người khách năm xưa và cả bà chủ quán đều không còn", chị Thuần cho biết.
Có thể thấy, khó có thể tìm được con hẻm thứ 2 mang đầy ấn tượng của Sài Gòn như hẻm 53.