Có biệt danh là "Rambo" chiếc siêu xe thể thao cổ điển Chevrolet Corvette C3 được độ thân rộng và tăng hiệu suất động cơ. Chủ sở hữu của nó là Garrett Randall.
Những chiếc xe cơ bắp cổ điển độ body kit hoang dã nhất |
Chiếc xe được tùy chỉnh theo đúng ý của Randall điểm nhấn khiến khiến xe trong mạnh mẽ, cơ bắp hơn hẳn đó là chắn bùn trước mới được bọc quanh những chiếc lốp BFGoodrich cỡ lớn.
Về mặt cơ khí, C3 gần như giữ nguyên kết cấu khung gầm và khối động cơ 7,0 lít nhưng công suất đã tăng thêm 5 mã lực so với phiên bản gần nhất.
Ngoại hình xe được sửa đổi trông đẹp đến mức dễ dàng quên rằng đây không phải là một chiếc xe cổ, cũ. Trên thực tế, nó đã được làm lại toàn bộ bộ dàn áo để có được vẻ đẹp hiện tại
Ford Mustang '67 độ thân rộng, phong cách rỉ sét
Chiếc Mustang 67 được độ thân rộng cùng nhiều tùy chỉnh được xem là một trong những bản độ điên rồ nhất trong danh sách này.
Ford Mustang '67 độ thân rộng, phong cách rỉ sét. |
Xe có vẻ ngoài chắp vá. Toàn bộ mâm xe được thay thế bằng "bánh béo" với chắn bùn phình lớn sang hai bên xe. Đáng chú ý, nhiều chi tiết ở chắn bùn, nắm ca pô xe được cố tình làm cho rỉ sắt khiến chiếc xe trông cỏ vẻ cổ xưa, khác lạ.
Dodge Charger '69
Dodge Charger '69. |
Bản độ Dodge Charger '69 này là sự kết hợp giữa phong cách cũ và mới. Thiết kế tổng thể vẫn giữ nguyên hình dáng chiếc Dodge hình hộp cổ điển nhưng lại được độ thân rộng khá hầm hố. Ngoài ra còn được trang bị động cơ V10 từ Viper cực mạnh.
Ford Mustang "Hoonicorn"
Chiếc Ford Mustang độ hoàn toàn này thuộc sở hữu của Ken Block, ông chủ của một thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới nổi tiếng với thú tiêu khiển đua xe và đủ trò tai quái với xe.
Được gọi bằng cái tên thân mật “The Hoonicorn”, chiếc Ford Mustang 1965 độ là sản phẩm của hãng AS Motorsports đặt trụ sở tại North Carolina, Mỹ. Được biết, hãng AS Motorsports đã phải mất 2 năm để hoàn thành quá trình độ chiếc Ford Mustang của Ken Block.
Ford Mustang "Hoonicorn" |
Chiếc Ford Mustang 1965 của Ken Block gây ấn tượng với thiết kế cực hầm hố. Xe được trang bị thân vỏ độ mới hoàn toàn và hốc bánh loe rộng sang hai bên. Một bộ siêu nạp cỡ lớn nằm trồi hẳn lên trên nắp capô khiến chiếc Ford Mustang của Ken Block càng thêm dị.
Chiếc Ford Mustang độ hoàn toàn này của Ken Block sở hữu công suất tối đa lên đến 845 mã lực.
Chevrolet Camaro
Chiếc Camaro "Road Rage" '70 này đã xuất hiện tại triển lãm SEMA năm 2018, nơi quy tụ những chiếc xe cổ điển hoang dã nhất.
Chevrolet Camaro |
Chiếc xe gây chú ý với bodykit độ thân rộng, gầm rất thấp. Trông nó rất hầm hố so với nguyên bản, hòa quyện giữ vẻ đẹp hoài cổ và hiện đại. Bản độ có vẻ ngoài bóng bẩy với hai tông màu tương phản nổi bật.
Pontiac GTO Judge '70
Với chắn bùn được tạo điểm nhấn bằng đường sọc đen, cửa hút gió phía trước và đèn pha hình tứ giác, chiếc Pontiac GTO Judge 1970 mang một phong cách không thể nhầm lẫn với vẻ đẹp của một chiếc xe cơ bắp.
Pontac GTO Judge '70
|
Có lẽ là góc nổi bật nhất là những tấm chắn bùn khổng lồ tăng thêm vài inch chiều rộng cho thân xe. Vè chắn bùn vẫn giữ những đường sọc đặc trưng của chắn bùn Pontiac GTO, bên dưới là mâm xe 5 chấu sâu với thiết kế mặt cổ điển và được sơn bóng bẩy.
Chevrolet Camaro '73
Chiếc Camaro '73 này được chuyển đổi thành một chiếc xe đua thường xuyên tham gia các cuộc thi trên khắp nước Mỹ.
Chevrolet Camaro '73 |
Chủ sở hữu Brian Hobaugh đã tham gia vô số cuộc thi với chiếc xe này và giành được nhiều chiến thắng. Chưa kể, anh ấy đã đầu tư độ chiếc xe thành một trong những xe đua cổ điển đẹp nhất hiện có.
Hoàng Anh (theo Hotcars)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bộ sưu tập xe hơi của tài tử điện ảnh Mỹ Chris Evans tuy không cực kỳ sang trọng và đắt tiền nhưng rất đa dạng, từ những chiếc sedan hạng sang đến những chiếc xe thể thao cổ điển.
" alt=""/>Những chiếc xe cơ bắp cổ điển độ body kit cực chấtSáng 10/1/2014, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã có cuộc trao đổi với báo chí về những điểm đáng chú ý trong quy hoạch kho số viễn thông, một vấn đề nóng đang được dư luận rất quan tâm, và đang có nhiều thông tin chưa thực sự chính xác.
Bộ TT&TT vừa ban hành Thông tư số 22 về quy hoạch kho số viễn thông. Tại sao cần phải ban hành quy hoạch này vừa dựa trên căn cứ nào để đưa ra quy hoạch, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Như chúng ta biết, năm 2009, Quốc hội thông qua Luật Viễn thông, có hiệu lực từ ngày 1/6/2010.
Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 25 để hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông, trong đó quy định rõ kho số là tài nguyên viễn thông quốc gia, giao Bộ TT&TT phải xây dựng và ban hành quy hoạch kho số viễn thông theo hướng bảo đảm cho quản lý sử dụng tài nguyên viễn thông, trong đó có kho số viễn thông làm sao được hiệu quả nhất, phục vụ tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội, cũng như nhu cầu thông tin liên lạc của người dân.
Đó là sở cứ quan trọng để Bộ TT&TT nghiên cứu xây dựng và ban hành Thông tư về quy hoạch kho số.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đấy, Bộ TT&TT đã làm việc với các doanh nghiệp viễn thông, khảo sát đánh giá tình hình thực tế sự phát triển của thị trường và công nghệ để từ đó đưa ra quy hoạch kho số bảo đảm cho việc sử dụng tài nguyên hiệu quả, và bảo đảm tính bền vững của quy hoạch này trong một thời gian dài, tránh chuyện thường xuyên thay đổi các mã số ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trên cơ sở các căn cứ pháp luật cũng như nghiên cứu thực tế phát triển của thị trường và công nghệ, Bộ TT&TT vừa qua đã ban hành Thông tư số 22 về quy hoạch kho số viễn thông.
Về lý do phải ban hành quy hoạch này, thì thứ nhất, quy hoạch kho số viễn thông, đặc biệt là mã vùng, mã mạng đã tồn tại cách đây hơn 50 năm, từ khi có ngành viễn thông Việt Nam. Đến năm 2008, chúng ta có điều chỉnh một chút là thêm đầu mạng có 3 chữ số. Còn về cơ bản các quy hoạch về mã vùng, mã mạng đã tồn tại 50 năm nay, không thay đổi. Trong 50 năm đó, môi trường kinh doanh viễn thông, các công nghệ viễn thông đã thay đổi nhanh chóng.
Cách đây chỉ 15 năm trước, hầu như dịch vụ thông tin di động còn rất hạn chế. Số người sử dụng dịch vụ thông tin di động rất thấp, có thể tính chỉ có vài triệu người, còn số người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định lên đến hàng chục triệu người. Nhưng 15 năm qua, bức tranh đã thay đổi rất nhanh chóng. Về mặt công nghệ thì dịch vụ điện thoại cố định ngày càng giảm, và dịch vụ di động ngày càng phát triển. Hiện nay cả nước có gần 140 triệu thuê bao điện thoại, trong đó khoảng gần 133 thuê bao điện thoại di động. Bức tranh đã thay đổi hoàn toàn. Trong khi đầu mã để dùng cho quy hoạch mã vùng và mã mạng chỉ có 9 đầu mã (từ đầu 1 đến đầu 9), trong đó 7 mã đã sử dụng cho điện thoại cố định, 2 mã là đầu 9 và đầu 1 dùng cho điện thoại di động. Dẫn đến bất cập là số mã mạng rất ít trong khi số thuê bao điện thoại di động lại rất lớn. Số thuê bao cố định rất ít nhưng lại được sử dụng số mã mạng rất nhiều. Đấy là bất cập rất cơ bản.
Để giải quyết bất cập ấy, trong năm 2008, chúng ta đã phải có giải pháp tình thế, là bắt buộc phải thêm mã mạng có độ dài là 3 chữ số, dẫn đến việc bây giờ có thuê bao 10 số, có thuê bao11 số. Nếu chúng ta tiếp tục để tình trạng này diễn ra thì ngày càng bất cập, vì số thuê bao điện thoại cố định trong trong 1 vài năm tới thậm chí có thể giảm xuống còn một vài triệu thuê bao, còn số thuê bao di động ngày càng tăng. Đặc biệt, hiện nay chúng ta biết kết nối di động không chỉ giữa người với người, mà cả giữa người với máy, máy với máy. Theo dự đoán của các tổ chức thế giới thì đến năm 2050, trên thế giới có khoảng 50 tỷ kết nối. Nếu chúng ta không có quy hoạch các đầu số di động thì sẽ không đủ để kết nối. Bây giờ tất cả các thiết bị trong nhà, từ bếp điện, máy giặt… trong xu hướng hình thành công nghệ nhà thông minh đều có khả năng kết nối, thì với đầu số di động hiện nay không thể bảo đảm kết nối giữa người với người, chưa nói là kết nối giữa máy với máy trong tương lai. Để bảo đảm sự phát triển công nghệ trong thời gian dài khoảng 30 – 50 năm tới thì chúng ta phải quy hoạch, tổ chức lại để số lượng mã mạng dùng cho di động tăng lên, đáp ứng nhu cầu kết nối giữa người với người, máy với máy, còn đầu số dùng cho mã vùng phục vụ cho điện thoại cố định giảm đi, phù hợp với xu hướng các thuê bao, dịch vụ điện thoại cố định ngày càng giảm.
Lý do khác nữa của sự cần thiết phải thay đổi quy hoạch kho số là về môi trường. 15 năm trước môi trường viễn thông tại Việt Nam là môi trường độc quyền. Chúng ta chỉ có một doanh nghiệp VNPT trước năm 2000. Giờ chúng ta đã có hơn chục doanh nghiệp có hạ tầng mạng, hàng trăm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, thì số lượng đối tượng cần sử dụng các mã số tăng lên rất nhiều. Ví dụ, trước đây chúng ta không có khái niệm nhà cung cấp dịch vụ nội dung, nhưng những năm gần đây, với sự phát triển của Internet và thiết bị điện thoại thông minh, thì các dịch vụ nội dung phát triển rất mạnh. Trước đây chúng ta không bố trí các đầu số cho nhà cung cấp dịch vụ nội dung. Bây giờ chính là lúc chúng ta phải quy hoạch lại để phù hợp với thị trường trong môi trường hoạt động cạnh tranh, có nhiều doanh nghiệp tham gia.
Đó là những sở cứ cần thiết phải xây dựng quy hoạch kho số mới đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và của công nghệ, thị trường.
Bộ TT&TT đã tính toán, dự liệu ảnh hưởng của quy hoạch đến người sử dụng hay chưa?
Trong quy hoạch mới thì thay đổi lớn thứ nhất là quy hoạch lại mã vùng. Thực tế, mã vùng hiện chỉ phục vụ các cuộc gọi cố định, đặc biệt là chỉ dùng cho các cuộc gọi đường dài. Theo số liệu thống kê từ báo co của các doanh nghiệp thì tổng lưu lượng của các cuộc gọi đường dài, cố định gọi đường dài, các cuộc gọi từ di động gọi vào các máy cố định, và các cuộc gọi từ quốc tế vào máy cố định vào Việt Nam…, tóm lại là lưu lượng tất cả các cuộc gọi có sử dụng đầu mã vùng chỉ chiếm 1,6% tổng lưu lượng viễn thông Việt Nam.
" alt=""/>Thứ trưởng Lê Nam Thắng: “Tác động của đổi mã vùng dịch vụ cố định rất thấp”Những chiếc siêu xe trị giá hàng triệu USD không phải là thứ khác lạ tại những quốc gia này. Để tô điểm cho chiếc xe của mình và đặc biệt là làm tăng giá trị của chúng, biển số xe là một lựa chọn tuyệt vời dành cho những chủ xe.
Mới đây, một chiếc Lamborghini Aventador SVJ được bắt gặp tại Monaco nhưng lại mang trên mình biển số “123” của Quatar. Điều đáng nói không phải là một chiếc xe Trung Đông xuất hiện ở châu Âu mà là giá bán của biển số này lên đến 10 triệu Euro, tức gần 12 triệu USD.
Tại Trung Đông, những biển số càng gọn, càng ít ký tự càng có giá bán cao. Thông thường, những biển số được nhiều người săn đón như thế này đều được bán thông qua các phiên đấu giá, chính vì thế, giá bán của chúng thường rất cao.
Biển số “123” này tuy có đến ba ký tự nhưng vì sự liền mạch và mang yếu tố đặc biệt với chủ nhân nên giá của nó đã gấp đến gần 20 lần giá trị chiếc xe mang nó.
Chiếc xe mang biển số trị giá gần 12 triệu USD này là một chiếc Lamborghini Aventador SVJ Roadster với ngoại thất sơn màu trắng ngọc trai.
Kết hợp cùng với màu sơn này ở ngoại thất đó là nhiều chi tiết như cánh gió sau, mui xe, hốc gió và ốp gương được làm bằng sợi carbon. Xe được trang bị bộ mâm đa chấu sơn đen với ốc khóa tâm và cùm phanh sơn đỏ. Bên trong, nội thất của xe được hoàn thiện với hai tông màu là trắng và tím. Sợi carbon cũng được sử dụng rộng rãi bên trong khoang lái của xe.
Bên dưới nắp động cơ, xe được trang bị động cơ V12, hút khí tự nhiên, dung tích 6.5 lít, tạo ra công suất tối đa 770 mã lực và mô-men xoắn cực đại. Xe vẫn có khả năng tăng tốc lên 100 km/h trong vòng 2,8 giây và tốc độ tối đa đạt được là 350 km/h.
Khác biệt lớn nhất của SVJ đối với những dòng Aventador khác là bộ cánh gió và cản xe được tích hợp công nghệ ALA thế hệ thứ 2 của Lamborghini. Hệ thống khí động học chủ động này là chìa khóa tạo nên kỷ lục vòng chạy tại Nurburgring cho mẫu xe này./.
Theo VOV
Bạnđang sở hữu mẫu xe độc, bản độ đẹp, hay xe cũ hàng hiếm? Hãy chia sẻ thông tin, hình ảnh, video về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Một người chơi xe ở Thanh Hóa đã may mắn sở hữu được biển số ngũ quý 6 đầu tiên trên chiếc Ford Ranger Raptor.
" alt=""/>Biển số siêu xe trị giá gần 12 triệu USD