Vị đầu bếp đã thêm một ít gừng và hành lá để ngăn ngừa mùi mà không làm thay đổi gia vị và hương vị.
Cuối cùng, người cha và cô con gái nếm thử bữa ăn cuối cùng từ người vợ, người mẹ đã mất. Khi Mizuki đặt một muỗng thịt vào miệng, nước mắt bắt đầu chảy trên gương mặt cô.
Mizuki cho biết, nó rất ngon trước khi vỡ òa trong nước mắt vì nhớ lại câu chuyện cuộc đời của mẹ cô.
Cô gái 25 tuổi đã cảm nhận được hương vị món ăn mẹ nấu như ngày xưa. Cha cô cũng khóc và đồng tình như vậy.
Chứng kiến phút giây xúc động, đầu bếp Hayashi cũng không ngăn được những giọt nước mắt trước kỷ niệm ấm áp của một gia đình.
8 lời khuyên của chuyên gia Mỹ dạy trẻ tự lập hơn
Những lời khuyên của nhà tâm lý học người Mỹ sẽ giúp bạn hướng dẫn con trở nên tự lập hơn.
" alt="Bật khóc trước món ăn cuối cùng mẹ để lại cách đây 5 năm" />
...[详细]
Candy Ngọc Hà không sống chung với bố từ khi em còn nhỏ.
Candy Ngọc Hà cho biết, em có rất nhiều ba nuôi - là các khán giả khi thấy em diễn quá dễ thương đã nhận em là con. Nhưng bố đẻ - người sinh ra em thì em chỉ có một và đó là người duy nhất em gọi là bố.
Đặc biệt, trong một lần bị bạn bè hỏi về việc “không có bố”, Candy Ngọc Hà đã có câu trả lời khiến ai nấy đều bất ngờ: “Ai cũng có bố hết. Bố mình bận mình nên mẹ mình đưa đón”. Mặc dù mới 7 tuổi nhưng Candy Ngọc Hà ý thức được rằng việc em có nhiều ba nuôi đã là một điều đặc biệt hơn so với các bạn đồng trang lứa. Câu trả lời của em khiến cả trường quay đều ngưỡng mộ bởi cách đáp trả đầy mạnh mẽ nhưng cũng thuyết phục.
Đối với Candy Ngọc Hà, hạnh phúc đơn giản là khi được vui vẻ thoải mái thể hiện những điều mà mình suy nghĩ. Em hài lòng với những gì mình đang có, được hát cho mẹ nghe và phụ bà ngoại nấu cơm hàng ngày. Thế giới của em chỉ cần có mẹ và bà ngoại là "hạnh phúc".
Đến với chương trình, Candy Ngọc Hà cất trong "chiếc hộp bí mật" một tấm thiệp được trang trí cẩn thận do chính tay em làm, trong thiệp là những hình vẽ thể hiện những món quà mà em muốn dành tặng cho mẹ kèm dòng chữ: "Con yêu mẹ nhiều, vì mẹ thương con, mẹ dạy con hát, chăm sóc con, mẹ dạy con học... Con sẽ luôn ngoan để mẹ vui và ở mãi bên con".
Ngồi phía sau "căn phòng bí mật", mẹ của Candy Ngọc Hà thấy bất ngờ về những câu nói trưởng thành của em. Chị cho biết, lúc mới sinh Candy Ngọc Hà, chị và bố của bé có sống chung, tuy nhiên sau đó, khi em được 3 tuổi, họ đã quyết định ly dị. Candy Ngọc Hà ở với mẹ và bà ngoại, thời gian con nhỏ, bé không hay gặp ba. Khi bé bắt đầu lớn bố bé mới hay đến thăm.
MC Ốc Thanh Vân.
Tuy nhiên, sau này, do bé hay phải đi diễn vào cuối tuần, mà bố lại chỉ rảnh những ngày đó nên em gặp bố ít hơn. “Nhiều khi bố muốn gặp con phải đặt lịch trước để con không nhận show vì con sợ hủy show” - Ngọc Hà chia sẻ.
Mặc dù ít gặp nhưng Candy Ngọc Hà vẫn luôn nhớ và dành tình cảm nhất định cho bố và ông bà nội. Mẹ Candy Ngọc Hà nhớ lại trong một lần Candy Ngọc Hà đi diễn, bố em đứng đợi ở dưới khán đài nhưng em nhanh chóng nhận ra và hỏi: “Đó có phải là bố con không”.
Lắng nghe câu chuyện của Candy Ngọc Hà, Ốc Thanh Vân khẳng định “đây là một thiên thần”. Theo nữ MC, với Candy Ngọc Hà, hạnh phúc là một khái niệm có thật chứ không phải mơ hồ hay trống rỗng. Việc cô bé có thể cảm nhận được như vậy là vì em được sống trong một môi trường an toàn, đầy yêu thương. Dù không sống cùng bố nhưng em luôn thấy hạnh phúc khi có mẹ và bà.
Tiến sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân cũng cho rằng, Candy Ngọc Hà đã có những kí ức tốt đẹp về bố. Những kí ức này sẽ nuôi dưỡng tâm hồn em, đi theo em suốt cuộc đời dù em không được hưởng trọn vẹn tình cảm của bố và nhà nội như các bạn khác. Với những điều này, Candy Ngọc Hà sẽ là một cô bé tốt bụng, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người.
Cha mẹ hãy là người đồng hành, thay vì lấy mật khẩu của con
Cha mẹ cần công nhận và tôn trọng quyền được sử dụng Internet của con trẻ. Đó là lời khuyên của chuyên gia dành cho các bậc phụ huynh trong thời đại công nghệ số.
" alt="'Ai cũng có bố hết, bố mình bận nên mẹ mình đưa đón'" />
...[详细]
Việc tình nguyện hiến máu của ông Chánh bắt đầu từ năm 2003. Trong một lần đi thăm người thân bị bệnh ở Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, ông chứng kiến nhiều trường hợp bệnh nhân cần tiếp máu để phẫu thuật. Nhưng loại máu thích hợp cho các bệnh nhân này không còn đủ, người thân của họ cũng không có loại máu phù hợp nên việc chữa bệnh gặp khó khăn.
“Câu chuyện đó đã ám ảnh tôi. Tôi băn khoăn: “Tại sao không đủ máu cho bệnh nhân?” và bắt đầu tìm hiểu về việc hiến máu. Các tài liệu trên mạng, truyền hình và tờ rơi của bệnh viện… được tôi nghiên cứu rất kỹ và tôi nhận ra tầm quan trọng của việc hiến máu.
Đặc biệt, tôi mang nhóm máu 0 - nhóm máu có thể truyền cho tất cả mọi người vì vậy càng có lý do để thôi thúc tôi hiến máu”, ông nhớ lại.
Từ năm 2004, ông Chánh tự nguyện tham gia hiến máu tại bệnh viện.
Lần đầu tiên hiến máu, ông Chánh thừa nhận, không tránh khỏi sự lo âu. “Tôi không biết mình có đủ điều kiện để hiến không. Tôi cũng hỏi đi hỏi lại về sự an toàn lúc cho máu. Tuy nhiên sau đó, tôi thấy việc hiến máu có lợi cho bản thân (được kiểm tra máu, sàng lọc bệnh, có cơ hội “thay máu”…) và góp phần làm giàu nguồn máu dự trữ cho những người bệnh cần”.
Từ đó, mỗi năm, trung bình 3 tháng/lần, ông Chánh lại đi hiến máu. Suốt 16 năm, ông đều đặn cho đi những giọt máu của mình. Thời điểm duy nhất khiến ông gián đoạn việc hiến máu trong vòng 10 tháng là lần ông bị tai nạn gãy tay vào năm 2018.
Sau khi sức khỏe ổn định, ông lại tiếp tục hiến nguồn máu cho cộng đồng. Ngoài ra, ông còn vận động vợ và con gái Trần Thảo Nguyên (SN 1990) cùng đi hiến máu. Đến nay, vợ và con gái ông có 25 lần hiến máu.
Không chỉ vậy, ông cũng vận động hàng xóm, người quen hiến máu cho cộng đồng. “Việc vận động, ban đầu, không dễ dàng. Một số người sợ mất máu hoặc nghĩ rằng máu cho đi là uổng phí, mình phải giải thích cặn kẽ. Tôi còn in tờ rơi, thông tin chính thống để đưa cho họ đọc.
Một số người lo sợ hiến máu sẽ dễ lây bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tôi phải đưa bản thân mình ra làm bằng chứng, thuyết phục họ. Nhiều năm hiến máu, sức khỏe tôi còn tốt lên. Đến nay, có khoảng 18 người đã tham gia phong trào này”.
Từ khi tham gia hiến máu, ông Chánh chú ý đến chế độ ăn uống, ý thức giữ sức khỏe. Ông ăn đủ chất, đều đặn và hạn chế rượu, bia. Ông cũng tập thể dục để có được nguồn máu tốt, đủ điều kiện.
Nhiều năm trước, dù chưa đến lịch hiến máu (3 tháng/lần) nhưng sắp phải có chuyến công tác dài, ông đều đến bệnh viện hiến máu trước thời hạn. Sau này, có quy định 3 tháng/lần, ông tìm mọi cách để sắp xếp công việc cơ quan, gia đình để không ảnh hưởng đến lịch đi hiến máu.
Việc hiến máu đã cho ông nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Đó là vào năm 2015, khi ông Chánh cùng đoàn khoảng 30 người từ An Giang đi du lịch tại TP Nha Trang.
Khi đoàn đến tỉnh Bình Thuận, xe khách bị hỏng. Tình cờ, gần đó, có một vụ tai nạn vừa xảy ra. Một người phụ nữ được đưa vào bệnh viện gần nhất trong tình trạng bị mất rất nhiều máu. Lượng máu dự trữ của bệnh viện không đủ, các bác sĩ kêu gọi việc hiến máu tại chỗ.
Dù mới hiến máu cách đó 1 tháng nhưng ông Chánh không chút do dự, xin được hiến cho người phụ nữ xa lạ. Ông còn vận động, thuyết phục được 3 người khác trong đoàn du lịch hiến máu cho người phụ nữ trên.
Xong việc, đoàn xe tiếp tục hành trình của mình. “Chúng tôi không có tin tức về người phụ nữ ấy nhưng tôi hi vọng những giọt máu của mình đã giúp cho một con người có cơ hội được tái sinh lần nữa”, ông Chánh nói.
Với những đóng góp tích cực, ông Chánh đã vinh dự được nhận kỷ niệm chương của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bằng khen của UBND tỉnh Anh Giang vì có thành tích trong phong trào hiến máu tình nguyện.
Vừa qua, ông cũng là một trong 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc lần thứ XIV được tôn vinh nhân ngày Quốc tế người hiến máu 14/6.
“Giờ nhắc đến ông Chánh là người ta nghĩ đến “ông già hay hiến máu”. Lúc bắt đầu công việc tình nguyện này, tôi không nghĩ đến việc tuyên dương, hay thành tích.
Tôi đến với nó chỉ vì lý do đơn giản, đây là việc tốt cho sức khỏe của bản thân và cũng là việc trong sức của mình, tôi có thể làm cho cộng đồng. Với tôi, hạnh phúc là cho đi”, ông Chánh nói thêm.
Chàng trai Quảng Ninh kiếm tiền từ 3 công việc chỉ bằng một ngón tay
Bị liệt toàn thân sau một tai nạn, Đặng Minh Tuấn dành hàng chục năm để tập luyện, vươn lên, trở thành nguồn cảm hứng cho cộng đồng những người khuyết tật.
" alt="Người đàn ông An Giang 60 lần hiến máu tình nguyện" />
...[详细]
Caroline là kiểu phụ huynh không ngại sự thật, nhưng nhiều bà mẹ khác lại muốn chuyện đó trở thành một bí mật.
“Người ta sẽ bị ‘sốc’ nếu biết chuyện” - chị Miranda Rogers có con trai 16 tuổi cho hay.
Chị bị cậu con trai sử dụng bạo lực từ năm nó lên 9 tuổi. “Tôi lo lắng bị mọi người đánh giá, hoặc tôi có thể bị mất con”.
Người ngoài nhìn vào có thể thấy Miranda có một cuộc sống đáng ngưỡng mộ với người chồng yêu thương và cậu con trai thông minh. Nhưng cô tâm sự: “Đêm xuống, tôi nằm trên giường tự hỏi mình đã làm sai ở chỗ nào khiến thằng bé trở nên như thế. Tôi yêu nó vô điều kiện, nhưng thằng bé càng lớn hơn thì tôi càng lo một ngày nào đó, nó sẽ đánh gãy xương tôi”.
Đáng kinh ngạc hơn, việc con cái lạm dụng cha mẹ như Caroline hay Miranda đã trải qua là tình trạng phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Ở Anh, các số liệu của cảnh sát tiết lộ, bạo lực gia đình - cụ thể là từ phía con trai với cha mẹ - tăng 30% kể từ năm 2010 lên 5.294 ca vào năm 2019. Trong khi tỷ lệ này từ phía con gái với cha mẹ cũng tăng gấp đôi lên 1.598 ca.
Trong bối cảnh hầu hết các trường trung học đều đang đóng cửa cho đến tháng 9, những đứa trẻ tuổi “teen” đang bị chán nản vì phải ở trong nhà quá nhiều.
Thời gian này, ông Michelle John - giám đốc Cơ quan Hỗ trợ Phát triển giáo dục phụ huynh, một tổ chức hỗ trợ những phụ huynh bị con cái dùng bạo lực - đang nhận được khá nhiều email từ các bậc cha mẹ tuyệt vọng.
71% trẻ em sử dụng bạo lực với cha mẹ là con trai, 29% là con gái. Ông Michelle cho biết, nhiều phụ huynh sợ phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng, bởi vì họ không chỉ có nguy cơ mất con, mà còn có nguy cơ mất việc và tổn hại uy tín. Lý do là vì chính quyền thường đứng về phía đứa trẻ.
Những đứa trẻ có cha mẹ làm các công việc liên quan đến cộng đồng như bác sĩ, luật sư thường lợi dụng nghề nghiệp của cha mẹ để tố cáo rằng mình bị cha mẹ kiểm soát và đe dọa sẽ báo cáo về hành vi lạm dụng của họ. Trong khi đó, luật pháp chưa hề có những quy định rõ ràng về khái niệm con cái lạm dụng cha mẹ.
Cha mẹ hãy là người đồng hành, thay vì lấy mật khẩu của con
Cha mẹ cần công nhận và tôn trọng quyền được sử dụng Internet của con trẻ. Đó là lời khuyên của chuyên gia dành cho các bậc phụ huynh trong thời đại công nghệ số.
" alt="Con cái bạo hành cha mẹ ngày càng tăng ở Anh" />
...[详细]
‘Ấn tượng đầu tiên của tôi khi nhìn thấy ảnh đại diện cô ấy trên Facebook là nụ cười tươi, tự nhiên. Tôi cũng bị thu hút bởi cách nói chuyện thật thà, có phần hơi tồ tồ của bạn gái’, anh nhớ lại.
Biết nhà gần nhưng chưa có cơ hội gặp mặt, hai người bắt đầu làm quen. Sự chia sẻ đã giúp họ đến gần nhau hơn. Khoảng 5 tháng sau, cặp đôi chính thức nói lời yêu.
Năm 2013, anh Trung lên Hà Nội công tác tại một bệnh viện trong khi chị Vân vẫn học đại học tại Mạo Khê, Quảng Ninh.
‘Sau mỗi ca trực đêm, tôi được nghỉ vào buổi sáng là tranh thủ đi xe máy về thăm cô ấy. Không kể mưa nắng, mùa đông hay mùa hè, tôi cứ đi lại giữa 2 nơi như thế chỉ để được gặp nhau, ăn một bữa cơm do cô ấy nấu’, anh nói.
Tình cảm cứ thế lớn dần đến năm 2015, chị Vân tốt nghiệp Đại học và lên Hà Nội cùng anh Trung. Nhưng tình yêu của họ không được gia đình anh Trung chấp thuận và tìm đủ mọi cách ngăn cản.
‘Tôi cũng cố gắng về quê thuyết phục người thân nhưng không hiệu quả. Ngược lại, gia đình cũng tìm nhiều cách tác động đến con trai nên tôi trốn không muốn về nhà, để tránh bị tác động’.
Thời điểm này, chị Vân đang mang thai. Khi bị gia đình bạn trai phản đối quá gay gắt, chị đã suy nghĩ rất nhiều.
Sợ làm khổ anh Trung, chị có ý định bỏ thai và xin việc ở một nơi khác. Nhưng anh Trung phát hiện được bí mật ấy nên đã ngăn cản.
‘Công tác trong trong ngành y, tôi biết hậu quả của việc phá thai như thế nào. Tôi động viên và hỏi: ‘Em có chịu khổ, đi cùng anh không?’. Cô ấy gật đầu’.
‘Thời điểm đó, có những lần tôi định đưa cô ấy đến một nơi khác để lập nghiệp bởi không muốn vợ chịu áp lực, stress ảnh hưởng đến thai nhi’, anh nói thêm.
Biết bố mẹ không đồng ý, cả hai không làm đám cưới, chỉ tiết kiệm tiền lên Tam Đảo chụp bộ ảnh cưới làm kỷ niệm.
Năm 2016, họ đón con gái đầu lòng.
Họ gặp khó khăn trong việc đăng ký kết hôn vì không có sổ hộ khẩu của nhà trai. Việc này làm anh Trung phải suy nghĩ rất nhiều.
‘Tôi sợ con ra đời không được khai sinh theo họ bố. Tôi thương vợ vì đã không được mặc áo cưới lại không có danh phận về pháp luật vì vậy tôi quyết định về nhà gặp bố mình.
Tôi nói: ‘Con biết bố mẹ giận, không đồng ý nhưng chúng con đã có em bé. Con chỉ có nguyện vọng xin bố cho con được đăng ký kết hôn để cháu ra đời được mang họ của nhà mình’.
Nhận được cái gật đầu của bố, anh Trung và chị Vân đăng ký kết hôn và về ở cùng nhau chờ ngày con gái ra đời.
Chào con gái!
‘Hai vợ chồng bắt đầu với 2 bàn tay trắng’, anh Trung nói. Anh thuê phòng trọ nhỏ (1,5 triệu/tháng) để họ ở tạm, dành tiền sinh con.
Chị Vân cũng tranh thủ đi làm thêm ở cửa hàng nội thất, chuẩn bị kinh phí đón con ra đời.
Các bác sĩ trong bệnh viện nơi anh công tác biết hoàn cảnh hai vợ chồng nên rất thương và tư vấn, giới thiệu cho họ những chỗ khám thai sản chi phí thấp.
Ngày 26/4/2016, khi 2 vợ chồng đang khám thai ở một phòng khám tư, bác sĩ thông báo ‘sắp sinh rồi’ nên anh vội vàng bắt taxi đưa vợ vào Bệnh viện Bạch Mai.
Mẹ vợ đau ốm và ở xa nên lúc chị Vân sinh, chỉ có 2 vợ chồng ở trong viện.
Gia đình nhỏ của anh Trung, chị Vân.
‘Vợ đau ngồi một chỗ, tôi chạy đi chạy lại mua nước, giấy vệ sinh, sữa… Lúc con ra đời, bế con - chút máu mủ trong tay mình, cảm giác xúc động lắm.
Thời điểm tôi không nghe sự sắp xếp của cha mẹ, quyết tâm bảo vệ vợ con cũng có nhiều ý kiến trái chiều.
Tôi là con trai một, trước giờ chỉ biết học, hầu như chưa cãi lời bố mẹ bao giờ. Khi xảy ra mâu thuẫn, người ta cho rằng, tôi bất hiếu nhưng tôi không nghĩ nhiều, chỉ nghĩ đến con.
Đứa trẻ không có tội tình gì và mình phải có trách nhiệm với nó. Con gái ra đời đã đem niềm hi vọng cho 2 vợ chồng, an ủi chúng tôi sau quãng đường quá dài và gian nan’.
Khi hai mẹ con được chuyển về phòng hậu sinh, anh Trung có hơn 2 năm kinh nghiệm về hồi sức sơ sinh nên tự tay vệ sinh, chăm sóc vết rạch phụ khoa cho vợ. Ông bố này cũng cho con ăn sữa, thay bỉm, tắm cho con… khiến các ông bà đi chăm con đẻ ở viện phải ngạc nhiên.
‘Dù không nói ra nhưng tôi biết, vợ tủi thân khi ‘đàn bà vượt cạn’ mà không có ai bên cạnh. Tôi chỉ biết động viên: ‘Em cứ yên tâm, việc này anh có kỹ năng. Anh lo cho em và con được’.
Thời gian vợ mang thai, anh Trung không dám nghỉ phép. Khi vợ sinh xong, anh dồn ngày nghỉ để chăm sóc vợ con.
‘Lãnh đạo bệnh viện cũng hiểu và thông cảm nên tạo điều kiện cho 2 vợ chồng.
Sau khi vợ hồi sức, tôi hướng dẫn vợ cách chăm sóc, tắm cho con… Hai vợ chồng cố gắng rồi mọi chuyện cũng dần suôn sẻ và tôi đi làm trở lại’.
Sau đó, cặp đôi được gia đình nhà ngoại lên hỗ trợ, chăm sóc. Khi con gái đi học mầm non, chị Vân đi làm trở lại ở một công ty du lịch.
Giờ đây, cuộc sống của họ bớt áp lực hơn. Nhờ tiết kiệm, họ đã mua được một căn chung cư nhỏ ở Hà Nội đang chờ ngày bàn giao.
‘Hiện, tôi chỉ mong muốn ổn định kinh tế để có thể lo cho vợ con. 8 năm rồi chưa được đoàn tụ gia đình, tôi cũng thương bố mẹ vì bố mẹ tuổi càng cao. Chỉ mong 2 bên xóa được rào cản để có ngày sum họp’. anh nói.
Chuyện tình chàng Việt kiều Mỹ và cô hàng xóm phải nhờ bà ngoại ‘làm mai’
Mến cô hàng xóm dễ thương nhưng anh Quốc Việt chưa một lần dám bắt chuyện. Chỉ đến khi sang Mỹ, nhờ bà ngoại mai mối, anh mới dám bày tỏ tình cảm của mình.
" alt="Bị gia đình ‘từ mặt’, chàng trai vẫn quyết xây tổ ấm với cô gái quen qua mạng" />
...[详细]