![]() |
Bản đồ Iraq trên phần mềm phần lớn không được hiển thị, cho thấy lượng người sử dụng Strava khá hạn chế. Nhưng một loạt căn cứ quân sự nơi quân đội Mỹ và liên quân do Mỹ đứng đầu đóng quân lại được hiển thị khá rõ ràng. |
![]() |
Các khu vực hiện thị bao gồm căn cứ Taji - phía Bắc thủ đô Baghdad, căn cứ Qayyarah - phía ở phía Nam Mosul, căn cứ Speicher gần Tikrit và căn cứ Al-Asad ở tỉnh Anbar. |
![]() |
Nguy hiểm hơn, các chặng đường cũng được đánh dấu trên bản đồ, cho thấy người sử dụng đã mở và mang theo thiết bị khi di chuyển. Chính điều này cung cấp thông tin chi tiết về các tuyến lộ trình được thường xuyên sử dụng. |
![]() |
Tương tự tại Afghanistan, căn cứ không quân Bagram ở phía bắc thủ đô Kabul cùng một số căn cứ khác ở phía Nam nước này hay căn cứ Qamishli ở phía bắc Syria đều được hiển thị chi tiết trên bản đồ của phần mềm này. |
![]() |
Theo Strava, những người sử dụng phần mềm có thể sử dụng thiết lập bản đồ nhiệt riêng tư và không chia sẻ công khai các thông tin sẽ tránh được việc bị lộ các thông tin nhạy cảm như trên. |
H.N. - Đỗ Vân Anh - Minh Thuý
Intel đã thông báo trước cho các công ty Trung Quốc về lỗ hổng trong sản phẩm hãng này, trong khi lại ngó lơ công ty Mỹ và chính phủ nước này.
" alt=""/>Phần mềm Strava làm lộ thông tin quân sự quan trọng của Mỹ“Mẻ” iPhone X đầu tiên sẽ xuất xưởng và lên kệ vào ngày 3/11 tới, không lâu sau những người dùng may mắn nhất sẽ mua được siêu phẩm này, hào hứng mở hộp, dạo qua một vòng để ngưỡng mộ thiết kế “cong tràn 4 cạnh” tuyệt đẹp trước khi mở máy và thực hiện các thao tác thiết lập cơ bản. Và trong khi rất nhiều người thích thú set up khuôn mặt để dùng Face ID thì bài viết dưới đây sẽ cho bạn một vài lý do tại sao hoàn toàn không nên dùng đến chức năng này của Apple.
Kể từ khi Apple hé lộ công nghệ nhận diện khuôn mặt tiên tiến của mình hồi đầu tháng, hàng loạt nhà nghiên cứu về sự riêng tư và bảo mật đã bày tỏ lo ngại, không chỉ về chức năng này mà còn về những gì sẽ xảy ra với lượng dữ liệu thiết bị thu thập lại. Trong một phản hồi, công ty của Cupertino đã đảm bảo với khách hàng rằng tính năng không đem lại bất cứ rủi ro nào về riêng tư. Tiếc rằng, trong thời đại Internet bùng nổ và thông tin người dùng bị rao bán khắp mọi nơi, một lời đảm bảo suông, ngay cả từ Apple, vẫn thật chẳng mấy thuyết phục.
![]() |
Đầu tiên, hãy xem xét mức độ bảo mật cơ bản của tính năng Face ID. Apple khẳng định rằng một người ngẫu nhiên sở hữu một phần một triệu phần trăm mở khóa thành công iPhone X của bạn bằng khuôn mặt của họ. Thoạt nghe có vẻ ấn tượng. Nhưng con số thống kế đó, không liên quan gì đến việc một hacker hay tội phạm chủ động đánh lừa thiết bị. Tiếp đến, công ty Cupertino nói rằng hãng đã huấn luyện Face ID đủ thông minh để phân biệt được ảnh hay mặt nạ 3D hình mặt người với một gương mặt thật, nhưng các dữ liệu hỗ trợ đó chưa hề được công bố.
Nhận diện khuôn mặt, cho dù là theo cách mà Samsung hay Apple áp dụng lên thiết bị của mình, vẫn là một công nghệ hết sức kém bảo mật, ngay cả Phó giám đốc Phil Schiller cũng phải chấp nhận sự thật rằng mật khẩu là phương án an toàn hơn để bảo vệ những dữ liệu nhạy cảm của người dùng: “Không có một hệ thống nào là hoàn hảo, kể cả là những hệ thống sinh trắc học. Nếu bạn có một người anh/chị/em song sinh, thì bạn thật sự nên bảo vệ những dữ liệu nhạy cảm của mình bằng mật khẩu”.
Nói tóm lại, Schiller đã gián tiếp thừa nhận Face ID do đội ngũ của ông tạo ra có thể bị đánh lừa. Mặt khác, các hacker cũng không mấy quan tâm đến những gì Phil nói. Ngay khi iPhone X ra mắt, sẽ có hàng loạt chuyên gia an ninh tham gia vào cuộc chơi và “mổ xẻ” tính năng này đến từng ngóc ngách. Chỉ thời gian mới chứng minh được độ bảo mật của Face ID, nhưng rõ ràng lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy nhận diện khuôn mặt chưa bao giờ là một công nghệ đáng tin tưởng. Hãy lấy Samsung làm một ví dụ.
" alt=""/>Tại sao bạn tuyệt đối không nên dùng Face ID trên iPhone X?