当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Nữ Liechtenstein vs Nữ Kazakhstan, 22h30 ngày 4/4: Đẳng cấp khác biệt 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs Brighton, 21h00 ngày 5/4: Rút ngắn khoảng cách
Nếu như hơn mười năm trước, bạn bè tôi chỉ khen về cảnh Hạ Long đẹp, thì câu chuyện bây giờ đã lan sang cả thái độ phục vụ. Đơn cử như một cặp vợ chồng vừa có chuyến du lịch xuyên Việt trong ba tuần, ở 12 thành phố, với khoản tiêu phí khoảng hơn 300 triệu đồng, chưa tính phát sinh và tips. Đây là một chuyến đi đặc biệt được thiết kế theo yêu cầu.
Ấn tượng lớn nhất của người chồng là thái độ phục vụ chu đáo. Nhân viên khách sạn chủ động niềm nở chào hỏi, bê vác hành lý và đối xử tôn trọng như thượng khách. Trong khi chờ làm thủ tục check-in, bảng điện tử chạy dòng chữ lớn chào mừng với tên của họ. Người chồng cũng rất ấn tượng với việc không gặp trên phố người ăn xin, vô gia cư. Điều này là một phép màu ở những thành phố hiện đại như Sydney, New York... Mặc dù giao thông hỗn loạn, taxi luôn cố gắng đưa họ đến nơi đúng giờ và an toàn. Tài xế taxi thường vui tính, hay cười. Có nhiều người cố gắng nói chuyện dí dỏm dù khả năng giao tiếp hữu hạn. Trong mắt anh, Việt Nam là một đất nước thân thiện, không ngừng nỗ lực, không ngừng cố gắng.
Người vợ lại rất ấn tượng với ẩm thực của Việt Nam. Nếu mười năm trước, bạn bè tôi thường chỉ khen đồ ăn rẻ, thì bây giờ tôi lại được nghe người vợ khen đồ ăn ngon. Khi ở Hội An, chị đưa chồng quay lại một quán bánh mì tới ba lần trong cùng một ngày. Và dù vậy, họ vẫn chưa ăn hết các loại bánh ngon trong tiệm. Người vợ không thích Huế vì buồn, nhưng lại ấn tượng với ẩm thực cung đình Huế. Khi ăn chè, người bán hỏi chị độ ngọt và cho chị thử vài thìa trong một số cốc mẫu để nêm cho vừa miệng với chị. Trong mắt chị, Việt Nam là một thiên đường về ẩm thực đường phố mà những quán ăn Việt ở nước ngoài không thể truyền tải hết những tinh túy này.
Với thái độ hài lòng, hai vợ chồng quyết định sẽ quay lại Việt Nam trong đợt tiếp theo. Một số nơi mà cả hai vợ chồng cùng ấn tượng lại sớm bị gạch ra khỏi danh sách như Sapa, Hạ Long, Đà Lạt, Cần Thơ... Đây là những địa điểm du lịch khám phá. Hai người đều thống nhất là không cần thiết phải quay trở lại những nơi này do không nhìn thấy hoạt động gì mà họ cần phải khám phá thêm. Người vợ muốn quay lại Hà Nội và Hội An do ẩm thực độc đáo, trong khi người chồng muốn ở Đà Nẵng và TP HCM vì sự thân thiện và hiếu khách của người dân nơi đây. Với nguồn tài chính dư dả, tôi tin là họ có thể trải nghiệm tất cả.
Nhận xét của hai vợ chồng có tiềm năng trở thành khách hàng thân thiết này có thể cung cấp một số góc nhìn cho du lịch Việt Nam. Thứ nhất, ngành du lịch đang không ngừng cố gắng nỗ lực, và thế giới nhìn thấy điều đó. Hãy không ngừng cố gắng đổi mới, sáng tạo. Mọi điều đều sẽ được ghi nhận ở sự hài lòng của khách hàng, doanh số và doanh thu. Nếu so với mười và hai mươi năm trước, dịch vụ du lịch Việt Nam đã phát triển vượt bậc, ngày càng thu hẹp hơn khoảng cách với thế giới.
Thứ hai, du lịch khám phá chỉ là một chiêu bài để mời gọi khách mới. Nếu muốn khách hàng quay lại, ngành du lịch cần gãi đúng gu và có một thương hiệu riêng, như nghĩ đến ẩm thực là muốn tới Việt Nam, nghĩ tới đất nước hạnh phúc là nghĩ tới Việt Nam... Việc phục vụ không nên đại trà mà cần có tính cá nhân hóa để khách hàng cảm nhận được dịch vụ ấy là dành cho mình. Khách hàng là một thực thể tồn tại cần được tôn trọng và phục vụ nhu cầu cụ thể, thay vì là túi tiền trong mắt của nhân viên du lịch. Khách du lịch sẵn sàng tiêu nhiều tiền nếu kỳ nghỉ của họ là một trải nghiệm xứng đáng. Trải nghiệm được tôn trọng và chăm sóc tận tình của họ là lời giới thiệu quảng bá tốt nhất.
Thứ ba, là hệ quả của thứ hai, trình độ ngoại ngữ cần phải được nâng cao đáng kể để tiếp cận và phục vụ khách hàng tốt hơn. Muốn khách du lịch thực sự là bạn bè quốc tế, tác phong phục vụ và ngôn ngữ trao đổi là hai điều kiện tiên quyết. Trong một hành trình dài ở Việt Nam, việc xảy ra những điều không ưng ý là khó tránh khỏi. Để tránh để lại ấn tượng xấu, cần một thái độ cầu thị và cách giải thích hợp lý, đủ để cảm thông. Bởi không ai thích bị lừa dù chỉ một đồng, người làm tour cũng nên lường trước cụ thể những hiểu nhầm có thể xảy ra.Tôi cho rằng một số lùm xùm trong du lịch với khác quốc tế thời gian qua như vụ khách đòi trả lại tiền trong tour Hà Giang là do thiếu một cách tiếp cận để giải thích hợp lý.
Trong quan điểm của tôi, tấm lòng nhiệt tình và chân thành với thế giới là tiền vốn rất lớn cho ngành du lịch Việt Nam.
Tô Thức
" alt="Lời khen của du khách"/>Độc giả muốn có sách hay hãy ủng hộ sách thật
-Từ năm 2014, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Năm 2021, đổi thành Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả lan toả văn hoá đọc suốt 10 năm qua?
Thống kê về văn hoá đọc là việc rất quan trọng. Mặc dù nhiệm vụ quản lý văn hoá đọc thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Năm 2012, chúng tôi cũng làm một cuộc khảo sát, tuy nhiên kết quả chưa ra con số để so sánh với các nước trong khu vực.
Năm nay nhằm giải quyết bài toán này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trực tiếp phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện khảo sát. Cách đây 1 tuần, chúng tôi có văn bản gửi Viettel và Zalo. Mỗi đơn vị với khoảng 40-50 triệu khách hàng sẽ gửi câu hỏi khảo sát tới toàn bộ người dùng. Chúng ta sẽ thu được con số lớn, từ đó cho kết quả tương đối xác thực, có tính so sách về sức lan toả văn hoá đọc với thế giới.
Những con số khảo sát hiện nay về văn hoá đọc trên toàn cầu đều chưa chính thức. Khi làm việc với Hiệp hội Xuất bản các nước, tôi được biết con số đó mang nội dung, thông điệp tuyên truyền là chính.
Theo con số định lượng tôi có được (ngành xuất bản tiêu thụ 500-600 triệu bản sách) Việt Nam đang nằm trong top đầu về số lượng bản sách. Chúng ta đứng top đầu khu vực Đông Nam Á, trong số này sách giáo khoa, giáo trình, tham khảo chiếm tỷ trọng lớn.
-Năm nay, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam mang đến 4 thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”, ông lý giải điều này như thế nào?
Bốn thông điệp này đều có một điểm chung: sách rất hay, hướng tới tinh thần, cái gốc của sự phát triển sách chính là văn hoá đọc.
Nhưng chúng tôi hiểu rằng, để văn hóa đọc lan tỏa cần hướng đến mỗi vùng miền, đối tượng khác nhau. Vì thế, phải có thông điệp mang ý nghĩa truyền thông riêng tạo tính lan toả.
Với "Sách hay cần bạn đọc": Gốc của sách, ngành sách là bạn đọc vì thế nếu không có bạn đọc thì cũng không có ngành sách.
Mấy năm gần đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã phát động phong trào tặng sách. Vì vậy, qua thông điệp "Sách quý tặng bạn", chúng tôi kỳ vọng sách sẽ trở thành món quà tặng thường xuyên trong tất cả hoạt động sự kiện tiêu biểu với ý nghĩa trở thành nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Việt.
Với “Tặng sách hay - Mua sách thật": Ngành xuất bản đang phải đối diện với tình trạng vi phạm bản quyền. Để giải quyết căn cơ bài toán này, hơn bao giờ hết việc thay đổi nhận thức của độc giả có ý nghĩa quyết định cùng với những giải pháp quản lý. Độc giả muốn có sách hay hãy ủng hộ sách thật. Chúng tôi kỳ vọng người đọc nên mua sách thật, tặng sách hay cho nhau chứ không phải sách vi phạm bản quyền, để ngành xuất bản có động lực cho sự phát triển lâu dài và bền vững.
Cuối cùng, "Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe" là câu chuyện của sự phát triển đáp ứng các yêu cầu của thời đại. Sách hiện nay đa hình tướng, không chỉ có sách truyền thống mà có nhiều hình thức sách nói, sách điện tử, sách 3D… Cho nên thông điệp này để đảm bảo sách tiếp cận độc giả và đồng thời khẳng định ngành sách muốn phát triển cần đáp ứng yêu cầu gần gũi bạn đọc. Độc giả ở đâu sách ở đó - là thông điệp mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng luôn hướng tới.
Ngày 17/4, tại Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) sẽ có phần trình diễn công nghệ 3D mapping hấp dẫn về sách, truyền thống hiếu học, văn hóa đọc.
Thị trường xuất bản điện tử chưa phát triển, ngoại trừ sách nói
-Thông qua Ngày Sách và Văn hoá đọc, ông mong muốn lan toả điều gì về sách nói và sách điện tử?
Thời gian qua, xuất bản điện tử hay nói rộng hơn là chuyển đổi số trong ngành xuất bản đã có bước tiến tương đối mạnh mẽ. 5 năm trước chúng ta chỉ có 2 NXB, mỗi năm xuất bản 18 đầu sách điện tử. Thời điểm này có 27 NXB, mỗi năm xuất bản trên 4.000 đầu sách điện tử.
Điều này cho thấy chuyển đổi số trong ngành xuất bản đã có kết quả tương đối rõ nét, song so với yêu cầu còn rất nhiều điều phải bàn. Một số hạn chế là: Thị trường xuất bản điện tử chưa phát triển, ngoại trừ sách nói; Hệ sinh thái sách chưa có; Bảo vệ bản quyền sách trong môi trường số còn bất cập…
Ban tổ chức cho trưng bày, giới thiệu các hoạt động liên quan đến sách điện tử, sách 3D cũng nhằm mục đích lan toả chuyển đổi số trong ngành xuất bản.
-Ông kỳ vọng gì về Ngày Sách và Văn hoá đọc năm nay?
Tổ chức Ngày Sách và Văn hoá đọc, chúng tôi khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.
Và điều căn cốt nhất là chúng tôi tôn vinh bạn đọc.
Một trong những nội dung quan trọng của các hoạt động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 còn là kết hợp với chuyển đổi số.
Chúng tôi đặt mục tiêu thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, quảng bá về sách, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc trên các phương tiện truyền thông, báo chí, nền tảng công nghệ, mạng xã hội; góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc.
Chương trình truyền hình thực tế Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng mùa 4 đang công chiếu tại Trung Quốc đang tạo được sức hút không nhỏ tại thị trường Việt Nam. Chương trình quy tụ các nữ nghệ sĩ từ 30 tuổi trở lên, đã và đang thành danh trong các lĩnh vực giải trí như âm nhạc, điện ảnh, người mẫu, diễn viên, doanh nhân... Họ dám đương đầu, vượt qua những giới hạn của bản thân để tìm lại và chinh phục trên sân khấu âm nhạc hoành tráng, quy mô.
Ra mắt năm 2020 và đã thực hiện đến mùa 4, Tỷ tỷ đạp gió rẽ sónggây ở Trung Quốc và tại nhiều quốc gia khác. Chương trình đạt những giải thưởng lớn như Show truyền hình trực tuyến hay nhất nămtại Trung Quốc. Ở mùa 2023 này, chương trình đã mời Chi Pu- đại diện nghệ sĩ Việt Nam tham dự. Sau những tập phát sóng đầu tiên, ca sĩ sinh năm 1993 được nhiều khán giả yêu mến và ủng hộ.
Tại Việt Nam, chương trình với tên chính thức là Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023dự kiến lên sóng vào thứ Bảy hàng tuần vào tháng 10. Với sự quy tụ những tài năng hàng đầu trong lĩnh vực sáng tạo, biên kịch và sản xuất, cùng với sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp về sân khấu, ánh sáng, âm thanh cùng sự thể hiện hết mình của 30 người chơi trong 1 show thực tế sống còn, hứa hẹn mang lại chương trình ấn tượng và nhiều cảm xúc.
Chương trình dự kiến gồm 15 tập, thời lượng 90 phút mỗi tập, dự kiến lên sóng từ 28/10/2023.
Theo format chương trình, tại mỗi đêm công diễn, sau những buổi luyện tập thanh nhạc, vũ đạo, các người chơi sẽ lập thành nhóm nhạc 3, 5 hoặc 7 thành viên để chinh phục khán giả, nhằm đem về số phiếu bình chọn cao nhất. Ở mỗi buổi công diễn, khán giả sẽ bầu chọn trực tiếp và công khai số phiếu để tìm ra nhóm nhạc an toàn đi tiếp vào vòng sau.
Thành viên của những nhóm nguy hiểm (có số phiếu bầu thấp nhất) sẽ có nguy cơ tạm rời khỏi chương trình. Sau 5 đêm công diễn cuối và gala, 7 người chơi xuất sắc nhất chiến thắng dựa vào bình chọn của khán giả sẽ được công bố.
Chi Pu và Amber tranh giành bài hát cho nhóm liên minh:
Đại Trí
Nhận định, soi kèo Yokohama Marinoss vs Tokyo Verdy, 12h00 ngày 5/4: Bất phân thắng bại
![]() | ![]() |
Nghệ sĩ tự hào vì vẫn tiếp nối con đường của ông bà, cha mẹ. Miệt mài làm nghề, sáng tạo suốt hơn 20 năm, nghệ sĩ đoạt các giải thưởng Cánh Diều Vàng cho Nam phụ xuất sắcphim Đêm tối rực rỡ, huy chương tại các Liên hoan sân khấu kịch toàn quốc… Gần đây nhất, anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
“Tôi giờ là người duy nhất trong gia đình, dòng họ còn theo nghệ thuật. Tôi tự tin có thể khiến người thân tự hào vì đã làm nghề tốt, không phải kiểu “cha làm thầy con đốt sách”. Tôi muốn sống trọn đam mê, cống hiến cho nghệ thuật, đặc biệt là sân khấu”, anh nói với VietNamNet.
Nam nghệ sĩ và bà xã – nghệ sĩ Hoàng Thy - vừa kỷ niệm 1 năm sân khấuXóm Kịchra đời. Các vở diễn ra mắt đến nay đều lỗ, chi phí duy trì sân khấu đều do vợ chồng anh làm nhiều nghề trong và ngoài nghệ thuật. Thu nhập từ các mảng bù qua sớt lại cộng với tính cách tiết kiệm, không tiêu xài hoang phí, giúp họ hoạt động ổn định thời gian qua.
Sân khấu do Xuân Trang làm đạo diễn chính, kết hợp với các tác giả, biên kịch viết vở mới. Nghệ sĩ “đau đầu” khi liên tục tìm đề tài, tạo nội dung mới phục vụ khán giả nhưng khẳng định không chạy theo xu hướng đưa các câu thoại "hot trend" vào kịch, tạo tiếng cười kém lành mạnh.
“Xu hướng hôm nay hot, ngày mai sẽ hết, giá trị đọng lại không có. Sân khấu chúng tôi hướng tới sự chỉn chu, nghiêm túc, không chạy theo trend. Tất nhiên, chúng tôi xây dựng kịch bản vất vả hơn nhưng đó là điều cần thiết cho nghệ thuật”, anh nêu quan điểm.
Trong khi hầu hết sân khấu trên địa bàn thành phố đều có các gương mặt ngôi sao, tên tuổi bán vé, Xóm Kịchgần như là các gương mặt mới.
Việc xây dựng sân khấu là cách vợ chồng Xuân Trang tạo điều kiện để học viên cọ sát, có thêm thu nhập. Dù áp lực, gồng gánh lo toan nhiều thứ, anh và vợ hạnh phúc khi tạo được sân chơi cho các diễn viên trẻ, cũng là học trò mình đào tạo. Các diễn viên trẻ ra trường hiện thiếu nơi thể hiện bản thân. Anh muốn cho họ cơ hội, thời gian để rèn nghề, thử lửa trước khi dấn thân theo đuổi sân khấu chuyên nghiệp.
“Người ta bảo Tre già măng mọc, ngành nghề nào cũng thế. Nhưng nếu không cho cơ hội, bao giờ các bạn mới có thể thành tre được? Các bạn cần có điều kiện để phát triển và tôi muốn chắp cho các bạn đôi cánh ấy”, anh cho hay.
Dù vất vả, Xuân Trang không xem đây là sự hy sinh hay đánh đổi bởi anh tự nguyện và thấy được an ủi khi chứng kiến học trò trưởng thành từng ngày, suất diễn được phủ kín ghế và khán giả dành lời yêu thương, động viên.
NSƯT Vũ Xuân Trang vừa ra mắt vở Ủa... Ngộ lắm nhado anh làm đạo diễn. Tác phẩm do Thành Phương, Nhã Uyên, Quốc Huy tác giả. Vở quy tụ đầy đủ dàn diễn viên của sân khấu với gần 20 người đều là gương mặt trẻ.
![]() | ![]() |
Ủa... Ngộ lắm nhalấy bối cảnh một xóm trọ nhỏ tại Sài Gòn. Những người lao động mưu sinh với nhiều công việc khác nhau: bán hủ tiếu gõ, làm móng dạo, khuân vác… Vật lộn với cuộc sống, dẫu vất vả nhưng họ tràn ngập tiếng cười nói hay ồn ào cãi vã của nhóm người tụm năm, tụm ba giờ tan tầm.
Vở không nhấn trọng tâm vào câu chuyện của riêng cá nhân nào mà cố gắng khắc họa bức tranh chung của tập thể, thông qua điểm nhìn từ khu xóm điển hình này.
“Chúng tôi trân trọng tình cảm của mọi người. Nhận được lời khen, sự góp ý của khán giả là cả sân khấu đủ ấm lòng", anh kể.
Ở diễn biến khác, Nam (Tuấn Việt) thuyết phục Mỹ Đình (Thúy Diễm) đi gặp người yêu để giải thích chuyện hiểu lầm về cái thai. Tuy nhiên thay vì làm rõ mọi chuyện, Mỹ Đình lại chọc tức người yêu của Nam bằng cách nhận mình đang mang bầu con của bạn thân. Cô nói, trai chưa vợ, gái mới bỏ chồng nên nếu có gì với nhau là chuyện bình thường khiến cả Nam và cô người yêu đều khó chịu.
Trong khi đó, Hà (Hồng Diễm) về nhà và phát hiện xe của Nghĩa (Quang Sự) đỗ ở cửa. Nghĩa ngăn Hà lại rồi quát: "Cô đứng lại đấy! Tôi muốn nhìn rõ bộ mặt giả tạo của cô, mở miệng ra là chửi tôi. Tưởng cô đàng hoàng thế nào, hóa ra ngủ với thằng đàn ông khác trong ngày cưới lại còn trách móc cái gì. Công tác vùng cao à? Việc bất khả kháng à? Cô cũng khốn nạn như tôi thôi".
Bị Hà chọc tức, nói Vũ (Trương Thanh Long) không phải là người lạ, Nghĩa càng điên nên định động chân động tay với vợ. Đúng lúc đó, bà Lan (NSND Thu Hà) cho người giúp việc ra hất nồi nước vào mặt con rể. Mẹ Hà cầm gậy chỉ thẳng vào mặt Nghĩa nói: ''Cút!''
Nghĩa sẽ làm gì khi bị bà Lan đuổi? An Nhiên mâu thuẫn gì với Nghĩa? Chuyện tình cảm của Nam và Mỹ Đình ra sao? Diễn biến chi tiết Trạm cứu hộ trái timtập 22 lên sóng VTV3 vào 21h40 tối 29/4.
Trạm cứu hộ trái tim tập 22: Gặp Hà trút giận, Nghĩa bị bà Lan đuổi thẳng cổ
Bảo mẫu thú cưng cho nhà giàu đang được xem là nghề "hốt bạc" ngày nay. Ảnh: New York Post
Thú cưng sinh ra ở "vạch đích"
Là "bảo mẫu cho chó", Grant (sống ở Mỹ) phải ở bên chúng từ 6h đến 18h. Nếu cần thiết, cô gái ngủ lại nhà khách hàng để phục vụ các chú chó. Đôi lúc, Grant còn phải ngủ cùng với con chó trên giường của chúng, với chi phí 30 USD/đêm (khoảng 730.000 đồng).
Khách hàng của cô thường là những người có thu nhập cao, không có con cái như luật sư, bác sĩ, kiến trúc sư. Họ sẵn sàng chi số tiền lớn để có người thay họ chăm sóc cho thú cưng khi quá bận hay đang đi du lịch.
"Tôi bắt đầu thấy kỳ lạ khi bản thân còn nghèo khó hơn những con chó mà tôi đang chăm sóc", Grant nói khi nhìn thấy đống thuốc trầm cảm đắt tiền mà bác sĩ kê riêng cho chú chó chăn cừu.
Grant cũng thừa nhận, cô rất muốn dùng các loại thuốc chống trầm cảm nhưng không có bảo hiểm y tế nên không đủ tiền mua. Trong khi đó, nhiều chú chó cô chăm sóc lại có bảo hiểm sức khỏe và được chăm sóc y tế một cách đặc biệt.
Grant đôi lúc cảm thấy ghen tị khi những chú chó vì chúng được trang bị vô vàn thứ quý giá. Ảnh: New York Post
Tốt nghiệp đại học, Cynthia Okimoto (sống tại New York) phải từ bỏ công việc toàn thời gian của mình để trở thành "bảo mẫu thú cưng". Cô được trả 50 USD/giờ (khoảng 1,2 triệu đồng) để làm nhiệm vụ cho ăn, dắt đi dạo, tắm rửa và chơi với chó. Thỉnh thoảng, Okimoto cũng được trả 125-300 USD/ngày làm việc (khoảng 3-7,3 triệu đồng).
Rochelle Peachy chia sẻ, cô từng nhận được lời đề nghị với mức lương 1.000 USD/lần đến chăm sóc cho một chú chó, với điều kiện nói giọng Anh để con chó có thể nghe và phản ứng lại. Kể cả khi khách hàng đã dọn đi nơi khác, Peachy vẫn giữ liên lạc với họ và trò chuyện ít nhất 2 lần/tuần qua cuộc gọi video.
Nghề đòi hỏi khắt khe
Theo Lindsey Grant, nhiều khách hàng có nhà rộng đến nỗi yêu cầu cô phải ghi chú nhật ký di chuyển trong nhà, để chắc rằng cô có chăm sóc con chó của họ.
Trong một lần nhận việc chăm sóc đàn chim, Grant bất ngờ khi phải nhớ những hướng dẫn nghiêm ngặt về thức ăn.
Với thu nhập cao, Grant buộc phải tuân theo những yêu cầu khắt khe của khách hàng. Ảnh: New York Post
"Mỗi con chim có thực đơn riêng, vì vậy bạn phải thức dậy vào lúc bình minh để làm đậu phộng rang cho một con, mang quả hồ trăn chưa bóc vỏ cho con khác", Grant nói.
Okimoto chia sẻ, bảo mẫu thú cưng cho nhà giàu thường sẽ trao đổi công việc với trợ lý riêng của khách hàng. Họ là những người rất tỉ mỉ, khắt khe vì muốn đảm bảo người chủ của họ sẽ hài lòng. Đôi lúc, Okimoto được yêu cầu phải dắt chó đi dạo 3 lần/ngày, 7 ngày/tuần mà không được nghỉ.
"Tiền bạc không là vấn đề của họ. Nhưng họ sẽ phỏng vấn rất kỹ trước khi nhận tôi vào làm việc. Họ thường kiểm tra khả năng giúp những con vật có thể bình tĩnh trở lại khi chúng hoảng loạn", Okimoto kể.
Racheal Charlupski, giám đốc công ty bảo mẫu The Babysitting Company có trụ sở tại Nam Florida, cho biết, họ thường được thuê để đến những tình huống cấp bách, khi mà những vật nuôi không giữ được bình tĩnh.
Peach nhận được một công việc lương nghìn USD ở quán cà phê, vì cô nói được giọng Anh và con chó chủ khách hàng có thể hiểu, phản ứng. Ảnh: New York Post
Đơn cử, khi họ đi khách sạn cùng chú chó nhưng phải ra ngoài, con chó sẽ sủa dữ dội khi bị bỏ lại. Để giải quyết vấn đề trên, người chủ phải thuê gấp một bảo mẫu đến trông con chó và tìm cách để nó bình tĩnh, giữ yên tĩnh nhằm tránh việc bị mang đi nhốt dưới tầng hầm.
Racheal bắt đầu công việc làm bảo mẫu vào 17 năm trước. Khi ấy, cô không bao giờ nghĩ một ngày sẽ chuyển sang công việc chăm sóc thú cưng, công việc có thể cho cô thu nhập 50 USD/giờ (khoảng 1,2 triệu đồng).
Theo Dân Trí