"Cuộc thi năm nay không giới hạn đề tài sáng tác, khuyến khích tác phẩm có tính nhân văn, hướng thiện, phản ánh tích cực đời sống xã hội. Các tác phẩm không được vi phạm quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, không chứa các nội dung như: tuyên truyền chống phá Nhà nước, kích động chiến tranh, gây hận thù giữa các dân tộc, truyền bá tư tưởng phá hoại thuần phong mỹ tục, hủy hoại môi trường", ông Mã Thế Anh cho biết.
Ngoài ra, các tác phẩm tham dự phải được sáng tác trong thời gian từ năm 2013-2023, chưa từng trưng bày tại các cuộc thi, triển lãm mỹ thuật có quy mô toàn quốc do Bộ VHTT&DL tổ chức.
Ban tổ chức dự kiến sẽ trao: 1 giải Nhất (1 huy chương Vàng); 2 giải Nhì (2 huy chương Bạc); 3 giải Ba (3 huy chương đồng) và 10 giải Khuyến khích. Cơ cấu giải thưởng có thể thay đổi theo chất lượng thực tế của tác phẩm gửi tham gia.
Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam dự kiến sẽ diễn tháng 11-12/2023 tại Hà Nội và TP.HCM. Đối tượng gửi tác phẩm là các nghệ sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam trong nước, Việt kiều ở nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật là công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài.
Nội dung tác phẩm phản ánh sinh động cuộc sống lao động, học tập, sinh hoạt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các vấn đề của đời sống đương đại. Khuyến khích các tác phẩm có sự tìm tòi, sáng tạo mới về nội dung và hình thức thể hiện. Tác phẩm được sáng tác trong thời gian từ năm 2020-2023.
Triển lãm sẽ trưng bày các loại hình nghệ thuật gồm: hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn, video art và nghệ thuật đương đại khác.
Đời sống phố thị qua triển lãm ‘Hiện thực đa chiều’Sài Gòn với nhịp sống sôi động, những phận người mưu sinh được họa sĩ Ngô Đồng tái hiện qua triển lãm tranh tả thực." alt=""/>Tôn vinh sự sáng tạo của giới nghệ thuật Việt NamKiều Bích Hậu là khách mời chính thức tham dự sự kiện, chị gửi tới Ban tổ chức 4 tác phẩm thơ song ngữ Việt - Anh gồm: Sự trống rỗng thiêng liêng, Bài ca sông Hồng, Sự sụp đổ của nhân tính, Cuộc đời tôi là một bài thơ. Cả 4 tác phẩm được các nghệ sĩ, sinh viên nghệ thuật của Ý phân tích và dàn dựng thành phim ngắn, kịch, sản phẩm âm nhạc.
Tại Liên hoan, các tác giả khách mời đã đọc thơ bằng tiếng mẹ đẻ trước công chúng, gặp gỡ nghệ sĩ, đối thoại với sinh viên và thưởng thức tác phẩm của chính mình dưới hình thức phim ngắn, kịch ngắn, âm nhạc và phiên bản tiếng Ý. Nhà văn Kiều Bích Hậu nhận Giải thưởng đặc biệt của Liên hoan thơ châu Âu cho công lao phổ biến, đưa thơ văn Việt Nam lên tầm quốc tế.
Trước đó, tập thơ Ẩn sốcủa chị đã được xuất bản song ngữ Anh - Ý. Chị cũng có đóng góp trong việc đưa tập thơ Sông núi trên vaicủa 60 tác giả Việt Nam xuất bản bằng ba ngôn ngữ Anh - Ý - Việt tại nước Ý năm 2020.
Kiều Bích Hậu sinh năm 1972 tại Hưng Yên. Chị là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, biên tập viên Tạp chí văn hóa NEUMA, biên tập viên Tạp chí văn học Humanity (Nga), Đại sứ Nhà xuất bản Ukiyoto của Canada tại Việt Nam. |
Khánh Phương
Tuyển tập thơ ‘Từ Hồng Hà tới Danub’ xuất bản ở CanadaNhà xuất bản Ukiyoto Canada vừa giới thiệu cuốn sách thơ bản Anh ngữ ‘Từ Hồng Hà tới Danube’ (From Red River to Blue Danube) của tác giả Kiều Bích Hậu trên hệ thống phát hành toàn cầu." alt=""/>Kiều Bích Hậu: Bà đỡ mát tay đưa văn học Việt Nam ra thế giớiThời gian đào tạo ĐH có thể rút ngắn xuống chỉ còn 3 năm. |
Rút ngắn thời gian đào tạo ĐH là hợp lý
Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM cho biết thời gian qua, sinh viên của các trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã rút ngắn được thời gian đào tạo khá nhiều.
Tại trường này, tính đến nay, trong số 15.000 sinh viên tốt nghiệp theo hệ thống tín chỉ, có khoảng 300 sinh viên tốt nghiệp trong vòng 3 năm, khoảng 11% tốt nghiệp trước thời hạn (3 - 3,5 năm).
"Đáng nói là các sinh viên tốt nghiệp trước thời hạn được xếp loại xuất sắc, loại giỏi rất nhiều. Như vậy, thực tế chứng minh việc rút ngắn thời gian học đại học là hết sức hợp lý và có tính cạnh tranh tốt trong xu thế hội nhập hiện nay" - ông Lý phân tích.
Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng cho biết, từ khi chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, chương trình của trường cũng đã được thay đổi, phù hợp với thời gian đào tạo từ 3 - 5 năm của Khung hệ thống giáo dục quốc dân vừa được ban hành.
"Thời gian đào tạo của nhà trường thông thường là 4 năm. Tuy nhiên, với hệ thống đào tạo tín chỉ, sinh viên có thể rút ngắn được tối đa 1 năm. Về thời gian đào tạo tối thiểu, trường cũng có quy định là 3 năm" - ông Triệu thông tin.
Thời gian đào tạo của các bậc học theo Khung cơ cấu hệ thống GD quốc dân. Nguồn: Bộ GD-ĐT. |
Theo ông Triệu, quy định về khung chương trình đào tạo đại học tối thiểu là 120 tín chỉ, song Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vẫn xây dựng thực tế là 130 tín chỉ. Mặc dù vậy, nhiều sinh viên vẫn có thể tốt nghiệp trong thời gian từ 3-3,5 năm.
Còn ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM khẳng định, rút ngắn thời gian đào tạo đại học là phù hợp với xu thế của thời đại cũng như văn hóa làm việc của con người trong thời đại mới.
"Trong thời đại số, mọi thông tin đều có trên mạng Internet. Ngay cả việc lên lớp của thầy và trò cũng có thể được thực hiện qua phương pháp online kết hợp với truyền thống"- ông Dũng khẳng định.
Ông Dũng cũng cho biết, ngay tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, sinh viên tốt nghiệp trước 1 năm cũng không phải là hiếm.
Từ những phân tích trên, lãnh đạo các trường được hỏi đều khẳng định rằng quy định mới về thời gian đào tạo được ban hành trong Khung hệ thống giáo dục quốc dân là khá phù hợp với thực tế.
Cắt ngắn những gì kéo dài lê thê
Ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm nhận xét việc quy định linh động thời gian đào tạo giúp các trường chủ động trong xây dựng chương trình đào tạo của mình.
"Các trường có thể lựa chọn rút ngắn thời gian đào tạo thông qua việc xây dựng các môn học tích hợp và tăng cường các chương trình thực tế tại doanh nghiệp" - ông Sơn đề xuất.
Còn ông Trần Đình Lý thì cho rằng “cắt ngắn những cái gì kéo dài lê thê” thì tốt nhất là bám lấy chương trình của các trường đại học lớn, tiên tiến trên thế giới
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, chia sẻ sự bất cập của quy định cũ, khi yêu cầu thời gian đào tạo của các trường cao đẳng là 3 năm. Tuy nhiên trong thực tế, quy định này đã bộc lộ nhiều bất cập khi không ít ngành chỉ cần dạy 2 năm là học viên có thể đạt tay nghề ngang tầm khu vực.
" Với quy định hiện tại, chúng tôi có thể cắt ngay chương trình học của nhiều ngành xuống mức tối thiểu là 2 năm được" - ông Ngọc khẳng định.
Với ông Đỗ Văn Dũng, các trường chắc chắn sẽ phải thiết kế lại chương trình đào tạo. Hiện tại, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM đã giao cho các khoa xây dựng kế hoạch thay đổi chương trình.
"Cái vướng hiện nay là các môn lý luận chính trị,môn ngoại ngữ là những môn học bắt buộc chiếm thời lượng khá lớn trong chương trình, nhưng các trường phải chịu, không thay đổi được" - ông Dũng phân tích.
Nhờ doanh nghiệp xây dựng chuẩn đầu ra
Đại diện các trường ĐH, CĐ cho biết, với Khung trình độ quốc gia, việc thay đổi chương trình đào tạo của các trường còn phải dựa trên cơ sở xây dựng lại chuẩn đầu ra, để đảm bảo sinh viên ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Theo ông Trần Đình Lý, để đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia, chương trình đào tạo phải được xây dựng dựa trên cơ sở đào tạo theo nhu cầu, chọn lọc môn học phù hợp làm gốc.
"Đặc biệt phải thường xuyên quan hệ chặt chẽ với các nhà tuyển dụng, cơ quan quản lý nhà nước để cập nhật nhu cầu từ thị trường lao động những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sinh viên" - ông Lý nói.
"Cần chọn những thi sinh phù hợp, học đúng với năng lực sở trường của mình để tránh lãng phí, học xong mà không sử dụng…"
Việc thiết kế lại chương trình của các trường cần dựa trên việc xây dựng chuẩn đầu ra. |
Còn ông Đồng Văn Ngọc cho biết, nhà trường đã bắt đầu tiến hành việc xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên của trường theo hướng tiếp cận các doanh nghiệp.
"Sau khi xây dựng tiêu chuẩn thực hiện kỹ năng thì mới có thể xây dựng chương trình đào tạo và phân bổ chương trình đào tạo đó cho một nghề nhất định".
Chia sẻ quan điểm này, ông Đỗ Văn Dũng cho biết, ngay từ năm 2011, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM đã mời các bên liên quan như sở GD-ĐT, các trường học tiên tiến, doanh nghiệp để "vẽ" nên chân dung kĩ sư tương lai với các chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Từ đó, trường sẽ lập ma trận đối sánh để đưa vào các môn học.
Ông Phạm Thái Sơn thì cho rằng, thực tế xây dựng chương trình đào tạo hiện nay các trường cũng thực hiện khá chuẩn, với sự tham gia của nhiều đối tượng, đặc biệt là người sử dụng lao động.
"Với việc linh động về thời gian cũng như hướng mở trong việc liên thông giữa các ngành học, bậc học đòi hỏi các trường nếu muốn thay đổi, cần có đánh giá cẩn thận để có thể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với các chuẩn đầu ra của các ngành và trình độ" - ông Sơn phân tích.
Lê Huyền - Hà Phương
" alt=""/>Học đại học trong 3 năm: Các trường lo thiết kế lại chương trình