![]() |
1. Dạy con bằng thưởng hay phạt thì tốt hơn?
Câu trả lời là chẳng cái gì tốt cả.
Nhiều bậc cha mẹ đã lớn lên cùng những hình phạt và đó là lý do họ tin tưởng vào nó. Nhưng hình phạt cũng có xu hướng gây ra xung đột trong mối quan hệ cha mẹ - con cái.
Hình phạt sẽ khơi gợi phản ứng đấu tranh, phản kháng. Những suy nghĩ tinh vi ở vỏ não trước trở nên tối tăm và cơ chế phòng thủ bắt đầu bị kích hoạt.
Hình phạt khiến chúng ta nổi loạn, cảm thấy xấu hổ hoặc tức giận, kìm nén cảm xúc, tìm cách để không bị phát hiện.
Nếu vậy thì khen thưởng có phải là một cách tích cực hơn không? Không hẳn như vậy.
Lạm dụng khen thưởng cũng có thể khiến trẻ sinh ra tâm lý luôn phải nhận được gì đó khi làm tốt. Trong nhiều thập kỷ, các nhà tâm lý học cho rằng phần thưởng có thể làm giảm động lực và sự thích thú tự nhiên của chúng ta.
2. Ngừng la mắng con
Việc sử dụng đòn roi để thiết lập kỷ luật cho trẻ đã giảm nhiều trong 50 năm qua. Thế còn la mắng thì sao? Hầu hết cha mẹ đều la mắng con đôi lần, ngay cả với những phụ huynh biết rằng việc đó chẳng có hiệu quả gì cả. La mắng có thể là hành động ngu ngốc nhất của cha mẹ ngày nay.
Những gia đình thường xuyên la mắng con có xu hướng khiến con giảm lòng tự trọng, tỷ lệ trầm cảm cao hơn. Một nghiên cứu vào năm 2014 trên Tạp chí Phát triển trẻ em đã chứng minh rằng la mắng gây ra hậu quả tương tự như những hình phạt thể chất: làm tăng mức độ lo lắng, căng thẳng và trầm cảm cùng với các vấn đề về hành vi khác.
![]() |
3. Giúp con sống chung với áp lực
Không khó hiểu khi trẻ con ngày nay phải đối mặt với nhiều căng thẳng trong học tập. Nhưng việc trẻ cảm thấy căng thẳng ở mức độ nào không phụ thuộc vào khối lượng bài vở mà chúng phải gánh, mà phụ thuộc vào cách mà chúng nghĩ về bản chất của sự căng thẳng.
Các nhà tâm lý học nhất trí rằng, ngoại trừ bệnh căng thẳng mãn tính hoặc chấn thương có thể gây tác hại thì những căng thẳng thông thường - như đứng trước một kỳ thi quan trọng – là điều bình thường và lành mạnh của cuộc sống.
Trong một bài báo năm 2013 đăng trên Tạp chí Tâm lý học xã hội và Tính cách về tư duy căng thẳng, các nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng phản ứng của con người trước căng thẳng có thể đặt “bộ não và cơ thể ở một vị trí tối ưu để hoạt động”.
Việc cha mẹ nhìn nhận tiêu cực về sự căng thẳng có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng về việc đó.
“Đặc biệt là trong 5 năm gần đây, chúng tôi nhìn thấy sự tăng lên về số lượng các bậc cha mẹ cảm thấy cần phải có nghĩa vụ làm giảm những tình huống gây căng thẳng cho con” – bà Sarah Huss, giám đốc bộ phận giáo dục cha mẹ và phát triển con người của Trường Campell Hall School ở Los Angeles cho hay.
Trong khi căng thẳng được các chuyên gia nhìn nhận là một hiện tượng bình thường, thì các phụ huynh lại cho rằng đó là một bệnh lý. Làm gì đó vượt qua những giới hạn quen thuộc không phải lúc nào cũng mang lại cảm giác dễ chịu, nhưng sự phát triển và học hỏi – chìa khoá của trường học và phần lớn cuộc sống – không thể diễn ra theo bất kỳ cách nào khác.
Theo ông Jeremy P. Jamieson, giáo sư tâm lý học của ĐH Rochester, chuyên gia nghiên cứu về cách mà sự căng thẳng tác động đến cảm xúc và hiệu suất, cho rằng: “Việc né tránh sự căng thẳng không có tác dụng và thường không thể thực hiện được. Để đạt được điều gì đó và phát triển, chúng ta phải vượt ra ngoài vùng an toàn của mình và tiếp cận những thách thức”.
4. Nuôi dạy những đứa trẻ biết kiểm soát cảm xúc
![]() |
Khả năng kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng của cuộc sống. Để nuôi dạy một đứa trẻ có khả năng này, cha mẹ cũng phải là những người biết kiểm soát cảm xúc của bản thân.
“Khả năng kiểm soát cảm xúc của cha mẹ được trẻ nhìn như một tấm gương để chúng xem cách xử lý thách thức, cách hiểu cảm xúc bản thân của cha mẹ như thế nào” – tiến sĩ Dan Siegel, tác giả cuốn “The Yes Brain” bàn về cách nuôi dưỡng khả năng hồi phục của trẻ em, nhận định.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại thể hiện sự giận dữ và buồn bã khi đối mặt với những thách thức.
Katherine Reynolds Lewis, tác giả cuốn “Tin vui cho những hành vi xấu” cho rằng sự tức giận, nước mắt và bộc phát là phần tự nhiên của bất kỳ đứa trẻ nào đang phát triển. Nhưng có những cha mẹ không thể hoặc không sẵn lòng đối mặt với những hành vi đó và có thể xem sự nổi loạn của trẻ là một vấn đề cần được giải quyết khẩn cấp.
Nhà tâm lý học lâm sàng Laura Markham chia sẻ: “Chúng ta chế giễu trẻ, đổ lỗi cho trẻ, nói rằng đó là lỗi của chúng, cô lập chúng bằng cách nhốt trong phòng”.
Phản ứng của cha mẹ có thể khác nhau nhưng thông điệp thì giống nhau – đó là sự tức giận, buồn bã hoặc thất vọng.
Điều này là trái ngược với khả năng kiểm soát cảm xúc. Đó là sự cứng nhắc khiến cả cha mẹ và con trẻ đều sợ hãi rằng những cảm xúc thái quá có thể làm họ kiệt sức.
Nguyễn Thảo (Theo The New York Times)
Nhiều cha mẹ thường chắc chắn rằng cách nuôi dạy con cái của họ rất tốt. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, những bậc cha mẹ dù có kỹ năng sư phạm tốt vẫn thường mắc phải tình huống dạy con tiêu cực.
" alt=""/>4 việc cần làm để dạy con hiệu quả trong năm 2019Tại buổi ra mắt sách, tác giả Nguyễn Thế Long chia sẻ, hơn 40 năm qua, những ký ức chiến tranh không thể nào quên. Nó trở về, bám rễ, hằn sâu trong tâm trí những người lính cầm súng bảo vệ biên cương phía Bắc, trong đó có ông.
Nhen nhóm từ năm 2012 nhưng tới 2015 khi nghỉ hưu, ông mới bắt đầu viết về ký ức của trung đoàn mình và quyết tâm ra mắt sách Tiếng vọng đèo Khau Chỉavào dịp kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới, ngày 17/2/2019. Lúc đó, lễ kỷ niệm diễn ra tại Cao Bằng trong không khí "chỉ nghe từ quân địch chung chung", một cảm giác buồn và hẫng hụt ngập tràn trong ông. Vì thế, ông càng quyết tâm hơn, để "bạn bè mình không bị chìm trong lịch sử".
“Tôi không phải là nhà văn, nhà báo, nên cuốn sách viết ra thật khó khăn và phải viết đi, viết lại. Nhưng nếu không viết ra, tôi như mắc nợ anh em, đồng đội, mắc nợ nhân dân Cao Bằng đã sát cánh cùng chúng tôi chiến đấu và có lỗi với con cháu khi không biết gì về Khau Chỉa, Tà Lùng, Vị Xuyên - nơi mấy chục năm trước đã thấm đẫm máu đào những người chiến sĩ biên cương, những người lính Trung đoàn 567”, ông Long chia sẻ.
Tiếng vọng đèo Khau Chỉacó những trang viết ghi ngày tháng chính xác, các địa danh cũng được giữ nguyên. Ông Long nói: "Tôi không có nhật ký nào hết, tất cả là nhật ký trong đầu. Những sự kiện đó không thể nào quên được. Đây không phải câu chuyện trong nhật ký mà diễn ra trong hồi ức của mình, trong đầu mình, trong trái tim mình".
Trong tác phẩm, ông chia sẻ về những ngày chiến đấu với hình ảnh bố Hoan tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 vẩy những phát súng ngắn, chỉ huy chặn đánh kịp thời đoàn xe tăng địch, cũng có hình ảnh pháo thủ Hồ Tuấn đạp cò khẩu 14 ly 5 đến đỏ rực nòng súng khiến địch lăn lông lốc, ôm đầu máu tháo chạy.
Những trận mai phục tài tình khiến địch hoảng hồn khiếp vía, những chiến thuật đánh trả mưu trí gây thiệt hại lớn cho địch, và cả những cuộc hành hình, sát hại tàn bạo mà kẻ địch gây ra với bộ đội và nhân dân ta.
Những nhân vật trong cuốn sách, người đã mất, người còn sống nhưng điều quan trọng là tác giả nhắc đến họ không đơn giản vì có liên quan đến các sự kiện lịch sử mà hơn thế, tác giả muốn nhìn thấy ở họ một biểu tượng bất khuất của tinh thần yêu nước.
Cuốn sách không chỉ đem đến cho mình những ký ức cảm động, mà còn cung cấp những tư liệu lịch sử đặc sắc và độc đáo.
Có mặt tại buổi ra mắt cuốn sách, thiếu tướng Lê Văn Cương bày tỏ cuốn sách là tài liệu vô giá để 100 hay 1.000 năm sau, thế hệ trẻ hiểu được cha ông họ đã chiến đấu như thế nào để bảo vệ tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Bởi theo ông Cương, nói về cuộc chiến tranh biên giới, người dân hầu hết mới chỉ tiếp cận các bản tổng kết đề cập đến những vấn đề chung như bối cảnh, lý do dẫn đến chiến tranh xâm lược; các chiến lược, sách lược; đường lối lãnh đạo; các bài học rút ra…
Đó là những tri thức lịch sử đáng quý, nhưng hạn chế là ở chỗ thế hệ sau sẽ không hoặc rất khó cảm nhận được cụ thể “độ nóng” của cuộc chiến, không hiểu được cha ông họ đã vượt qua những đau thương tận cùng ra sao để đi đến chiến thắng. Thậm chí, cuộc chiến tranh này còn được nhắc đến hết sức sơ lược trong các sách giáo khoa, giáo trình và một số công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam.
Thiếu tướng Lê Văn Cương trăn trở: “Như thế thử hỏi thế hệ sau làm sao hiểu được cha ông họ đã sống, chiến đấu như thế nào để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc?”.
Nguyễn Thái Long sinh năm 1955, quê tại phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang. Năm 1972, ông nhập ngũ rồi học y sĩ trong quân đội. Năm 1975, ông ra trường, được điều về Trung đoàn 567. Năm 1976, ông cùng đơn vị được điều lên Cao Bằng làm kinh tế và tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979. Năm 1987, ông chuyển ngành làm bác sĩ chuyên ngành Tâm thần, sau làm Giám đốc bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang. Ông nghỉ hưu năm 2015. |
![]() |
Nguyễn Thu Huyền hiện là học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: NVCC |
Huyền cho biết, khi kiểm tra thông tin, em đã không tin vào mắt mình khi thấy ĐH Drexel (Mỹ) cung cấp toàn bộ học phí và chi phí ăn ở cho 4 năm học trị giá 69.000 USD/năm.
“Em đã phải kiểm tra đi kiểm tra lại để xem đó là số tiền trường bắt đóng hay số tiền trường cho mình. Em vẫn luôn nghĩ để nhận được hỗ trợ tài chính toàn phần là rất khó. Thực sự, đây là ‘quả ngọt’ sau bao nhiêu ngày tháng vất vả học tập”.
Nói về lý do chọn Drexel, Huyền cho biết: “Thứ nhất là vì trường nằm ở vị trí rất năng động là Philadelphia. Ngoài việc học thì môi trường ở đây sẽ rất tốt cho em. Thứ 2, là ngành Marketing của trường có thứ hạng rất tốt – nằm trong top 20. Ngoài ra, trường có liên kết với các doanh nghiệp lớn để sinh viên có thể đi làm từ năm thứ 2, vừa giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập, vừa là cơ hội để trải nghiệm rất tốt”.
Nữ sinh 18 tuổi chia sẻ, ước mơ đi du học đã nhen nhóm trong em từ rất lâu, nhưng TP. Bắc Ninh không có nhiều nơi ôn luyện để chuẩn bị cho các bài thi, vì thế em cứ nấn ná mãi. Mãi đến năm lớp 10, Huyền mới thổ lộ ước mơ của mình với bố mẹ.
![]() |
Phản ứng đầu tiên của bố là “Ôi, mày ước mơ cao thế hả con”. Nhưng sau cùng, cả bố mẹ đều ủng hộ và hỗ trợ con gái hết mình.
Từ khi còn học cấp 2, Huyền đã tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Văn và tiếng Anh của trường. Năm lớp 9, em đạt Huy chương Vàng cuộc thi tiếng Anh trên Internet.
Lên lớp 10, Huyền xác định mục tiêu đi du học nên không có ý định tham gia các cuộc thi học sinh giỏi. Em nói, mình không đủ thời gian cho nhiều mục tiêu cùng một lúc. Tuy nhiên, trên lớp, Huyền vẫn là một học sinh giỏi đều các môn. Điểm trung bình các môn hầu như đạt trên 9,0, kể các môn khoa học tự nhiên.
Chị Nguyễn Thị Hường – mẹ Huyền chia sẻ, để chuẩn bị cho các bài thi chuẩn hoá, chị cũng có ý định tìm trung tâm cho con gái ôn luyện, nhưng em đều từ chối vì sợ tốn nhiều tiền của bố mẹ.
“Khi con nói ước mơ của con là đi du học Mỹ, bố mẹ cũng rất lo, vì điều kiện kinh tế gia đình chỉ có thể hỗ trợ con một phần. Nhưng con nói, con sẽ cố gắng xin học bổng để bố mẹ đỡ vất vả nhất có thể”.
Cuối cùng, để chuẩn bị cho bài thi ACT, Huyền chọn theo học một người chị đi trước hiện đang du học ở Hà Lan với mức học phí rất rẻ. Hai chị em học với nhau trực tuyến. Vì lệch múi giờ nên em thường xuyên phải học từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng. Ngoài ra, phần lớn em dành thời gian tự học qua mạng.
Kết quả cuối cùng, Huyền đạt 31/36 điểm ACT, Toán SAT 2 đạt 800/800, IELTS 7.5.
Về phần viết luận, em có nhờ một cô giáo trên Hà Nội đọc và sửa giúp.
Ngoài việc học tập, em cũng tham gia các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động liên quan đến ngành Marketing mà em dự định sẽ theo học ở Drexel.
Huyền là người thành lập nhóm thiện nguyện ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Ninh, hiện đang có khoảng 20 thành viên nòng cốt.
Hoạt động chủ yếu của nhóm là dạy kỹ năng mềm, tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em câm điếc, chậm phát triển trí tuệ của Trung tâm.
![]() |
Ngoài thành tích học tập tốt, nữ sinh Bắc Ninh còn có khả năng chơi piano, guitar. Ảnh: NVCC |
Huyền kể về một kỷ niệm và cũng là lý do em chọn những hoạt động này cho những đứa trẻ nơi đây.
“Từ khi mới nhen nhóm ý tưởng, em đã rủ bạn bè vào thăm trung tâm. Chúng em biết là những đứa trẻ ở đây sẽ khác trẻ em bình thường một chút, nhưng đến khi tiếp xúc, một số bạn vẫn cảm thấy sợ vì các em rất bám người”.
“Nhưng điều khiến em suy nghĩ mãi là lúc đi về, em đánh rơi tiền, chỉ vài nghìn đồng thôi. Nhưng ngay lập tức, một em bé chạy đến hỏi ‘chị cho em xin tờ tiền này được không?’ Em rất ‘sốc’ khi một đứa bé đã biết xin tiền của người lạ”.
Từ hành động ấy của đứa trẻ, Huyền đã trăn trở mãi với suy nghĩ: thay vì cho các em những món quà vật chất, hãy dạy cho các em kỹ năng sống, cách ứng xử và tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
“Các em ở trong này thường xuyên nhận được những món quà của các hội nhóm từ thiện, vì thế không khó hiểu khi điều đó tạo thành thói quen cho các em. Em đã suy nghĩ về nó và quyết định sẽ mang lại cho các em những giá trị khác thay vì gói kẹo, hộp bánh” – Huyền chia sẻ.
Đó cũng chính là câu chuyện và thông điệp mà Huyền đưa vào bài luận chính của mình để nộp cho Drexel. Câu hỏi mà em đặt ra trong bài luận là “Cho cần câu hay con cá?”.
Chia sẻ với Vietnamnet, chị Nguyễn Thị Hường – mẹ Huyền vui mừng cho biết, tới thời điểm hiện tại, con gái đã được 6 trường đại học Mỹ chấp nhận. Drexel là ngôi trường cung cấp hỗ trợ tài chính cao nhất và cũng là ngôi trường mà em đặt nhiều kỳ vọng nhất.
“Đó là kết quả xứng đáng với con sau những nỗ lực không ngừng”.
Chị Hường cho biết, từ nhỏ Huyền đã là một người rất chăm chỉ, ham học và không bao giờ cần bố mẹ phải nhắc nhở. Ngược lại, những lúc học hành khuya quá, bố mẹ còn phải nhắc nhở con đi ngủ sớm. “Bố mẹ cũng không gây bất cứ áp lực gì cho con. Con đi du học được thì càng tốt, vất vả con phải chấp nhận. Nếu không được thì con học đại học trong nước cũng không sao”.
Chia sẻ về tính cách con gái, chị kể, Huyền là người rất giản dị. “Quần áo điệu đà mua về cho con nhưng nhiều khi con không mặc đến. Con bảo con bận lắm, chỉ cần ăn mặc giản dị thôi, mẹ đừng mua nhiều làm gì tốn tiền. Có lần giục con đi làm tóc thì con nói đùa lại ‘Mình cảm ơn. Mình không có thời gian’”.
Nguyễn Thảo
"Thần đồng" Đỗ Nhật Nam vừa trúng tuyển vào một trường đại học của Mỹ với học bổng 71.900 USD/ năm – tức khoảng 6,6 tỷ đồng cho 4 năm học.
" alt=""/>Nữ sinh Bắc Ninh giành học bổng hơn 6 tỷ đồng đại học Mỹ