Hiện vẫn chưa rõ số tiền mà các công ty này đổ vào MoMo là bao nhiêu. Tuy vậy, số tiền này sẽ được sử dụng chủ yếu để đầu tư vào việc phát triển công nghệ mới như AI và Deep Learning và tạo thành một siêu ứng dụng (super app). Một phần vốn trong số đó được dùng để xây dựng các giải pháp chuyển đổi số và phát triển nên một hệ sinh thái số.
Ở thời điểm hiện tại, MoMo được đánh giá là một trong những doanh nghiệp Fintech thành công nhất tại Việt Nam. Công ty này hiện có khoảng 120.000 điểm chấp nhận thanh toán với hơn 23 triệu người sử dụng.
Nhìn chung, Fintech được hiểu là công nghệ tài chính. Các công ty Fintech là những doanh nghiệp tích cực ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Sự nổi lên của những doanh nghiệp Fintech đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của hệ thống tài chính, ngân hàng truyền thống.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Trần Duy Đông, từ năm 2015, các doanh nghiệp Fintech bắt đầu manh nha phát triển tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, nếu so với các quốc gia khác trong khu vực, số lượng các doanh nghiệp Fintech Việt vẫn còn rất khiêm tốn.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Trần Duy Đông. |
Theo một thống kê chưa đầy đủ, ở giai đoạn 2017-2018, Singapore có khoảng hơn 490 công ty Fintech, con số này với Malaysia 196 và Indonesia là 262. Ở Việt Nam, đến năm 2019, chúng ta mới có khoảng 154 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này (Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng Đại học Quốc gia TP HCM).
Do vậy, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho rằng, việc một công ty Fintech Việt Nam gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư hàng đầu thế giới là tín hiệu tốt cho hoạt động của các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Fintech nói riêng.
Trọng Đạt
Grab và MoMo đều là những tên tuổi quen thuộc nhưng khá mới mẻ khi tham gia vào thương mại điện tử tại Việt Nam gần đây.
" alt=""/>Nhà đầu tư thung lũng Silicon “đổ tiền” vào Fintech Việt NamLà bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết WFSA, Vinmec hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu thuật tại Đông Nam Á.
![]() |
GS Jannicke Mellin Olsen - Chủ tịch WFSA, đồng thời là tác giả của Tuyên bố Helsinki đánh giá: “Lựa chọn Vinmec là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam ký cam kết Tuyên bố Helsinki – một chương trình lớn của Châu Âu, WFSA đánh giá cao khả năng tuân thủ các yêu cầu an toàn khắt khe về của Vinmec”.”. |
Tuyên bố Hensinki ra đời năm 2010 - là tiêu chuẩn, nguyên tắc nhằm đảm bảo an toàn trong gây mê phẫu thuật - hiện đang áp dụng toàn châu Âu.
Theo thỏa thuận, tất cả các đơn vị tổ chức của Hệ thống chăm sóc sức khỏe Vinmec cung cấp kỹ thuật gây mê tiền phẫu thuật cho bệnh nhân sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu được khuyến nghị bởi Hiệp hội Gây mê Châu Âu tại cả phòng mổ và khu vực hồi sức cấp cứu.... Hệ thống y tế Vinmec cam kết có các phác đồ và cơ sở vật chất để xử trí các trường hợp sau: kiểm soát nhiễm khuẩn, sốc phản vệ, chảy máu nhiều, chăm sóc điều trị đau sau phẫu thuật...
Từ năm 1990, đau đã được Tổ chức Y tế thế giới coi là dấu hiệu sinh tồn thứ 5, sau nhiệt độ, nhịp thở, mạch đập, nhịp tim. Do đó, ngay từ khi đi vào hoạt động, Vinmec đã xây dựng mô hình bệnh viện không đau đầu tiên tại Việt Nam.
Người bệnh tại Vinmec đều được đánh giá và áp dụng các phương pháp giảm đau khi cần thiết trong toàn bộ thời gian khám và điều trị tại bệnh viện. Trong gây mê hồi sức, Vinmec tuân thủ các phác đồ, các hướng dẫn an toàn gây mê, bảng kiểm gây mê đối với 100% ca phẫu thuật nhằm giảm thiểu tối đa sự cố và tác dụng không mong muốn.
![]() |
Vinmec tiên phong áp dụng kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP đem lại hiệu quả giảm đau trọn vẹn, không biến chứng, rút ngắn thời gian hồi sức tích cực, loại trừ nguy cơ đau sau mổ và đau mãn tính trên 96% bệnh nhân mổ tim. |
Cùng với việc bắt buộc tuân thủ chặt chẽ từng bước trong quy trình gây mê, Vinmec đã ưu tiên áp dụng kỹ thuật gây tê giảm đau vùng dưới hướng dẫn siêu âm - phương pháp được các nghiên cứu trên thế giới chứng minh an toàn, giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trong phẫu thuật.
Đối với sản khoa, bệnh viện đã xây dựng các phác đồ xử trí và áp dụng kỹ thuật gây tê giảm đau vùng như gây tê thần kinh, gây tê cơ vuông thắt lưng và gây tê thần kinh thẹn (gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng), giúp sản phụ trải nghiệm cuộc sinh không đau, dù sinh thường hay sinh mổ.
Đặc biệt, kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP) do Vinmec tiên phong áp dụng đã đem lại hiệu quả giảm đau trọn vẹn, không biến chứng, rút ngắn thời gian hồi sức tích cực, loại trừ nguy cơ đau sau mổ và đau mãn tính trên 96% bệnh nhân mổ tim. Kết quả này đã đưa chuyên khoa gây mê giảm đau Vinmec trở thành một trong những nhóm đi đầu thế giới về kiểm soát đau trong mổ tim mở không sử dụng morphin.
Từ thành công này, Vinmec đã trở thành bệnh viện đầu tiên trên thế giới công bố các ca phẫu thuật tim hở áp dụng ESP tại Hội nghị gây mê giảm đau thế giới lần 43 vào tháng 4/2018 (Mỹ).
Phát biểu tại lễ ký kết, GS Jannicke Mellin Olsen - Chủ tịch WFSA, đồng thời là tác giả của Tuyên bố Helsinki đánh giá: “Lựa chọn Vinmec là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam ký cam kết Tuyên bố Helsinki - một chương trình lớn của Châu Âu, WFSA đánh giá cao khả năng tuân thủ các yêu cầu an toàn khắt khe của Vinmec. WFSA sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng thực hành gây mê cho các bác sĩ điều dưỡng Vinmec, từ đó nhân rộng mô hình này sang các bệnh viện khác tại Việt Nam”
![]() |
Lế ký kết tuyên bố Helsinki tại Vinmec và Hiệp hội Gây mê thế giới khẳng định cam kết của Vinmec hướng tới mục tiêu một trong các bệnh viện an toàn nhất về gây mê tại Đông Nam Á. |
Về phía Việt Nam, GS.TS Bùi Đức Phú - Phó Tổng Giám đốc Hệ thống Y tế Vinmec khẳng định: “Với sự hướng dẫn và hỗ trợ của Hiệp hội gây mê thế giới, Vinmec có thể hoàn thiện mô hình an toàn gây mê, hiện thực hóa mục tiêu bệnh viện không đau, đem lại chất lượng chăm sóc tối ưu cho người bệnh”.
Hiệp hội Gây mê thế giới (WFSA) là liên minh toàn cầu bao gồm 134 Hiệp hội Gây mê từ hơn 150 quốc gia, với hơn 130.000 thành viên trên toàn thế giới. Mục tiêu hoạt động của WFSA nhằm mục đích giúp các bác sĩ chuyên khoa gây mê trên toàn thế giới tiếp cận với các phương pháp gây mê an toàn, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Hệ thống Y tế Vinmec là hệ thống y tế phi lợi nhuận ra đời năm 2012 do Tập đoàn Vingroup đầu tư. Hệ thống gồm 3 hợp phần theo mô hình chuẩn của hệ thống y tế hàng đầu thế giới là chuỗi bệnh viện - các Viện nghiên cứu - Trường Đại học. Hiện Vinmec có 7 bệnh viện đa khoa đã đi vào hoạt động, trong đó có 2 bệnh viện đã đạt tiêu chuẩn JCI. Dự kiến, Vinmec sẽ có 10 bệnh viện trên toàn quốc vào năm 2020. |
Minh Tuấn
" alt=""/>Vinmec nhắm đích bệnh viện gây mê phẫu thuật an toàn nhất ĐNÁ![]() |
Bugatti Veyron nhái chỉ có giá 134 triệu đồng ở Ấn Độ |
Những hình ảnh được đăng tải cho thấy đây là một chiếc "Veyron Convertible" mui trần chưa từng xuất hiện trước công chúng trước đây. Khác với phiên bản Roadster được bán trên toàn thế giới, Veyron ở Ấn Độ này có phần mui vải có thể kéo xuống để hành khách tận hưởng "khí trời". Ngoài ra, chiếc xe này còn có tới 2 hàng ghế rộng rãi giúp nó rất thực dụng.
![]() |
Phía sau xe có logo EB được vẽ lên.
|
Do cố gắng "bắt chước" nét đặc trưng trên các siêu xe Bugatti nên phiên bản Veyron "fake" ở Ấn Độ này cũng được sơn màu ngoại thất xanh đậm và xanh nhạt. Đầu xe được lắp lưới tản nhiệt hình móng ngựa và biểu tượng Bugatti được sửa đổi. Đồng thời, trên nắp cốp phía sau có logo EB được vẽ bằng tay.
![]() |
Mui vải có thể hạ xuống để lộ phía trong với hai hàng ghế. |
Theo mô tả trên web mua bán trực tuyến, Bugatti Veyron "fake" đã đi quãng đường 28.000 km như hiển thị trên đồng hồ. Thực tế, chiếc xe này được xây dựng từ một ôtô cũ đời 1999, ra đời trước Veyron thật hơn 5 năm.
Theo Tiền Phong
Dự kiến ra mắt vào đầu tháng sau, Toyota Glanza được kỳ vọng gây sốt khi có giá bán từ 545 nghìn INR đến 860 nghìn INR, tương đương 182-287 triệu đồng.
" alt=""/>Bugatti Veyron nhái chỉ có giá 134 triệu đồng ở Ấn Độ