Xe cứu thương vận chuyển F0 tại bệnh viện ở Hà Nội
Hiện nay nước ta đang điều trị 346.221 F0. Cả nước có 7.336 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 4.484 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 1.198 ca; thở máy không xâm lấn là 165 trường hợp, thở máy xâm lấn 799 ca và can thiệp EMO 19 trường hợp.
Cũng theo thông tin từ Bộ Y tế, từ tháng 3/2021 đến hết ngày 29/12, Việt Nam đã tiếp nhận 192.002.218 liều vắc xin phòng Covid-19. Trong tổng số 192 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 đã tiếp nhận, Bộ Y tế đã phân bổ 112 đợt với tổng số 175,1 triệu liều, còn khoảng 17 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vắc xin.
Đến hết ngày 29/12, cả nước đã tiêm được 149.318.658 liều, tỷ lệ sử dụng đạt 85,3% số vắc xin phân bổ 112 đợt. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tưӧng trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.
Tình hình dịch cơ bản được kiểm soát
Bộ Y tế nhận định, đến nay, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc. Thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, nhất là giám sát phát hiện sớm, tổ chức thu dung, điều trị giảm bệnh nặng, tử vong. Ngành y tế cần quản lý rủi ro, đặc biệt là nhóm nguy cơ, có bệnh nền chưa được tiêm đầy đủ vắc xin.
Bộ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp, phương châm phòng chống dịch với 3 trụ cột (cách ly, xét nghiệm, điều trị) và công thức “5K + vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”.
Chúng ta cũng không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, nhất là dịp Tết Dương lịch 2022, tiếp tục huy động sự tham gia của cộng đồng, tình nguyện viên trong hỗ trợ tư vấn, chăm sóc, theo dõi người bệnh. Tăng cường áp dụng các biện pháp công nghệ để quản lý ca bệnh và điều hành, quản lý dịch bệnh.
Ngoài ra, ngành y tế cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước, bám sát diễn biến dịch của biến chủng Omicron. Thực hiện việc mua, phân bổ vắc xin kịp thời cho các địa phương, chú trọng tiến độ tiêm vắc xin trong đó chú ý đến việc tiêm mũi 3 và đảm bảo an toàn khi thực hiện tiêm nhắc lại đối với trẻ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Ngoài ra, ngành y tế phải dự trù, phân bổ đủ thuốc điều trị Covid-19, hướng dẫn tổ chức cấp phát thuốc cho người nhiễm virus để được điều trị sớm, chỉ đạo tăng cường nguồn ô xy phục vụ công tác điều trị. Đồng thời, cần tăng cường tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn để phát hiện, sàng lọc, điều trị ban đầu, điều trị sớm các trường hợp F0 tại cơ sở, tại nhà.
Ngọc Trang
Phát hiện 14 người nhập cảnh tại Quảng Nam nhiễm biến thể Omicron
14 trường hợp nhiễm Omicron là hành khách trên các chuyến bay từ Hàn Quốc và Mỹ về nhập cảnh và cách ly tại Quảng Nam.
Một livestreamer quảng bá trang phục của hãng Xunruo vào tháng 3. Ảnh: Reuters.
Thành công của Viya khiến nhiều người nuôi mộng thành livestreamer khi có thể bán mọi thứ từ son môi đến dịch vụ phóng tên lửa. Điều đó tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt.
"Viya là nhân vật quan trọng. Cô ấy khiến những người ngoài ngành nhận ra livestream là kênh bán hàng rất hiệu quả. Khi tôi đến Jiubao vào năm 2019, những livestreamer sẽ xấu hổ khi chào người khác nếu doanh thu của họ trong ngày hôm đó thấp hơn một triệu tệ (155.000 USD)", Gu Zhenjie, CEO Xinhe cho biết.
Jiubao là một quận của Hàng Châu, được mệnh danh là thủ phủ của livestream. Trong phạm vi 3 km từ Xinhe, có đến 10 cơ sở livestream bán hàng, hơn 30 mạng lưới đa kênh (MCN) hoạt động với các nền tảng livestream và hơn 200 doanh nghiệp thời trang hoạt động trên Internet.
Áp lực cạnh tranh và doanh số
Livestream bán hàng xuất hiện lần đầu tại Trung Quốc cách đây 5 năm. Lĩnh vực này trở nên phổ biến sau khi đại dịch bùng phát năm 2020. Nhiều trang thương mại điện tử như Alibaba, JD.com hay các nền tảng video Duoyin, Kuaishou tìm cách giành thị phần, gia nhập thị trường đầy tiềm năng này.
Được xem là cách phổ biến để tiếp cận khách hàng mua sắm online, thị trường livestream bán hàng ở Trung Quốc tăng trưởng 121,5% trong năm 2020, đạt giá trị hơn 148 tỷ USD, theo hãng phân tích iiMedia Research. Tính đến tháng 6/2020, đất nước này có 309 triệu khán giả xem livestream, chiếm 1/3 dân số sử dụng Internet.
Hàng trăm nghìn người đã trở thành livestreamer với mong muốn là Viya tiếp theo, trong đó có Zhang Yuanlin. Sau 2 năm làm livestreamer, cô gái 27 tuổi được nhận việc tại công ty livestream có tên Xihongshi. Trước đó, Yuanlin đã có 7 năm kinh nghiệm làm MC radio.
Thành công của Viya khiến nhiều người nuôi mộng thành livestreamer. Ảnh: Jing Daily.
"Sự khác biệt lớn nhất giữa các công việc trước đây với livestreamer là tâm trạng của tôi thay đổi liên tục tùy vào doanh số, do tôi luôn chú trọng những con số khi lên sóng", Yuanlin cho biết mức lương của cô khi còn làm MC radio là dưới 1.500 USD/tháng, nhưng đã tăng gấp 3 lần khi chuyển sang livestreamer.
Tuy nhiên, những ai nuôi mộng trở thành Viya thứ 2 có thể thất vọng khi tiêu chuẩn dành cho họ đã tăng lên so với trước đây. Việc nổi tiếng sau một đêm gần như không thể trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các nền tảng ngày càng lớn.
"Sau khi trải qua thời kỳ đỉnh cao đầu tiên, ngành (livestream bán hàng) đang hạ nhiệt đôi chút. Đây đang là đại dương đỏ (thị trường mà nhiều doanh nghiệp đang có sản phẩm giống nhau, nhắm đến tập khách hàng giống nhau - PV)... Trong 2 năm, tôi không thấy cái tên mới nào trong danh sách top 10 livestreamer của Taobao", Zhenjie cho biết.
Zhenjie sử dụng nei juan (tiếng Trung dịch ra là "tiến hóa") để mô tả ngành công nghiệp livestream phát triển, cạnh tranh khốc liệt khiến những streamer chất lượng kém hơn bị đào thải. Điều đó đồng nghĩa chỉ những người giỏi, nổi tiếng mới có thể tồn tại và kiếm tiền.
"Trong năm nay, những người gia nhập Xinhe đã có sự nổi tiếng từ trước. Nếu bạn không có độ nhận diện, rất khó để tồn tại ở Xinhe", Zhenjie chia sẻ.
Bị kiểm soát chặt chẽ
Việc phát triển nhanh chóng cũng khiến ngành công nghiệp livestreamer chịu kiểm soát chặt chẽ hơn. Một số livestreamer từng bị cáo buộc quảng cáo sai sự thật, thổi phồng doanh số.
Năm 2020, "ông hoàng livestream" Xinba đã bị phạt hơn 130.000 USD, cấm lên sóng Kuaishou trong 2 tháng sau khi cơ quan giám sát thị trường Quảng Châu (Trung Quốc) xác định người này quảng cáo yến sào giả.
Huang Wei được mệnh danh là "người phụ nữ có thể bán bất kỳ món đồ nào". Ảnh: VCG.
Ở cấp độ quốc gia, nhiều quy định chặt chẽ của chính phủ Trung Quốc cũng nhắm đến lĩnh vực này. Hồi tháng 5, cơ quan giám sát Internet cua Trung Quốc và 6 cơ quan quản lý khác đã ban hành quy định mới nhằm kiểm soát việc livestream bán hàng.
Những nền tảng như Kuaishou được yêu cầu tạo danh sách sản phẩm, dịch vụ không hợp pháp hoặc phù hợp để livestream bán hàng. Trong khi đó, hành vi bán hàng giả, làm sai lệch số lượt xem, quảng bá mô hình kinh doanh đa cấp, dụ dỗ đánh bạc qua livestream cũng bị xem là bất hợp pháp.
Với những người mới như Zhenjie, cô gặp áp lực mỗi ngày khi phải cố gắng trở thành livestreamer nổi tiếng. Không chỉ xuất hiện trước ống kính, Zhenjie còn xem livestream từ những người nổi tiếng hơn để học hỏi kinh nghiệm.
Dù chỉ mới tham gia livestream bán hàng trong 2 năm, Zhenjie đã lên kế hoạch cho hướng đi tiếp theo.
"Giọng tôi đã khàn rồi", Zhang nói rằng livestream bán hàng là công việc của người trẻ, còn cô có thể chuyển sang làm quản lý cho người nổi tiếng.
Theo Zing/SCMP
Livestream qua thời kỳ cực thịnh: Streamer lấn sân kinh doanh, mở công ty
Thành danh nhờ livestream, một số streamer đã sớm rẽ hướng sang kinh doanh, thậm chí tự mở công ty để phát triển sự nghiệp của riêng mình.
" alt="Bên trong lò đào tạo livestream tại Trung Quốc" />
...[详细]
Olympic Nhật Bản cầm hòa Olympic Tây Ban Nha trước Thế vận hội trên sân nhà
"Messi Nhật Bản" Takefusa Kubo đi bóng khéo léo rước khi chuyền bóng thuận lợi cho Ritsu Doan. Tiền đạo khoác áo PSV Eindhoven dứt điểm đẹp mắt đánh bại thủ môn Unai Simon - người vừa trở về từ EURO 2020.
Những nỗ lực của đại diện đến từ châu Âu đã được đền đáp với bàn quân bình tỷ số ở phút 77. Carlos Soler là người lập công cho Olympic Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, đó cũng là bàn thắng cuối cùng của trận đấu này. Chung cuộc, Olympic Nhật Bản và Olympic Tây Ban Nha hòa nhau 1-1 trong trận giao hữu cuối cùng trước khi bước vào tranh tài tại Olympic 2020.
Tại Olympic Tokyo, Olympic Tây Ban Nha nằm ở bảng A cùng Olympic Ai Cập, Olympic Argentina và Olympic Australia.
Trong khi đó, chủ nhà Olympic Nhật Bản nằm ở bảng A cùng với Olympic Pháp, Olympic Mexico và Olympic Nam Phi.
Ở Thế vận hội năm nay, Olympic Tây Ban Nha quyết tâm giành HCV môn bóng đá nam khi họ cử lực lượng rất mạnh dự giải với 6 tuyển thủ của ĐT Tây Ban Nha vừa dự EURO gồm: Pedri, Oyarzabal, thủ môn Unai Simon, Pau Torres, Eric Garcia và Dani Olmo.
Ngoài 6 cầu thủ từ ĐT Tây Ban Nha dự EURO 2020, Olympic Tây Ban Nha còn có 3 cầu thủ quá tuổi là Mikel Merino (Sociedad) cùng bộ đôi của Real Madrid - Dani Ceballos và Marco Asensio.
Theo điều lệ Olympic, các đội bóng tham dự sẽ cử đội hình U23 cộng thêm 3 gương mặt quá tuổi. Tuy nhiên, Olympic Tokyo bị hoãn 1 năm do dịch Covid-19 nên các đội dự giải đấu ở Nhật Bản sẽ được phép sử dụng đội hình "U24 +3".
Thiên Bình
Lịch thi đấu bóng đá nam Olympic 2020
VietNamNet cập nhật lịch thi đấu môn bóng đá nam Olympic Tokyo 2020, đầy đủ và chính xác.
" alt="Olympic Nhật Bản gây bất ngờ trước Tây Ban Nha trước Thế vận hội" />