Từ lâu, chúng ta đã được nghe nhiều tin đồn “rậm rịch” về sự quay trở lại thị trường của Nokia nhưng trước đó tất cả vẫn chỉ là tin đồn. Cuối cùng, thỏa thuận giữa Nokia và HMD Global tuyên bố hồi tháng 5/2016 đã hoàn tất và bắt đầu có hiệu lực. Điều đó có nghĩa là HMD Global có thể sử dụng thương hiệu và thiết kế của Nokia đối với những chiếc smartphone được công ty FIH Mobile (thuộc sở hữu của Foxconn) sản xuất trong vòng 10 năm nữa.
HMD Global tự gọi mình là “ngôi nhà mới của những chiếc điện thoại Nokia” và cam kết sẽ sớm cho ra đời hàng loạt những sản phẩm smartphone và máy tính bảng mới. Nhưng cụ thể là khi nào? Theo dự đoán, rất có thể những sản phẩm này sẽ được giới thiệu trong sự triển lãm MWC diễn ra vào tháng 2/2017.
" alt=""/>Nokia hoàn tất thỏa thuận với HMD Global, xác nhận quay lại thị trường năm 2017Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BTC quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Theo đó, mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với các phương tiện cơ giới sẽ được điều chỉnh. Đồng thời, khi xảy ra tai nạn trong phạm vi trách niệm bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe đó đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Cụ thể, từ 1/4/2016, Thông tư mới điều chỉnh mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với xe ô tô dưới 6 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải lên mức 437.000 đồng/năm (tăng 40.000 đồng/năm so với trước). Các xe ô tô 16 chỗ ngồi kinh doanh vận tải là 3,054 triệu đồng/năm (tăng 509.000 đồng/năm) và xe ô tô 24 chỗ ngồi kinh doanh vận tải là 4,632 triệu đồng/năm (tăng 772.000 đồng/năm).
Mức phí đối với các loại phương tiện cơ giới còn lại vẫn được giữ nguyên. Cụ thể, phí bảo hiểm với mô tô hai bánh là 55.000 - 60.000 đồng/năm (tùy dung tích). Đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải từ 6 - 11 chỗ ngồi là 794.000 đồng/năm. Các loại xe tải dưới 3 tấn là 853.000 đồng/năm.
" alt=""/>Từ 1/4, tăng phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với ô tô conChỉ số ATTT Việt Nam 2016 (Vietnam Information Security Index) năm 2016 được Cục ATTT thuộc Bộ TT&TT phối hợp với Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA) thực hiện khảo sát gần 700 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo bộ tiêu chí gồm 5 nhóm tiêu chí: Đào tạo và nhận thức; Chính sách và kinh phí; Hệ thống tổ chức; Biện pháp kỹ thuật và Biện pháp quản lý.
Theo bộ tiêu chí nêu trên, năm nay Cục ATTT và VNISA đã đưa ra 36 câu hỏi để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại 3 địa bàn trọng điểm Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Kết quả của các phiếu khảo sát đã được lượng hóa thành Chỉ số ATTT Việt Nam 2016.
Theo kết quả đợt khảo sát nêu trên, về tổ chức, nhân lực, năm 2016 có 62,3% cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có lãnh đạo phụ trách về ATTT, tăng gần 18% so với năm 2015; 65,6% đơn vị, doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về ATTT, tăng tới gần 35% so với năm 2015; tỷ lệ các đơn vị, doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách về ATTT năm 2016 lần lượt là 65,5% và 16,8%, trong khi tỷ lệ này năm 2015 là 46,6 và 29%.
Kết quả khảo sát của Cục ATTT và VNISA năm 2016 cũng cho thấy năm nay các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến công tác xây dựng quy chế, quy định ATTT khi có gần 66% đơn vị, doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã ban hành quy chế, quy định về bảo đảm ATTT, tăng gần 22% so với năm 2015 (43,9%); và 57,2% đơn vị doanh nghiệp có ban hành quy chế, quy định bảo vệ thông tin cá nhân, tăng hơn 19% so với kết quả khảo sát thu được năm 2015 (37,9%).
" alt=""/>66% tổ chức, doanh nghiệp đã ban hành quy chế bảo đảm an toàn thông tin