Thông tin từ Đại học RMIT Việt Nam cho hay, trong khuôn khổ chương trình “Hoàn thiện kỹ năng cá nhân+”(Personal Edge +) vừa được trường thiết kế lại và ra mắt tại cả 2 cơ sở TP.HCM và Hà Nội mới đây, hơn 1.300 sinh viên đã tham dự các buổi học về xây dựng mối quan hệ trong công việc, tạo dựng hình ảnh cá nhân, vượt qua rào cản văn hóa, kỹ năng giao tiếp…
Chương trình hướng tới mục tiêu giúp sinh viên phát triển các bộ kỹ năng mềm cần thiết để đạt “chuẩn” công dân toàn cầu, trở thành thành viên tích cực trong môi trường đa văn hóa, những nhân viên biết thể hiện mình nơi công sở và những nhà lãnh đạo tương lai.
Đại học RMIT Việt Nam cũng cho biết, trong tuần lễ ra mắt chương trình “Hoàn thiện kỹ năng cá nhân+” vào đầu tháng 12/2016, các sinh viên RMIT Việt Nam đã tham gia vào một loạt những hoạt động và buổi chia sẻ của chuyên gia, tập trung vào các bước xây dựng thương hiệu cá nhân “online” và “offline” hiệu quả. “Điều này sẽ giúp các sinh viên cư xử chuyên nghiệp và “ghi điểm” tại nơi làm việc trong tương lai”, đại diện RMIT Việt Nam nhấn mạnh.
![]() |
MC kiêm giám đốc điều hành BB Plus, siêu mẫu Thúy Hằng đã chia sẻ với sinh viên RMIT Việt Nam về kỹ năng giao tiếp, tầm quan trọng của việc tạo dựng hình ảnh đẹp cũng như kỹ năng ứng xử chuyên nghiệp nơi công sở.
Các sinh viên Đại học RMIT Việt Nam cũng đã được hướng dẫn cách di chuyển tự nhiên, tư thế đứng thanh lịch, kỹ năng giao tiếp khi chào hỏi, giới thiệu, bắt tay và trao danh thiếp, cách lắng nghe người đối diện và cách kết hợp trang phục.
![]() |
Sinh viên yếu kĩ năng thuật toán
Mới đây, Công ty Tư vấn Tholons đã xếp TP.HCM và Hà Nội nằm trong top 20 địa chỉ có dịch vụ gia công phần mềm tốt nhất thế giới. Tháng 8/2016, chuyên trang lập trình thuật toán HackerRank xếp hạng lập trình viên Việt Nam thứ 23 toàn cầu, đứng trên nhiều nước mạnh.
Tuy nhiên, bức tranh đó không chỉ toàn điểm sáng. Thuật toán, vốn được xem là năng lực cốt lõi của ngành lại đang bị xem nhẹ, kiến thức về thuật toán của nhiều sinh viên CNTT còn rất hạn chế.
Sau cuộc thi Thử thách Sáng tạo cùng Samsung 2016 (Samsung Software Challenge 2016) diễn ra mới đây tại Hà Nội, ông Huh Chang Wan, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Di động Samsung Việt Nam, thuộc Samsung Electronics Việt Nam nhận định: Samsung đánh giá sinh viên CNTT Việt Nam rất có tiềm năng, tuy nhiên nhiều sinh viên còn thiếu kiến thức về thuật toán, kinh nghiệm lập trình để ứng dụng vào giải quyết những bài toán thực tế.
Đáng chú ý, hầu hết các đội tuyển dự thi Lập trình Sinh viên quốc tế ACM của Việt Nam hầu hết chỉ giải quyết được 2-4 bài toán trong số 11 bài của đề thi.
Nguyên nhân là do sinh viên chưa có nhiều điều kiện được thực hành, cần có nhiều cơ hội cọ xát thực tế hơn nữa để phát triển và khai thác khả năng.
“Thiếu sân chơi”, trả lời ngắn gọn để giải thích tại sao sinh viên ít quan tâm đến thuật toán, một giảng viên đại học cho biết.
Trong thực tế, tại Việt Nam hàng năm vẫn diễn ra cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên tuy nhiên sân chơi này còn hẹp với nhiều thành viên của các đội tuyển đã từng gặp nhau ở các kỳ thi tin học ở bậc phổ thông, vắng bóng nhiều sinh viên CNTT theo học chuyên ngành trong những năm cuối (do họ tập trung vào những kĩ năng khác, như ngoại ngữ, ngôn ngữ lập trình, kĩ năng mềm).
Việt Nam không thể xây dựng nền công nghiệp CNTT chỉ với vài trăm lập trình viên thành thạo thuật toán, bởi riêng một đơn vị như Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Điện thoại di động Samsung Việt Nam cũng đã cần đến cả nghìn sinh viên như vậy, còn toàn bộ Việt Nam nhu cầu lên đến hàng chục nghìn.
" alt=""/>Việt Nam đang thiếu sân chơi cho sinh viên lập trình