Nhận định, soi kèo Western Sydney vs Macarthur FC, 13h00 ngày 16/2: Tưng bừng bàn thắng
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Club Leon, 08h00 ngày 17/2: Độc chiếm ngôi đầu -
Nữ sinh mồ côi làm thuê ở quán trà sữa, thi đỗ trường sư phạmThiên Hương sống lủi thủi trong ngôi nhà nhỏ hơn 5 năm nay. Ảnh: Hà Nam Rồi vài tháng sau, mẹ mất, từ đó nữ sinh mồ côi sống đơn độc trong căn nhà tuềnh toàng, thiếu trước hụt sau. Cuộc sống vốn khốn khó nay càng thêm chật vật. Hương buồn bã, co mình vào thế giới riêng.
“Những ngày đầu phải sống một mình buồn lắm. Thấy bạn bè ai cũng có cha mẹ bảo bọc, yêu thương, còn mình thì đơn độc, em tủi thân chỉ biết khóc. Cuối năm học, cầm tấm giấy khen trên tay cũng chẳng biết khoe với ai, em chỉ biết đứng trước bàn thờ cha mẹ, nước mắt cứ thế trào ra…”, Hương nghẹn ngào.
Cô nữ sinh mồ côi cha, mẹ nay đã là sinh viên sư phạm. Ảnh: Hà Nam Nỗi trống vắng tình cảm mẫu tử cứ vậy đeo bám Hương, nhưng em không cho phép bản thân gục ngã. Hương biết chắc hẳn mẹ nằm dưới lòng đất cũng không muốn thấy mình buồn khổ. Đó dường như là động lực giúp Hương cứng cỏi hơn khi số phận buộc em phải bước vào đời sớm trước tuổi.
Bà Hà Nguyễn Phương Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Điện Thắng Nam cho biết, thấy hoàn cảnh của Hương đáng thương, năm 2019, hội đã nhận “đỡ đầu”, hỗ trợ em trong suốt những năm học THPT với kinh phí từ 2 đến 5 triệu đồng/năm.
Tấm gương vượt khó của Thiên Hương khiến nhiều người cảm động và khâm phục. Ảnh: Hà Nam Dù hoàn cảnh chẳng khấm khá nhưng các bác, chú, cô,… của Hương cũng thay nhau động viên, hỗ trợ gạo và thức ăn cho cháu mình.
Để có thêm tiền trang trải sinh hoạt, những lúc rảnh, Hương xin phụ việc ở quán trà sữa, bán đồ ăn vặt. Rồi cuối tuần, em đi làm phục vụ ở nhà hàng tiệc cưới. Cứ thế, cô bé mồ côi đã vượt qua những ngày tháng khó khăn, khắc nghiệt nhất.
Học để không phụ mong mỏi của mẹ
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Hương hiểu rằng nếu không nỗ lực, cuộc sống của em sẽ luôn chìm trong bóng tối. Vì thế, em luôn chăm chỉ học tập, 12 năm qua luôn đạt học sinh khá, giỏi. Năm lớp 12, điểm trung bình các môn của Hương là 8,6.
“Lúc mẹ mất, em tuyệt vọng lắm và từng nghĩ đến việc nghỉ học để đi làm. Nhưng nhớ lại lời mẹ dặn ‘phải cố gắng học hành để sau này không khổ như mẹ’ mà em nỗ lực bám con chữ”, Hương bộc bạch.
Những tấm giấy khen trong suốt 12 năm học là tài sản quý giá nhất trong căn nhà xập xệ của Thiên Hương. Ảnh: Hà Nam Vượt qua nghịch cảnh, cuối cùng những nỗ lực không biết mệt mỏi của Hương cũng được đền đáp. Tháng 9 vừa qua, em đã trúng tuyển vào ngành Sư phạm Toán tại Trường Đại học Quảng Nam với tổ hợp môn C14, tổng điểm 25,07.
Hiện, Hương đã chính thức nhập học và đang chuẩn bị cho hành trình mới. Cô bé mồ côi cha mẹ ngày nào nay đã cứng cáp hơn hẳn. Nhưng trong sâu thẳm đôi mắt của nữ sinh viên ấy vẫn còn hiện hữu những âu lo về tương lai đầy chông gai, vất vả phía trước.
Thiên Hương chia sẻ, sắp tới em sẽ tìm công việc làm thêm như gia sư hoặc phục vụ ở nhà hàng, quán ăn... để trang trải cuộc sống và việc học.
Sau khi đọc bài viết trên VietNamNet, nhiều độc giả liên hệ bày tỏ mong muốn được hỗ trợ em Thiên Hương đến trường. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
Gửi trực tiếp em Hà Thị Thiên Hương, trú khối phố Phong Ngũ, phường Điện Thắng Nam, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam. Số điện thoại: 0762046205. Số tài khoản: MB Bank: 7316072006 - Chủ TK Hà Thị Thiên Hương.
"> -
Sau khi bạn bè du lịch về, chúng tôi đều hỏi thăm họ về chuyến đi để biết góc nhìn của họ với du lịch Việt Nam. Một sự thật là nhận xét của họ ngày càng tích cực hơn, chứ không quá bi đát như nhiều ý kiến tôi thấy trên mạng. Điều này thể hiện rõ qua việc họ hào hứng kể về những ấn tượng trong chuyến đi. Lời khen của du kháchNếu như hơn mười năm trước, bạn bè tôi chỉ khen về cảnh Hạ Long đẹp, thì câu chuyện bây giờ đã lan sang cả thái độ phục vụ. Đơn cử như một cặp vợ chồng vừa có chuyến du lịch xuyên Việt trong ba tuần, ở 12 thành phố, với khoản tiêu phí khoảng hơn 300 triệu đồng, chưa tính phát sinh và tips. Đây là một chuyến đi đặc biệt được thiết kế theo yêu cầu.
Ấn tượng lớn nhất của người chồng là thái độ phục vụ chu đáo. Nhân viên khách sạn chủ động niềm nở chào hỏi, bê vác hành lý và đối xử tôn trọng như thượng khách. Trong khi chờ làm thủ tục check-in, bảng điện tử chạy dòng chữ lớn chào mừng với tên của họ. Người chồng cũng rất ấn tượng với việc không gặp trên phố người ăn xin, vô gia cư. Điều này là một phép màu ở những thành phố hiện đại như Sydney, New York... Mặc dù giao thông hỗn loạn, taxi luôn cố gắng đưa họ đến nơi đúng giờ và an toàn. Tài xế taxi thường vui tính, hay cười. Có nhiều người cố gắng nói chuyện dí dỏm dù khả năng giao tiếp hữu hạn. Trong mắt anh, Việt Nam là một đất nước thân thiện, không ngừng nỗ lực, không ngừng cố gắng.
Người vợ lại rất ấn tượng với ẩm thực của Việt Nam. Nếu mười năm trước, bạn bè tôi thường chỉ khen đồ ăn rẻ, thì bây giờ tôi lại được nghe người vợ khen đồ ăn ngon. Khi ở Hội An, chị đưa chồng quay lại một quán bánh mì tới ba lần trong cùng một ngày. Và dù vậy, họ vẫn chưa ăn hết các loại bánh ngon trong tiệm. Người vợ không thích Huế vì buồn, nhưng lại ấn tượng với ẩm thực cung đình Huế. Khi ăn chè, người bán hỏi chị độ ngọt và cho chị thử vài thìa trong một số cốc mẫu để nêm cho vừa miệng với chị. Trong mắt chị, Việt Nam là một thiên đường về ẩm thực đường phố mà những quán ăn Việt ở nước ngoài không thể truyền tải hết những tinh túy này.
Với thái độ hài lòng, hai vợ chồng quyết định sẽ quay lại Việt Nam trong đợt tiếp theo. Một số nơi mà cả hai vợ chồng cùng ấn tượng lại sớm bị gạch ra khỏi danh sách như Sapa, Hạ Long, Đà Lạt, Cần Thơ... Đây là những địa điểm du lịch khám phá. Hai người đều thống nhất là không cần thiết phải quay trở lại những nơi này do không nhìn thấy hoạt động gì mà họ cần phải khám phá thêm. Người vợ muốn quay lại Hà Nội và Hội An do ẩm thực độc đáo, trong khi người chồng muốn ở Đà Nẵng và TP HCM vì sự thân thiện và hiếu khách của người dân nơi đây. Với nguồn tài chính dư dả, tôi tin là họ có thể trải nghiệm tất cả.
Nhận xét của hai vợ chồng có tiềm năng trở thành khách hàng thân thiết này có thể cung cấp một số góc nhìn cho du lịch Việt Nam. Thứ nhất, ngành du lịch đang không ngừng cố gắng nỗ lực, và thế giới nhìn thấy điều đó. Hãy không ngừng cố gắng đổi mới, sáng tạo. Mọi điều đều sẽ được ghi nhận ở sự hài lòng của khách hàng, doanh số và doanh thu. Nếu so với mười và hai mươi năm trước, dịch vụ du lịch Việt Nam đã phát triển vượt bậc, ngày càng thu hẹp hơn khoảng cách với thế giới.
Thứ hai, du lịch khám phá chỉ là một chiêu bài để mời gọi khách mới. Nếu muốn khách hàng quay lại, ngành du lịch cần gãi đúng gu và có một thương hiệu riêng, như nghĩ đến ẩm thực là muốn tới Việt Nam, nghĩ tới đất nước hạnh phúc là nghĩ tới Việt Nam... Việc phục vụ không nên đại trà mà cần có tính cá nhân hóa để khách hàng cảm nhận được dịch vụ ấy là dành cho mình. Khách hàng là một thực thể tồn tại cần được tôn trọng và phục vụ nhu cầu cụ thể, thay vì là túi tiền trong mắt của nhân viên du lịch. Khách du lịch sẵn sàng tiêu nhiều tiền nếu kỳ nghỉ của họ là một trải nghiệm xứng đáng. Trải nghiệm được tôn trọng và chăm sóc tận tình của họ là lời giới thiệu quảng bá tốt nhất.
Thứ ba, là hệ quả của thứ hai, trình độ ngoại ngữ cần phải được nâng cao đáng kể để tiếp cận và phục vụ khách hàng tốt hơn. Muốn khách du lịch thực sự là bạn bè quốc tế, tác phong phục vụ và ngôn ngữ trao đổi là hai điều kiện tiên quyết. Trong một hành trình dài ở Việt Nam, việc xảy ra những điều không ưng ý là khó tránh khỏi. Để tránh để lại ấn tượng xấu, cần một thái độ cầu thị và cách giải thích hợp lý, đủ để cảm thông. Bởi không ai thích bị lừa dù chỉ một đồng, người làm tour cũng nên lường trước cụ thể những hiểu nhầm có thể xảy ra.Tôi cho rằng một số lùm xùm trong du lịch với khác quốc tế thời gian qua như vụ khách đòi trả lại tiền trong tour Hà Giang là do thiếu một cách tiếp cận để giải thích hợp lý.
Trong quan điểm của tôi, tấm lòng nhiệt tình và chân thành với thế giới là tiền vốn rất lớn cho ngành du lịch Việt Nam.
Tô Thức
"> -
Cậu bé cắt chỉ thừa ngày đêm, vượt số phận thành bếp trưởng khách sạn 5 saoCậu bé Lượng đứng trước căn nhà năm xưa. Ảnh: Rồng Xanh Năm 4 tuổi, Lượng thường xuyên bị ba mẹ bỏ ở nhà một mình cùng cậu em trai chưa đầy 2 tuổi. Ruộng vườn ở xa nhà, ba mẹ Lượng thường đi làm từ sáng đến tối mới về. Cậu bé 4 tuổi khi ấy không chỉ phải tự lo cho mình, mà còn phải chăm cả em trai. Nghe có vẻ khó tin nhưng hoàn cảnh buộc Lượng phải biết nấu cơm, nuôi lợn từ năm 4 tuổi.
Bây giờ khi kể lại, Lượng chỉ nói nhẹ hều: “Cũng đơn giản thôi!”. Bởi bữa cơm của anh em Lượng hầu hết là cơm trắng, rau luộc, khoai hấp. Nuôi lợn thì đổ chung các thứ vào nấu chín lên, đến bữa cho lợn ăn như lời mẹ dặn. Mọi việc đều nhẹ nhàng theo góc nhìn của anh.
Món quà vặt sang nhất mà anh em Lượng từng được ăn có lẽ là bánh bột mỳ chiên. Chắc đây là món bánh có công thức đơn giản nhất mà anh từng làm - bột mì trộn với trứng, đường, khuấy đều rồi chiên. “Chỉ thi thoảng chúng tôi mới được ăn, vào những ngày mưa mẹ không đi làm”.
Bố mẹ thường xuyên vắng nhà, Lượng dần trở thành “đầu bếp” chính từ đó về sau. Thậm chí, anh lo nội trợ còn nhiều hơn cả mẹ, từ việc đi chợ cho tới nấu nướng. Ước mơ trở thành đầu bếp nhen nhóm trong Lượng từ đó.
Năm Lượng 11 tuổi, có người trên Sài Gòn về quê rủ đi làm kiếm tiền. Quyết định bỏ học được đưa ra nhanh chóng.
Ở Sài Gòn, Lượng được đưa vào một xưởng may nhỏ. Khoảng 12 con người cả người lớn, trẻ con làm việc, sinh hoạt chung trong một căn nhà. Hàng ngày, từ sáng tới tối, công việc của Lượng là ngồi cắt chỉ thừa.
6 rưỡi sáng, sau khi ăn xong bát mì tôm, Lượng và mọi người bắt đầu công việc cho đến 11h. Ca chiều bắt đầu từ 13h đến 18h. Ăn tối và nghỉ ngơi một chút, Lượng bị bắt làm từ 19h đến đêm. Mấy ngày gần Tết, việc nhiều, 1-2h sáng mới được nghỉ là chuyện bình thường.
Đứa trẻ 11 tuổi không những bị bắt làm công việc của người lớn, mà còn bị bắt làm việc 15 tiếng/ngày. Nhưng khi ấy, Lượng không biết thế nào là bóc lột sức lao động hay lao động trẻ em là bất hợp pháp. Lượng chỉ biết là mình muốn về nhà. Nhưng nghe người ta dọa bỏ về không có tiền nên Lượng không dám. Người ta bảo làm gì thì Lượng làm đó, suốt 11 tháng. Mức lương được hứa hẹn trả chừng 4-5 triệu đồng cho 1 năm làm việc.
Xưởng may nơi Lượng và những đứa trẻ khác từng phải làm việc 15 tiếng/ngày. Ảnh: Rồng Xanh May mắn, xưởng may sử dụng lao động trẻ em trái phép bị cơ quan chức năng phát hiện. Trong bối cảnh hỗn loạn, nháo nhào, Lượng được công an đưa về đồn và trao trả về cho gia đình.
Được về quê, Lượng như tái sinh. Tổ chức xã hội Rồng Xanh (Blue Dragon) đã tài trợ cho Lượng tiền đi học trở lại. Học hết lớp 10, đứng trước ngưỡng chọn học nghề, Lượng đã nghĩ về ước mơ ngày nhỏ của mình – ước mơ trở thành một đầu bếp.
Tổ chức này lại giới thiệu Lượng tới một trường chuyên dạy làm bánh ở Huế. Ở đây, Lượng được tài trợ ăn học miễn phí cùng với những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn khác. Đây có thể nói là một bước ngoặt trong cuộc đời Lượng.
Sau 16 tháng học tập, Lượng được giới thiệu tới thực tập 3 tháng ở một khách sạn 5 sao ngoài Hà Nội. Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, anh nỗ lực học hỏi và phấn đấu. Anh ngưỡng mộ người sếp lúc ấy là bếp trưởng bếp bánh nơi anh làm việc và ngay lập tức đặt ra cho mình mục tiêu để phấn đấu.
“Tôi đi xăm lên cánh tay mình hình ảnh một người đầu bếp và dòng chữ pastry chef (nghĩa là bếp trưởng bếp bánh)” – Lượng kể.
Đó là mục tiêu và mơ ước cực kỳ nghiêm túc của chàng học viên làm bánh mới ra trường.
Ngay từ khi mới bước chân vào nghề, anh đã đặt ra cho mình mục tiêu trở thành bếp trưởng bếp bánh để phấn đấu. Ảnh: NVCC Sau 3 tháng thực tập đầy nỗ lực, Lượng được nhận vào làm nhân viên chính thức. Một thời gian sau, khi khách sạn mở chi nhánh mới ở Phú Quốc, Lượng xin chuyển nơi làm việc. Không chỉ phải thích nghi với môi trường sống và làm việc mới, anh còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn rất cao của người quản lý.
“Sếp mới là người nước ngoài, rất khó tính và khắt khe. Ngày đó, tôi còn nhớ, tôi chưa được phát đồng phục nên đã mặc quần jeans đi làm. Sếp bắt tôi phải về khu nhà của nhân viên để thay quần khác, không cho mặc quần jeans. Suốt một thời gian, tôi chỉ được phép đứng nhìn ông làm, không được động tay đến cái gì. Ông có nhiều yêu cầu khắt khe đến nỗi tôi cảm tưởng như mình làm cái gì cũng không vừa lòng sếp”.
Có lúc, Lượng đã thoáng có ý định xin nghỉ việc vì quá áp lực. Nhưng khi bình tĩnh lại, anh kiên trì cố gắng thêm mỗi ngày một chút. Dần dần, Lượng “chinh phục” được vị sếp khó tính và trở thành học trò cưng của ông, người mà ông gần như cho toàn quyền quyết định khi giao việc. Đến bây giờ, khi ngồi nhìn lại, anh thấy đó chính là người thầy mà anh đã học hỏi được nhiều nhất.
Từ ngày đó đến giờ, Lượng đã chuyển qua 1-2 khách sạn khác nhau, tất cả đều là bếp bánh của những khách sạn 5 sao ở Phú Quốc. Cách đây 4 năm, anh được bổ nhiệm làm bếp trưởng bếp bánh sau nhiều năm nỗ lực rèn luyện.
“Để trở thành bếp trưởng, bạn không chỉ phải làm tốt kỹ năng chuyên môn, mà còn phải có kỹ năng quản lý, kỹ năng văn phòng, giao tiếp và kỹ năng tiếng Anh”.
Tất cả những kỹ năng đó, anh đã quan sát và rèn luyện mỗi ngày suốt những năm còn làm nhân viên dưới quyền. Lượng nói, môi trường nào cũng có những mâu thuẫn, những tranh đấu và phức tạp riêng. “Không có công việc nào nhàn hạ cả, chỉ là mình có cố gắng không thôi. Đi làm bị sếp mắng là bình thường. Sếp cũng có những áp lực từ cấp quản lý cao hơn”.
Chính vì thế, khi ở vị trí người quản lý, anh luôn cố gắng tạo một môi trường làm việc kỷ luật nhưng thân thiện, cố gắng giải quyết các mâu thuẫn trong phạm vi và quyền hạn của mình.
“Theo tôi, có 2 phẩm chất cần nhất khi làm công việc này hay bất cứ công việc nào khác, đó là lòng kiên trì và biết hạ cái tôi của mình xuống”.
Nói về những nơi đã hỗ trợ và dạy nghề miễn phí cho mình năm xưa, Lượng cho biết anh rất biết ơn những ân tình mà mình nhận được. Hàng năm, anh vẫn về trường để truyền thụ lại những kiến thức, kỹ năng cho các học viên, với ước mong con đường phía trước của họ sẽ tươi sáng.
Lượng biết ơn cuộc đời, biết ơn những người đã hỗ trợ mình trong giai đoạn khó khăn để anh có ngày hôm nay. Ảnh: NVCC Những chiếc bánh đặc biệt của anh thợ từng lang thang đánh giày
Những chiếc bánh đó có thể là dành cho những đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tổ chức sinh nhật, cũng có thể là để chào đón một nạn nhân mới trở về sau những ngày tháng bị bán sang xứ người.">