Thanh niên FPT sản xuất ra ứng dụng nhận dạng khuôn mặt idol Nhật Bản
Vẻ đẹp của các Idol Nhật Bản luôn là điều khiến cho biết bao thế hệ game thủ Việt mê đắm,ênFPTsảnxuấtraứngdụngnhậndạngkhuônmặtidolNhậtBảlịch vạn sự năm 2024 dẫu vậy, sự ngăn cách về địa lý, rào cản về ngôn ngữ đã khiến cho không biết bao nhiêu thanh niên Việt Nam dù đã diện kiến vẻ đẹp kiều diễm của những cô nàng người mẫu, diễn viên đến từ xứ sở mặt trời mọc, nhưng lại không thể tìm ra danh tính của họ để có thể bày tỏ sự ái mộ vô vàn của mình.
Bản thân cũng là một fan hâm mộ cứng của những mỹ nhân xứ Phù Tang, anh chàng Lập trình viên Phạm Huy Hoàng đã dành không biết bao nhiều thời gian và công sức, tiền bạc và kiến thức để sáng tạo nên chương trình nhận diện khuôn mặt Idol có tên gọi “Nhận diện Idol”.
Cụ thể thì cơ chế hoạt động của chương trình này khá đơn giản, người dùng sẽ sử dụng những bức ảnh của nữ Idol mà mình cần tìm để đưa vào mục nhận diện. Chương trình sẽ ngay lập tức kiểm tra kho dữ liệu và tìm kiếm những nữ Idol có nhân dạng tương đồng nhất, với tỉ lệ chính xác lên tới trên 80%.
Đặc biệt, Nhận diện Idol còn có chức năng tìm kiếm khuôn mặt trong các bức ảnh tập thể (ảnh hội nhóm), tự động lọc nhân vật nam và lọc ảnh 18+. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả những nội dung hiển thị trên Web đều hoàn toàn lành mạnh và người dùng có thể sử dụng ứng dụng mọi lúc mọi nơi mà không phải lo lắng về vấn đề “thuần phong mỹ tục”.
Hiện tại, Nhận diện Idol sở hữu một kho dữ liệu khá lớn với khả năng nhận diện tới 2000 Idol, và có thể nhận diện ngay lập tức top 500 Idol nổi tiếng nhất hiện nay. Con số này chắc chắn sẽ còn tăng lên qua quá trình học tập và trau dồi kiến thức của anh chàng lập trình viên tuổi trẻ tài cao và tràn đầy đam mê này.
Với Nhận diện Idol, thời đại của những Comment “xin link” có lẽ đã kết thúc, cộng đồng fan hâm mộ của các Idol giờ đây sẽ có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về thần tượng của mình để bày tỏ tình yêu và sự ngưỡng mộ vô bờ bến mà họ dành cho những cô nàng đến từ phía bên kia đại dương này.
Được biết, người lập ra trang web này là Phạm Huy Hoàng (sinh năm 1992) từng học đại học FPT TP HCM.
Bạn có thể thử phần mềm này tại địa chỉ: http://jav-idol.toidicodedao.com/
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Carabobo vs Universidad de Chile, 5h00 ngày 23/4: Đường tình đôi ngả
EVNHANOI đẩy mạnh số hóa trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng
Trường Thịnh
(Dân trí) - Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) ngày càng được đẩy mạnh nhờ hoạt động số hóa, mang lại sự thuận tiện cho khách hàng, bảo đảm công khai, minh bạch.
Bên cạnh giải pháp lưới điện thông minh nhằm cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho Thủ đô, EVNHANOI xác định việc số hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách hàng là nhiệm vụ mang tính cấp thiết, cần được triển khai với các phương án cụ thể.
Với việc cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến trên các nền tảng số, giờ đây, chỉ cần vài thao tác trên điện thoại di động hoặc máy tính có kết nối internet, khách hàng sử dụng điện của Thủ đô đã có thể thực hiện tất cả các dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi, 24/7.
Chỉ cần có kết nối internet khách hàng có thể sử dụng dịch vụ điện EVNHANOI mọi lúc, mọi nơi (Ảnh: EVN).
Khách hàng có thể đăng ký mua điện, thay đổi thông tin hợp đồng, gia hạn, chấm dứt hợp đồng mua bán điện, tạm ngừng sử dụng điện… trên hệ sinh thái chăm sóc khách hàng của ngành Điện Thủ đô như website: evnhanoi.vn, App EVNHANOI, Chatbot trên ứng dụng Messenger, Cổng Dịch vụ công quốc gia (http://dichvucong.gov.vn)...
Cùng với đó, người dùng có thể tra cứu mọi thông tin về điện, từ lịch ghi chỉ số công tơ, lịch tạm ngừng cấp điện, đến việc có thể gửi các yêu cầu và theo dõi tiến độ thực hiện các dịch vụ điện ngay trên ứng dụng như dịch vụ cấp điện mới, dịch vụ hợp đồng mua bán điện (ký kết, thay đổi, bổ sung thông tin,...); dịch vụ về thiết bị đo đếm (kiểm tra, kiểm định)…,
Nâng tầm trải nghiệm khách hàng với dịch vụ điện trực tuyến của EVNHANOI (Ảnh: EVN).
Tại App EVNHANOI, khách hàng còn có thể theo dõi chỉ số điện năng tiêu thụ hàng ngày, hàng tháng, đặt ngưỡng cảnh báo sử dụng điện. Chỉ cần chọn "Ngưỡng sản lượng cảnh báo (kWh)" hoặc "Tỷ lệ sản lượng điện tăng so với tháng trước", khách hàng có thể đặt số (kWh) hoặc tỷ lệ (%) mong muốn được cảnh báo. Tính năng này giúp người dùng điện có thể biết chính xác mỗi ngày gia đình mình đã dùng bao nhiêu số điện, từ đó lên kế hoạch sử dụng điện tối ưu và tiết kiệm hơn.
Chị Hoàng Thị Bắc, Đống Đa - Hà Nội, chia sẻ: "Vào đợt Hà Nội đang chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa bão ngập lụt, cây đổ ở nhiều tuyến phố tại Hà Nội làm tôi không thể ra ngoài để đóng tiền điện. Tôi liền liên lạc tới tổng đài chăm sóc khách hàng của EVNHANOI thì biết được có nhiều cách để thanh toán tiền điện tự động, trực tuyến. Chỉ cần có tài khoản mở tại một trong các ngân hàng hoặc tổ chức thanh toán trung gian có hợp tác với EVNHANOI là có thể thanh toán tiền điện ở bất cứ nơi đâu".
Nhân viên EVNHANOI hướng dẫn khách hàng sử dụng các tính năng trên App EVNHANOI (Ảnh: EVN).
Với lợi thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của cả nước cùng hạ tầng viễn thông được đầu tư đồng bộ, đầy đủ, hiện đại và sự nhạy bén về công nghệ của người dân, tính đến thời điểm hiện tại, hoạt động chuyển đổi số kinh doanh và dịch vụ khách hàng của EVNHANOI đã mang lại nhiều kết quả tốt.
Cụ thể, tỷ lệ dịch vụ điện trực tuyến mức độ 4 được cung cấp tới khách hàng đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ công việc trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng được xử lý trên môi trường mạng theo phương thức điện tử đạt 100%; số hóa hồ sơ, hợp đồng mua bán điện sinh hoạt với khách hàng mới bằng phương thức cung cấp hợp đồng mua bán điện điện tử đạt 100%, khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 100%.
Những tiến bộ của khoa học công nghệ đang tạo ra những bước ngoặt tiện ích cho người tiêu dùng. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp có tầm nhìn xa đã nhanh chóng ứng dụng vào các dịch vụ nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các khách hàng của mình. EVNHANOI cũng là một trong số các doanh nghiệp đã bắt kịp luồng gió đổi mới này, hướng tới quyền lợi của khách hàng, đặt khách hàng làm trung tâm trong các chiến lược ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ.
" alt="EVNHANOI đẩy mạnh số hóa trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng" />Ông lớn ngành may mặc hơn 18 tháng không có đơn hàng
Khổng Chiêm
(Dân trí) - Ông lớn ngành may mặc Garmex Sài Gòn không phát sinh doanh thu do thiếu đơn hàng từ tháng 5/2023, đang tìm cách khôi phục lại ngành may.
Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn (mã chứng khoán: GMC) vừa cung cấp thông tin về tình hình hoạt động và kế hoạch khôi phục sản xuất, gửi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE).
Theo báo cáo này, Garmex cho biết công ty bị tạm ngừng sản xuất, không phát sinh doanh thu do thiếu đơn hàng để hoạt động từ tháng 5/2023 đến nay, tức hơn 18 tháng.
Mặc dù không có doanh thu do thiếu đơn hàng nhưng công ty cho biết vẫn phát sinh chi phí may mặc. Cụ thể, năm 2023, do đơn giá thấp, không có đơn hàng nên công ty chỉ tạm thời bị tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
Trong thời gian bị tạm ngừng sản xuất, công ty đã cơ cấu lại lao động, chỉ giữ lại một số nhân viên bộ phận gián tiếp và trực tiếp (kinh doanh - kế hoạch, kỹ thuật, kế toán, kho, cơ điện, máy móc thiết bị) để quản lý tài sản, hàng tồn kho và tiếp tục tìm kiếm đơn hàng.
Trong quý III và IV năm nay, công ty chưa có đơn hàng may mặc, nhưng có may mền (chăn) và kinh doanh nhà thuốc nhưng doanh thu không đáng kể.
Garmex Sài Gòn đang tìm cách phục hồi ngành may (Ảnh: GMC).
Garmex Sài Gòn cho biết, trong tương lai, nếu điều kiện thuận lợi công ty sẽ khôi phục lại sản xuất kinh doanh chính. Hiện doanh nghiệp cùng cổ đông lớn đang tìm đối tác châu Âu, Mỹ để có đơn hàng khôi phục lại ngành may.
Về việc thanh lý tài sản, năm 2020, do đại dịch Covid-19, công ty thiếu đơn hàng may mặc nên trong thời gian bị tạm ngừng sản xuất, công ty đã rà soát lại tài sản và thanh lý một số ít tài sản cũ không có hiệu quả, không thanh lý hoàn toàn, sẵn sàng khôi phục sản xuất khi điều kiện thuận lợi.
Mặt khác, công ty đang theo dõi, thúc đẩy Công ty cổ phần Phú Mỹ (công ty liên kết) hoàn thành dự án nhà ở Phú Mỹ để bán sản phẩm nhằm thu hồi vốn đầu tư để thực hiện dự án nhằm đem lại doanh thu, lợi nhuận.
Về kế hoạch khôi phục lại ngành may, công ty đang tiếp xúc với khách hàng. Nếu có đơn hàng, công ty dự kiến sẽ triển khai may tại nhà máy Quảng Nam vào tháng 3/2025 và nếu thuận lợi thì dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ khôi phục sản xuất tại nhà máy Quảng Nam với 1.200 lao động.
Garmex xác định may mặc là ngành sản xuất kinh doanh chính của công ty. Ngành này đã được doanh nghiệp duy trì mấy chục năm nay. Khách hàng của Garmex Sài Gòn là các thị trường xuất khẩu như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản với các đối tác như Decathlon (Pháp), New Wave (Thụy Điển), Nits (Nhật Bản), Columbia (Mỹ), Cutter&Buck (Mỹ) hay Sport Master (Nga).
Do khó khăn, không có đơn hàng, Garmex Sài Gòn đã liên tục cắt giảm lao động trong thời gian qua. Nếu như trước dịch, công ty có những thời điểm duy trì nhân viên khoảng 4.000 người thì đến nay, con số này đã giảm đáng kể. Tại ngày 30/10, công ty còn 31 người.
Cùng với cắt giảm nhân sự, kết quả kinh doanh của công ty có phần không mấy tươi sáng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Garmex chỉ đạt hơn 474 triệu đồng, giảm 95% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí quản lý doanh nghiệp gấp nhiều lần doanh thu, khiến công ty lỗ gần 8 tỷ đồng. Lỗ lũy kế gia tăng lên gần 82 tỷ đồng.
" alt="Ông lớn ngành may mặc hơn 18 tháng không có đơn hàng" />Loạt doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt do "ém" thông tin
Mai Chi
(Dân trí) - 3 doanh nghiệp vừa bị UBCKNN xử phạt do vi phạm công bố thông tin trái phiếu gồm: Đại Phú Hòa, Thiết kế và Trang trí nội thất Norah, Đầu tư Quang Thuận.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với 3 công ty do có hành vi "không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật".
Cụ thể, ngày 15/3, cơ quan quản lý chứng khoán đã xử phạt Công ty cổ phần Đại Phú Hòa (địa chỉ trụ sở chính tại tầng 7, 19-19/2A Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TPHCM) vì không gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Một trụ sở của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nằm trên đường Trần Hưng Đạo, sau lưng trụ sở cũ của Ngân hàng SCB (Ảnh: Nam Anh).
Các tài liệu gồm nhiều loại báo cáo của kỳ 2022-2023 liên quan tới tình hình kinh doanh, tình hình dùng tiền thu được từ phát hành trái phiếu, thanh toán lãi và gốc trái phiếu...
Ngay sau đó, đến ngày 19/3, UBCKNN tiếp tục ban hành quyết định xử phạt với Công ty cổ phần Thiết kế và Trang trí nội thất Norah (địa chỉ trụ sở chính tại 193-203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TPHCM). Lý do là công ty này không công bố hàng loạt thông tin định kỳ.
Cùng ngày, một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận cũng bị xử phạt với lý do tương tự.
3 công ty nói trên bị xử phạt mỗi đơn vị 92,5 triệu đồng. Những doanh nghiệp này đều có liên hệ tới Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Trong đó, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận là một trong những doanh nghiệp có liên quan tới vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và một số công ty, tổ chức thành viên do gian dối trong phát hành, mua bán trái phiếu để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân giai đoạn năm 2018-2019.
Từ năm 2018 đến năm 2020, các nghi phạm đã có hành vi gian dối, làm trái quy định pháp luật để tạo lập 25 gói trái phiếu, có tổng giá trị hơn 30.000 tỷ đồng đã bán cho người mua (trái chủ) nhằm mục đích huy động tiền rồi chiếm đoạt. Trong số này, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận có một mã trái phiếu là QT-2018.12.1 có trong danh sách sai phạm. Lô trái phiếu này được Quang Thuận phát hành vào 27/12/2018, kỳ hạn 5 năm, tổng giá trị 1.500 tỷ đồng.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Thiết kế và Trang trí Nội thất Norah được thành lập năm 2008, có cùng địa chỉ đăng ký kinh doanh với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Theo đăng ký kinh doanh ban đầu, cơ cấu cổ đông sáng lập của công ty gồm bà Đặng Trịnh Thanh Phương (60%) và ông Trương Lập Hưng (20%) và bà Trương Huệ Vân (20%).
Tháng 12/2018, công ty này phát hành 2 lô trái phiếu gồm 3.000 tỷ đồng trái phiếu có mã NORAH-2018.12 và 500 tỷ đồng mã NORAH-2018.12.1. Tuy nhiên, năm 2019,công ty này đã tất toán 2 lô trái phiếu này trước hạn 4 năm.
Về phía Công ty cổ phần Đại Phú Hòa, doanh nghiệp này được thành lập vào cuối năm 2018 với vốn điều lệ 370 tỷ đồng. Doanh nghiệp này từng gây chú ý khi phát hành lượng trái phiếu "khủng" lên tới 3.560 tỷ đồng vào đầu năm 2022 cùng với những đơn vị khác có mối liên hệ với Vạn Thịnh Phát như: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tường Khải phát hành 2.990 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Eagle Side phát hành 3.930 tỷ đồng và Công ty Cổ phần xây dựng Minh Trường Phú phát hành 2.950 tỷ đồng;
Liên quan đến hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, hồi tháng trước, UBCKNN cũng đã xử phạt một loạt doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát gồm Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Sunny World, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Eagle Side, Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Trường Phú, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tường Khải do vi phạm công bố thông tin về trái phiếu.
" alt="Loạt doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt do "ém" thông tin" />Đội đua ghe nhận "mưa" vật cứng, vận động viên phải nhảy sông Lợi Nông
Vi Thảo
(Dân trí) - Tại giải đua ghe cấp phường ở Thừa Thiên Huế xảy ra sự việc đáng xấu hổ, nhiều người đứng trên bờ đã dùng vật cứng ném về phía đội đua.
Ngày 21/4, lãnh đạo UBND thị xã Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết sẽ chỉ đạo kiểm tra, làm rõ thông tin liên quan đến clip được đăng tải trên mạng xã hội ghi lại cảnh đội đua ghe trên sông bị ném nhiều vật cứng.
Trước đó, ngày 20/4, một số nền tảng mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một đội đang tham gia giải đua ghe truyền thống trên sông Lợi Nông (phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị nhiều người đứng ở trên bờ liên tục ném vật cứng vào ghe.
Các thành viên của đội đua đã phải nhảy xuống sông tránh các vật cứng để đảm bảo an toàn, tạo nên cảnh tượng không đẹp tại giải đua ghe truyền thống.
Một clip khác đăng trên nền tảng Youtobe cho thấy, người dân đứng xem, cổ vũ 2 bên bờ sông có nhiều lúc quá khích, đã cầm đất, đá, vật cứng liên tiếp ném xuống sông nơi có các đội đang tham gia giải đua.
Thành viên ban tổ chức liên tục phát loa yêu cầu người dân cổ vũ giữ bình tĩnh, không thực hiện các hành vi phản cảm, ảnh hưởng đến giải đua.
Bên cạnh đó, một số đội đua trong quá trình thi đấu cũng không có tinh thần chơi đẹp, dùng mái chèo tấn công bạn bơi của đội đối thủ. Các lực lượng phải rất vất vả để điều hành giải đua.
Các thành viên đội đua phải nhảy xuống sông để tránh những vật cứng bay vào người (Ảnh cắt từ clip).
Sau khi các clip được đăng tải trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ quan điểm về giải đua đã để lại hình ảnh quá xấu xí, công tác tổ chức kém nên để xảy ra sự việc nêu trên.
Được biết, sáng 20/4, tại sông Lợi Nông, phường Thủy Châu diễn ra giải đua ghe chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm ngày quốc tế lao động.
Giải quy tụ 10 đội, tranh tài 12 độ đua (gồm 1 độ cúng, 1 phá và 10 độ tiền). Giải đua ghe truyền thống trên sông Lợi Nông đã thu hút đông đảo người dân tham gia cổ vũ.
" alt="Đội đua ghe nhận "mưa" vật cứng, vận động viên phải nhảy sông Lợi Nông" />Bão số 2 chuẩn bị đổ bộ, khách lo ngay ngáy trước giờ bay
Huỳnh Anh
(Dân trí) - Do ảnh hưởng của bão số 2, một số chuyến bay đến và đi từ khu vực phía Bắc có thể chịu ảnh hưởng. Khách lo lịch bay bị hoãn hoặc hủy. Các hãng bay có khuyến cáo.
Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 2 (tên quốc tế là Prapiroon), dự kiến sáng mai (23/7) khu vực Hải Phòng sẽ có thời tiết xấu, giông, mưa lớn.
Từ hôm nay đến ngày 24/7 bão sẽ ảnh hưởng toàn khu vực phía Đông Bắc bộ và Thanh Hóa. Dự kiến các khu vực này sẽ có mưa to và giông, cục bộ có nơi mưa rất to, trong mưa giông có thể xảy ra lốc, sét, mưa đá gây tình trạng ngập úng.
Chị Gia Anh (Ba Đình, Hà Nội), dự định sẽ đi du lịch Hàn Quốc với gia đình trong những ngày tới. Chị cho hay chuyến bay sẽ khởi hành từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) lúc 23h35 ngày 23/7 và dự kiến đến Sân bay quốc tế Incheon (Hàn Quốc) khoảng 6h hôm sau.
"Gia đình tôi đã thanh toán hết các dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng nên rất lo lắng nếu lịch bay bị hoãn hoặc hủy chuyến", chị Gia Anh chia sẻ. Ngoài ra, chị kể rằng mình cũng đã đặt vé chiều về nên lịch trình của mình sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu thời gian bay bị thay đổi.
Một số chuyến bay đến và đi từ Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh và Điện Biên có thể chịu ảnh hưởng vì bão số 2 (Ảnh: Tiến Tuấn).
Trước tình hình bão số 2, các hãng bay tại Việt Nam cũng đưa ra khuyến cáo tới khách hàng có chuyến bay vào những ngày tới.
Cụ thể, Vietjet cho biết do ảnh hưởng của bão số 2, trong các ngày 22/7-24/7, một số chuyến bay đến và đi từ Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh và Điện Biên có thể chịu ảnh hưởng và phải điều chỉnh kế hoạch khai thác. Một số chuyến bay khác cũng dự kiến chịu ảnh hưởng dây chuyền.
Hãng này khuyến cáo hành khách có kế hoạch bay dự kiến trong thời gian ảnh hưởng của bão số 2 nên chủ động theo dõi thông tin về chuyến bay.
Tương tự, Bamboo Airways khuyến cáo khách có hành trình bay đi từ hoặc đến Hải Phòng, Hà Nội chú ý chủ động lịch trình đi lại tới sân bay, đề phòng tắc đường do mưa ngập, dẫn đến trễ giờ bay. Hãng cho biết trong trường hợp do ảnh hưởng của bão, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay, lịch khởi hành chuyến bay của hành khách có thể phải điều chỉnh.
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam có công điện gửi các đơn vị có liên quan về chủ động phòng chống, ứng phó bão số 2.
Theo dự báo, trong 24 giờ tới, bão đi vào vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Cục Hàng không cho biết sân bay Vân Đồn sẽ nằm trong vùng ảnh hưởng của bão; các sân bay Nội Bài, Cát Bi (Hải Phòng) và Thọ Xuân (Thanh Hóa) dự kiến mưa dông.
Để chủ động ứng phó với bão, Cục Hàng không yêu cầu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) chỉ đạo cơ sở dịch vụ khí tượng tăng cường đảm bảo chất lượng thông tin khí tượng; liên tục cập nhật các bản tin cảnh báo.
Các sân bay, hãng bay phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 2 để điều chỉnh kế hoạch bay cho phù hợp; căn cứ tình hình thực tế để có hành động ứng phó cần thiết, đảm bảo an toàn bay, bảo vệ người và tài sản trước thiên tai.
Ngoài ra, Cục cũng yêu cầu các đơn vị triển khai phương án phòng chống mưa, bão, các biện pháp phòng chống ngập úng, khơi thông dòng chảy trong cảng hàng không, sân bay, bảo vệ cho các công trình, phương tiện, thiết bị tại sân bay.
" alt="Bão số 2 chuẩn bị đổ bộ, khách lo ngay ngáy trước giờ bay" />
- ·Nhận định, soi kèo RB Bragantino vs Cruzeiro, 06h30 ngày 21/4: Ca khúc khải hoàn
- ·Văn Thanh về nước, sẵn sàng chinh chiến V
- ·Giá vàng miếng, vàng nhẫn phục hồi
- ·Người đàn ông đi xe máy chặn đầu ô tô, đập phá giữa đường ở Bình Dương
- ·Nhận định, soi kèo Man City vs Aston Villa, 2h00 ngày 23/4: Quyết liệt cuộc đua Top 4
- ·Novaland lên tiếng vụ bà Trương Mỹ Lan đòi 2.500 tỷ đồng, NVL ngược dòng
- ·Tiết lộ thời điểm đưa VAR vào sử dụng tại V
- ·Danh sách SHB Đà Nẵng dự V
- ·Nhận định, soi kèo Saint
- ·Muangthong dành cho thủ môn Đặng Văn Lâm đặc ân lớn
Chứng khoán sẽ tăng tiếp hay điều chỉnh trong tháng 3?
Khổng Chiêm
(Dân trí) - Các công ty chứng khoán cho rằng thị trường vẫn còn tiềm năng tăng trưởng nhưng đà tăng giảm tốc, sẽ trải qua giai đoạn giằng co nhiều hơn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua phiên giao dịch vào ngày 8/3 đầy hỗn loạn khi chìm trong sắc đỏ. VN-Index bất ngờ giảm hơn 21 điểm và là mức giảm điểm mạnh nhất trong khoảng 4 tháng gần đây (kể từ ngày 24/11/2023).
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng chịu áp lực bán mạnh và giảm sâu; rổ chỉ số VN30 chỉ duy nhất 1 cổ phiếu có sắc xanh. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng trên HoSE với giá trị gần 665 tỷ đồng.
Diễn biến thị trường tháng 3 được một số công ty dự báo VN-Index có thể gặp áp lực khi tiến sát đến vùng 1.300 điểm.
Công ty Chứng khoán SSI cho rằng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tăng kéo dài 4 tháng với mức tăng 22% của VN-Index từ cuối tháng 10/2023 và tăng 37% từ đáy tháng 11/2022 . Nhịp phục hồi này được hỗ trợ vững chắc bởi xu hướng hồi phục tăng trưởng lợi nhuận đặc biệt là quý IV/2023 vượt kỳ vọng, triển vọng khởi sắc trở lại của nền kinh tế và lãi suất thấp.
SSI dự báo khả năng thị trường sẽ điều chỉnh sâu không cao và tiềm năng tăng giá của thị trường vẫn còn. Thị trường chỉ diễn ra các nhịp điều chỉnh nhanh và sớm quay lại xu hướng tăng chính, nhưng bước tăng sẽ chậm lại và rủi ro biến động sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Nhận định này dựa trên những tín hiệu khởi sắc ở các động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm (sản xuất, thương mại, đầu tư), lãi suất tiếp tục duy trì mức thấp, xu hướng phục hồi lợi nhuận tiếp tục trong quý đầu năm và kế hoạch vận hành hệ thống giao dịch KRX chuyển biến cụ thể hơn.
Chứng khoán tháng 3 có thể giằng co (Ảnh minh họa: Đăng Đức).
Theo các tín hiệu trên, SSI nhận định thị trường có thể vận động theo 2 kịch bản trong tháng 3. Ở kịch bản tích cực, nhịp điều chỉnh ngắn hạn nếu có của VN-Index được hỗ trợ tại vùng 1.220-1.225 và hồi phục dần hướng lên 1.280 điểm. Vượt được ngưỡng này, có thể kỳ vọng mục tiêu tiếp theo hướng đến 1.300 điểm.
Với kịch bản thận trọng, SSI cho rằng trường hợp có những thông tin bất lợi khiến cung diễn ra quyết liệt, vùng 1.200 điểm sẽ là vùng hỗ trợ tiếp theo giúp chỉ số VN-Index hồi phục dần và hướng lại lên mục tiêu trung hạn 1.280 điểm.
Ở chiều quản trị rủi ro, nếu chỉ số VN-Index đánh mất vùng hỗ trợ 1.160 điểm, nhà đầu tư cần đưa danh mục về trạng thái an toàn và chờ đợi thị trường cân bằng trở lại. "Bán cao-mua thấp" cho các giao dịch ngắn hạn và chú trọng hơn đến bảo toàn lợi nhuận là chiến lược có thể phát huy hiệu quả trong bối cảnh thị trường hiện nay.
Biến động giá cổ phiếu có liên hệ sát tăng trưởng lợi nhuận theo trong các quý gần đây, SSI khuyến nghị nhà đầu tư sau khi bảo toàn lợi nhuận có thể tiếp tục tận dụng các nhịp điều chỉnh để mua vào. Đồng thời, nhà đầu tư tăng tỷ trọng ở cổ phiếu triển vọng nhất trong các nhóm được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn nửa đầu năm như thép - tôn mạ, bán lẻ, tiêu dùng, chứng khoán.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (Rong Viet Securities) cho rằng tháng 3, thị trường kỳ vọng đón nhận thêm các thông tin mang màu sắc khả quan nhiều hơn là bi quan. Câu chuyện nâng hạng thị trường kỳ vọng tiến thêm một bước nhỏ là thực hiện diễn tập chuyển đổi hệ thống chứng khoán KRX trong tháng 3.
Các số liệu kinh tế vĩ mô tích cực trong 2 tháng đầu năm và mức nền tăng trưởng rất thấp của quý I/2023, Rong Viet Securities kỳ vọng tăng trưởng GDP quý I sẽ ở mức cao, nhiều doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao.
Cuối cùng là cuộc họp quyết định chính sách của nhiều ngân hàng trung ương lớn, bao gồm Nhật Bản và Mỹ. Ngoại trừ Nhật Bản, nhóm phân tích không kỳ vọng các quốc gia khác sẽ đảo chiều chính sách tiền tệ tại cuộc họp tháng 3.
Điều này phù hợp với kịch bản mà công ty đã đặt ra vào đầu năm, là chính sách tiền tệ của Fed chỉ đảo chiều trong nửa cuối năm - đi kèm với sự hạ nhiệt của lạm phát trong khi kinh tế vẫn duy trì lành mạnh. Yếu tố này sẽ thúc đẩy xu hướng khả quan của VN-Index trong năm nay.
Dù vậy, trong ngắn hạn, VN-Index đã chứng kiến tháng tăng điểm thứ 4 liên tiếp, và tháng 2 là tháng có mức tăng mạnh nhất trong 4 tháng, đưa định giá P/E của VN-Index lên mức 14,6 lần.
Ở vùng định giá này, thị trường khó có khả năng tiến xa hơn nếu thiếu sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, nhóm phân tích nghiêng về kịch bản đà tăng của chỉ số sẽ giảm tốc và thị trường sẽ trải qua giai đoạn giằng co nhiều hơn. VN-Index sẽ biến động trong biên độ hẹp 1.210 - 1.290 điểm trong tháng 3.
" alt="Chứng khoán sẽ tăng tiếp hay điều chỉnh trong tháng 3?" />Hơn 32.000 tấn thịt lợn ngoại đổ về Việt Nam, giá chỉ hơn 57.000 đồng/kg
Minh Huyền
(Dân trí) - Trong quý III, Việt Nam tiếp tục chi hơn 473 triệu USD nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt, trong đó, nhập 32.010 tấn thịt lợn, trị giá hơn 72 triệu USD.
Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong quý III, Việt Nam nhập khẩu 221.160 tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 473,31 triệu USD, tăng 4,2% về lượng nhưng giảm 0,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Ấn Độ, Mỹ, Nga, Ba Lan, Australia, Hàn Quốc và Brazil là 7 thị trường cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam. Trong đó, lượng nhập khẩu từ Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Mỹ tăng (tăng mạnh nhất là nhập khẩu từ thị trường Australia với mức tăng 38,3% so với quý II), còn các thị trường khác giảm. So với quý III/2023, lượng nhập khẩu từ Mỹ và Ba Lan tăng mạnh, còn các thị trường khác giảm.
Riêng thịt lợn, trong quý vừa qua, Việt Nam nhập khẩu 32.010 tấn thịt, trị giá 72,51 triệu USD, tăng 17% về lượng và tăng 18% về trị giá so với quý II. Như vậy, giá nhập khẩu thịt lợn trung bình về Việt Nam ở mức 2.265 USD/tấn (khoảng hơn 57.000 đồng/kg), mức này rẻ hơn giá lợn hơi xuất chuồng nội địa hiện nay (60.000-64.000 đồng/kg).
"Nhập khẩu thịt lợn có xu hướng tăng từ tháng 5 đến nay. Brazil, Nga, Canada, Đức và Hà Lan là những thị trường cung cấp thịt lợn lớn cho Việt Nam trong quý III", Cục Xuất nhập khẩu cho biết.
Trong đó, Brazil vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam với 11.800 tấn, trị giá 28,04 triệu USD, giảm 43% về lượng và giảm 45,6% về trị giá so với quý III/2023.
Ở chiều ngược lại, trong quý III, Việt Nam xuất khẩu được 5.300 tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 24,85 triệu USD, giảm 8,4% về lượng và giảm 12,4% về trị giá so với cùng kỳ 2023.
Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hong Kong (Trung Quốc) đạt 2.460 tấn, trị giá 15,54 triệu USD, chiếm 46,57% về lượng và 62,52% về trị giá. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là thịt lợn sữa, thịt lợn nguyên con đông lạnh).
Thịt khác và phụ phẩm, chủ yếu là thịt ếch đông lạnh được xuất khẩu sang các thị trường như Bỉ, Mỹ, Pháp, Canada…. Ngoài ra, chân gà đông lạnh được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hong Kong (Trung Quốc), Trung Quốc, Lào…
Về thị trường trong nước, trong tháng 10, giá lợn hơi ở các tỉnh, thành phố dao động trong khoảng 61.000-69.000 đồng/kg. Hiện sản lượng lợn sản xuất trong nông hộ nhỏ lẻ giảm còn 35-40%, sản lượng lợn trong hộ chuyên nghiệp và trang trại đã chiếm tới 60-65%. "Để đảm bảo cân đối nguồn cung cầu, nhất là dịp Tết Nguyên đán, nguồn cung thịt lợn sẽ phải tăng thêm 10-15%", Cục Xuất nhập khẩu đánh giá.
" alt="Hơn 32.000 tấn thịt lợn ngoại đổ về Việt Nam, giá chỉ hơn 57.000 đồng/kg" />Sự đối lập giữa cổ phiếu ITA và KBC của chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến
Mai Chi
(Dân trí) - Trong khi thị trường chung khởi sắc, KBC là một trong số ít mã tăng trần trên HoSE thì ITA vẫn bị bán tháo, giảm kịch sàn.
Cú bứt tốc trong chiều 24/9 đã giúp các chỉ số chính phần lớn đóng cửa tại mức giá cao nhất phiên. VN-Index tăng 8,51 điểm tương ứng 0,67% lên 1.276,99 điểm; VN30-Index tăng 9,75 điểm tương ứng 0,74%; HNX-Index tăng 0,94 điểm tương ứng 0,4% và UPCoM-Index tăng 0,17 điểm tương ứng 0,18%.
Thanh khoản thị trường cải thiện so với phiên trước. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 816,42 triệu cổ phiếu tương ứng 17.881,49 tỷ đồng; trên HNX có 40,31 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 801,42 tỷ đồng và trên thị trường UPCoM là 28,06 triệu cổ phiếu tương ứng 411,61 tỷ đồng.
Đồ thị kỹ thuật VN-Index phiên 24/9 (Nguồn: Tradingview).
Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía các mã tăng giá. 256 mã tăng và 119 mã giảm trên HoSE; sàn HNX có 89 mã tăng, 56 mã giảm; UPCoM có 161 mã tăng, 101 mã giảm.
Chỉ 3 mã VN30 điều chỉnh nhẹ là PLX giảm 0,1%; BVH giảm 0,3% và VNM giảm 0,3%. Còn lại, rổ chỉ số này có đến 25 mã tăng, trong đó, nhóm ngân hàng tăng giá tốt và được khớp lệnh rất mạnh.
Cụ thể, SSB tăng 3,4%; STB tăng 3,4%; VIB tăng 3,2%; MBB tăng 1,8%; VPB tăng 1,1%; BID tăng 1,1%. Đáng chú ý, khớp lệnh tại VPB đạt 36,7 triệu đơn vị; STB khớp 24,8 triệu đơn vị; VIB khớp 19,1 triệu đơn vị; ACB khớp 12,8 triệu đơn vị. Các mã đầu ngành khác như GVR cũng tăng 1,7%; VHM tăng 1,4%; MWG tăng 1,2%.
Phiên này chứng kiến sự thăng hoa của nhóm cổ phiếu bất động sản. KBC và LDG tăng kịch trần. Trong đó, KBC tăng trần lên 28.200 đồng, khớp lệnh đạt xấp xỉ 12 triệu cổ phiếu, gấp 4 lần thanh khoản bình quân trong vòng một tháng qua.
Bên cạnh đó, SGR tăng 3,9%; SZC tăng 3,3%; LHG tăng 2,7%; D2D tăng 2,5%; VPH tăng 2%. Một loạt mã khác đạt mức tăng trên 1% như HDG, DXG, KDH, PDR, VHM, VPI.
Trái ngược với không khí chung, cổ phiếu ITA của Tân Tạo vẫn bị bán tháo rất mạnh. Mã này giảm sàn về mức 2.400 đồng, khớp lệnh đạt 2,8 triệu đơn vị và còn dư bán giá sàn 3,6 triệu đơn vị. Một số mã khác cũng chịu áp lực điều chỉnh là PTL giảm 1,7%; NVT giảm 1,4%; SZL giảm 1,2% nhưng thanh khoản tại các mã này rất thấp.
Phiên này chứng kiến diễn biến hoàn toàn đối lập của 2 mã cổ phiếu bất động sản KBC và ITA. Trong khi cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị thì ITA là mã cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, do bà Đặng Thị Hoàng Yến (chị gái ông Tâm) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. ITA bị HoSE đình chỉ giao dịch kể từ ngày 26/9.
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính diễn biến tương đối gay cấn. FIT tăng 4%. CTS, VDS, AGR, FTS đóng cửa tăng hơn 1% nhưng trước đó đều giảm giá. APG và DSE có thời điểm giảm sàn nhưng đóng cửa đã thu hẹp thiệt hại, lần lượt mất 1,2% và 1,6%.
" alt="Sự đối lập giữa cổ phiếu ITA và KBC của chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến" />Bộ Công Thương, Temu lên tiếng về thông tin dừng hoạt động tại Việt Nam
Thanh Thương
(Dân trí) - Việc dừng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam được thực hiện theo yêu cầu của Bộ Công Thương. Temu nêu đã nộp đầy đủ các giấy tờ cần thiết để đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên Dân trísáng 5/12, người phát ngôn sàn thương mại điện tử Temu khẳng định doanh nghiệp đã nộp đầy đủ các giấy tờ cần thiết để đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Đơn vị này nêu đang làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) để đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam.
Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết vẫn đang tiến hành rà soát hồ sơ đăng ký hoạt động thương mại điện tử của sàn này nên đã yêu cầu Temu tạm dừng hoạt động.
"Sau khi làm việc với Cục, Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd, chủ sở hữu nền tảng thương mại điện tử Temu thông qua Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử đã thực hiện nộp hồ sơ đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử", đại diện cơ quan quản lý cho biết.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tiến hành rà soát và yêu cầu sàn này bổ sung hồ sơ. Đến nay, Temu đã nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung lần 2 và cơ quan quản lý đang trong quá trình xem xét nội dung hồ sơ theo quy định.
Website của Temu đã không còn hiển thị phiên bản tiếng Việt như trước. Tuy nhiên người dùng vẫn có thể đặt hàng và thanh toán bằng phiên bản tiếng Anh (Ảnh: Chụp màn hình).
"Trong thời gian hoàn thiện hồ sơ, sàn này đã triển khai thực hiện một số yêu cầu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số. Cụ thể, tạm dừng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam, không sử dụng ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt khi cung cấp dịch vụ trên website Temu.com và ứng dụng di động", cơ quan quản lý thông tin.
Cơ quan này cũng đã yêu cầu Temu cảnh báo với người tiêu dùng về việc đang trong quá trình đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công Thương. Cảnh báo này để người tiêu dùng biết đây là website, ứng dụng chưa được cấp phép và cần thận trọng khi thực hiện giao dịch.
"Gỡ bỏ các chương trình khuyến mại chưa tuân thủ quy định pháp luật về xúc tiến thương mại theo pháp luật của Việt Nam. Toàn bộ các sản phẩm, hàng hóa có khuyến mại trên 50% được gỡ bỏ theo quy định. Đồng thời, sàn này phải bỏ các chương trình, mô hình kêu gọi người dùng tham gia kinh doanh để được hưởng các khoản thưởng và hoa hồng khác nhau tại thị trường Việt Nam", Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thông tin.
Trước đó, theo phản ánh của phóng viên Dân trí, ngày 4/12, website hay ứng dụng của Temu không còn hiển thị phiên bản tiếng Việt, chỉ còn phiên bản tiếng Anh, Pháp và Trung Quốc. Từ tháng 11, sàn này cũng không còn quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận người dùng Việt.
Dòng thông báo "Temu đang làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) để đăng ký việc cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam" vẫn hiển thị trên website và ứng dụng mỗi khi người dùng truy cập nhưng đều bằng tiếng Anh.
Đáng chú ý, một số người dùng phản ánh vài đơn hàng đã đặt từ tháng 11 trên trang thương mại điện tử Temu song họ vẫn chưa nhận được hàng.
Theo cơ quan hải quan, hiện sàn này chưa được cấp phép nên chưa có cơ sở để giải quyết thủ tục hải quan. Do đó, sau khi Bộ Công Thương cấp phép hoạt động đối với Temu, cơ quan hải quan sẽ thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua sàn thương mại điện tử bình đẳng như các nhà cung cấp, xuất nhập khẩu khác.
" alt="Bộ Công Thương, Temu lên tiếng về thông tin dừng hoạt động tại Việt Nam" />
- ·Nhận định, soi kèo Tigre vs CA Belgrano, 05h00 ngày 22/4: Ngôi nhì vẫy gọi chủ nhà
- ·Giá mua vàng miếng SJC "bay" 5 triệu đồng/lượng sau một tuần
- ·TPHCM bắn pháo hoa tại 3 địa điểm đón năm mới 2025
- ·ChatToday: Cô gái 21 tuổi bảo lưu đại học để chạy theo TikTok và cái kết
- ·Nhận định, soi kèo Carabobo vs Universidad de Chile, 5h00 ngày 23/4: Đường tình đôi ngả
- ·Thoát án phạt V
- ·Nhận định Hải Phòng vs Nam Định 17h00, 01/03 (V
- ·Nhận định Đà Nẵng vs Quảng Nam 17h00, 07/03 (V
- ·Nhận định, soi kèo Al Jazira vs Ittihad Kalba, 20h55 ngày 23/4: Tìm lại niềm vui
- ·Hàng trăm chuyến bay bị hoãn, hủy trong ngày 7/9 vì siêu bão Yagi