当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Nacional vs AVS, 22h30 ngày 19/01: Làm khó chủ nhà 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Đường Cổ Ngư và tam quan đền Quán Thánh. Ảnh: Firmin-André Salles.
Trên đê Cố Ngự
Nhớ chữ đồng tâm
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang
(Ca dao ngạn ngữ Hà Nội)
Mùa đông Hà Nội đẹp và lãng mạn. Đi trên đường Thanh Niên, trông ra hồ Tây mờ sương, cảm nhận mùa đông đến gần lắm.
Đường Thanh Niên tên cũ là đường Cổ Ngư, con đường lãng mạn nhất của Hà Nội. Có người đã gọi con đường này là “đường tình yêu”, nơi đã cất giấu bao nhiêu lời tự tình của trai gái Hà thành.
Đường Cổ Ngư, cái tên dẫn dụ ta trở về với Thăng Long thành thuở “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo / Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”. Con đường với tuổi đời hơn 400 năm ngăn chia hồ Tây và hồ Trúc Bạch như khe mang của con cá khổng lồ (nếu ta tưởng tượng hồ Tây là thân và hồ Trúc Bạch là phần đầu của con cá).
Hơn trăm năm trước Hà Nội có rất nhiều hồ. Các hồ nối tiếp nhau san sát từ hồ Tây đến hồ Tả Vọng - Hữu Vọng. Cứ xem tấm bản đồ Hà Nội năm 1873 được vẽ bởi ông Phạm Đình Bách thì thấy rõ.
Ở mạn phía bắc, lớn nhất là hồ Tây rồi đến hồ Trúc Bạch, kế tiếp có hồ Cổ Ngựa rồi hồ Sao Sa. Đi theo hướng đông có hồ Huyền Thiên, hồ Đồng Xuân, hồ Ngư Võng, Thái Cực rồi đến hồ Tả Vọng, Hữu Vọng.
Trải qua thời gian, các hồ dần bị lấp để quy hoạch thành đường phố và khu dân cư. Vì thế, giờ đây không còn hồ Đồng Xuân mà thay vào đó là khu chợ Bắc Qua, cũng không còn hồ Thái Cực mà dấu tích của nó là phố Cầu Gỗ, rồi có Nhà hát Lớn được xây dựng trên hồ Hữu Vọng.
Thế kỷ thứ XVII, hồ Tây và hồ Trúc Bạch chỉ là một. Sau này người dân đổ đất, đóng cọc tre tạo thành một con kè nhỏ ngăn một phần hồ Tây tạo thành hồ Trúc Bạch như bây giờ.
Trong Cổ tích và danh thắng Hà Nội(Nhà xuất bản Văn hóa, 1958), cụ Sở Bảo Doãn Kế Thiện dẫn sách Long thành dật sửgiải thích rằng con kè ngăn hồ này được đắp vào năm 1620 để ngư dân đánh bắt tôm cá vì phần trên của hồ Tây khá lặng sóng, vì vậy gọi là đập Cố Ngự (giữ cho vững chắc).
Thời nhà Lê nó được bồi đắp trở thành vòng thành ngoài của Kinh thành Thăng Long gọi là đê trấn Bắc. Thời Pháp, đê Cố Ngự được gọi là Cổ Ngư. Người thì bảo tên gọi này do con đường giống như phần cổ (mang) của con cá, người lại nói cách phiên âm của người Pháp không có dấu nên Cố Ngự thành Co Ngu là lâu dần đọc chệch thành Cổ Ngư.
Những năm đầu thế kỷ XX, đê Cổ Ngư chưa có dáng dấp của một con phố. Mặt đường sỏi đá gồ ghề và rất hẹp, chỉ đủ hai xe tay tránh nhau. Không có đèn đường nên ban đêm khu vực này rất tối tăm. Người ta lắp ở đây hai hàng cột sắt ở bên đường, trên cột có khung kính, bên trong đặt chiếc đèn dầu.
Mỗi tối có người mang thang đến thắp đèn lần lượt từ đầu đường đến cuối đường. Theo nhà văn Nguyễn Công Hoan, đến năm 1918 những cột đèn dầu hỏa này vẫn còn được sử dụng.
Năm 1931, Hội đồng Thành phố cải tạo đê Cổ Ngư bằng cách đổ đá dọc hai bên mở rộng thành đường. Đê Cổ Ngư không còn ngoằn ngoèo nữa mà mang dáng dấp của một tuyến đường. Người Pháp đặt tên cho đường này là Lyautey (lấy tên một viên Thống chế người Pháp). Cuối đường Cổ Ngư là đền Trấn Vũ, một trong bốn ngôi đền thiêng của “Thăng Long tứ trấn”. Đoạn giữa đường Cổ Ngư có chùa Trấn Quốc và đền Cẩu Nhi.
Đường Thanh niên ngày nay. |
Nói đến chùa Trấn Quốc, lại nhớ đến một chuyện còn lưu vết trên trang báo xưa. Vào năm 1935, một thương gia người Pháp - chủ khách sạn Métropole - đã móc nối với chính quyền định lấy một phần đất chùa làm dịch vụ giải khát và nhảy đầm. “Dự án” kinh doanh hỗn láo này bị nhân dân Hà Nội nguyền rủa. Ngay cả những người Pháp văn minh cũng không thể chấp nhận được lối kiếm tiền bất chấp đạo lý đó.
Tuần báo L’Eveil économique de L’Indochine(Đánh thức kinh tế Đông Dương) đã thẳng thừng chỉ trích việc kiếm tiền này là hành vi “thô bỉ”, “thiếu văn hóa” của “kẻ vô ý thức”. Nhờ sự phản đối này mà ý đồ trên không thực hiện được.
Đáng tiếc thay, những người Pháp văn minh đã ngăn cản được hành vi kinh doanh “thô bỉ” của gã thương gia tham tiền thì đã có thời kỳ chúng ta lại đi vào lối kinh doanh của “kẻ vô ý thức” đó. Thập niên 1980, ngay sát nơi thanh tịnh là chùa Trấn Quốc đã từng có một nhà nổi kinh doanh ăn uống, nhảy đầm với ánh đèn màu nhấp nháy lòe loẹt.
Đau lòng hơn là đền Cẩu Nhi trên đảo ở hồ Trúc Bạch cũng bị đập tan tành vào thập niên 1980 để xây dựng cơ sở sản xuất của Hợp tác xã và sau đó biến thành “quán ăn Cổ Ngư”. Thật may đến nay đền Cẩu Nhi đã được phục dựng lại để trả lại sự linh thiêng của ốc đảo nhỏ bé này. Một việc làm ý nghĩa của những người có văn hóa, dù muộn.
Sau tiếp quản Thủ đô, Hà Nội bước vào công cuộc kiến thiết mới. Vào ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1958, Ủy ban Hành chính Hà Nội khởi công công trình mở rộng đường Cổ Ngư và xây dựng công viên hồ Trúc Bạch. Công trình này được giao cho thanh niên Thủ đô “độc quyền” thực hiện.
Hàng nghìn, hàng vạn xe cải tiến chở đất, đá từ bãi An Dương được đổ xuống để nắn đường Cổ Ngư vốn nhỏ bé, gồ ghề trở nên rộng rãi và mềm mại. Dốc Yên Phụ trước đây rất cao đã được đổ đất hạ thấp để dễ đi hơn.
Khu vực trước cổng đền Quán Thánh do nước hồ Tây rút ra xa để lại vũng lầy lội đã được đổ rất nhiều đất tạo thành vườn hoa đẹp (vườn hoa Lý Tự Trọng hiện nay).
Sau hàng vạn ngày công lao động của thanh niên, việc mở rộng đường Cổ Ngư đã hoàn thành. Người ta thảo luận đặt tên mới cho con đường. Đa số các ý kiến đề nghị bỏ tên cũ là Cổ Ngư vì không phù hợp với không khí của Thủ đô mới. Chẳng hiểu tại sao họ lại muốn bỏ cái tên rất đẹp ấy. Hàng loạt các “đề cử” tên mới như: đường Lý Tự Trọng, đường Hồ Xuân Hương nhưng vẫn chưa thống nhất.
Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội lúc đó là bác sĩ Trần Duy Hưng xin ý kiến Hồ Chủ tịch và được gợi ý đặt tên đường Thanh Niên như một sự tôn vinh công lao của thanh niên Thủ đô trong việc mở đường.
Vậy là tên đường Thanh Niên đã gắn với Hà Nội hơn nửa thế kỷ và cũng chứng kiến biết bao vui buồn của Thủ đô. Nhưng tên Cổ Ngư không vì thế mà mất đi, nó ẩn hiện trong tâm thức của những người yêu Hà Nội, nhẹ nhàng và lãng mạn trong mỗi câu hát “Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh. Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp. Đường Cổ Ngư xưa, chầm chậm bước ta về”.
" alt="Điều ít biết về con đường lãng mạn nhất Hà Nội"/>Google Play chứa hàng loạt ứng dụng ngấm ngầm theo dõi trẻ em
Người đẹp U50 tiết lộ, dù bận rộn với công việc đóng phim, làm MC và kinh doanh nhưng chị vẫn luôn sắp xếp thời gian chăm sóc bản thân. |
Thanh Mai chia sẻ việc cân bằng cuộc sống và thường xuyên luyện tập thể thao giúp cô không chỉ có sức khỏe tốt mà còn giữ được vóc dáng đẹp. |
Bữa sáng, nữ MC điểm tâm với xà lách, rau xanh. |
Bữa trưa, cô ăn thoải mái, nhưng hạn chế tinh bột, sau đó phải dùng bữa tối trước 18h. |
Đặc biệt, nữ MC chia sẻ cô hay dùng nước hầm xương nấu súp, giảm bớt ăn tinh bột. |
Ngoài ra, cô cô gắng lớp tập yoga 2-3 buổi/tuần. |
MC Thanh Mai luôn toát lên được vẻ thanh lịch và sang trọng cuốn hút dù chị lựa chọn nhưng bộ trang phục không quá gợi cảm. |
Ngân An
Với MC Thanh Mai, Tết Trung Thu không chỉ là 1 nét văn hóa đẹp mà còn là 1 dịp để nhắc nhớ về sự đầm ấm, hạnh phúc.
" alt="MC Thanh Mai chia sẻ bí quyết có vòng eo 58cm"/>Nhận định, soi kèo Atalanta vs Napoli, 02h45 ngày 19/01: Bất phân thắng bại
Đàm Vĩnh Hưng xúc động kể lại: "Tôi muốn giấu việc có con nên khi đến bệnh viện, tôi mặc áo khoác, đeo khẩu trang kín mít, đứng ngắm Polo trong một căn phòng tối và nước mắt rơi vì hạnh phúc".
Một khoảnh khắc cũng gây xúc động với khán giả khi Đàm Vĩnh Hưng nhắc tới 3 người con của mình. Không chỉ riêng Polo Huỳnh mà cả 2 bé Huỳnh Như lẫn cu Tin đều là những tình yêu to lớn của nam ca sĩ. Mr Đàm rưng rưng khi đọc lại nhật ký: “Ba là một người rất thích mua sắm. Vậy mà từ khi con chào đời, ba đã thay đổi hoàn toàn. Chỉ nghĩ đến con thôi. Mua 1 món gì cho mình cũng cảm thấy có lỗi. Ba muốn để dành tất cả cho con, cho chị Hai Như và anh Ba Tin”.
Khi chia sẻ về cảm xúc lần đầu làm cha, nhiều lần ông hoàng nhạc Việt nước mắt trực trào đến rưng rưng khi nhắc về hạnh phúc giản đơn của mình ở hiện tại. Đàm Vĩnh Hưng trong series “Nhật ký làm cha” khác hẳn với sự quyết liệt, hơi ngông thường thường thấy mà hiện rõ niềm hạnh phúc khi làm cha.
Thậm chí, sự “cuồng con” của ông bố bỉm sữa Đàm Vĩnh Hưng còn thể hiện ở chỗ, anh lưu lại kỷ niệm với bé bằng những dòng nhật ký viết tay cẩn thận, chụp hàng nghìn khoảnh khắc của con, phân loại từng giai đoạn, chọn in hình dán vào sổ. Anh nói: "Tôi có 4-5 cuốn ghi lại giây phút con chào đời, lớn lên từng ngày thế nào, giận thế nào hay ốm đau ra sao. Tôi thích tự tay lưu lại kỷ niệm để mai này bé lớn lên nhìn lại sẽ biết ba Hưng đã hạnh phúc thế nào".
Trước đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ công khai con trai ruột - bé Polo Huỳnh trong live concert The Portrait tại Hà Nội vào tối 2/10. Đến nay câu chuyện là cha ở tuổi 51 của ông hoàng nhạc Việt trở thành chủ đề được quan tâm trong những ngày qua.
Đàm Vĩnh Hưng tên thật là Huỳnh Minh Hưng, sinh năm 1971. Năm 1998, anh đoạt giải tư Tiếng hát truyền hình TP HCM. Nam ca sĩ nổi tiếng với nhiều ca khúc như:"Tình ơi xin ngủ yên", "Góc phố rêu xanh", "Bình minh sẽ mang em đi"... Nam ca sĩ, tiếp tục ra mắt các album Hưng(2004), Mr. Đàm(2005), Tình ca hoài niệm (2006), Giải thoát(2007)...
Thắm Nguyễn
" alt="Đàm Vĩnh Hưng xúc động khóc nhớ khoảnh khắc con trai ruột chào đời"/>Đàm Vĩnh Hưng xúc động khóc nhớ khoảnh khắc con trai ruột chào đời
Ý tưởng thành lập “Hợp tác xã dệt thổ cẩm Lâm Bình” của cả 3 được trao giải Nhì tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2021 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức.
Dự án này hướng đến xây dựng, phát triển mô hình kinh doanh hợp tác xã dệt thổ cẩm, thông qua chuỗi liên kết giữa các cá nhân, hộ gia đình sản xuất các sản phẩm thổ cẩm như quần, áo, mũ, chăn,… với thị trường tiêu thụ.
Dự án khởi nghiệp giúp kết nối cung cầu thổ cẩm của 3 nữ sinh người Tày giành được giải Nhì tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2021. |
Nhóm bạn trẻ hi vọng việc này có thể giúp tạo việc làm và tăng thu nhập cho các thành viên của hợp tác xã, đặc biệt là người cao tuổi, người yếu thế trên địa bàn huyện Lâm Bình nói riêng, tỉnh Tuyên Quang nói chung.
Đồng thời, phần duy trì nghề thổ cẩm, qua đó gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa truyền thống lâu đời của địa phương.
Qua dự án, 3 bạn trẻ cũng muốn góp phần duy trì nghề thổ cẩm, gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa truyền thống lâu đời của địa phương. |
Em Chẩu Thị Mai, trưởng nhóm chia sẻ ý tưởng được nhóm ấp ủ từ năm 2019 và bắt đầu triển khai thực hiện từ đầu năm 2020.
Những ngày đầu, cả 3 vấp phải sự e dè của người dân địa phương. Do còn trẻ, chưa có nhiều trải nghiệm làm ăn kinh doanh, cả nhóm gần không nhận được sự ủng hộ.
Chẳng mấy ai tin rằng 3 cô gái trẻ có thể đem về một mô hình kinh doanh thu lại lợi nhuận tại vùng quê nghèo khó này.
Thời điểm đó, các thành viên phải thường xuyên đến từng nhà vận động người dân cung cấp sản phẩm cho dự án.
“Khó khăn nhất là việc kêu gọi người dân tham gia”, Mai nhớ lại.
Bên cạnh đó, vấn đề tài chính cũng là thách thức lớn đối với 3 cô gái trẻ. Các thành viên phải huy động vốn từ nhiều nguồn như gia đình, đi vay… Đầu ra của sản phẩm thời gian đầu cũng chưa ổn định, chủ yếu phục vụ cho khách du lịch.
Song, sự nhiệt huyết và nghiêm túc của cả đội dần khiến nhiều người có cách nhìn nhận khác, chuyển sang ủng hộ. Không chỉ người dân xung quanh, nhóm còn nhận được sự hậu thuẫn, tạo điều kiện của chính quyền địa phương để triển khai dự án này. Bên cạnh đó, nhóm cũng thường xuyên nhận được rất nhiều sự góp ý, hỗ trợ, bổ sung kiến thức kỹ năng kinh doanh từ các thầy cô trong trường.
Ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) trao giải Nhì cho ý tưởng khởi nghiệp của 3 nữ sinh. |
Mai và các thành viên còn lại của nhóm cho rằng, việc tham dự cuộc thi năm nay cũng là một cơ hội để quảng bá dự án và sản phẩm đến với nhiều người hơn. “Hiện tại nhóm đang thử nghiệm triển khai bán hàng qua các sàn thương mại điện tử", Mai chia sẻ.
Nhóm bạn trẻ chia sẻ, sẽ tiếp tục phát triển thêm ý tưởng để có thể mở rộng quy mô kinh doanh.
“Chúng em hy vọng dự án khởi nghiệp này sẽ không chỉ là mô hình kinh doanh gắn liền tại địa phương mà mở rộng ra thị trường bên ngoài, giúp gìn giữ nét đẹp dân tộc”.
Doãn Hùng - Mai Anh
Ý tưởng “Gậy thông minh” tự nhận biết vật cản, giúp định vị người dùng của nhóm sinh viên đến từ Trường Cao đẳng Việt – Đức (Nghệ An) đã giành giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2021.
" alt="3 nữ sinh người Pà Thẻn và ý tưởng khởi nghiệp giúp kết nối cung cầu thổ cẩm"/>3 nữ sinh người Pà Thẻn và ý tưởng khởi nghiệp giúp kết nối cung cầu thổ cẩm