Soi kèo phạt góc Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1

Công nghệ 2025-01-28 10:09:07 37327
èophạtgócManCityvsChelseahngàbrentford đấu với wolves   Chiểu Sương - 25/01/2025 09:45  Kèo phạt góc
本文地址:http://asia.tour-time.com/html/51e792248.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo TPHCM vs SHB Đà Nẵng, 19h15 ngày 24/1: Vùi dập đối thủ

{keywords}Nhạc sĩ Lê Minh Sơn đang đặt tâm huyết vào một lĩnh vực khá mới mẻ với một nghệ sĩ, đó là bản quyền âm nhạc trực tuyến.

Được biết anh cùng với cộng sự mới thành lập một công ty chuyên về bản quyền âm nhạc trực tuyến. Cơ duyên nào đã thúc đẩy anh khởi nghiệp sang lĩnh vực khá mới mẻ đòi hỏi ứng dụng công nghệ cao như vậy?

Việc tôi thành lập công ty chuyên về bản quyền âm nhạc trực tuyến xuất phát từ khát vọng chung của những người làm nghề sáng tạo, tôi muốn các tác phẩm âm nhạc phải được minh bạch khi sử dụng. Một đất nước văn minh và phát triển, đầu tiên là phải bảo vệ được chất xám, bảo vệ được sự sáng tạo của con người. Tôi lấy ví dụ ở Mỹ, Luật bản quyền đã có từ năm 1937, họ làm rất chặt, đặc biệt là bản quyền trên môi trường Internet. Anh em nhạc sĩ ở nước ngoài rất sướng vì những sáng tạo của họ được tôn trọng, được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt. Nhạc sĩ sống hoàn toàn bằng thu nhập từ tác phẩm, sống bằng tác quyền, còn ca sĩ sống bằng nguồn thu từ băng đĩa và những show diễn.

Trở lại câu chuyện ở Việt Nam, rất ít hãng âm nhạc quốc tế và ca sĩ nổi tiếng vào nước mình bởi chúng ta không bảo vệ được bản quyền về hình ảnh, bản quyền về show diễn, về tác giả. Khi tham gia ký kết các hợp đồng biểu diễn với nước ngoài, quy định đầu tiên họ đưa ra là phải bảo vệ được tác quyền, bảo vệ được quyền tác giả. Trong khi đó, tại Việt Nam vấn đề vi phạm bản quyền âm nhạc đang diễn ra tràn lan, không thể kiểm soát được.

Anh có thể chia sẻ các nhạc sĩ Việt Nam đang gặp bất công như thế nào trong việc bảo vệ những tác phẩm, những “đứa con tinh thần” của mình?

Ở Việt Nam đã có Trung tâm Bảo vệ Bản quyền tác giả âm nhạc do nhạc sĩ Phó Đức Phương cùng các nhạc sĩ khác sáng lập (VCPMC - hiện giờ do nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn làm Giám đốc). Trung tâm cũng hỗ trợ các nhạc sĩ trong việc bảo vệ bản quyền tác phẩm âm nhạc nhưng mới làm được một phần rất nhỏ so với sự kỳ vọng của các nhạc sĩ. Đặc biệt là vấn đề quản lý bản quyền âm nhạc trên mạng Internet thì Trung tâm chưa có đủ công cụ và giải pháp kỹ thuật, cũng như nhân sự để quản lý.

Trên thực tế, có hàng triệu bài hát của các nhạc sĩ Việt Nam đang trôi nổi trên mạng. Ví dụ, có tới hơn 200 bài hát của Lê Minh Sơn đang bị những người mà tôi không quen biết sử dụng trên mạng. Có những người tự gom các bài hát của tôi vào những kho riêng, lập album riêng để kinh doanh, khai thác quảng cáo. Không riêng gì tôi, rất nhiều nhạc sĩ khác đều bị tình trạng tương tự. Người ta cứ tự nhiên sử dụng những bài hát, không hề xin phép tác giả chứ chưa nói là trả tiền tác quyền.

Phần lớn các nhạc sĩ đều vô tư nghĩ rằng bài hát của mình được nhiều người hát thì rất vui, không để ý tác phẩm bị lợi dụng ra sao. Nhưng anh em, bạn bè rồi học trò phát hiện ra có những tác phẩm của mình đang được người khác sử dụng, khai thác kiếm lợi, trong khi chính những người sáng tạo ra các bài hát ấy lại không được xin phép, không được hưởng bất cứ khoản tiền tác quyền nào. Tôi cho rằng đó là sự thiếu tôn trọng các nhạc sĩ.

Vấn đề vi phạm bản quyền trên môi trường số ở Việt Nam không chỉ diễn ra trong âm nhạc mà còn ở nhiều lĩnh vực khác nữa như truyền hình, phim ảnh. Với việc ra đời một công ty về bản quyền âm nhạc trực tuyến, anh có ý tưởng giúp các nhạc sĩ quản lý sáng tác của mình như thế nào?

Khi tìm kiếm lại các bài hát của hàng ngàn nhạc sĩ Việt Nam đang được sử dụng một cách tự do, tôi mới nhận ra là: Chúng ta phải làm gì để anh em nhạc sĩ được tôn trọng? Dùng giải pháp nào, đường đi nước bước như thế nào tôi đã suy nghĩ từ rất lâu. Phải kết hợp với những người bạn để bảo vệ chất xám của anh em nghệ sĩ, đấy là tiêu chí đầu tiên. Tiêu chí thứ hai, đó là sự minh bạch.

Minh bạch tức là gì? Là tất cả những ai khai thác, sử dụng các tác phẩm âm nhạc thì bản thân nhạc sĩ hay đơn vị được nhạc sĩ ủy quyền phải biết được. Ai, ở đâu, đang làm gì với tác phẩm của mình?

Minh bạch tức là mình kết hợp với một bên có đủ các giải pháp công nghệ, để làm sao mà mỗi nhạc sĩ có một mã số riêng, một kho nhạc riêng. Ví dụ, mã số của ông Lê Minh Sơn là 002 chẳng hạn, chỉ cần click vào đấy là tôi có thể kiểm soát được tất cả các bài hát của mình đang vang lên ở đâu, ai là người nghe, ai là người sử dụng. Thậm chí bên Mỹ, hay bất kỳ đâu mà có người đang nghe, đang sử dụng tác phẩm của tôi thì công cụ kỹ thuật sẽ cảnh báo về cho tôi và cả người sử dụng. Minh bạch được như thế thì người sử dụng âm nhạc mới trả tiền sử dụng tác phẩm cho nhạc sĩ. Minh bạch còn thể hiện ở chỗ khi có người dùng tác phẩm thì số tiền họ trả sẽ được hiển thị ngay lập tức trên tài khoản của nhạc sĩ.

Tất cả những giải pháp quản lý âm nhạc trực tuyến này tôi đã suy nghĩ từ rất lâu. Lúc đầu chỉ dám mơ ước thôi nhưng khi gặp một người rất giỏi công nghệ thì anh ấy nói với tôi là: “Với thực tiễn và kinh nghiệm đang triển khai, việc này sẽ làm được”. Từ 2 năm nay tôi và bạn ấy đang âm thầm xây dựng một hệ thống kỹ thuật để quản lý tất cả tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam. Hệ thống này liên quan rất nhiều đến công nghệ và đang gần đến bước hoàn thiện cuối cùng.  

Tôi muốn có một hệ thống thật minh bạch để kiểm soát hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu bài hát đang lang thang trên mạng. Tôi muốn xây dựng hệ thống mà mỗi nhạc sĩ phải có một mã số riêng (giống như số chứng minh thư). Khi nhạc sĩ muốn kiểm tra, muốn xem tác phẩm của mình đang có những ai sử dụng thì chỉ cần click chuột là nó tự động thống kê, các nhạc sĩ sẽ tự “đánh dấu” tác phẩm của mình trên môi trường số.

Nhạc sĩ có thể cho biết chiến lược phát triển để giấc mơ của anh sớm thành hiện thực?

Mơ ước lớn nhất của tôi là làm thế nào quản lý được tất cả các bài hát đang lang thang trên Internet. Trung tâm VCPMC cũng quản lý khá hiệu quả việc sử dụng âm nhạc ở các quán karaoke, băng đĩa, biểu diễn tại sân khấu. Nhưng bây giờ hầu hết người nghe nhạc trên mạng là chủ yếu, mà trên môi trường mạng ở Việt Nam, tôi cho rằng vẫn chưa có được sự văn minh trong câu chuyện thu và trả tiền tác quyền. Do đó, rất cần có sự hỗ trợ của những giải pháp công nghệ thông minh, và tôi đang dùng công nghệ để hiện thực hóa giấc mơ của mình.

Xin cảm ơn anh!

 

 Tuệ Nhi

 

Âm nhạc trực tuyến bùng nổ, nhạc sĩ cần giải pháp để minh bạch việc sử dụng tác quyền

Âm nhạc trực tuyến bùng nổ, nhạc sĩ cần giải pháp để minh bạch việc sử dụng tác quyền

Để tác phẩm của mình được sử dụng minh bạch trên môi trường số, các nhạc sĩ cần phải dựa vào giải pháp có khả năng bảo mật được sáng tác, đồng thời ghi nhận được chính xác số lần tác phẩm của mình trên từng hệ thống.

">

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn muốn quản lý tất cả bài hát trên Internet

Các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cho nhiều dự án, thậm chí có dự án được điều chỉnh thay đổi quy hoạch vài chục lần khiến cư dân tại khu đô thị phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

{keywords}

Khu đô thị Mỗ Lao, Hà Nội được điều chỉnh quy hoạch lên đến cả chục lần. Ảnh: Như Ý.

Kỳ 1: Điều chỉnh như xiếc

Tại nhiều khu đô thị, nhà cao tầng mọc lên ngày một nhiều so với quy hoạch ban đầu kéo theo quy mô dân số ở Hà Nội tăng theo cấp số nhân. Thậm chí, chủ đầu tư còn ngang nhiên chiếm dụng và trục lợi từ công trình dành cho cộng đồng cư dân.

Mật độ xây dựng, dân số tăng chóng mặt

Tại Quyết định 738 của UBND tỉnh Hà Tây trước đây (ngày 28/4/2006) phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Mỗ Lao (Hà Đông, Hà Tây). Theo đó, quy mô khu đô thị với tổng diện tích 62,26 ha, dân số khoảng 15.544 người.

Vậy mà chỉ hơn 1 năm sau, UBND tỉnh Hà Tây lại ra Quyết định 1357 (1/8/2007) điều chỉnh quy hoạch xây dựng Khu đất Cổ Ngựa (Khu đô thị Mỗ Lao). Nội dung điều chỉnh chủ yếu: Tăng diện tích xây dựng nhà ở (9.955m2); giảm diện tích xây dựng giao thông (17.760m2); thay đổi chức năng 24 lô đất liền kề sang làm đất xây dựng chung cư cao tầng, làm tăng dân số khu đô thị thêm khoảng 9.197 người.

Tại lần điều chỉnh thứ 16, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội ra văn bản số 442 (ngày 22/2/2011) do ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội ký đã chấp thuận quy hoạch mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ cho Cty TNHH Capitaland Hoàng Thành với nội dung điều chỉnh: Tăng diện tích khu đất CT-08 thêm 285m (từ 24.385 lên 24.670m2); tăng diện tích xây dựng công trình từ 9.550m2 lên 9.591m2; thay đổi chiều cao các tầng khối chung cư. Theo đó, dân số khu vực đó tăng lên 1.778 người.

Trong lần điều chỉnh thứ 17, dân số tăng thêm 1.200 người. Đến nay, sau khi Hà Nội mở rộng, Khu đô thị Mỗ Lao qua 23 lần điều chỉnh quy hoạch và đều tăng diện tích xây dựng và quy mô dân số lên khoảng 47.684 người so với phê duyệt ban đầu.

Thậm chí, tại Kết luận thanh tra số 276 (ngày 12/10/2015) do Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên ký đã nêu rõ: “Hậu quả sau các lần điều chỉnh phá vỡ quy hoạch chi tiết 1/500 ban đầu của Khu đô thị mới Mỗ Lao; không còn đảm bảo quy chuẩn QCBN: 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. Phần lớn nội dung các lần điều chỉnh đều là tăng diện tích đất kinh doanh, tăng diện tích sàn căn hộ để bán cho khách hàng”.

Còn tại Quyết định 136 UBND TP Hà Nội (27/10/2003) duyệt quy hoạch 1/500 Khu đô thị Nghĩa Đô (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) và số 137 Ban hành điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Nghĩa Đô đưa ra quy mô dân số chỉ 3.352 người.

Sau nhiều lần thay đổi quy hoạch, tăng diện tích xây dựng và quy mô dân số, mới đây nhất, Liên sở: Xây dựng, Quy hoạch – Kiến trúc, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường lại đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép điều chỉnh tăng dân số Khu đô thị mới Nghĩa Đô do Cty CP Đầu tư Xây dựng số 1 Hà Nội làm chủ đầu tư.

Cụ thể, tòa CT1A, CT1B thay đổi quy mô số dân từ 540 lên 906 người (tương đương 416 căn hộ). Tòa CT2B từ 310 lên quy mô số dân 731 người; tòa CT2C từ 381 lên 734 người. Và ngay sau đó, UBND Hà Nội có công văn do chính ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký ngày 8/10/2014 chấp thuận về nguyên tắc đề xuất của liên sở về việc điều chỉnh trên.

{keywords}

Khu đô thị Mỗ Lao. Ảnh: Như Ý.

Khu thế giới trẻ thơ biến thành liền kề cho thuê

Sau khi có phê duyệt chi tiết 1/500 Khu đô thị mới Mỗ Lao, ngày 28/12/2007, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng ký Quyết định số 2643/QĐ-UBND phê duyệt tiền thuê đất các công trình phụ trợ Khu đô thị Mỗ Lao cho Công ty TSQ Việt Nam.

Theo đó, Công ty TSQ Việt Nam được phép thuê và làm chủ đầu tư xây dựng hai công trình phụ trợ trên phần đất công cộng đó là: Trung tâm Thế giới trẻ thơ (ký hiệu NT-03, diện tích 5.800m2 đất) và Trung tâm Triển lãm (ký hiệu TM-03, diện tích 10.086m2 đất). Giá thuê đất được tính ở mức 48.975 đồng/m2/năm. Thời gian thuê 50 năm.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, trên hai lô đất có ký hiệu NT-03 và TM-03 trong Khu đô thị Mỗ Lao đã hình thành các khối nhà công trình được xây dựng hoàn thiện bề ngoài. Nếu đứng từ ngoài quan sát, các khối công trình này được xây theo dạng một quần thể, các dãy nhà cao 4 tầng đều có một mặt tiếp giáp với đường giao thông và một mặt tiếp giáp với sân chơi vườn hoa chung nằm giữa khối nhà.

Mỗi dãy nhà gồm có khoảng chục căn nhà được thiết kế tương tự nhà phố liền kề, lắp cửa cuốn riêng biệt.

Khi phóng viên liên lạc theo số máy rao cho thuê mặt bằng, được biết, giá cho thuê tại đây thấp nhất là 10 triệu/tháng/căn hộ, cao nhất là 35 triệu/tháng/căn tùy vào từng mặt đường. Đáng lưu ý, nếu khách thuê căn hộ tại đây sẽ không phải ký hợp đồng với chủ đầu tư mà là ký hợp đồng với cá nhân với hình thức thanh toán 6 tháng/lần. Khi khách thuê các căn hộ này sẽ phải tự hoàn thiện nội thất và các chi phí về lắp đặt điện, nước.

Một lãnh đạo Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, năm 2015, Bộ Xây dựng vào thanh tra tổng thể dự án Khu đô thị mới Mỗ Lao (Hà Đông, Hà Nội). Thời điểm đó, khu trung tâm trẻ thơ và triển lãm đang trong quá trình xây dựng đúng như quy hoạch 2 khu đất trên. Sau khi hoàn thiện, chủ đầu tư cho thuê lại đã làm trái quy định khi thay đổi chức năng của toà nhà. Thanh tra Bộ sẽ tiến hành thanh tra tiếp, nếu chủ đầu tư TSQ cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.

Theo Tiền phong

Bán nhà ‘trên giấy’, Bitexco bị phạt 150 triệu đồng">

Ai băm nát các khu đô thị mới?

Nhận định, soi kèo Dyala vs Al Zawraa, 18h30 ngày 23/1: Củng cố ngôi đầu

{keywords}Cụm camera và flash được bố trí lạ mắt trên chiếc điện thoại Vsmart Aris 5G 

Nhìn lại khoảng thời gian trước khi VinSmart ra đời, Forbes bình luận: “Đã có những công ty công nghệ tại Việt Nam đã bắt tay vào phát triển và cho ra mắt điện thoại thông minh trong vòng nửa thập kỉ qua, tuy nhiên không thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của người tiêu dùng. Nói cách khác, người tiêu dùng Việt Nam tỏ ra nghi ngại về số phận của các smartphone “made in Vietnam”, thậm chí cho rằng các kế hoạch đó chỉ nhằm đánh bóng tên tuổi.

Theo báo cáo của Gfk vào cuối tháng 3/2020 chỉ ra, điện thoại Vsmart đã chiếm gần 17% doanh số tiêu thụ nội địa và đứng vị trí thứ 3, chỉ xếp sau Samsung và Oppo. Thực tế cho thấy, chưa bao giờ smartphone Việt ở trong tình trạng cháy hàng trên toàn hệ thống phân phối, bán lẻ thiết bị di động như Vsmart làm được trong thời điểm ra mắt mẫu Joy3 với 12 nghìn chiếc được bán ra sau 14 tiếng.

{keywords}
Vsmart Joy 3 - một trong những mẫu smartphone ăn khách của nhất hiện nay

Theo đuổi về chủ đề công nghệ 5G trên toàn cầu, tờ Nikkei từng dự đoán, bước chân vào lĩnh vực công nghệ, ông Phạm Nhật Vượng - người đứng đầu của Vingroup sẽ đặt mục tiêu lớn, đó là xây dựng “hệ sinh thái 5G” - nhằm kết nối các thiết bị, sản phẩm công nghiệp như điện thoại, ô tô, tivi.

Tờ Forbes dẫn lời Nguyen Lam, Giám đốc nghiên cứu thị trường của IDC Indochina: “Việc cho ra mắt dòng điện thoại thông minh này sẽ giúp cho Vingroup thành công trong việc tạo ra hệ sinh thái công nghệ 5G, đồng thời tiến nhanh hơn so với các đối thủ và lấy được lòng trung thành của khách hàng.”

Cộng đồng mạng quốc tế bất ngờ

Độc giả Sasomkit Khanol bình luận trên Twitter của tờ Forbes Thái Lan, để song hành cùng các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, Vingroup đã chọn cách hợp tác với những “gã khổng lồ” trên thế giới. Hành trình trở thành tập đoàn công nghệ của Vingroup đã thu hút được hàng loạt các tên tuổi lớn như BMW, Pininfarina, Durr, Qualcomm, Google… Mẫu điện thoại Vsmart Aris 5G cũng là kết quả hợp tác giữa Vingroup và Qualcomm - sản phẩm thuộc hệ sinh thái công nghệ to lớn mà tập đoàn này đang hướng tới.

Cộng đồng mạng Trung Quốc cũng tham gia bình luận trước những bước tiến mạnh mẽ của công nghệ Việt Nam và mẫu điện thoại 5G của người Việt.

{keywords}

Thiết kế nguyên khối của Vsmart Aris 5G được cộng đồng đánh giá cao 

"Trông thiết kế và cấu hình không tồi, bao giờ họ bán sản phẩm này, tôi muốn dùng một chiếc điện thoại của Việt Nam!", Luo Yulong bình luận. "Vậy là họ đang đi cùng thế giới, không còn đi sau nữa. Chúc mừng Việt Nam, tôi khá bất ngờ về thông tin này, ngành công nghiệp, công nghệ của họ đang phát triển rất nhanh", Yang Xiao viết.

{keywords}
Vsmart Aris 5G sẽ mang đến trải nghiệm Internet tốc độ vượt trội cho người dùng. 

Dù chưa công bố ngày bán chính thức, người tiêu dùng Việt cũng bày tỏ ý muốn sở hữu sớm Vsmart Aris 5G để thay thế những chiếc điện thoại sử dụng công nghệ cũ thiếu an toàn và có nguy cơ lộ thông tin cá nhân.

Sự phát triển 5G ở Việt Nam có lẽ sẽ nhanh hơn dự kiến. Thực tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển mạng internet hàng đầu thế giới. Mới đây, Viettel cũng đã chính thức công bố thử nghiệm cuộc gọi video đầu tiên sử dụng truyền dẫn kết nối 5G.

Ngành công nghệ Việt Nam đang tăng tốc khi các tập đoàn lớn cùng chung tay phát triển. Vsmart Aris 5G không chỉ đơn thuần là một chiếc điện thoại thế hệ mới mà còn là chỉ dấu cho thời kỳ người Việt khẳng định vị thế trên bản đồ công nghệ thế giới. 

(Tổng hợp từ Forbes, Weibo)

">

Cộng đồng quốc tế hào hứng với Vsmart Aris 5G ‘Make in Vietnam’

友情链接