Đàm diện trang phục trẻ trung, năng động trong không khí náo nhiệt ngày cận tết |
- Vừa bận rộn với lịch trình cuối năm, vừa tự tay trang hoàng nhà cửa đón Tết, anh có thể chia sẻ đôi chút về ý tưởng thực hiện không gian này?
Đúng là những người nghệ sĩ cuối năm rất bận rộn, ngày nào cũng có show, ngày nào cũng có sự kiện. Thường dịp cuối năm các công ty hay tổ chức tiệc cuối năm, các hoạt động khen thưởng... họ sẽ mời ca sĩ, vì vậy mà tôi ngày nào cũng có show từ Bắc vô Nam liên tục. Với lịch làm việc như vậy, tôi phải chuẩn bị trước đó nhiều ngày, có hôm đi diễn về đã 2 - 3h sáng vẫn tiếp tục làm hoa.
Với không gian phòng khách, để thay đổi toàn bộ, tôi đã phải làm cấp tốc trong vòng 1 ngày. Để có được tấm thiệp lớn ngay vị trí đắc địa của phòng khách, từ sáng tôi đã đi mua vải, đưa ý tưởng cho thiết kế để họ đóng khung, căng tấm vải nhung thành một tấm thiệp thật lớn, thật đẹp.
Tôi coi đây như một phong bao lì xì lớn dành tặng cho riêng mình sau một năm làm việc. Tất cả bàn ghế, trang trí, bày biện, đến mâm trái cây, bánh mứt đều do tự tay tôi sắp xếp, tất cả phải được chỉn chu từng chi tiết nhỏ nhất tôi mới hài lòng.
2 Năm nay tôi lại không được ở Việt Nam ăn Tết lâu, mùng 3 đã phải khởi hành chuyến công tác đặc biệt tại Mỹ, vì vậy nên phải tranh thủ mọi thời gian rảnh để hoàn thành trang trí ngôi nhà.
Không gian phòng khách được chính tay giọng ca "Hello" bày biệ |
- Trong những năm gần đây, xuất hiện luồng ý kiến cho rằng nên gộp chung Tết Ta và Tết Tây, hoặc bỏ bớt ngày tết truyền thống, ý kiến của anh thế nào?
Tôi là người rất yêu Tết, tôi cũng có đọc trên các trang mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ Tết Ta đi và gộp chung với Tết Tây. Tôi nghĩ rất khó vì dân mình sẽ phản đối nhiều lắm, đó chỉ là ý kiến của vài người quá văn minh, quá "gọn gàng".
Dĩ nhiên ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình nhưng cũng nên biết đặt chia sẻ của mình ở đâu cho đúng. Với một đất nước đầy truyền thống dân tộc, Hưng sẽ là người đầu tiên phản đối quan điểm này.
Đó là Tết của người Việt mình, vậy tại sao mình lại muốn bỏ nó đi để theo Tết Tây? Cái đó là "hòa tan" chứ không phải "hòa nhập" nữa. Tết là ngày những người lao động xa quê hương được nghỉ, được về với gia đình, tại sao mình có thể bắt người ta làm việc quanh năm suốt tháng vậy được.
Chưa kể là chia lìa tình cảm gia đình họ, còn đâu bánh mứt, bao lì xì... Với tôi, Tết Ta luôn là nhất.
Với Đàm Vĩnh Hưng, Tết Ta luôn là nhất. |
- Kế hoạch tết năm nay của anh thế nào? Năm nay anh có tiếp tục thói quen đi hát ở trại giam trong ngày tết?
Tôi được các trại giam truyền miệng nhau nên năm nay lại được mời tiếp (cười). Trong suốt một năm qua không phải đợi đến ngày cuối năm mình mới đi hát từ thiện, tôi vẫn thường xuyên đi hát ở những buổi giao lưu giúp các cộng đồng. Đặc biệt là dịp cuối năm sẽ chú trọng đến một đối tượng khá đặc biệt không thể nào về thăm quê hương được, đó là những phạm nhân đang cải tạo, huấn luyện tại các trung tâm, trại giam.
Nếu những người xa quê hương vẫn có thể ăn tết tại chỗ với bạn bè, với họ hàng, hàng xóm... những người đó rất tội nghiệp, đáng thương, tôi rất hào hứng vào trại giam, hát cho họ nghe. Tôi hát lần nào họ cũng khóc, hát về mẹ, hát về những cảnh xa quê không về được với gia đình những ngày sum vầy làm chạm đến trái tim họ, tôi bắt buộc họ phải suy nghĩ: tại sao mình phải ngồi đây?
Và nếu mình muốn được về với gia đình, được đi mua sắm quần áo tết cho con mình, được hàn thuyên với bạn bè... Thì mình phải làm gì để đừng ngồi đây? Đó là những tác động rất mạnh của người nghệ sĩ thông qua những ca khúc khi mang vào trại giam. Tất cả làm khơi lại lòng thiện của họ, một việc rất đáng làm, 28 Tết này tôi cũng sẽ tiếp tục công việc này ở một trại khác.
Mỗi năm sẽ là một trại khác nhau hoàn toàn. Năm nay tiếp tục đồng hành với tôi là Trường Giang, Vũ Hà, Gia Bảo... cùng rất nhiều nghệ sĩ thân thiết khác.
"Không chỉ có tôi, nhiều nghệ sĩ cũng rất muốn được tham gia hát ở trại giam dịp cuối năm" |
- Người ta thường nói cuộc đời người nghệ sĩ sẽ lắm thăng trầm vì là người "mua vui" cho khán giả, có bao giờ anh đón tết xa nhà chưa? Có kỉ niệm nào về tết khiến anh nhớ mãi?
-Tôi biết những lời tâm sự của người nghệ sĩ về những cái Tết luôn là chủ đề độc giả quan tâm. Có lần Hưng ăn tết không phải ở Sài Gòn, đó là lần duy nhất, Hưng hứa với lòng mình không bao giờ nữa, có trả bao nhiêu tiền cũng không đi. Lần đó Hưng hát ở Hà Nội, thời mới nổi tiếng năm 2002 mà, vừa muốn chứng tỏ xem mình hot tới đâu, vừa ham tiền nên ra Hà Nội hát. Người ta vỗ tay nhiều lắm, nhưng sau đó ca sĩ Hà Nội thì về với gia đình, khán giả Hà Nội thì đón giao thừa vòng quanh bờ hồ.
Tôi và một số ca sĩ trẻ về khách sạn nằm khóc vì không có chuyến bay đêm, sáng sớm bay về Sài Gòn mà trên máy bay chỉ có đúng 7 người thôi. Đó là lần duy nhất cũng là lần cuối cùng tôi rời xa Sài Gòn vào ngày tết, từ đó trở đi tôi không cho phép mình nhận bất kì show nào xa Sài Gòn nữa
"Tết cổ truyền với tôi là tất cả những tinh hoa của dân tộc, là niềm tự hào của Việt Nam"
- Anh có thể bật mí một chút về những kế hoạch, dự án anh sẽ thực hiện trong năm 2019 đến độc giả không?
Nghệ sĩ gần như là "tội phạm" khi mà cứ hết năm cũ sẽ bị hỏi năm mới và không được kháng cự lại (cười). Năm nay, tôi cũng không ngại chia sẻ với quý vị rằng tôi đã thiếu nợ khán giả của mình quá lâu về một cuốn sách, một bộ phim về Đàm Vĩnh Hưng và một show ca nhạc rất lớn ngoài sân vận động.
Ba hạng mục này, năm nay phải trả, còn những album hay đĩa CD đã không còn là chuyện lớn nữa.
Tôi sẽ có những sản phẩm phù hợp với từng lứa tuổi để tiếp cận nhiều hơn với khán giả. Ví dụ cả năm nay tôi không đụng tới Bolero nữa, "lột xác" hoàn toàn thành một người khác với dòng nhạc phù hợp hơn với thị hiếu khán giả trẻ. Rất mong mọi người sẽ tiếp tục theo dõi, yêu thương và ủng hộ Đàm Vĩnh Hưng, tất cả các bình luận khen chê của khán giả trên mạng xã hội, tôi đều đọc được hết.
Người khen thì cho tôi thêm sức mạnh, thêm niềm tin và vững bước hơn. Còn người chê thì cũng làm tôi buồn, tuy nhiên phải xem lời chê nào là sự góp ý chân thành để mình thay đổi còn lời chê ác ý thì sẽ loại ra khỏi đầu ngay".
Cảm ơn anh đã dành thời gian chia sẻ đến quý độc giả trong dịp đầu năm mới này!
Theo Dân Việt
- Chào Tết Kỷ Hợi sắp tới, Đàm Vĩnh Hưng đã biến căn biệt thự triệu đô của mình với nhiều màu sắc ngập tràn sắc xuân.
" alt=""/>Đàm Vĩnh Hưng: 'Tết Ta của người Việt, sao lại bỏ để đi theo Tết Tây'?Mọi người trong khoa Thận tiết niệu (BV Việt Nam - Thụy Điển) thường gọi điều dưỡng Nguyễn Thị Hương (điều dưỡng viên, BV Việt Nam - Thụy Điển, Quảng Ninh) là “người chẳng sợ cái gì bao giờ”. Không có chiến dịch nào của bệnh viện mà chị vắng mặt.
Trước Tết Nguyên đán, 22h30 nhận lệnh hỗ trợ chống dịch ở thị xã Đông Triều, chị lên đường ngay lập tức mà chẳng kịp mang theo bộ quần áo nào. 15 ngày chống dịch ở Đông Triều là 15 ngày ròng rã chị cùng đồng nghiệp đi bộ hàng chục cây số, gõ cửa từng nhà để lấy mẫu xét nghiệm.
Sau đó, chị lại tiếp tục cùng đồng nghiệp chống dịch tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển với những ca trực liên miên.
Chị Nguyễn Thị Hương trong ngày lên đường hỗ trợ Bắc Giang. |
Và lần này, chị là người xung phong đầu tiên khi Quảng Ninh kêu gọi 200 chiến sĩ áo trắng lao vào “chảo lửa” chống dịch Covid-19 ở Bắc Giang. “Sinh ra làm nghề y, chỉ cần dân gọi là mình lên đường thôi. Cảm giác nghề thấm vào máu của mình rồi!”.
Ăn uống không quan trọng, chỉ cần tìm ra “F”, dập dịch càng nhanh càng tốt
Ngày đầu tiên có mặt tại Bắc Giang, nhóm chị thực hiện lấy 12.000 mẫu xét nghiệm, làm việc xuyên đêm tới 2h sáng. Những ngày tiếp theo, số lượng mẫu xét nghiệm càng tăng lên, chị cùng đồng nghiệp làm việc trong guồng quay không ngơi nghỉ.
Nhưng thời tiết lại chẳng ủng hộ lòng người. Nắng như đổ lửa. Trùm kín trong bộ bảo hộ, mặt đeo khẩu trang, đầu đội mũ, mồ hôi túa ra như mưa. Toàn cơ thể “ướt như chuột lột” từ đầu tới chân.
Cởi đồ bảo hộ ra là toàn thân ướt nhẹp vì trời quá nóng. |
“Mấy hôm trời nóng, chúng tôi không dám uống nhiều nước vì sợ phải đi vệ sinh. Cả ngày không dám đi vệ sinh, hoặc cùng lắm đi 1 lần thôi vì nếu cởi đồ bảo hộ ra là phải bỏ đi. Như thế vừa mất thời gian vừa tốn kém! Một số người có chức năng thận kém phải đóng sẵn bỉm, vô cùng nóng bức và khó chịu nhưng biết làm sao”, chị Hương nói.
Làm việc hết công suất. |
Bởi vậy, trong hơn 20 giờ làm việc liên tục, chỉ khi họng khát khô, chị và đồng nghiệp mới dám dừng tay để uống ngụm nước nhỏ. Vì đứng và đi lại liên tục nên chân đau mỏi rã rời.
Có người bị ngất vì kiệt sức. Cái nắng và không khí oi bức khiến chị Hương đầu đau như búa bổ, phải uống tạm viên thuốc giảm đau để tiếp tục guồng quay công việc.
Tranh thủ chợp mắt bất kể khi nào có thể. |
Nỗ lực là thế, nên đôi lúc gặp sự không hợp tác từ chính người dân, chị cũng chạnh lòng.
“Để tăng công suất xét nghiệm, phương pháp gộp mẫu 5 được thực hiện nhưng bà con không hiểu mà nghĩ chúng tôi gây khó dễ nên lại không hợp tác. Rồi có những trường hợp gọi không tới nên chúng tôi phải đi bộ đến tận nhà để lấy mẫu. Giá mà bà con hiểu được với chúng tôi từng phút trôi qua quý giá như thế nào!”, chị chia sẻ.
Thức trắng đêm xét nghiệm. |
Ngày ăn tranh thủ, mắt quầng thâm, người gầy rộc đi, nhưng đêm về, họ vẫn bảo nhau rằng: “Đây không phải là thời điểm được phép ngủ đủ giấc. Khi nào hết dịch sẽ xin nghỉ phép để ngủ bù, ngủ cho đẫy mắt”.
Không được phép ốm, phải luôn khỏe để chống dịch là mệnh lệnh mà họ luôn tự đặt ra cho mình. “Giữa tâm dịch thế này, ăn uống, ngủ nghỉ, tất cả đều không quan trọng, chỉ cần tìm ra F và dập dịch càng sớm càng tốt”, chị nói.
Dịch yên, mẹ sẽ về…
Chồng làm nghề xây dựng thường xuyên đi làm về muộn, chị Hương là người luôn sát sao từng bữa ăn, giấc ngủ của con.
Tháng trước, chồng chị bị ngã xe máy, thoát vị đĩa đệm, đau lưng dữ dội nên phải nằm viện điều trị 16 ngày. Sau đó, anh phải nghỉ ở nhà. Giờ, con gái lớn phải thay mẹ chăm sóc bố và em trai.
Chiều hôm trước khi lên đường, chị vội ra chợ mua đủ loại thực phẩm: gạo, trứng, cá khô, rau củ… để tích trữ vào tủ lạnh.“Chồng thấy vợ đột nhiên mua nhiều thức ăn thế là biết vợ lại sắp đi công tác rồi. Anh ấy còn trêu là sợ bố con anh chết đói hay sao mà mua nhiều thế”.
Bức ảnh 2 con gửi chị Hương để giúp mẹ đỡ nhớ con. |
Khi chuẩn bị đi, bé Huyền (con gái lớn của chị) ôm lấy mẹ hỏi: “Mẹ lại đi à? Bao giờ mẹ về?”. Chị chỉ biết bảo con rằng mẹ đi chống dịch, đi thôi chưa biết ngày về. Còn cậu con trai Đoàn Minh thì cứ níu mẹ, không muốn mẹ đi.
Kết thúc mỗi ngày dài, nhìn đồng hồ đã 2-3 giờ sáng, chị Hương lại nhớ về gia đình nhỏ của mình.“Biết là giờ đó 2 con và chồng ngủ rồi nhưng nhớ quá nên mình cứ nhắn tin. Nếu có tin nhắn lại là mình lại gọi điện qua zalo để được nhìn thấy mặt con”, chị kể.
Trong mỗi cuộc nói chuyện, chị lại nhận được hàng tá câu hỏi của cậu con trai nhỏ: Mẹ có nhớ con không? Bao giờ mẹ về? Con đi cùng mẹ được không? Mùng 1/6 này mẹ có về tặng quà con không?... Mỗi câu hỏi ngây thơ của bé càng khiến tim chị thắt lại.
Thời gian này cũng đặc biệt quan trọng với bé Huyền khi ngày 1-2/6 tới con sẽ bước vào kỳ thi chuyển cấp lên lớp 10.
“Tỷ lệ chọi cao lắm, cả thành phố chỉ có 1 trường điểm. Lúc trước, tôi định dồn lịch trực để xin nghỉ đưa con thi nhưng giờ đi chống dịch thế này, không biết có về kịp để đưa con đi không?”.
Biết là ngành y “đi trước, về sau”, vất vả nhưng chị vẫn mong con gái nối nghiệp mẹ bởi sứ mệnh cứu người cao cả.
Ngày Quốc tế thiếu nhi đang đến gần, chị cũng như nhiều y bác sĩ khác nơi đầu chiến tuyến khó có thể về mua quà tặng con. Chị thương lũ trẻ vì dịch phải xa mẹ, không có mẹ ở bên trong giai đoạn quan trọng này. Mong ước giản dị được đưa con đi thi có thể khó thực hiện được.
Dù vậy, chị vẫn lạc quan tin tưởng rằng dịch sẽ chóng qua, khi mọi người đều đang vô cùng nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh. Cuối mỗi cuộc trò chuyện hằng đêm, các con đều động viên mẹ, và chị không quên nhắn con rằng, “dịch yên, mẹ sẽ về”.
Bùi Định
Ảnh: NVCC, Chiến dịch Cảm ơn những hy sinh
Xung phong vào khu cách ly chăm sóc bệnh nhân, lần đầu tiên chị Hạnh nhận được món quà lãng mạn từ chồng. Cũng trong thời gian ấy, chị nén đau thương, dự đám tang ông ngoại qua live-stream.
" alt=""/>Nữ điều dưỡng ở tâm dịch CovidCô dâu tìm được mẹ ruột trong lễ cưới. Ảnh: Sina |
Trang Suzhou News cho biết, mẹ chú rể trong lễ cưới vô tình phát hiện trên tay cô dâu có một vết bớt ở vị trí giống với vết bớt của con gái bà, người bị thất lạc nhiều năm về trước. Sau đó, bà liền gặng hỏi nhà gái rằng cô dâu có phải được nhận nuôi hay không.
Khi nghe được câu hỏi từ phía thông gia, bố mẹ cô dâu cảm thấy kinh ngạc bởi đây là bí mật họ chưa từng nói với bất kỳ ai. Nhưng trước sự khẩn thiết của mẹ chú rể, họ liền thừa nhận rằng cô dâu đúng là đứa trẻ được họ nhặt về nuôi dưỡng nhiều năm về trước.
Mẹ chú rể liền kể với nhà thông gia và các quan khách rằng sau khi con gái bà bị thất lạc, bà đã nhận nuôi một cậu bé. Và bà không ngờ rằng, chính người con trai nuôi, tức chú rể, giúp bà tìm được lại cô con gái ruột.
Nghe đến đây, hai bên gia đình cùng nhiều quan khách dự lễ cưới đều thở phào nhẹ nhõm vì không phải chứng kiến cặp cô dâu, chú rể trở thành anh em ruột giống với tình tiết éo le của nhiều bộ phim truyền hình.
Những người dự lễ cưới sau đó gửi tới cặp đôi mới cưới những lời chúc tốt đẹp, cũng như chúc mừng cô dâu tìm lại được mẹ đẻ.
Video: Xinyan news
Tuấn Trần
Dám làm, dám chịu tôi chấp nhận "đền" danh dự cho chị bằng một đám cưới mà từ A đến Z là nhà gái lo. Lấy được vợ giàu, tôi mãn nguyện, hãnh diện lắm, một bước lên ôtô, hai bước có người phục vụ.
" alt=""/>Dự đám cưới con trai, bà mẹ phát hiện cô dâu là con gái ruột