Bác sĩ cảnh báo loại thuốc hạ sốt tuyệt đối không dùng khi sốt xuất huyết
Các tỉnh miền Bắc đang bước vào cao điểm dịch sốt xuất huyết. Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 60 ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay,ácsĩcảnhbáoloạithuốchạsốttuyệtđốikhôngdùngkhisốtxuấthuyếgiá man hôm nay số bệnh nhân tăng mạnh từ giữa tháng 8 trở lại đây.
Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em đang điều trị 7 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có hai trẻ cùng một gia đình bị bệnh.
Chị Trang chăm con trai sốt xuất huyết tại bệnh viện đã 8 ngày nay
Chị Thế Thị Thu Trang ở Đan Phượng, Hà Nội, chia sẻ, cách đây 8 ngày, cậu con trai lớn 6 tuổi đột ngột sốt cao 40-41 độ C, nôn. Gia đình cho uống hạ sốt, thân nhiệt chỉ giảm được một lúc rồi tăng trở lại. Khi đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng thăm khám, bé được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết.
Sau 3 ngày nằm viện, thấy tiểu cầu của con hạ thấp, chị xin chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Hiện tại, dù đã qua cơn nguy kịch nhưng bé vẫn mệt nhiều, không ăn được, dưới da còn nhiều chấm xuất huyết.
Sau đó, bố chị Trang và con trai út 4 tuổi của chị cũng phát hiện mắc sốt xuất huyết, đang theo dõi tại nhà.
TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, độ tuổi trẻ mắc sốt xuất rất đa dạng, nhỏ nhất là trẻ sơ sinh vài ngày tuổi, mắc bệnh do mẹ truyền sang hoặc bị muỗi đốt.
Sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện khởi phát giống nhiều bệnh nhiễm trùng hay nhiễm virus khác nên một số trường hợp ở giai đoạn đầu có thể bị nhầm sốt virus.
Khi thấy con sốt, nhiều phụ huynh tự cho con hạ sốt tại nhà. Tuy nhiên, TS Lâm cảnh báo, cha mẹ tuyệt đối không dùng ibuprofen hay aspirin để hạ sốt vì có thể gây xuất huyết.
"Chúng tôi đã gặp nhiều phụ huynh sau khi dùng paracetamol để hạ sốt cho con nhưng không đỡ nên đã chuyển sang dùng ibuprofen, hậu quả trẻ phải nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hoá rất nặng”, bác sĩ Lâm cảnh báo.
TS Nguyễn Văn Lâm cảnh báo, tuyệt đối không dùng ibuprofen và aspirin để hạ sốt khi sốt xuất huyết
Aspirin và ibuprofen có tác dụng hạ sốt sâu, kéo dài nhưng có nhiều tác dụng phụ, ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu khiến bệnh nhân tăng nguy cơ chảy máu. Aspirin còn có tác dụng phụ gây loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày, ói ra máu.
Khi bệnh nhân uống 2 thuốc này, ở thể nhẹ có thể chỉ xuất huyết dưới da, thể nặng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu răng, chảy máu cam thậm chí nôn ói ra máu, chảy máu ồ ạt.
Loại thuốc hạ sốt an toàn nhất khi trẻ mắc sốt xuất huyết là paracetamol, liều ở trẻ em 10-15 mg/kg cân nặng, mỗi liều cách nhau 4-6 giờ.
Song song với hạ sốt, phụ huynh cần để trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng để có sức khỏe chống lại virus.
Theo TS Lâm, trẻ bị sốt xuất huyết thường sốt cao 2-3 ngày đầu, có thể kèm theo ban xuất huyết, đau bụng, nôn ói, kém ăn, tiểu ít… các trường hợp nặng có thể xuất huyết tiêu hoá, rối loạn ý thức.
Do đó, cha mẹ cần thường xuyên quan sát con để khi có biểu hiện bất thường đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Các bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho trẻ nhập viện hoặc theo dõi tại nhà.
Với sốt xuất huyết, nguy hiểm nhất là giai đoạn ngày thứ 3-6, trong 4 ngày này, trẻ có thể gặp tình trạng sốc do mất dịch hoặc thừa dịch.
"Ngày thứ 3-4, trẻ mắc sốt xuất huyết có nguy cơ mất dịch nên cần bù dịch. Tuy nhiên, việc bù dịch cần có chỉ định của bác sĩ. Từ ngày thứ 5-6 là giai đoạn tái hấp thu và hồi phục, nếu bù dịch không đúng có thể gây tràn dịch đa màng, nguy hiểm tới tính mạng”, TS Lâm lưu ý.
Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua đã ghi nhận thêm 228 ca sốt xuất huyết, tăng 76 trường hợp so với tuần trước. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có hơn 1.800 trường hợp mắc, dù giảm so với cùng kỳ năm 2019, nhưng đến nay đã có 2 trường hợp tử vong.
Thúy Hạnh

Người đàn ông ở Hà Nội tử vong do mắc sốt xuất huyết
Hà Nội ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do mắc sốt xuất huyết trong vòng 2 tuần qua. Bệnh nhân sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(责任编辑:Giải trí)
- Kèo vàng bóng đá Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Tin vào Los Blancos
- Nhận định, soi kèo Nassaji Mazandaran với Mes Rafsanjan, 20h00 ngày 21/2: Khách đáng tin
- Nhận định, soi kèo Independiente La Chorrera với New England, 8h00 ngày 22/2: Chờ đợi bất ngờ
- Nguyễn Minh Cường viết nhạc về hạnh phúc của Hà Hồ
- Soi kèo góc Como vs Napoli, 18h30 ngày 23/2
- Cuộc sống đáng ngưỡng mộ của ca sĩ Tâm Đoan ở Mỹ
- Nhận định, soi kèo Al Ain với Nasaf Qarshi, 23h00 ngày 21/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’
- Danh ca Ngọc Cẩm qua đời ở tuổi 89
- Nhận định, soi kèo Nam Định vs Bình Định, 18h00 ngày 24/2: Sáng cửa dưới
- Nhận định, soi kèo RANS với Arema Malang, 19h00 ngày 22/2: Khách ‘tạch’
- Minh Tuyết lần đầu có đêm nhạc chung với Quang Dũng
- Nhận định, soi kèo Al Taraji với Al Qadasiya, 22h15 ngày 21/2: Khách ‘ghi điểm’
- Nhận định, soi kèo Bình Dương vs Sông Lam Nghệ An, 18h00 ngày 22/2: Không dễ bắt nạt
- Nhóm nhạc Âu Mỹ từng đoạt giải MTV muốn kết hợp cùng Hoàng Thùy Linh
- Siêu máy tính dự đoán Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2
- Nhận định, soi kèo Ohod với Al Bukayriyah, 20h15 ngày 21/2: Nỗi sợ sân khách
- Ca sĩ Mỹ Linh dạy thanh nhạc trực tuyến 21 ngày cho người yêu nhạc
- Nhận định, soi kèo Independiente La Chorrera với New England, 8h00 ngày 22/2: Chờ đợi bất ngờ
- Soi kèo phạt góc Torino vs AC Milan, 0h00 ngày 23/2
- Noo Phước Thịnh lạ lẫm với MV 'Yêu một người sao buồn đến thế'