当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Ipswich vs Southampton, 22h00 ngày 1/2: Chiếc pháo cứu sinh 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Deportivo Toluca, 10h05 ngày 30/1: Lợi thế sân nhà
Giáo sư Charles Lieber, chủ nhiệm Khoa Hóa sinh và Hóa học tại Đại học Harvard, Mỹ.
Theo hồ sơ của tòa án ở Massachusetts, nhóm nghiên cứu của GS. Lieber tại Harvard đã nhận được hơn 15 triệu USD tài trợ từ Viện Y tế Quốc gia và Bộ Quốc phòng Mỹ. Ông được yêu cầu phải tiết lộ những xung đột lợi ích liên quan đến nguồn tài chính từ nước ngoài.
Tuy nhiên, cáo trạng cho biết, GS. Lieber đã nói dối về mối quan hệ của mình với Đại học Công nghệ Vũ Hán tại Trung Quốc và một hợp đồng mà ông đã ký theo chương trình chiêu mộ nhân tài của Trung Quốc nhằm thu hút các nhà khoa học cấp cao đến nước này.
Ông đã được trường đại học của Trung Quốc trả 50.000 USD mỗi tháng và được nhận thêm 1,5 triệu USD để thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứu công nghệ nano tại Đại học Công nghệ Vũ Hán.
Đại học Harvard cho biết, các cáo buộc trên là "vô cùng nghiêm trọng".
"Harvard đang hợp tác cùng các cơ quan liên bang, bao gồm cả Viện Y tế Quốc gia và đang tiến hành đánh giá riêng về các hành vi sai trái bị cáo buộc. Hiện GS. Lieber đã bị đình chỉ vô thời hạn", tuyên bố của Đại học Harvard ghi.
Ngoài GS. Lieber, 2 người khác cũng bị liên bang Mỹ truy tố. Đây đều là công dân Trung Quốc bị buộc tội nói dối. Trong đó có Yanqing Ye, 29 tuổi, bị buộc tội gian lận visa, khai báo sai sự thật và có âm mưu làm đặc vụ nước ngoài không đăng ký.
Theo bản cáo trạng, Yanqing đã tự nhận mình là sinh viên trong đơn xin visa và không khai báo trung thực về nghĩa vụ quân sự của mình. Cô được tuyển dụng vào nghiên cứu khoa học tại Đại học Boston.
Yanqing thừa nhận mình giữ cấp bậc trung úy trong quân đội Trung Quốc. Cô đã bị truy tố tội truy cập trái phép trang web quân sự Mỹ và gửi tài liệu, thông tin về cho Trung Quốc.
Tuần trước, nhà nghiên cứu ung thư Zaosong Zheng cũng đã bị buộc tội vì buôn lậu 21 lọ vật liệu sinh học từ Mỹ về Trung Quốc và giấu các lọ thuốc vào tất để đem lên máy bay.
"Đây không phải là một tai nạn hay sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nó là một phần trong chiến dịch đánh cắp công nghệ Mỹ để thu lợi từ Trung Quốc", công tố viên Lelling nói.
Zaosong đã bị bắt giam từ ngày 30/12 và bị truy tố tháng trước.
Trường Giang (Theo CNN)
- Là người đầu tiên giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Đại học Harvard, GS Ngô Như Bình đã tạo ra một "cú huých" quan trọng, góp phần đưa tiếng Việt trở thành một thứ ngôn ngữ bình đẳng với 3 thứ tiếng Trung, Nhật, Hàn.
" alt="GS Harvard bị truy tố vì nhận tiền từ Trung Quốc để tiết lộ thông tin của Mỹ"/>GS Harvard bị truy tố vì nhận tiền từ Trung Quốc để tiết lộ thông tin của Mỹ
GS Trần Văn Thọ là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Waseda (Nhật Bản).
Sau bài giảng, GS Thọ đã có buổi lễ trang trọng chia tay sự nghiệp giảng dạy tại Đại học Waseda. Lễ chia tay giảng đường có sự tham gia của ông Tanizaki Yasuaki, cựu Đại sứ Nhật tại Việt Nam, đồng thời cũng là người bạn thâm giao với GS.Thọ.
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, ông Vũ Hồng Nam cũng đã đại diện phát biểu lời chia tay. Đồng thời, ông Nam cũng đã đọc bức thư chia tay của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi qua.
GS. Thọ chính là một trong những trụ cột của Ban cố vấn kinh tế, góp phần phát triển các chính sách kinh tế nước nhà cho 4 đời thủ tướng Việt Nam, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trong bức thư gửi đến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa ông và GS Trần Văn Thọ.
Trong buổi lễ, đã có hơn 200 người từ những chính trị gia của 2 nước Nhật - Việt, các bộ, cơ quan quốc tế, các tổ chức tài chính, viện nghiên cứu, các công ty thương mại, nhà xuất bản, các giáo sư danh dự, các trường đại học và đông đảo sinh viên cùng đến tham dự.
Muramatsu Megumi, sinh viên cũ của GS Trần Văn Thọ, sau tham dự buổi lễ chia tay đã xúc động viết: "Lá thư của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khiến tôi cảm thấy rất xúc động và càng cảm phục giáo sư, một học giả kinh tế đáng kính - một nhân cách đáng trân trọng”.
"Dưới sự hướng dẫn của GS. Thọ, một con người với nhân cách cao quý, đạo đức, coi trọng lòng yêu nước, tôi đã học tập được rất nhiều điều từ lẽ sống của Giáo sư với tư cách là một con người cũng như với tư cách một nhà nghiên cứu kinh tế học thực sự. Tôi thực sự cảm thấy tự hào khi có mặt ở đây với tư cách là cựu sinh viên của Giáo sư".
GS. Thọ chính là một trong những trụ cột của Ban cố vấn kinh tế
GS Trần Văn Thọ bắt đầu sang Nhật du học từ năm 1968. Sau khi nhận bằng Tiến sĩ Kinh tế Đại học Hitotsubashi, ông vào làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, sau đó làm Phó Giáo sư và trở thành Giáo sư Đại học Obirin.
Từ năm 2000 đến nay, ông là Giáo sư Kinh tế Đại học Waseda và tiến hành nhiều nghiên cứu về kinh nghiệm công nghiệp hóa của Nhật Bản, chủ yếu là giai đoạn sau chiến tranh.
Là nhà kinh tế học, GS. Trần Văn Thọ đã có những đóng góp nổi bật cho Nhật Bản và góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam trong 50 năm qua.
Tại Nhật Bản, trên cương vị là thành viên chuyên môn trong Hội đồng tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản trong gần 10 năm, ông đã đưa ra những đề xuất về chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
GS. Trần Văn Thọ còn là người khởi xướng và vận động thành lập “Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương” nhằm thúc đẩy giao lưu nghiên cứu giữa Việt Nam với Nhật Bản và các nước trong khu vực.
Ngoài ra, Giáo sư Trần Văn Thọ đã thành lập “Viện nghiên cứu tổng hợp về Việt Nam” thuộc Đại học Waseda. Với vai trò là Viện trưởng, ông đã xây dưng nhiều dự án nghiên cứu liên quan đến hội nhập kinh tế Đông Á, phát triển khu vực Mekong…, và phát triển nguồn nhân lực giữa hai nước Nhật – Việt.
Giáo sư Thọ từng tham gia Tổ tư vấn kinh tế và Ban nghiên cứu chính sách thời kỳ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Từ tháng 7/2017 ông tiếp tục tham gia vào Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thúy Nga
-“Sinh viên Harvard thích văn học hiện thực của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan; thơ của các nhà thơ mới; văn học lãng mạn của Tự Lực Văn Đoàn. Sau mỗi tác phẩm, dù là thơ hay truyện ngắn, các em đều có thể viết bài bình luận sâu sắc”.
" alt="Bài giảng cuối cùng của vị GS người Việt tại ngôi trường ĐH ở Nhật Bản"/>Bài giảng cuối cùng của vị GS người Việt tại ngôi trường ĐH ở Nhật Bản
Cụ thể, theo thông báo, trường đề nghị mức phí thu thêm trong thời gian con học trực tuyến tại nhà là 2,5 triệu đồng mỗi tháng.
“Mức phí này là chung cho tất cả các hệ học, trước hết được áp dụng với tháng 2/2020 và sẽ được tính vào phụ thu cuối năm học. Nếu các tháng tiếp theo, học sinh vẫn chưa thể đến trường thì nhà trường vẫn sẽ tiếp tục áp dụng mức phí này”, thông báo nêu rõ.
Anh Nguyễn Thành (trú quận Thanh Xuân), một phụ huynh có con đang theo học tại trường chia sẻ: “Chúng tôi đang rất băn khoăn là nếu thu tiền phụ phí học trực tuyến thì học phí của năm học với riêng tháng này có bị thu không hay được trả lại. Nếu học phí năm học vẫn thu đủ, tức đảm bảo việc học tập đúng nghĩa được diễn ra, mà giờ thu thêm tiền học trực tuyến thì thật không thể hiểu nổi”.
Các giáo viên Trường Phổ thông liên cấp Newton soạn bài giảng trực tuyến cho học sinh. Ảnh: website Trường Newton. |
Trao đổi với VietNamNet, bà Lê Thị Chính, Hiệu trưởng Trường Phổ thông liên cấp Newton cho hay, sau khi có thông tin từ Bộ GD-ĐT về việc nghỉ học đên hết tháng 2 và tổ chức học bù sau đó, trường cũng phải có kế hoạch cho thời gian này.
Bà Chính cho biết, hôm nay 17/2 sau khi lắng nghe nguyện vọng của phụ huynh cũng như tình hình chung của tất cả các trường, lãnh đạo nhà trường đã quyết định sẽ triển khai dạy trực tuyến cho những học sinh nào có nguyện vọng, tức là trên tinh thần tự nguyện đăng ký. Còn không, các em sẽ nghỉ học như nghỉ hè, có thể về quê,...
“Thực tế, qua thăm dò ý kiến phụ huynh vẫn có những học sinh có nguyện vọng học trực tuyến, không muốn bị đứt quãng kiến thức, được thầy cô chấm, chữa bài. Nhà trường sẽ có thông báo cụ thể tới các phụ huynh trong hôm nay 17/2”.
Trước câu hỏi của VietNamNet về việc những học sinh không đăng ký học trực tuyến liệu có bị ảnh hưởng đến kiến thức hay kết quả đánh giá, bà Chính cho hay: “Sau này nhà trường vẫn tổ chức học bù chương trình cho tất cả học sinh một cách bình thường. Với các học sinh học trực tuyến, coi như các em được học trước nhưng vẫn tham gia thời gian học bù như các bạn khác và sẽ vững kiến thức hơn. Nếu các em đó đã nắm được kiến thức nền tảng và hiểu bài tốt thì nhà trường có thể giao thêm bài nâng cao...”.
Bà Chính khẳng định, những học sinh không tham gia học trực tuyến không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
Đi cùng với việc học trực tuyến, nếu học sinh đăng ký, theo bà Chính nhà trường sẽ thu phí.
Một số phụ huynh ý kiến, việc thu học phí là vô lý bởi tiền học phí cả năm đã đóng cho nhà trường đảm bảo việc được học tập của con em mình.
Về điều này, bà Chinh lý giải: “Toàn bộ học phí của tháng 2 sẽ được sử dụng nguyên vẹn cho tháng học bù. Như vậy ai tự nguyện đăng ký học trực tuyến mới phải đóng phí hỗ trợ cho chương trình này. Bởi các thầy cô vẫn phải soạn bài bằng quay rồi dựng clip, giao bài và chấm, chữa bài. Có thể gọi là hỗ trợ một phần. Còn ngược lại nếu không tham gia thì không phải đóng tiền”.
Bà Chính cho hay, sau cuộc họp ngày hôm nay, số tiền phí cho việc học trực tuyến cũng được điều chỉnh giảm xuống so với 2,5 triệu đồng/tháng như thông báo ban đầu.
Khi chúng tôi nêu ý kiến liệu việc “học sinh đóng tiền thì học trước, những em không đóng thì học sau có gây mất công bằng”, bà Chính giải thích: “Tất cả đều sẽ phải tham gia thời gian học bù. Các em học trực tuyến trước cũng phải tham gia. Bởi phụ huynh chọn học trực tuyến với nhà trường hoặc có thể cho con học theo các phần mềm, trung tâm, chứ không ai cấm được người có nguyện vọng học. Kể cả có những phụ huynh không đăng ký cho con học chương trình của trường mà vẫn có thể cho con học trước kiến thức ở các chỗ khác, đó là tùy vào lựa chọn của họ”.
Tuy nhiên, bà Chính cũng cho rằng, trong những ngày này, nên đặt ưu tiên hàng đầu về sức khỏe và sự an toàn của trẻ.
Bà Chính cũng cho biết thêm: Trước đây, khi chưa có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể từ Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Hà Nội, do muốn tạo động lực học tập cho học sinh, nhà trường đã tiến hành dạy học trực tuyến cho học sinh.
Nếu với diễn biến nghỉ dài, nhà trường còn phải tính đến việc giảm lương, giảm nhân sự các bộ phận không quan trọng,... Trước mắt sẽ giải quyết cho nhiều giáo viên được nghỉ hè trước, bởi hè sẽ dạy bù.
Cập nhật: Sau cuộc hội đồng nhà trường diễn ra chiều nay 17/2, bà Lê Thị Chính, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, các giáo viên của nhà trường quyết định vẫn dạy trực tuyến cho học sinh nhưng phụ huynh không phải đóng khoản phí nào. Thông báo nhà trường phát ra mới đây, ban lãnh đạo nhà trường cũng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo đã chung tay chia sẻ với khó khăn của các gia đình để tiếp tục góp phần dạy online miễn phí cho các học sinh trong tháng 2/2020. |
Thanh Hùng
- Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết các trường đã tổ chức dạy học trực tuyến kiến thức mới vẫn sẽ phải có kế hoạch bố trí dạy bù khi học sinh đi học trở lại sau dịch Covid-19.
" alt="Trường thu tiền học trực tuyến mùa dịch covid"/>Trời mưa, bà Ánh (70 tuổi) và chồng đang chuyển đồ xuống chuồng vịt sống tạm vì sợ nhà sập (Ảnh: Bảo Trân).
Phóng viên chờ một lúc khá lâu mới thấy bóng dáng vợ chồng bà Ánh chui ra từ cái vách của căn chòi nhỏ bên hông nhà. "Mấy hôm nay mưa bão quá, tôi sợ nhà sập nên chuyển đồ xuống chuồng nuôi vịt ở tạm, mấy cô cậu thông cảm", bà Ánh chậm rãi nói.
Bà Ánh cùng chồng là ông Dương Văn Dũng (70 tuổi) không con cái, không đất sản xuất, cả hai làm thuê suốt nhiều năm qua. Căn nhà như chòi nuôi vịt sắp sập ấy cũng là tài sản quý giá nhất mà ông bà tích cóp được trong suốt mấy chục năm đi làm thuê.
Người phụ nữ bất hạnh kể, năm 2017, bà mắc ung thư nội mạc tử cung. Cả hai vợ chồng bàn bạc bán hết tài sản để xạ trị và hóa trị.
Bất hạnh chưa dừng lại ở đó, tháng 6/2022, khi toàn thân đau nhức, người mệt rã rời, bà Ánh nhập viện thì hay mình mắc thêm bệnh nhồi máu não, tăng huyết áp. Cộng thêm chứng tổn thương tủy sống khiến bà mất khả năng lao động.
Mọi gánh nặng từ đó đổ dồn lên vai ông Dũng. Dù tìm việc khắp nơi để phụ vợ trang trải chi phí chữa bệnh nhưng bản thân ông cũng không gồng nổi quá một năm bởi chứng thoái hóa khớp, ông Dũng dần mất phản xạ một bên tay, mất khả năng lao động.
Từ đó, hai vợ chồng bà chỉ biết chờ trợ cấp địa phương với số tiền hơn 900 nghìn đồng/tháng. Ngoài ăn uống, bà Ánh phải mua thuốc từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/tháng. Ông Dũng vì xót vợ nên dành tất cả tiền cho vợ mua thuốc, còn mình cắn răng chịu đau suốt mấy năm qua.
"Bình thường tôi với ông ấy ăn cơm chỉ vài chục nghìn, có khi hàng xóm cho gì ăn đó. Ở địa phương hỗ trợ gạo, nước tương. Nếu không có đồ ăn, hai vợ chồng ăn cơm với nước tương. Có khi ông ấy nhịn, nhường phần cho tôi", bà Ánh kể trong nước mắt.
"Có lúc 1-2 giờ sáng trời dông và mưa, gió thúc vào vách mấy cây tràm mục va nhau nghe cót két. Tôi đánh thức chồng, người ôm gối, người ôm mùng xuống chuồng vịt mắc võng nằm đỡ. Lúc trước còn đi làm thuê được, tôi ước nhà lợp lại lá mới. Bây giờ chỉ ước mình đủ ăn", bà Ánh rơm rớm nước mắt.
Ông Võ Văn Ấu, Chủ tịch UBND xã Tân Lộc Bắc cho biết, gia đình bà Ánh thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Xã Tân Lộc Bắc thường xuyên dành phần hỗ trợ xã hội hay các phần quà từ thiện cho gia đình này.
"Căn bệnh của bà Ánh mất nhiều thời gian điều trị để duy trì sự sống, cả hai không con cái lại không có đất sản xuất nên tình thế vô cùng khó khăn. Chính quyền địa phương đã hết sức hỗ trợ nhưng vẫn khó khăn vô cùng. Rất mong quý mạnh thường quân, bạn đọc báo Dân trícó thể chung tay hỗ trợ nhà bà Ánh, nếu đủ điều kiện địa phương sẽ vận động cất nhà cho bà này", ông Võ Văn Ấu bày tỏ trăn trở về tình cảnh của hai vợ chồng khốn khổ này.
" alt="Sợ nhà sập, vợ chồng già mắc bệnh nan y ôm đồ vào chuồng vịt ở"/>Sợ nhà sập, vợ chồng già mắc bệnh nan y ôm đồ vào chuồng vịt ở
Em sinh ra nơi đồng ruộng thôn quê
Giọt sữa chắt chiu từ bao khoai sắn
Vất vả nhọc nhằn trăng tròn rồi lặn
Vai mẹ oằn gánh nặng nuôi con.
Em lớn lên thân mẹ cũng héo mòn
Nên thương lắm dáng mẹ gầy heo hắt
Tiếng ru con từng sớm chiều khoan nhặt
Vẫn vọng về từ ký ức rất xa!...
Em không sinh nơi nhung gấm ngọc ngà
Chưa từng biết kiêu sa cũng chẳng quen đài các
Em tựa như lời ru mộc mạc
Lấy mượt mà nhuộm thắm nhân tâm!
Chẳng mộng vĩ nhân chẳng ước cao tầm
Chỉ chân chất như đất cày của mẹ
Ngay thẳng như tre - hồn hậu như lúa
Chẳng thể nào thay đổi được đâu anh!
Dù ngày mai trời kia chẳng còn xanh
Em vẫn là em - dịu dàng như cỏ
Xanh ngăn ngắt và tấm lòng rộng mở
Chẳng hẹp hòi, toan tính thiệt hơn!
Vẫn vô tư vẫn trong sáng vô ngần ....
Thực lòng yêu, xin anh đừng so sánh
Bởi cõi người nào ai tròn vành vạnh
Như vầng trăng mười sáu giữa trời kia
Nếu trái tim đầy ắp những nhân chia
Thì tình yêu còn đâu lung linh nữa
Tình yêu vốn tự nhiên như hơi thở
Nên có cần so sánh nữa không anh?...
Lê Nga
" alt="Ngỏ cùng Anh"/>Tại Harvard, khóa học “Công lý” của Giáo sư Michael Sandel là một trong những khóa học nổi tiếng nhất với hàng ngàn sinh viên đăng ký mỗi năm. Đây cũng là khóa học đầu tiên tại Harvard được ghi hình và đăng tải miễn phí trên truyền hình và Internet, thu hút hàng chục triệu lượt xem.
Dưới lăng kính triết học chính trị, Michael Sandel xoáy sâu vào những câu hỏi nhức nhối về đạo đức trong thời đại ngày nay. Ông đã xuất bản nhiều tựa sách gây tiếng vang lớn như “Tiền không mua được gì?”, “Phải trái đúng sai” (hai cuốn sách đã được NXB Trẻ tái bản nhiều lần tại Việt Nam) hay “Một điển phạm về sự phản hoàn mỹ”. Những tác phẩm này đã được dịch sang 27 thứ tiếng và được hàng chục triệu độc giả trên khắp thế giới đón đọc.
Tại Trung Quốc, Michael Sandel được vinh danh là “Nhân vật nước ngoài có ảnh hưởng nhất năm 2011” do tờ China Newsweek bình chọn. Năm 2016, Trường Đại học Sư phạm Hoa Đông, Thượng Hải đã tổ chức hội thảo quốc tế với chuyên đề so sánh công trình của Sandel với những giá trị truyền thống của Nho giáo.
Báo chí quốc tế gọi Michael Sandel là “triết gia với tầm ảnh hưởng của một ngôi sao nhạc rock” (BBC News) bởi những buổi diễn thuyết của ông không chỉ diễn ra trên các giảng đường đại học mà còn trước cả những sân vận động kín người. Ông từng diễn thuyết tại năm châu lục tại những địa điểm mang tính biểu tượng như Nhà thờ St. Paul (London, Anh Quốc), Nhà hát Opera Sydney (Úc), hay Nhà hát Công cộng nằm trong Công viên Trung tâm Thành phố New York (Mỹ), trước những khán phòng luôn chật kín khán giả. Buổi diễn thuyết của ông tại Sân vận động ngoài trời thành phố Seoul (Hàn Quốc) đã thu hút tới 14.000 người tham dự.
GS Michael Sandel trong một buổi giảng bài. Ảnh: ĐH Harvard |
Tờ “The Guardian” giải mã sức hút của Michael Sandel là bởi ông đã thách thức khán giả phải suy nghĩ về những câu hỏi căn bản về đạo đức, về cách thức tổ chức và vận hành của xã hội, về những lựa chọn đạo đức trong cuộc sống hàng ngày, với phong cách của triết gia cổ đại Socrate, khi khuyến khích tranh biện thay vì giảng giải những khái niệm triết học “trừu tượng và xa xôi”.
Chuyến thăm Đại học Fulbright của Giáo sư Michael Sandel là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của ông. Đây là một phần trong nỗ lực của Đại học Fulbright đem đến cơ hội tiếp cận, giao lưu, học hỏi từ những học giả quốc tế hàng đầu.
Minh Châu
- Là người đầu tiên giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Đại học Harvard, GS Ngô Như Bình đã tạo ra một "cú huých" quan trọng, góp phần đưa tiếng Việt trở thành một thứ ngôn ngữ bình đẳng với 3 thứ tiếng Trung, Nhật, Hàn.
" alt="GS Michael Sandel sẽ đến Việt Nam diễn thuyết"/>