Hai con rồng đồ sộ nằm cạnh những cây lục bình cao 8m trước cửa nhà ông Năm (Ảnh: CTV).
Ông Năm kể, trước đây gia đình ông trồng cây ăn trái nhưng thu nhập không cao. Đầu những năm 1980, nhận thấy các tỉnh thành có nhu cầu cây xanh để chỉnh trang đô thị, ông Năm quyết định phá vườn trái để trồng cây cảnh.
"Tôi chọn sanh, si vì loại cây này sức sống tốt, nhanh chóng tạo bóng mát. Đúng như dự đoán, khi tôi vừa có hàng thì khách từ các tỉnh thành miền Đông hỏi mua rất nhiều", ông Năm chia sẻ.
Ông Năm nhớ có một khoảng thời gian ông liên tục được các công ty cây xanh khắp nơi mời đi giao lưu, tư vấn cách trồng cây. Thời gian đó hàng ông làm ra bao nhiêu cũng không đủ bán. Chỉ sau mấy năm chuyển nghề, lão nghệ nhân đã mua thêm 4ha đất để trồng cây nguyên liệu.
Một cây kiểng hình con voi trị giá 10 triệu đồng trong vườn nhà ông Năm Công (Ảnh: CTV)
Khi thị trường cây công trình có dấu hiệu cạnh tranh, ông Năm lại chuyển sang làm kiểng hình, kiểng thú với những cây cảnh khổng lồ.
"Hầu hết nhà vườn chỉ làm cây kiểng kích thước ngang ngửa con người, tôi chọn làm những sản phẩm cao đến vài ba mét, thậm chí 7-8m. Khách chuộng lắm, nhất là các khách sạn, khu du lịch. Thị trường khi ấy gần như có mình tôi bán, không ai cạnh tranh", ông Năm cho biết.
Để có hàng khủng, ông Năm phải tìm cách ép những cành si, sanh mọc thẳng tắp cao đến 9m, nhưng chỉ lớn bằng cổ tay để dễ uốn nắn. Cây trồng nhiều năm mới dùng được. Uốn nắn được sản phẩm đẹp cũng không đơn giản nên dù đã truyền nghề cho nhiều thợ nhưng chưa ai khiến Năm ưng ý.
"Kiểng lớn chỉ cần lệch chút là ai cũng thấy ngay nên làm phải rất tỉ mỉ, con nào bụng thon phải thon, con nào bụng phệ phải phệ", ông Năm giảng giải.
Vườn kiểng của ông Năm tạo việc làm cho 20 lao động địa phương (Ảnh: CTV).
Theo ông Năm, bộ 12 con giáp là những sản phẩm khó làm nhất trong ngành hàng kiểng thú vì nhiều kích cỡ, nhiều chi tiết to nhỏ. Trong đó, kiểng hình rồng dễ làm nhất vì nghệ nhân tưởng tượng linh vật đó ra sao cũng không ai cãi được. Còn tạo hình trâu, chó, chỉ cần nét mặt không đúng, dáng bụng không đúng ai cũng nhận ra ngay, nên làm rất khó.
Sản phẩm đắt giá nhất lão nghệ nhân từng bán là cặp rồng dài hơn 20m, trị giá 80 triệu đồng. Tuy nhiên hầu hết hàng của ông Năm đều chỉ có giá dao động quanh mức 10 triệu đồng, đều làm theo đơn đặt hàng trước.
Không chỉ bán cho mối hàng trong nước, hàng năm lão nghệ nhân còn xuất khẩu hàng nghìn sản phẩm sang Úc, Singapore, Campuchia. Có những cây cảnh yêu cầu kỹ thuật cao, ông Năm bay tới tận nơi để chính tay hoàn thiện sản phẩm trong vườn nhà khách.
Sự tỉ mỉ trên mọi chi tiết đã giúp ông Năm tạo dựng uy tín, thương hiệu (Ảnh: CTV).
Để đáp ứng thị hiếu và dễ dàng vận chuyển, ông Năm đang áp dụng cách tạo tác cây cảnh từ modun lắp ghép. Một sản phẩm sẽ được chia thành nhiều phần, chỉ được ráp lại với nhau khi đã được đặt trong vườn của khách. Nhờ cách làm này, ông Năm từng thi công một nhà đón khách kèm hành lang tản bộ bằng cây xanh dài hơn 200m cho một khu du lịch.
Ông Năm cho biết, vườn kiểng của ông hiện sử dụng 20 lao động địa phương. Riêng tiền công thợ mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng. Thời gian trước dịch Covid-19, mỗi năm lão nghệ nhân bán trên 3 tỷ đồng tiền hàng. Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường giảm nên doanh thu cũng có phần chững lại.
Đã gần 80 tuổi nhưng hàng ngày lão nghệ nhân vẫn ra vườn uốn cây cùng đội thợ. Công việc của ông chủ yếu là hướng dẫn kỹ thuật cho mọi người. Con trai út của ông đang được hướng dẫn để tiếp quản nghề của cha.
" alt=""/>Lão nông kiếm tiền tỷ sau cú "bẻ lái" phá vườn trái cây trồng... kiểng thúĐại biểu Trần Hoàng Ngân, TPHCM (Ảnh: Hoa Lê).
Đại biểu cho rằng, việc áp thuế TTĐB với xăng sẽ thật sự phù hợp khi đã có nguồn năng lượng sạch thay thế. Tuy nhiên, trong thời gian chờ có được nguồn năng lượng sạch thay thế hoàn toàn, người lao động vẫn phải sử dụng các phương tiện, máy móc hoạt động bằng xăng, do đó cần cân nhắc việc áp thuế suất như dự thảo.
Tán thành về sự cần thiết phải sửa đổi luật, tuy nhiên đại biểu Lê Thị Nga (Hà Nam) đề nghị không nên đánh thuế TTĐB đối với xăng.
"Bản chất của thuế TTĐB là đánh vào mặt hàng xa xỉ để không khuyến khích tiêu dùng, nhưng chúng ta lại đánh thuế TTĐB vào mặt hàng xăng dầu, đây là mặt hàng thiết yếu. Chúng tôi theo dõi từ trước đến nay, các chuyên gia đề xuất nhiều lần bỏ thuế TTĐB với xăng. Nên nhân dịp sửa đổi lần này, chúng tôi đề nghị bỏ thuế TTĐB với xăng", bà Nga nêu ý kiến.
Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng đề nghị không đưa xăng dầu vào mặt hàng chịu thuế TTĐB, bởi đây là mặt hàng thiết yếu, không đúng với mục đích là đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng xa xỉ.
Cân nhắc lộ trình áp thuế với rượu, bia, thuốc lá
Góp ý về dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cho rằng, không nên ghép chung tăng thuế suất bia và rượu như dự thảo luật.
Theo ông Thân, rượu là rượu, bia là bia. Bia là đồ uống giải khát, "đánh thuế ở đây là nguy hiểm lắm", tác động rất nhiều đến các lĩnh vực khác, nhất là doanh nghiệp. Để ra một giọt bia cần rất nhiều đến các ngành phụ trợ khác, chưa kể lĩnh vực này nộp ngân sách rất nhiều.
Bên cạnh đó, các công ty rượu, công ty bia thời gian gần đây, doanh thu mới tăng lên sau đại dịch Covid-19. "Theo tôi nên áp dụng phương án 1 mà dự luật đề xuất, giãn đến năm 2027 mới áp dụng", ông Thân nêu ý kiến.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân, Thái Bình (Ảnh: CTV).
Đồng ý tăng thuế TTĐB với rượu bia, thuốc lá, tuy nhiên đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cũng cho rằng cần cân nhắc lộ trình áp dụng. "Qua khảo sát, rượu, bia phi chính thức, nhập lậu là nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc. Cần công bằng với doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc; cần đánh giá đầy đủ, hài hòa sự tác động của việc điều chỉnh thuế", ông Hạ nói.
Phát biểu thảo luận, đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) bày tỏ nhất trí về việc tăng thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia gây tác hại đến sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội.
Bà Ánh cho rằng, quy định này cũng sẽ làm giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân do tác hại của rượu, bia gây ra, giữ an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, theo đại biểu, xét về nhiều mặt thì khi tăng thuế suất đối với mặt hàng nào đó cũng cần cân nhắc lộ trình thực hiện phù hợp, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng thuế trong thời gian tới.
Theo đại biểu, nếu tăng thuế quá nhanh và mạnh khiến các doanh nghiệp không thể điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp làm sụt giảm sản lượng đột ngột dẫn đến nhiều dự án đầu tư thua lỗ, không thể thu hồi được vốn.
"Việc giảm sản lượng quá nhanh tác động tiêu cực đến công ăn, việc làm của người lao động, số lượng lao động dôi dư từ các nhà máy rượu, bia chưa kịp để chuyển đổi nghề nghiệp", đại biểu nói.
Đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc giãn việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành rượu, bia và bắt đầu áp dụng từ năm 2027.
Đề xuất vàng mã, túi nilon, thuốc diệt cỏ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Dương Minh Ánh bày tỏ nhất trí cao với đề xuất đưa vàng mã, hàng mã thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Bởi việc đốt vàng mã của người dân ngày càng trở nên phổ biến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí.
Hiện nay, chỉ số bụi mịn tại các đô thị lớn trong đó có Hà Nội đang ở mức báo động đỏ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân.
Do đó, theo đại biểu, ngoài những biện pháp như tuyên truyền, vận động người dân giảm đốt vàng mã, thì biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này mục đích là để dần thay đổi hành vi đốt vàng mã của người dân, góp phần giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Tương tự như vậy, bà Ánh cũng đề nghị ban soạn thảo cần rà soát, bổ sung mặt hàng như túi nilon, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì đây là những mặt hàng gây ảnh hưởng lâu dài đến môi trường, nguy hại đến sức khỏe của người dân.
" alt=""/>Xăng có phải là hàng xa xỉ?Tổng thể dự án Trường Đại học Hoa Lư xây dựng từ năm 2007 đến nay (Ảnh: Thái Bá).
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nhấn mạnh, dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư là dự án trọng tâm của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã luôn quan tâm, chỉ đạo thường xuyên; đây cũng là công trình được lựa chọn chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ông Ngọc yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh (chủ đầu tư dự án) phải xây dựng tiến độ chi tiết, cụ thể đối với từng hạng mục công trình; chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung cao độ, huy động tối đa nguồn lực, nhân lực, tăng ca, tăng kíp, tổ chức thi công đồng loạt các hạng mục với nhiều mũi, tổ đội, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo tuyệt đối an toàn, đáp ứng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật công trình.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Tống Đức Long, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình cho biết, tiến độ thực hiện giá trị khối lượng hoàn thành gói thầu xây lắp dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư đến nay ước đạt trên 65%. Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phấn đấu đến hết năm 2024 đạt trên 75% tổng giá trị hợp đồng.
Sau hơn 16 năm "đắp chiếu", dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư đang dần hồi sinh trở lại (Ảnh: Thái Bá).
Sau hơn 16 năm "đắp chiếu", dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư có giá trị 770 tỷ đồng (sau nhiều lần điều chỉnh quyết định đầu tư) đang dần được hồi sinh. Các hạng mục như: Nhà hiệu bộ 9 tầng; Giảng đường A, B (4 tầng); Thư viện - Y tế - Nhà ăn (2 tầng); Nhà hội trường (3 tầng); Nhà thi đấu; Nhà xưởng thực hành... đang dần hiện rõ hình hài.
Trên tổng diện tích đất 17,3ha xây dựng dự án tại xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình nhiều tháng qua đã hiện rõ màu sơn lót của các tòa nhà cao tầng, không còn màu rêu mốc, cỏ dại mọc um tùm, bỏ hoang hóa như nhiều năm trước. Trên công trường, tiếng máy móc thi công nhộn nhịp, tiếng công nhân nói cười rộn vang khắp công trình.
Anh Mai Văn Điệp chia sẻ: "Gần 2 thập kỷ dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư "trùm mền" dẫn đến khu đất trở nên hoang hóa. Xung quanh khu vực này, do dự án trường đại học chưa rõ ngày về đích nên các hộ dân mua đất cũng không đến sinh sống, khiến toàn bộ một vùng đất rộng lớn của thành phố bị bỏ hoang, cảnh tượng đìu hiu, ảm đạm mười mấy năm trời".
Dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư được UBND tỉnh Ninh Bình quyết định đầu tư năm 2007. Trường đại học Hoa Lư được giao làm chủ đầu tư dự án với số vốn khoảng 1.300 tỷ đồng. Dự án triển khai xây dựng đến năm 2014 thì dừng thi công do không được cấp vốn.
Điều đáng nói là thời điểm này, UBND tỉnh Ninh Bình lại có quyết định điều chỉnh dự án, tổng mức đầu tư chỉ còn hơn 400 tỷ đồng. Điều này dẫn đến sự bất hợp lý vì nhiều hạng mục của dự án đang thi công dở dang, với số vốn đó không thể quyết toán và hoàn thành công trình.
Năm 2019, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình được giao làm chủ đầu tư dự án. UBND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức nhiều hội nghị để tháo gỡ sự bất hợp lý của việc điều chỉnh cắt nguồn vốn và quy mô dự án.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình (mũ cối màu xanh) kiểm tra, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án để đưa vào sử dụng từ năm học 2025-2026 (Ảnh: Thái Bá).
Sau khi thống nhất các phương án và trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung và cho triển khai xây dựng tiếp dự án. Theo quyết định, dự án Trường Đại học Hoa Lư sau khi điều chỉnh có tổng mức đầu tư là 770 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu các sở, ngành, cơ quan chuyên môn tham mưu bố trí đủ nguồn vốn để dự án triển khai thực hiện, hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra.
" alt=""/>Dự án trường đại học "đắp chiếu" gần 2 thập kỷ sắp hồi sinh?