
Tin liên quan:
Chia sẻ về cuộc sống hưu trí, NSƯT Đỗ Kỷ cho hay, anh có nhiều thời gian dành cho gia đình và bản thân hơn.
''Một ngày hiện tại, khi chưa tham gia các công việc về nghề thì sáng và tối tôi chơi thể dục thể thao, hàng ngày làm công việc trong nhà. Vì Lan Hương hay đi công tác nên tôi thường ở nhà với mẹ vợ, vừa có thể khiến cụ vui vẻ vừa chuẩn bị cho cụ những bữa cơm, dọn dẹp nhà cửa'', NSƯT Đỗ Kỷ chia sẻ.
Dù nghỉ hưu nhưng NSND vẫn rất bận rộn với việc diễn kịch, đóng phim, tham gia sự kiện, dạy học, lồng tiếng... Không chỉ vậy, chị còn nổi đình đám khi tham gia các phim Sống chung với mẹ chồng, Cây táo nở hoa, Thương ngày nắng về... NSƯT Đỗ Kỷ vẫn tháp tùng vợ đi sự kiện đều đặn.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Bích Ngọc
">Năm nay, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM tuyển sinh theo 7 phương thức. Trước đó trường đã công bố điểm chuẩn các phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng…
Phương án xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn là chủ đạo. Tổ hợp môn xét tuyển các ngành gồm: A00, A01, D01, D07. Riêng ngành Công nghệ thông tin (chất lượng cao định hướng Nhật Bản) xét tuyển thêm tổ hợp D06 (gồm các môn: Toán, Văn, tiếng Nhật).
Theo đó, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển cho tất cả các ngành và tổ hợp xét tuyển đều ở mức 22 điểm.
Năm 2020, điểm chuẩn Trường ĐH Công nghệ Thông tin từ 22-27,7. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là Kỹ thuật phần mềm với 27,7 điểm; Tiếp đó là Khoa học máy tính với 27,2 điểm; Khoa học máy tính (hướng Trí tuệ nhân tạo) 27,1 điểm; Công nghệ thông tin 27 điểm...
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Lê Huyền
">Theo các chuyên gia, malware mới có tên EternalRocks, được nhóm Shadow Brokers bắt đầu phát tán từ tháng 4 năm nay. Họ mô tả mã độc này như virus "ngày tận thế", có thể tấn công bất ngờ vào bất kỳ thời điểm nào.
Hồi đầu tháng này, mã độc tống tiền WannaCry đã tấn công đồng loạt nhiều bệnh viện, trường học và văn phòng trên khắp thế giới, làm lây nhiễm tổng cộng hơn 300.000 máy tính trên toàn cầu. Shadow Brokers được tin đã phát triển WannaCry từ 2 công cụ hack của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) là EternalBlue và DoublePulsar. Vài ngày sau, các nhà nghiên cứu phát hiện Adylkuzz, một malware mới đang lan truyền nhờ các công cụ tấn công tương tự và tạo ra các mạng botnet để tìm kiếm tiền ảo.
Hiện tại, malware mới nổi và nguy hiểm không kém là EternalRocks. Miroslav Stamparm, chuyên gia an ninh mạng thuộc Trung tâm ứng cứu máy tính khẩn cấp của Croatia lần đầu tiên tìm ra các chiêu hack của mã độc này hôm 23/5 sau khi nó lây nhiễm cho một hệ thống bẫy ông cài đặt để kiểm tra malware tấn công. Trong một bài mô tả trên trang GitHub, ông Stamparm cho biết đã phát hiện ra các dấu hiệu sớm nhất về EternalRocks từ ngày 3/5.
Khác với WannaCry, vốn cảnh báo các nạn nhân về việc họ đã nhiễm mã độc tống tiền, EternalRocks vẫn ẩn mình và ngấm ngầm lẩn sâu vào các máy tính. Khi đã xâm nhập vào máy tính, nó sẽ tự động tải về trình duyệt ẩn danh Tor và gửi tín hiệu đến các máy chủ ẩn giấu của mã độc.
Sau đó, EternalRocks sẽ nằm chờ, án binh bất động suốt 24 tiếng đồng hồ. Song, sau một ngày, máy chủ phản hồi và bắt đầu tải, tự nhân bản. Điều này đồng nghĩa, các chuyên gia bảo mật muốn biết thêm thông tin và nghiên cứu về malware này sẽ bị ngăn cản thêm một ngày.
Theo CEO của công ty bảo mật Plixer, EternalRocks thậm chí còn tự đặt tên cho mình là WannaCry hòng che giấu thân phận trước các nhà nghiên cứu. Tương tự như các biến thể của WannaCry, EternalRocks cũng không có "khóa", nên việc vô hiệu hóa nó không hề dễ dàng.
Hiện tại, EternalRocks vẫn duy trì tình trạng ngủ đông trong lúc tiếp tục lây nhiễm cho nhiều máy tính hơn. Ông Stampar cảnh báo, mã độc này có thể hoành hành vào bất kỳ lúc nào, tương tự như cách WannaCry bất ngờ tấn công đồng loạt sau khi đã lây nhiễm cho hàng ngàn máy tính khắp toàn cầu.
Tuấn Anh(Theo CNET)
">