Nhận định, soi kèo Beitar Jerusalem vs Hapoel Jerusalem, 18h30 ngày 21/2: Trái đắng xa nhà
(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Soi kèo góc Sociedad vs Midtjylland, 3h00 ngày 21/2
Ông Zelensky nêu 2 điều kiện trước khi đàm phán với Nga
Minh Phương
(Dân trí) - Tổng thống Ukraine Volodymyr cho biết, Ukraine cần đảm bảo an ninh từ NATO và cần thêm vũ khí trước khi tham gia bất cứ cuộc đàm phán nào với Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelesky (Ảnh: Reuters).
Phát biểu hôm 1/12 sau cuộc gặp với Đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại và an ninh Kaja Kallas và Chủ tịch Hội đồng EU Antonio Costa, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: "Lời mời Ukraine gia nhập NATO là điều cần thiết cho sự sống còn của chúng tôi".
Ông lập luận Ukraine cần ở "vị thế vững chắc" trước bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga. Ông kêu gọi NATO mời Ukraine gia nhập và cung cấp cho Kiev số lượng lớn vũ khí tầm xa để tự vệ.
"Chỉ khi chúng tôi có tất cả những thứ này và chúng tôi mạnh mẽ, thì sau đó, chúng tôi mới phải thực hiện một chương trình nghị sự rất quan trọng là gặp mặt họ (Nga)", Tổng thống Zelensky nói và cho biết thêm rằng EU và NATO nên tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
Trước đó, hôm 29/11, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Sky News, ông Zelensky bất ngờ tuyên bố, Ukraine có thể ký thỏa thuận ngừng bắn với Nga nếu các vùng lãnh thổ Ukraine hiện kiểm soát được đặt dưới sự bảo trợ của NATO, trong khi các vùng bị Nga kiểm soát sẽ khôi phục sau này thông qua con đường ngoại giao.
Đây là một trong những tín hiệu gần đây cho thấy sự điều chỉnh trong lập trường của Kiev về đàm phán với Moscow. Trước đây chính quyền của ông Zelensky khẳng định không nhượng bộ về lãnh thổ, và quyết theo đuổi chiến thắng trên chiến trường. Tuy nhiên, hiện giờ, Kiev phát tín hiệu ưu tiên các cam kết an ninh hơn để đảm bảo Nga không thể phát động một chiến dịch tấn công nào khác trong tương lai.
Tổng thống Zelensky nói, nếu Ukraine gia nhập NATO trong thời chiến, Điều 5 về phòng thủ tập thể của NATO, có thể không áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ của nước này.
"Chúng tôi hiểu rằng nếu chúng tôi trở thành thành viên NATO, Điều 5 có thể không áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ Ukraine bởi vì các nước thành viên phản đối nguy cơ bị kéo vào cuộc chiến", ông nói.
Về phần mình, ông Costa cho biết EU sẽ dành cho Ukraine sự hỗ trợ kiên định. "Chúng tôi đã sát cánh cùng các bạn kể từ ngày đầu tiên của cuộc chiến và các bạn có thể tin tưởng rằng chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh", ông nói.
Trong khi đó, bà Kallas nhấn mạnh, EU "không nên loại trừ bất cứ điều gì" liên quan đến kịch bản gửi quân đội châu Âu đến giúp thực thi bất kỳ lệnh ngừng bắn tiềm năng nào giữa Nga và Ukraine.
Bà Kallas cho biết, EU sẽ sử dụng "ngôn ngữ giao dịch" để cố gắng thuyết phục Tổng thống đắc cử Mỹ Trump rằng việc ủng hộ Kiev là vì lợi ích của Mỹ. "Viện trợ cho Ukraine không phải là từ thiện. Một chiến thắng dành cho Nga chắc chắn sẽ khuyến khích Trung Quốc, Iran, Triều Tiên", bà phân tích.
Theo dữ liệu của Viện Kiel, châu Âu đã chi khoảng 125 tỷ USD để hỗ trợ Ukraine kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra đầu năm 2022, trong khi riêng Mỹ viện trợ hơn 90 tỷ USD.
Theo AFP" alt="Ông Zelensky nêu 2 điều kiện trước khi đàm phán với Nga" />Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về khuyến học, khuyến tài trong xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc khuyến khích, động viên nhân dân học tập để nâng cao nhận thức và phụng sự cho sự phát triển đất nước.
Bác Hồ với học sinh Trường Trưng Vương (Hà Nội) năm 1956 (Ảnh tư liệu).
Tư tưởng Hồ Chí Minh về khuyến học, khuyến tài
Xác định "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông qua quá trình học tập. Theo Người, học tập chính là một quá trình tiếp thu tri thức để bổ sung, nâng cao trình độ nên mỗi người phải luôn học tập ở trường, lớp và tự học suốt cuộc đời vì: "Học hành là vô cùng. Học càng nhiều, biết càng nhiều càng tốt"(1). Vì thế, mỗi người, nhất là người cán bộ, đảng viên nếu không muốn mình trở nên lạc hậu, thì phải ra sức học tập bởi lẽ nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. "Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình"(2). Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn đưa ra những chỉ dẫn có tính chất phương pháp luận rất quan trọng về cách thức học tập có hiệu quả. Đó là, "muốn học tập có kết quả tốt thì phải có thái độ đúng và phương pháp đúng… Phương châm, phương pháp học tập là lý luận liên hệ với thực tế"(3).
Khi đến thăm một đơn vị, thấy tình trạng cán bộ đảng viên, nhất là những người lớn tuổi có tư tưởng ngại học, Bác đã bộc bạch: "Bác thường nghe nói có đồng chí 40 tuổi đã cho mình là già nên ít chịu học tập. Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng"(4) để nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập - học tập là nhu cầu tự thân suốt đời.
Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, học và tự học luôn gắn liền nhau và đó cũng chính là con đường tốt nhất để mỗi người không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ cho bản thân. Người từng bộc bạch: "Về văn hóa: Tôi chỉ học hết tiểu học (...). Về hiểu biết phổ thông: Năm 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 29 tuổi mới nghe radio lần đầu"(5), "tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn, việc nhỏ, tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp. Công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau"(6). Đây là những lợi bộc bạch rất chân thành được đúc rút ra từ chính cuộc đời của Người nên có sức lay động rất lớn đến mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập tinh thần tự học suốt đời của Bác.
Theo Bác, "Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân"(7). Vì thế, quá trình học không nên được chăng hay chớ mà cần phải nghiêm túc, không bỏ bê, không ngắt quãng. Người không chỉ nói, yêu cầu mỗi người, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng đều phải học, tự học và học suốt đời, mà Người còn là một tấm gương mẫu mực về quá trình tự làm giàu tri thức của bản thân. Khi đặt chân sang các nước, Người đều tự học ngoại ngữ để tìm hiểu văn hóa, lịch sử các nước và hòa nhập với cuộc sống nơi đó, từ đó tham gia hoạt động cách mạng, viết sách, báo, tạp chí; đồng thời, nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền bá về Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trước tình hình thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân khiến hơn 90% đồng bào ta bị mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi mở chiến dịch "diệt giặc dốt". Trên tinh thần, ai biết chữ thì dạy cho người chưa biết chữ; người biết nhiều dạy cho người biết ít; tận dụng mọi nơi, mọi lúc để dạy và học,... phong trào thi đua "Bình dân học vụ" được Người phát động những năm đầu khi nước nhà mới giành được độc lập đã được toàn dân đồng lòng, đồng sức tham gia, triển khai với quyết tâm cao và đã đạt được những thành tựu không thể phủ nhận. Ngoài ra, với tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà theo phương châm: "Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Chính điều này đã góp phần vào thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Không chỉ nói về việc học nói chung mà Người còn chỉ rõ mục đích của việc học là để hoàn thiện, phát triển bản thân và phụng sự cho đất nước. Tháng 9/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương và Người đã ghi lại trong trang đầu cuốn sổ vàng truyền thống của Trường:
"Học để làm việc
làm người
làm cán bộ
Học để phụng sự đoàn thể
phụng sự giai cấp và nhân dân
phụng sự Tổ quốc và nhân loại"(8).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt "làm cán bộ" sau "làm việc", "làm người" nhằm khẳng định bản chất của người cán bộ trong xã hội mới, học không phải để làm quan như trong xã hội cũ như Người từng nhắc nhở: "Học cốt để biết đạo lý làm người, để giúp dân, không nên theo đuổi mục đích đỗ đạt để làm quan và nhũng nhiễu dân"(9) mà học để thực hiện mục tiêu cao cả là "phụng sự" đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại, là luôn luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên tất cả. Với hai từ "phụng sự", Hồ Chí Minh đã nêu lên ý nghĩa đích thực của việc học tập thật sự khoa học, cách mạng, tiến bộ và nhân văn. Theo Người, việc học phải hướng tới mục đích toàn diện nhằm hoàn thiện nhân cách, đạo đức làm người; chiếm lĩnh các kiến thức về văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời nắm bắt những kiến thức lý luận và kiến thức thực tế. Nếu không có nhân cách, đạo đức sẽ không có bản lĩnh để vượt qua được khó khăn, gian khổ; nếu không có trình độ sẽ không theo kịp được yêu cầu ngày càng phát triển của cách mạng, đặc biệt nếu "làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng"(10).
Một điều đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người đưa ra tư tưởng khuyến khích, động viên mọi người học tập suốt đời mà Người cũng chính là tấm gương sáng mẫu mực về tinh thần học, tự học và học suốt đời để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ. Do đó, Người luôn căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên cần "thực hiện lời dạy của Lênin là học, học nữa, học mãi. Học phải đi đôi với hành. Học để hành càng ngày càng tốt hơn"(11).
Tính logic của mục đích học tập thể hiện rõ trong lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Học tập trước hết để làm việc vì làm việc có kết quả là biểu hiện tư cách của người cán bộ chân chính, là thước đo danh dự và uy tín của cán bộ; có biết "làm việc", "làm người" mới xứng đáng "làm cán bộ" và chỉ có ai biết "làm người" mới biết "làm cán bộ".
Làm cán bộ trước hết phải học cách "làm việc", "làm người", nếu "làm việc", "làm người" không được mà làm cán bộ thì họ không chỉ làm hỏng chính bản thân mình mà còn làm hỏng rất nhiều người. Ngược lại, để làm người cán bộ tốt thì phải luôn gương mẫu trong công việc và không ngừng nâng cao các giá trị làm người.
Khuyến khích, động viên, tạo động lực để toàn dân ra sức học tập
Kế thừa tư tưởng của Hồ Chí Minh về khuyến khích, động viên nhân dân ra sức học tập, từ khi đổi mới đến nay, Đảng ta rất quan tâm đến việc khuyến học, khuyến tài. "Khuyến học, khuyến tài được hiểu là những hoạt động vận động, khuyến khích người dân ở mọi độ tuổi học tập thường xuyên, học suốt đời để có tri thức mới, hình thành những kỹ năng mới giúp lao động hiệu quả hơn, cuộc sống văn minh, hạnh phúc hơn"(12). Mục tiêu của khuyến học, khuyến tài là thúc đẩy xây dựng cả nước ta trở thành một xã hội học tập, tức một xã hội mà ai cũng muốn học và phải học, từ trẻ em đến người lớn, ở mọi ngành nghề, xuất thân, điều kiện, dân tộc, giới tính,… Hay nói cách khác, "xây dựng cả nước thành một xã hội học tập" là mục tiêu chính, còn "khuyến học, khuyến tài" là phương tiện để đạt được mục tiêu đó.
Ngày 2/10/1996, Hội Khuyến khích và Hỗ trợ giáo dục Việt Nam (gọi tắt là Hội Khuyến học Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 29/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, "Hội Khuyến học Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội, tập hợp các lực lượng xã hội và công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước và nước ngoài tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập khu vực và quốc tế"(13). Ngày 5/12/2005, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tặng Hội Khuyến học Việt Nam bức trướng với dòng chữ: "Hội Khuyến học Việt Nam - Khuyến học, khuyến tài Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập" để ghi nhận những đóng góp của Hội Khuyến học Việt Nam với phong trào khuyến học, khuyến tài.
Ngày 13/4/2007, Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập". Chỉ thị nhằm vận động nhân dân tích cực học tập nâng cao dân trí, nghề nghiệp, chuyên môn nhằm tăng năng lực sản xuất, chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống. Gắn việc phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài với xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, học đi đôi với hành, với phong trào làm kinh tế giỏi, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Ngày 10/5/2019, Ban Bí thư khóa X ban hành Kết luận số 49-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X yêu cầu: "Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, người lao động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, lao động năng động, sáng tạo trong điều kiện nền kinh tế số hiện nay. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề và kỹ năng sống cho người lao động.
Tại Đại hội XIII, Đảng ta xác định mục tiêu phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm của Đảng gắn việc phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập với xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; với xây dựng đời sống văn hóa mới. Đại hội XIII cũng đã xác định rõ: Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam; Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên; Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Có thể nhận thấy, Đảng ta đã kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong chủ trương thúc đẩy khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nhờ đó đã khuyến khích, động viên, tạo động lực để toàn dân ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ và đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển đất nước. Mô hình "gia đình học tập, "dòng họ học tập", "quê hương học tập", "xã hội học tập" là sự cụ thể hóa chủ trương đúng đắn của Đảng về thúc đẩy toàn dân tích cực học tập, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn hiện nay./.
______________________________
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011, t.5, tr.349.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.333.
(3) (4) (11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.116, 113, 113.
(5) (7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sđd, t.13, tr.187, 273.
(6) (8) (10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.208, 208, 357.
(9) Bác Hồ thời niên thiếu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.48-49
(12) Phạm Tất Dong: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước với Hội Khuyến học Việt Nam, Tạp chí Giáo dục và Thời đại, số 4 (897), năm 2022, tr.22.
(13) Theo Điều lệ sửa đổi, bổ sung (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 151/QĐ-BNV ngày24 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).
Theo www.tuyengiao.vn" alt="Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về khuyến học, khuyến tài trong xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam" />Hà Nội: Truy tìm tài xế xe tải cố tình chèn ngã người đi xe máy rồi bỏ chạy
Trần Thanh
(Dân trí) - Đội CSGT Đường bộ số 7 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) đang truy tìm tài xế xe tải có hành vi chèn ngã 2 người đi xe máy rồi bỏ chạy trên đường Nguyễn Xiển.
Sáng 18/12, trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Đội CSGT đường bộ số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, đơn vị đang xác minh, truy tìm tài xế xe tải cố tình chèn ngã 2 người đi trên xe máy trên đường Nguyễn Xiển rồi bỏ chạy.
"Chúng tôi đã mời nạn nhân lên trụ sở để làm việc, và trong hôm nay họ sẽ tới cơ quan công an để trình báo", đại diện Đội CSGT đường bộ số 7 nói.
Chiếc xe tải cố tình chèn ngã 2 người đi xe máy rồi bỏ chạy (Ảnh: Cắt từ clip).
Được biết, sự việc xảy ra vào ngày 16/12, tại đường Nguyễn Xiển, đoạn gần chung cư Eco Green.
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh tài xế xe tải cố tình chèn ngã 2 người đi xe máy trên đường Nguyễn Xiển rồi bỏ chạy.
Theo hình ảnh trong clip, chiếc xe ôm công nghệ mang BKS 21B2-124.xx đang chở theo một nữ hành khách lưu thông theo hướng từ ngã tư Khuất Duy Tiến đi Linh Đàm. Khi đi đến địa điểm nêu trên, xe máy này bất ngờ bị ô tô tải màu trắng (chưa rõ biển kiểm soát và người điều khiển) tạt đầu chèn ngã xuống đường.
Hiện trường sự việc (Ảnh: Cắt từ clip).
Đáng nói, sau khi xảy ra va chạm, tài xế xe tải không dừng lại mà tiếp tục điều khiển phương tiện đi thẳng, bỏ mặc 2 nạn nhân trên đường.
Anh H.M.H., tài xế xe ôm công nghệ cho biết, thời điểm xảy ra sự việc là lúc 10h52 ngày 16/12. Khi đó anh H. đang điều khiển xe máy, bất ngờ nghe thấy tài xế ô tô màu trắng bấm còi ở phía sau.
Theo anh H., lúc đó anh bị giật mình rồi quay lại hỏi tài xế xe tải đi đứng kiểu gì thế, thì bị tài xế ô tô tải chửi. Sau đó, tài xế ô tô tải đã dọa rồi đâm vào xe máy anh H.
" alt="Hà Nội: Truy tìm tài xế xe tải cố tình chèn ngã người đi xe máy rồi bỏ chạy" />8X người Mường bỏ nghề giáo về quê "hốt bạc" từ nuôi gà 9 cựa
(Dân trí) - Gác lại sự nghiệp "gõ đầu trẻ", chàng trai người dân tộc Mường - Nguyễn Văn Đức (Tân Sơn, Phú Thọ) quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà 9 cựa.
Những ngã rẽ đổi đời
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Tân Phú (Tân Sơn, Phú Thọ), anh Nguyễn Văn Đức (36 tuổi) luôn khát khao một ngày nào đó có thể quay về phát triển, làm giàu cho quê hương. Học hết phổ thông, chàng trai dân tộc Mường xuống Hà Nội học ngành sư phạm. Sau khi ra trường, anh về công tác tại một trường học ở Phú Thọ trong vòng 3 năm, đến năm 2018, anh quyết định xin nghỉ việc về nhà khởi nghiệp.
"Lúc đó, gia đình tôi gặp khó khăn về kinh tế nên tôi xin nghỉ việc để về nhà khởi nghiệp. Tôi nhận thấy, ở quê mình có giống gà 9 cựa quý hiếm, có giá trị cao mà không được nuôi bài bản dẫn đến việc bị pha tạp giống, nên tôi muốn đầu tư, nuôi thử giống gà này" - anh Đức nói.
Những con gà 9 cựa có mào đỏ tươi, màu lông bắt mắt.
Để có được giống gà quý, anh Đức phải lặn lội đi khắp các bản làng ở Phú Thọ thu mua gà. Hồi đó, anh mua khoảng 1.000 con gà các loại về sàng lọc, nhân giống nhưng chỉ ra được 100 con gà đạt chuẩn, đúng với tiêu chí đặt ra. Cụ thể, dòng gà chuẩn là lúc nở ra sẽ có 6 cựa, khi phát triển và trưởng thành sẽ có 8 cựa hoặc 9 cựa.
"Những ngày đầu khởi nghiệp gian nan lắm, tiền không có, tôi phải bán mấy quả đồi để lấy vốn mua gà. Nếu nhớ không nhầm, số tiền mà tôi bỏ ra mua giống khi đó là khoảng 200 triệu đồng" - anh Đức thông tin.
Anh Nguyễn Văn Đức cầm trên tay con gà 9 cựa.
Tuy nhiên, theo anh Đức, khó khăn về vốn chỉ là một phần, khó khăn nhất là việc chăm sóc gà. Do chưa có kiến thức, kinh nghiệm nên những ngày đầu chăm nuôi, anh Đức vất vả vô cùng, nhất là khi gà bị ốm, bị bệnh.
"Nhà tôi ở cách xa trung tâm nên mỗi lần đi mua thuốc về tiêm cho gà đều phải đi lại vất vả, thành ra chi phí nuôi, chăm sóc gà bị đội lên cao. Hồi mới nuôi, mỗi khi gà ốm, tôi còn không biết cách xử lý thế nào, nên cứ chạy vạy khắp nơi tìm hiểu. Mãi sau này, khi tôi dần quen và có kinh nghiệm thì mới đỡ vất vả" - anh tâm sự.
Theo anh Đức, thời gian đầu làm bạn với gà, anh gần như chẳng có lãi, thậm chí còn lỗ vốn. Bởi theo anh, làm nông nghiệp muốn "ăn xổi", lãi ngay thì rất khó, ít nhất là phải sau 5-10 năm mới nhìn thấy thành quả rõ rệt. Cho nên, nếu ai không đam mê, yêu thích và thực sự dốc lòng thì không thể làm nổi.
Khi mới nở, dòng gà này thường có 6 cựa.
Làm giàu từ gà 9 cựa
Xác nhận về mô hình nuôi gà của anh Nguyễn Văn Đức với PV Dân trí,ông Hoàng Văn Dũng - Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Sơn (Phú Thọ) - cho biết đó là mô hình tốt, tiêu biểu ở xã Tân Phú.
Về phía anh Đức, sau 2 năm hoạt động, mô hình nuôi gà 9 cựa của anh Đức dần đi vào ổn định nhưng anh lại gặp phải một bài toán lớn là tìm đầu ra. Vì thế, anh đã thuê một người đến chăm sóc gà để anh đi tìm đầu ra, nơi tiêu thụ.
Điểm đến của anh là các thành phố lớn, nơi có các nhà hàng, quán ăn chuyên về gà đặc sản như Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Hải Phòng. "Nơi nào có khách thì mình đi thôi, đi để tìm hiểu xem khách đang cần gì, muốn gì. Hồi đó, tôi bỏ ra 17 triệu đồng vào TPHCM để khảo sát thị trường một tuần. Thậm chí, tôi còn dành 2 tháng ở Hà Nội để đi khắp các nhà hàng, quán ăn quảng cáo, tiếp thị".
Ban đầu, khi chàng trai người dân tộc Mường đi quảng cáo về gà 9 cựa, nhiều người hoài nghi, lăn tăn nhưng anh vẫn cố gắng thuyết phục họ đến cùng. Nhờ sự nỗ lực, anh đã thành công, hiện nay, gà nhà anh đã có mặt ở các thị trường lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và nhiều tỉnh thành khác.
Ngoài bán gà thịt, anh Đức còn bán gà giống.
Theo tiết lộ, doanh thu bán gà trong năm 2020 của anh Đức đạt 2,5 tỷ đồng, nếu trừ hết chi phí, anh thu lãi khoảng 15-20%.
Thông thường, gà nhà anh được bán theo 3 kiểu, một là gà thịt, phục vụ cho thị trường tiêu dùng hàng ngày với giá 200.000-250.000 đồng/kg. Hai là gà thắp hương, cúng lễ, biếu tặng thuộc dòng 8 cựa, 9 cựa có giá 600.000-1.500.000 đồng/con. Ba là gà giống, trứng giống phục vụ cho các trại chăn nuôi.
"Với những con gà 9 cựa, loại cực phẩm dành riêng cho việc làm cảnh, biếu tặng có thể lên tới 15-30 triệu đồng/con. Đa phần, những con gà này đều được nuôi trên 8 tháng và chúng thường nặng từ 1,8-2,5 kg /con" - anh tiết lộ.
Gà được chăn thả tự nhiên.
Để mở rộng quy mô, ngoài tự nuôi, anh Đức còn kết nạp thêm các "vệ tinh". Cụ thể, anh sẽ đứng ra lo bao tiêu, cung cấp giống gà cho các hộ gia đình với một yêu cầu, gà thương phẩm phải đạt chất lượng như cam kết.
Theo đó, toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm nuôi gà được anh Đức hướng dẫn cho các "vệ tinh" để mọi người chăn nuôi hiệu quả. Ngoài ra, anh còn mở các kênh bán hàng trên mạng để đến gần hơn với khách hàng.
"Hiện chiến lược kinh doanh của tôi đang thay đổi, tôi tập trung cho mảng bán lẻ nhiều hơn. Với cách này, tôi sẽ kiểm soát được tốt đầu ra, tiếp cận được nhanh, chính xác phản hồi của khách chứ không cần thông qua một bên thứ ba" - anh phân tích.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc kinh doanh gà của anh Đức cũng gặp nhiều khó khăn. Song, anh luôn tin tưởng rằng, con đường khởi nghiệp của anh là đúng đắn, bởi nó không những mang lại thu nhập tốt cho anh mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho bà con ở quê hương.
" alt="8X người Mường bỏ nghề giáo về quê "hốt bạc" từ nuôi gà 9 cựa" />Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Bạch Huy Thanh
(Dân trí) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith mời Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Lào vào thời gian thích hợp, Chủ tịch nước Lương Cường đã vui vẻ nhận lời.
Chiều 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã có cuộc Hội đàm trực tuyến để trao đổi về tình hình và quan hệ Việt Nam - Lào.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith chúc mừng ông Lương Cường được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước, thể hiện sự tin tưởng, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đối với những đóng góp của Chủ tịch nước Lương Cường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ông bày tỏ tin tưởng Chủ tịch nước Lương Cường cùng các lãnh đạo cấp cao sẽ lãnh đạo Việt Nam ngày càng phát triển, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển có thu nhập cao.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith (Ảnh: TTXVN).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đánh giá cao tình hữu nghị truyền thống và gắn bó keo sơn giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào - Việt Nam; cảm ơn Việt Nam đã dành cho Lào sự giúp đỡ quý báu suốt thời gian qua trên tinh thần "hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa".
Đặc biệt, Việt Nam đã hỗ trợ nhiều mặt cho Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào khẳng định, sẽ phối hợp chặt chẽ với Chủ tịch nước Lương Cường triển khai những thỏa thuận cấp cao đã đạt được giữa hai nước, đóng góp vào việc phát huy hơn nữa mối quan hệ keo sơn đặc biệt có một không hai giữa Lào và Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gửi thư chúc mừng và tổ chức Hội đàm trực tuyến ngay sau khi Chủ tịch nước được bầu giữ cương vị mới; thể hiện tình cảm nồng ấm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đối với lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng như cá nhân Chủ tịch nước.
Ông khẳng định, trên cương vị mới, Chủ tịch nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào và các lãnh đạo cấp cao Lào để vun đắp cho mối quan hệ vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước và bày tỏ phấn khởi trước những thành tựu mỗi nước đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội.
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh quyết tâm chung sức, đồng lòng, kề vai sát cánh nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng của mỗi nước, nhất là trong năm bản lề 2025; phối hợp chuẩn bị tốt cho Đại hội lần thứ XII Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đại hội lần thứ XIV Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng về sự phát triển không ngừng của quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong thời gian qua.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục quan tâm sát sao, chỉ đạo các cơ quan liên quan của hai bên tập trung triển khai hiệu quả kết quả cuộc gặp hai Bộ Chính trị và những thỏa thuận cấp cao đạt được gần đây; tích cực chuẩn bị tốt cho Kỳ họp 47 Ủy ban Liên Chính phủ hai nước sắp tới.
Đồng thời, đẩy nhanh việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của một số dự án trọng điểm nhằm đưa hợp tác kinh tế hai nước phát triển bền vững, hiệu quả hơn nữa.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về lịch sử truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; tăng cường chia sẻ thông tin kịp thời và phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã nhắc lại lời mời Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Lào vào thời gian thích hợp. Chủ tịch nước Lương Cường đã vui vẻ nhận lời và đề nghị hai bên thu xếp qua đường ngoại giao.
" alt="Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào" />
- ·Nhận định, soi kèo Thể Công Viettel vs Công an Hà Nội, 19h15, ngày 19/2: Chủ nhà đáng tin
- ·Danh sách SHB Đà Nẵng dự V
- ·Nhận định Quảng Ninh vs Khánh Hòa, 17h00 ngày 28/4 (VĐQG Việt Nam)
- ·Mexico cảnh báo hậu quả sau đe dọa tăng thuế của Tổng thống Trump
- ·Soi kèo phạt góc Newcastle Jets vs Brisbane Roar, 15h35 ngày 21/2
- ·Thủ tướng Đức bất ngờ đến Ukraine
- ·Ông Trump: Chỉ tổng thống có tầm ảnh hưởng mới bị bắn
- ·Nghẹn lòng trước hình ảnh mới nhất về 'Bộ tứ 10A8 của HAGL'
- ·Nhận định, soi kèo MC Oran vs ES Mostaganem, 23h00 ngày 19/2: Niềm tin cửa trên
- ·Muốn lương nghìn USD thì tắt điện thoại, bớt hóng bình luận trên mạng đi
Nguồn gốc Lễ độc thân 11/11 và cơn sốt mua sắm "ngày đôi"
Huỳnh Anh
(Dân trí) - Vào Lễ độc thân 11/11, các thương hiệu lớn, nhỏ tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc ào ạt tung ra các chương trình giảm giá lớn. Thậm chí, có những món đồ giảm giá tới 90%.
Ý tưởng về ngày lễ độc thân 11/11 bắt nguồn từ Đại học Nam Kinh của Trung Quốc vào năm 1993. Vào ngày này, những người độc thân tự thưởng cho mình những món quà và quà tặng, đồng thời tổ chức các buổi họp mặt và tiệc tùng.
Ban đầu, ngày lễ độc thân chỉ nhận được sự hưởng ứng của số ít người nhưng sau đó dần dần được lan rộng. Vào ngày 11/11, những người độc thân thường chọn mua sắm là việc phải làm để khỏa lấp đi sự cô đơn.
Nắm bắt được nhu cầu này, năm 2009, tỷ phú Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, đã thực hiện một chương trình khuyến mại dành riêng cho người độc thân vào ngày lễ độc thân để họ tự do mua sắm.
Với khẩu hiệu ấn tượng: "Cho dù không có người yêu, chí ít chúng ta còn có thể điên cuồng mua sắm", Alibaba đã thành công trong việc kích thích nhu cầu tiêu dùng của hàng triệu người.
Ban đầu, ngày độc thân chỉ là sự kiện mua sắm kéo dài trong một ngày. Tuy nhiên, vài năm gần đây, ngày độc thân đã mở rộng ra thành 3 tuần lễ. Doanh số bán hàng từ livestream đã tăng mạnh, và chiến lược bán hàng đã trải qua sự biến đổi, không chỉ giới hạn ở việc giảm giá mà còn bao gồm nhiều chiến dịch khác nhau.
Kết quả là, doanh thu của Alibaba trong các sự kiện 11/11 liên tục lập kỷ lục mới. Vào ngày 11/11 năm 2018, Alibaba đã khiến những nhà bán lẻ tại Mỹ phải ganh tị khi đạt được doanh số kỷ lục gần gấp đôi doanh thu từ ngày Black Friday và Cyber Monday ở Mỹ trong cùng năm.
Sự thành công của Alibaba đã truyền cảm hứng cho các sàn thương mại điện tử trên toàn thế giới.
Từ ngày 11/11, các sàn thương mại điện tử đã phát triển thành các sự kiện "ngày đôi" ưu đãi hàng tháng. Tương tự như Black Friday tại các quốc gia phương Tây, những "ngày đôi" đã trở thành ngày hội giảm giá khủng với mức ưu đãi có thể lên đến 80-90%.
11/11 là ngày lễ độc thân xuất phát từ Trung Quốc (Ảnh: Reuters).
Năm ngoái, sàn thương mại điện tử nổi tiếng của Trung Quốc Tmall đã công bố dữ liệu bán hàng vòng đầu tiên cho sự kiện mua sắm lớn này với 20 thương hiệu mỹ phẩm đã đạt doanh thu hơn 100 triệu nhân dân tệ chỉ trong 30 phút.
Năm 2022, tổng giá trị hàng hóa được bán trong mùa mua sắm 11/11 đạt tổng cộng 1.150 tỷ nhân dân tệ, theo dữ liệu từ công ty tư vấn Bain. Con số này cao hơn 4 lần số tiền mà người mua sắm ở Mỹ đã chi tiêu trong tuần lễ Black Friday.
Trong khi Black Friday ở Mỹ thường là lúc người tiêu dùng tìm kiếm các chương trình giảm giá và khuyến mãi tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống thì ngày lễ độc thân 11/11 tập trung chủ yếu vào mua sắm trực tuyến và các ưu đãi lớn từ các nhãn hiệu nổi tiếng,
Những năm trước, người mua sắm Trung Quốc chi nhiều hơn cho các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm bổ sung, vitamin và các sản phẩm chăm sóc thú cưng. Những sản phẩm này dự kiến sẽ tiếp tục có nhu cầu cao trong năm nay, cùng với các sản phẩm tập trung vào quần áo và thiết bị thể thao.
Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Bain và từ Adobe Analytics, từ năm 2014 đến năm 2021, lễ độc thân đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 34% hàng năm, so với mức tăng trung bình 17% của tuần lễ Black Friday.
" alt="Nguồn gốc Lễ độc thân 11/11 và cơn sốt mua sắm "ngày đôi"" />Lộ trình Hà Nội cấm hoặc hạn chế ô tô, xe máy gây ô nhiễm
Bạch Huy Thanh
(Dân trí) - Các tổ chức, cá nhân sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp được ưu tiên áp dụng lộ trình (12 tháng) để chuyển đổi phương tiện phù hợp.
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố.
Chưa áp dụng ngay
Vùng phát thải thấp là một khu vực có hạn chế hay kiểm soát phương tiện lưu thông dựa trên khí thải với mục tiêu giảm chất gây ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng không khí của đô thị nói chung.
Theo đại diện Phòng Quản lý môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, dự thảo nêu các tiêu chí, điều kiện và lộ trình xây dựng vùng phát thải thấp để quận, huyện, thị xã căn cứ vào đó xây dựng tại địa bàn mình tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội.
"Mục đích tổng thể của quy định này là để cải thiện chất lượng không khí, giảm ách tắc giao thông và bảo vệ sức khỏe cho người dân", vị này nói.
Hà Nội hiện có hơn 8 triệu ô tô, xe máy (Ảnh: Nguyễn Hải).
Về một số ý kiến băn khoăn việc hạn chế phương tiện giao thông như xe máy gây ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến mưu sinh của một bộ phận người dân, theo đại diện Phòng Quản lý môi trường, năm 2021, Sở TN&MT đã xây dựng chương trình kiểm soát khí thải xe máy.
Hơn 5.000 xe máy đã được đo kiểm và kết quả hơn 50% không đạt mức khí thải cho phép.
Sở TN&MT Hà Nội đã phỏng vấn hơn 3.000 người dân sử dụng xe máy và có hơn 90% người sẵn sàng đồng ý trả 50.000 đồng/lần để kiểm tra kiểm soát khí thải xe máy.
Vị này cũng khẳng định, với những xe máy nằm ngoài niên hạn của nhà sản xuất (khoảng 17-20 năm), các xe máy đã sử dụng hơn 20 năm thì mức độ an toàn không đảm bảo, nhiên liệu để sử dụng xe máy đó người dân cũng sẽ phải trả phí cao hơn và các xe này sẽ gây ô nhiễm cho môi trường.
Cũng theo vị này, có thể nghiên cứu những chính sách hỗ trợ người dân nghèo, có thể thành phố hoặc nhà sản xuất trợ giá để người dân chuyển đổi xe máy.
"Hiện trong dự thảo nghị quyết chúng tôi chưa đi sâu vào việc yêu cầu thay đổi, chuyển đổi phương tiện như thế nào. Tuy nhiên, về lâu dài chúng ta cũng nên tuyên truyền để người dân hiểu và tự nguyện chuyển đổi phương tiện, bởi các phương tiện quá niên hạn gây ô nhiễm môi trường sống, không đảm bảo an toàn và sẽ có những chính sách trợ giá", đại diện Phòng Quản lý môi trường cho hay.
Vị này cho rằng, nếu nghị quyết được HĐND thành phố thông qua vào kỳ họp cuối năm và có hiệu lực từ 1/1/2025 thì vẫn còn cả quãng đường chứ chưa thể áp dụng được ngay.
Ví dụ, quận Hoàn Kiếm đề xuất được thí điểm thì quận phải có hồ sơ trình lên sở ngành thẩm định, sau đó mới được trình lên UBND thành phố để xem xét thông qua, vị này nêu dẫn chứng.
"Đây là xu thế để cải thiện chất lượng không khí. Quận, huyện sẽ quyết định việc áp dụng biện pháp trong vùng phát thải thấp phù hợp. Dù cấm hay hạn chế phương tiện thì người dân cũng yên tâm là sẽ phải phụ thuộc vào năng lực thực thi của chính quyền quận, huyện và người dân đối với việc này", đại diện Phòng Quản lý môi trường cho hay.
Lộ trình cụ thể
Hà Nội dự kiến giai đoạn 2025-2030 sẽ lựa chọn một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm để thực hiện thí điểm vùng phát thải thấp; đánh giá hiệu quả và đề xuất nhân rộng mô hình ở các địa phương.
Trong thời gian này, thành phố cấm lưu thông các xe tải hạng nặng chạy bằng dầu diesel trong vùng phát thải thấp, ưu tiên ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4, xe máy đáp ứng tiêu chuẩn mức 2.
100% xe buýt thay thế, đầu tư mới ở Hà Nội sẽ sử dụng điện, năng lượng xanh; tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng cho vùng phát thải thấp đạt 45-50%.
Các tổ chức, cá nhân đang sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp sẽ được ưu tiên áp dụng lộ trình (12 tháng) để chuyển đổi các phương tiện phát thải thấp hoặc đạt quy chuẩn phát thải cho phép khi lưu thông trong vùng phát thải thấp; thành phố sẽ phát triển hạ tầng sạc điện trong khu vực phát thải thấp phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận sẽ được chọn thí điểm vùng phát thải thấp (Ảnh: Tố Linh).
Từ 2031-2035, Hà Nội khuyến khích các địa phương xác lập vùng phát thải thấp theo tiêu chí, điều kiện.
Bên cạnh đó, thành phố phấn đấu tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh lưu thông trong vùng phát thải thấp.
Ngoài ra, Hà Nội sẽ hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trong khu vực phát thải thấp phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Từ năm 2036 trở đi, Hà Nội bắt buộc các vùng ô nhiễm môi trường không khí phải đầu tư nguồn lực, đảm bảo điều kiện để thực hiện vùng phát thải thấp.
Trong giai đoạn này, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh; toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh.
" alt="Lộ trình Hà Nội cấm hoặc hạn chế ô tô, xe máy gây ô nhiễm" />Cổ phiếu "vua thép" và ngân hàng ông Nguyễn Đức Thụy biến động mạnh
Mai Chi
(Dân trí) - Giữa lúc giao dịch trên thị trường căng thẳng thì giao dịch tại HPG lại sôi động với khớp lệnh hơn 38 triệu cổ phiếu, LPB bật tăng mạnh nhất ngành ngân hàng và ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index.
Thanh khoản thị trường phiên hôm nay (8/10) đã cải thiện đáng kể so với hôm qua, không khí giao dịch có phần bớt ngột ngạt. Tuy vậy, các chỉ số trên thị trường vẫn rung lắc rất mạnh quanh ngưỡng 1.270 điểm.
VN-Index đóng cửa tăng 2,05 điểm tương ứng 0,16% lên 1.271,98 điểm; HNX-Index giảm 0,94 điểm tương ứng 0,4% và UPCoM-Index điều chỉnh nhẹ 0,02 điểm tương ứng 0,02%.
Thanh khoản sàn HoSE đạt 678,7 triệu cổ phiếu tương ứng 15.729 tỷ đồng, cao hơn hôm qua nhưng vẫn tương đối khiêm tốn. Trên HNX có 65,33 triệu cổ phiếu tương ứng 1.402,95 tỷ đồng; con số này trên UPCoM là 32,82 triệu cổ phiếu tương ứng 450,38 tỷ đồng.
Thanh khoản cải thiện đáng kể so với hôm qua nhưng vẫn ở mức khiêm tốn (Nguồn: VNDS).
Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về phía các mã tăng với 382 mã tăng, 16 mã tăng trần so với 359 mã giảm, 16 mã giảm sàn. Trong đó, trên sàn HoSE có 176 mã tăng và 179 mã giảm.
Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát trở thành tâm điểm của phiên với khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường, đạt 38,2 triệu đơn vị, giá trị giao dịch là 346,2 tỷ đồng. Mã này kết phiên tại mức giá 26.950 đồng, tăng 2,1%.
Các mã cổ phiếu thép khác cũng có diễn biến tích cực. VCA tăng 2,3%; HSG tăng 1,4% với khớp lệnh 16,1 triệu cổ phiếu; NKG tăng 1,4%; SMC tăng 0,9%; TLH tăng 0,9%.
Giá cổ phiếu thép tăng mạnh và giao dịch sôi động trong bối cảnh giá thép trên thị trường thế giới phục hồi. Mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) công bố kế hoạch tung ra gói kích thích tiền tệ lớn và quan trọng nhất kể từ thời Covid-19 để ngăn chặn sự lao dốc không phanh của thị trường nhà ở.
Một số cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu phiên hôm nay cũng tăng mạnh trong phiên hôm nay. Có 3 mã tăng trần là CTI, BMP và ACC. Bên cạnh đó, các mã khác như CII, LCG, CTD, EVG, HHV cũng tăng giá.
Cổ phiếu ngành bất động sản phân hóa. Trong khi D2D giảm 6,5%; PTL giảm 4,7%; HTN giảm 4,2%; HDC giảm 3,3%; TDC giảm 2,7%; LDG giảm 2%; DIG giảm 1,8% thì chiều ngược lại, NVT tăng 4,8%; SGR tăng 4%; SZL tăng 3%, SIP tăng 2,2%; KBC tăng 1,8%; NTL tăng 1,4%; CRE tăng 1,3%. Nhóm Vingroup hồi phục: VIC tăng nhẹ 0,1%; VRE tăng 0,5%; VHM tăng 1%.
Top cổ phiếu ảnh hưởng mạnh nhất đến VN-Index phiên 8/10.
Nhóm ngân hàng cũng phân hóa nhẹ. LPB hôm nay tăng mạnh 4,9% với khớp lệnh xấp xỉ 16 triệu đơn vị. LPB cũng là mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index phiên hôm nay. HDB tăng 1,3%, khớp lệnh 10 triệu đơn vị; TCB tăng 1%, khớp lệnh 16,2 triệu đơn vị; VPB và TPB tăng giá và khớp lệnh lần lượt 27,9 triệu và 32 triệu đơn vị. Phía giảm có MSB, SHB, VCB, STB, NAB, BID, CTG song mức giảm không lớn.
Phần lớn cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính giảm giá, nhiều mã điều chỉnh mạnh: ORS giảm 3,7%; VDS giảm 3,3%; BSI giảm 3,1%; TCI giảm 2,4%; FTS giảm 1,8%; CTS giảm 1,8%; HCM giảm 1,6%.
Hôm nay, khối nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 225 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó bán ròng 116 tỷ đồng trên sàn HoSE. Hoạt động bán ròng tập trung tại MWG, STB, BMP, FPT. Ngược lại, khối ngoại mua ròng TCB, HPG, LPB, VNM.
" alt="Cổ phiếu "vua thép" và ngân hàng ông Nguyễn Đức Thụy biến động mạnh" />Tông đuôi xe tải dừng chờ đèn đỏ ở Bình Dương, 2 vợ chồng bị thương
Phạm Diện
(Dân trí) - Hai vợ chồng ngồi trên xe tải đã phải nhập viện cấp cứu sau khi tông vào đuôi xe tải phía trước đang dừng chờ đèn đỏ trên đường Mỹ Phước Tân Vạn.
Vụ tai nạn xảy ra khoảng 4h30 ngày 8/12 trên đường Mỹ Phước Tân Vạn, phường An Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Theo thông tin ban đầu, thời điểm trên, xe tải mang biển số TPHCM lưu thông trên đường Mỹ Phước Tân Vạn theo hướng Đồng Nai đi Bình Dương.
Khi đến đoạn trước nút giao với đường Lê Thị Trung, phường An Phú, xe tải bất ngờ tông vào đuôi xe tải biển số Đồng Nai phía trước đang dừng chờ đèn đỏ.
Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Phạm Diện).
Cú va chạm khiến phương tiện này lao về phía trước, tiếp tục tông vào đuôi xe container tạo nên vụ va chạm liên hoàn giữa 3 phương tiện. Vụ tai nạn khiến tài xế và vợ trên xe tải biển số TPHCM phải nhập viện cấp cứu, 2 xe tải hư hỏng nặng.
Nhận tin báo, lực lượng chức năng địa phương đã có mặt tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Vụ tai nạn xảy ra lúc sáng sớm và cuối tuần nên không gây ùn tắc.
" alt="Tông đuôi xe tải dừng chờ đèn đỏ ở Bình Dương, 2 vợ chồng bị thương" />
- ·Nhận định, soi kèo U20 Nhật Bản vs U20 Hàn Quốc, 14h00 ngày 20/2: Khẳng định đẳng cấp
- ·Giá bản quyền cao ngất, King’s Cup 2019 có thể không được phát sóng ở Việt Nam
- ·Mừng sinh nhật, IVB đồng hành cùng VNPAY tung ưu đãi tới 500.000 đồng
- ·Phân tích tỷ lệ Ceres Negros vs B.Bình Dương, 19h ngày 15/5
- ·Nhận định, soi kèo Al Fateh vs Al
- ·Chương trình ưu đãi "Gắn kết hôm nay, nhận quà liền tay" từ VietinBank
- ·Đề xuất làm dự án tái định cư tại khu đất trống ở TPHCM
- ·Alexander Dang ra điều kiện thi đấu tại V
- ·Nhận định, soi kèo Al Batin vs Al Jandal, 19h45 ngày 19/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’
- ·Có Minh Vương đá cặp, Tuấn Anh đã 'quên' Xuân Trường đang bị đày ải ở Buriram?