 vào ngày 29.1.2008, đã có cả gần chục phóng viên đợi sẵn để săn tin. Có phóng viên tỉ mỉ ghi lại thời điểm chiếc xe “chính thức” đến Việt Nam là 17 giờ 8 phút.</p><p>Trước thời điểm đó, ở Việt Nam đã có 5 chiếc Phantom đã qua sử dụng nhập khẩu từ Mỹ. Chiếc Rolls Royce Phantom đầu tiên được nhập Việt Nam từ California (Mỹ) cho ông Hoàng Khải (Khải Silk) vào ngày 21.8.2007. Giá trị của chiếc Phantom của ông Khải Silk sau khi tính hết các loại thuế vào khoảng 1 triệu USD (trên 16 tỉ đồng ở thời điểm tháng 8.2007). </p><table class=)
Ông Khải Silk (đeo kính) là người đầu tiên sở hữu Rolls Royce Phantom tại Việt Nam với chiếc xe màu bạc
Với “phát súng lệnh” một thời gian ngắn đó những chiếc Rolls Royce Phantom thứ 2, thứ 3, thứ 4 được đưa về Việt Nam theo dạng “second hand” khiến báo chí, dư luận bắt đầu quan tâm đối với loại xe sang trọng vào hạng bậc nhất thế giới này.
Theo trang Bimmer.vn, danh sách những người sở hữu Rolls Royce Phantom ở Việt Nam có kể một vài nhân vật tiêu biểu như: ông Khải Silk, ông Nguyễn Kim (siêu thị điện máy Nguyễn Kim), bà Diệu Hiền Bianfisco - Cần Thơ, Quốc Cường (tức Cường đô-la), Nguyễn Đức Thụy (Tập đoàn Xuân Thành), ông Lê Ân (Vũng Tàu), bà Nguyễn Thị Liễu (Hà Tĩnh) - nữ đại gia từng gây đình đám khi bỏ tiền khủng mời ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Quang Lê, Phi Nhung về huyện Hương Khê hát đám cưới.
Là biểu tượng của giàu sang nên danh sách sở hữu Rolls Royce ở Việt Nam ngày càng nối dài như doanh nhân Lê Thanh Thản, chủ hệ thống khách sạn Mường Thanh, được báo chí gọi là “đại gia đi Rolls Royce hút điếu cày”; ôngPhan Hùng Cường (Cường Luxury) – chủ tịch Công ty Vương Cường (Hải Phòng). Gần đây, báo chí nhắc đến thiếu gia “8x đời cuối” Phan Thành - con trai của chủ trung tâm mua sắm Saigon Square cũng sở hữu Phantom và đang cặp kè với hot girl Midu.
Thế nhưng xét trên tất cả tiêu chí, chiếc Rolls Royce Phantom của bà Dương Thị Bạch Diệp mới được coi là “đại ca của đại ca”, trong số hơn 100 chiếc Phantom lăn bánh ở các nẻo đường Việt Nam.
Chiếc xe đắt nhất Việt Nam?
Về thời gian, chiếc Rolls Royce của bà Diệp là chiếc Phantom thứ 6 được nhập về Việt Nam, sau chiếc đầu của ông Khải Silk 5 tháng. Với chiếc Phantom đã qua sử dụng, việc nhập khẩu từ Mỹ về thủ tục khá đơn giản. Ngược lại để có 1 chiếc Phantom đặt hàng chính hãng tại đại bản doanh Goodwood (Anh), bà Diệp đã mất hơn 1 năm để tìm hiểu rồi đàm phán làm hợp đồng sản xuất với hãng Rolls Royce.
 |
Chiếc Rolls Royce Phantom của bà Diệp được chở về Việt Nam bằng máy bay với cước phí 10.000 USD |
“Ý tưởng mua xe là của con trai tôi vì nó mê xe cộ nhưng tôi là người quyết định nếu mua phải mua một chiếc cho xứng đáng”, bà Diệp nhớ lại.
So với những chiếc Phantom dòng tiêu chuẩn có chiều dài 5,8m thì chiếc Phantom của bà Diệp đặt hàng là loại mở rộng dài 6,1m. Khi chiếc xe Phantom của bà Diệp được nhập về Việt Nam, báo chí đưa tin chiếc xe có trị giá 1,3 triệu USD là sai, lại có tin là 1,5 triệu USD.
“Vậy bà mua chiếc xe hết bao nhiêu tiền?” - bà Diệp nói: “Ở thời điểm tháng 1.2008 khi làm xong thủ tục hải quan giá chính xác là 2,3 triệu USD. Trong số này giá tiền đặt mua xe gần 1 triệu USD, còn 1,3 triệu USD là tiền các loại thuế”.
Bà Diệp tự hào kể: “Nếu mua một chiếc Phantom đã dùng rồi, các salon sẽ dùng “thủ thuật” hạ giá trị mua nhằm giảm tiền thuế xuống rất nhiều khi nhập về Việt Nam. Ngược lại để mua một chiếc mới toanh, tiền thuế lại cao hơn cả tiền xe”.
Như vậy, trị giá 2,3 triệu USD chiếc Phantom của bà Diệp đắt gấp đôi những chiếc Phantom đã dùng rồi của các đại gia khác. Đó là sự khác biệt!
Giá biển số bằng 2 cái sân tennis
Sau tết Nguyên đán năm 2008, người dân ở thành phố biển Quy Nhơn tròn mắt khi thấy trên đường phố xuất hiện lù lù chiếc Rolls Royce Phantom hầm hố màu xanh lục mang biển số 77L-7777. Chiếc biển số quá “dị”: 6 chữ số 7 + chữ L “ngược đầu” tổng cộng 7 số 7 nên được gọi là “thất trùng thất”.
 |
Chiếc Rolls Royce Phantom hồi mới làm xong biển số sau tết Nguyên đán năm 2008 ">
Vì sao chiếc Rolls Royce của bà Bạch Diệp là 'độc nhất vô nhị'?
|

|
Kính chắn gió không phải là nơi để bạn đập vỡ bằng búa |
 |
Đập vỡ kính cửa sổ bên ngay khi có thể và thoát ra |
Khi mà cơ hội mở cánh cửa không còn, bạn hãy dùng búa để đập vỡ kính cửa sổ và thoát ra. Trong trường hợp không có sẵn búa thoát hiểm trên xe, bạn có thể tháo ghế tựa đầu ở ghế lái, kìm, tuốc-nơ-vít, hoặc bất kỳ vật cứng nào để thoát hiểm. Tuy nhiên, đừng phí sức đập kính chắn gió phía trước bởi nó được làm bằng thủy tinh dát mỏng rất an toàn và quá cứng để bạn có thể dùng búa đập, mà hãy đập kính cửa sổ bên thân xe và kính phía sau.
3. Thời điểm mở cửa xe
Khi mà khoảnh khắc mở cửa sổ qua đi, trên xe cũng không được trang bị sẵn búa thoát hiểm và các vật cứng để phá cửa kính, thì điều mà bạn cần làm lúc này là lấy lại bình tĩnh, hít thở thật sâu đề phòng trường hợp nước ngập khoang xe và chờ thời điểm thích hợp.
Khi mà mực nước dâng cao ngang ngực bên trong xe là khoảnh khắc quý giá để bạn từ từ mở cửa xe. Vì khi mực nước bên trong xe và ngoài xe cao bằng nhau đồng nghĩa với áp lực của nước bằng nhau, do đó sẽ không có sự chênh lệch về áp lực gây khó khăn cho việc mở cửa xe.
Nếu trong xe có trẻ em, hãy khuyên bé bình tĩnh và hít thở sâu cho đến khi mức nước ngang ngực bé. Sau đó nói bé hít thật sâu và nín thở bằng cách bóp vào cánh mũi. Ngay sau khi nước đã ngập toàn bộ xe, bạn hãy tháo dây an toàn và giúp bé tháo dây an toàn. Bạn hãy giúp bé thoát ra trước và sau đó đến bạn.
 |
Khi mực nước bên trong xe và ngoài xe cao bằng nhau là thời điểm thích hợp để bạn mở của một cách chậm dãi |
4. Đảm bảo là dây an toàn được cài chặt
Theo bản năng thì bạn sẽ tháo dây an toàn. Nhưng đây là một hành động sai. Khi xe chìm vào nước, bạn sẽ rất dễ bị mất phương hướng và nếu bạn tháo dây an toàn thì rất có thể bạn sẽ bị đẩy xa ra khỏi vị trí cửa sổ hoặc cửa xe là những nơi bạn sẽ thoát ra ngoài.
Bạn nên biết khoảng vài tấn nước sẽ đổ vào xe của bạn, và bạn không thể thoát ra khi nước đang vào xe, thậm chí bạn còn bị đẩy ra xa khỏi vị trí hiện tại khi nước tràn vào xe. Vì vậy, hãy thắt chặt dây an toàn ở vị trí hiện tại của bạn. Khi bên trong chiếc xe còn chưa bị nước
Nếu công việc tiếp theo là đẩy cửa xe để thoát hiểm, thì việc vẫn cài dây an toàn còn cho bạn thêm điểm tựa để tăng lực đẩy khi bạn đang ở trong nước.
Vẫn cài dây an toàn còn giúp bạn định vị được vị trí, đặc biệt khi xe bị lộn ngược khi rơi tự do xuống nước hoặc khi đang ở trong nước và nước đang tràn vào xe.
5. Ngoi lên mặt nước nhanh nhất có thể
Ngay sau khi thoát khỏi chiếc xe, hay ngoi lên mặt nước càng nhanh càng tốt để lấy lại dưỡng khí trước khi bạn bị ngạt thở vì hết ô xy.
Theo Jorg Ahlgrimm, khi bị ngập nước ở một mức vừa phải (độ sâu khoảng 30cm), tình trạng này xảy ra tại Việt Nam như cơm bữa, bởi hệ thống đường xá chưa hoàn thiện, hễ gặp những cơn mưa lớn là xe có thể mắc kẹt ngay.
Tuy nhiên, trong trường hợp này hệ thống điện vẫn hoạt động bình thường, các cửa sổ điện kéo xuống dễ dàng, hệ thống đánh lửa hoạt động tốt, hệ thống cảnh báo và hệ thống điện trung tâm vẫn hoạt đồng bình thường. Thậm chí động cơ vẫn hoạt động suôn sẻ, nhưng trong trường hợp này tốt nhất bạn không nên khởi động bởi rất dễ xảy ra vấn đề do nước tràn vào. Nếu cố tình khởi động máy, có thể sẽ dẫn đến hiện tượng tắc thủy tĩnh. Cách tốt nhất lúc này là giữ nguyên hiện trạng chiếc xe và gọi xe khác đến kéo nó ra.
Mời các bạn cùng theo dõi video thoát khỏi chiếc xe ngập nước trong các tình huống khác nhau. (Vui lòng sử dụng tai nghe hoặc loa để nghe hướng dẫn bằng tiếng Việt).
Play">