当前位置:首页 > Nhận định > Siêu máy tính dự đoán Genoa vs Venezia, 2h45 ngày 18/2 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Bình Dương vs Hà Tĩnh, 18h00 ngày 16/2: Tiếp tục bất bại
Đầu tháng 3 vừa qua, The Sohu đăng tải câu chuyện về gia đình bán căn nhà bên hồ Đại Minh (Tế Nam, Trung Quốc) cho con đi học nhưng khi về nước, mức thu nhập của con không như kỳ vọng. Câu chuyện này không mới nhưng được chia sẻ lại, vẫn gây chú ý với dư luận ở Trung Quốc.
Nữ sinh trong bài viết là Hiểu Hiểu (SN 1995, ở Tế Nam) xuất thân trong gia đình bố mẹ đều là công chức nhà nước. Để có tiền cho con gái đi du học, năm 2012, bố mẹ Hiểu Hiểu phải bán căn nhà ở ven hồ Đại Minh do ông nội để lại, với giá gần 700.000 NDT (hơn 2,3 tỷ đồng).
Đầu năm lớp 12 Hiểu Hiểu chuẩn bị mọi thứ để sang nước ngoài. Cô cho biết, cô chọn ra nước ngoài vì kết quả thi đại học trong nước thấp, không đủ điểm xét tuyển.
Do đó, năm 2013, sau khi tốt nghiệp THPT, Hiểu Hiểu sang Australia học đại học. "Khi đó, tôi chưa có định hướng cụ thể ra nước ngoài học ngành gì. Tôi cảm thấy ngành truyền thông khá mới và điểm đầu vào tương đối thấp, nên tôi đã chọn chuyên ngành này".
Sau khi tốt nghiệp đại học, cô tiếp tục học thạc sĩ chuyên ngành truyền thông. Hiểu Hiểu may mắn được nhận vào Đại học Công nghệ Queensland. Sau 5 năm ở Australia, để có được bằng đại học và thạc sĩ gia đình Hiểu Hiểu phải chi trả khoảng 2 triệu NDT (6,8 tỷ đồng).
Thay vì ở lại Australia tìm việc, Hiểu Hiểu quyết định về nước sau 5 năm đi du học. Cũng giống như các du học sinh khác, Hiểu Hiểu kỳ vọng với tấm bằng thạc sĩ từ Australia trở về sẽ tìm được công việc lương cao. Tuy nhiên con đường tìm việc làm ưng ý của cô vô cùng khó khăn.
Cô bắt đầu nộp đơn xin việc vào các công ty. Sau 2 tháng về nước, Hiểu Hiểu nhảy việc đến 2 lần. Cô bất ngờ với mức lương được trả sau khi đi du học về.
Nói với truyền thông, mẹ Hiểu Hiểu cho biết: “Tôi cứ nghĩ con gái học vấn cao, có mác du học, về nước sẽ tìm được việc lương cao. Nhưng thực tế thì ngược lại. Con gái tôi đi du học về nhưng chỉ tìm được công việc trái ngành có mức lương thấp. Đây là điều tôi chưa bao giờ tưởng tượng”.
Nhận được mức lương thấp, Hiểu Hiểu tâm sự: “Tiền lương có thể tăng, nhưng tính chất công việc khiến tôi không hài lòng. Vì công việc này không phát huy được giá trị của tôi. Những gì tôi học được, sau khi về nước gần như không dùng đến”.
Không hối hận về quá khứ
Hiểu Hiểu hài lòng với thực tại: "Lợi ích của việc đi du học không thể đo đếm bằng tiền. Tôi đã mở rộng được suy nghĩ, học hỏi được nhiều kiến thức, gặp được nhiều người thầy và bạn giỏi".
Chia sẻ về cuộc sống hiện tại Hiểu Hiểu cho biết, không hối hận về quyết định đi du học trong quá khứ. Với cô, đây là những trải nghiệm sẽ không có được nếu học ở Trung Quốc.
"Việc đi du học giúp tôi trưởng thành hơn, độc lập hơn. Tôi học được cách giải quyết vấn đề một mình. Đặc biệt, trong quá trình học tôi tiếp thu được các phương pháp nghiên cứu khoa học, trau dồi khả năng tư duy logic. Điều này giúp ích cho công việc của tôi", với Hiểu Hiểu đây là thứ không thể đo bằng tiền, bởi nó là trải nghiệm vô giá.
Bên cạnh đó, Hiểu Hiểu cũng gặp áp lực về vấn đề kinh tế. Cô cho biết, bố mẹ không chờ đợi việc con gái "hồi vốn", nhưng đôi khi lời nói của họ làm cô tổn thương. Mẹ Hiểu Hiểu thường đùa rằng: “Mẹ không biết liệu cả đời này có được tiêu tiền của con kiếm ra không”.
Khi nhắc đến tương lai, Hiểu Hiểu bộc bạch: “Dù cuộc sống có như nào, tôi cũng sẽ cố gắng hết sức”. Năm 2019, cô tiếp tục học lên tiến sĩ tại Đại học Sơn Đông. Hiểu Hiểu cho biết: "Mẹ mong muốn tôi sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, sẽ làm giảng viên đại học".
Nói về mong muốn của bản thân, Hiểu Hiểu tâm sự: "Tôi muốn được trở thành một phóng viên, thế nhưng mẹ tôi không muốn như vậy. Tôi hy vọng, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, với tấm bằng đại học và thạc sĩ ở Australia tôi sẽ thuận lợi tìm được việc làm".
Câu chuyện gia đình đầu tư khoản tiền lớn cho con đi du học nhưng khi về nước lại không như kỳ vọng không hiếm tại Trung Quốc.
Vừa qua, truyền thông nước này cũng xôn xao về việc một gia đình ở Thượng Hải bán nhà 6,7 triệu NDT (hơn 23 tỷ đồng) cho con trai đi du học Mỹ. Về nước, nam sinh nhận mức lương bèo bọt.
Trước đó, một cặp vợ chồng ở Bắc Kinh, Trung Quốc cũng bán nhà cho con đi du học Mỹ. Sau khi về nước, nam sinh không tìm được việc làm phù hợp nên quyết định kinh doanh khí cười trái phép và vướng vào vòng lao lý.
An An (Theo Sohu)
Bố mẹ bán nhà cho đi du học, về nước nữ sinh lại chật vật tìm việc
Hoa hậu Đoàn Thiên Ân và Đỗ Thị Hà đã có 7 ngày trải nghiệm độc đáo và ý nghĩa với hành trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc” năm 2023. Ngày 28/5 Thiên Ân, Đỗ Thị Hà và cả đoàn đã tập trung để ghi danh, nhận đồng phục và tiến hành các xét nghiệm Covid-19 để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho tất mọi người trong chuyến đi. Sau đó, tiếp nhận những thông tin quan trọng cho hành trình di chuyển những ngày sau.
Ngày 29/5, hai nàng hậu cùng đoàn đã tập trung ở cảng Cát Lái và bắt đầu một ngày mới với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa như tham gia dâng hương tượng đài anh hùng liệt sĩ Đoàn tàu Không số để tưởng nhớ, thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn công lao của các anh hùng liệt sĩ. Tiếp đó, hai nàng hậu cùng các đại biểu tham gia lễ tiễn đoàn công tác số 17, lên tàu nhận phòng, tham quan tàu, khám phá các phòng chức năng và tìm hiểu về cuộc sống hàng ngày trên biển của các chiến sĩ.
Những ngày trên biển, các nàng hậu cùng đoàn đại biểu đã tiếp tục có thêm những hoạt động sôi động như giao lưu, họp từng trung đội để tham gia các cuộc thi: thiết kế thời trang, mô hình, văn nghệ. Cả đoàn đã tham gia chuyên đề "Sự nghiệp bảo vệ biển đảo trong tình hình mới" cùng PGS.TS Lê Hải Bình (Phó trưởng đoàn) - Uỷ viên Dự khuyết BCH TW Đảng, Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương. Hai nàng hậu cho biết buổi thảo luận đã mang đến cho bản thân những hiểu biết mới về tình hình hiện tại của biển đảo và trách nhiệm giữ gìn bảo vệ biển đảo của thế hệ trẻ cần được phát huy.
Ngày 1/6, đoàn đại biểu đã tặng quà và giao lưu cùng các chiến sĩ tại đảo Sinh Tồn. Tiếp theo, tàu của đoàn neo gần đảo Gạc Ma. Dù không thể tiếp cận trực tiếp đến Gạc Ma nhưng việc đến gần đã gợi nên những cảm xúc dạt dào cho các thành viên trên tàu. Sau đó, cả đoàn đã có cơ hội quan sát từ xa và cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên của đảo Cô Lin. Trước khi kết thúc ngày thứ 4 tại đây, đoàn đã tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.
Ngày 2/6, Hoa hậu Thiên Ân và Đỗ Thị Hà tiếp tục có một ngày trải nghiệm những hoạt động đáng nhớ tại đảo Đá Tây A và đảo Trường Sa Lớn - một đảo trọng điểm của quần đảo Trường Sa. Cả đoàn đã tham gia lễ chào cờ và thắp hương tại tượng đài liệt sỹ và tưởng nhớ Bác Hồ. Cả đoàn cũng có dịp thăm chùa và tìm hiểu về văn hóa truyền thống trên đảo. Tiếp theo, đoàn đã tham gia các giải chạy, triển lãm, giải bóng đá và đêm giao lưu văn hoá văn nghệ trên đảo Trường Sa Lớn tạo nên một không khí sôi động đoàn kết và ấm áp tình thân.
Ngày 3/6 - ngày cuối cùng trong hành trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc” năm 2023, cả đoàn đã đến Nhà Giàn DK1. Do tình hình sóng to không thể lên nhà giàn, cả đoàn đã tổ chức một buổi giao lưu đặc biệt qua bộ đàm với các chiến sĩ trên nhà giàn. Đoàn đại biểu đã trò chuyện, hát múa và gửi lời cảm ơn đến các chiến sĩ vì sự hy sinh và cống hiến của họ. Chuyến đi đã để lại những ấn tượng sâu sắc và kỷ niệm đáng nhớ trong lòng hai nàng hậu và cả đoàn.
Kết thúc buổi tiệc tổng kết, hành trình lần đầu đến với Trường Sa của Hoa hậu Đoàn Thiên Ân và Đỗ Thị Hà cũng khép lại đầy đáng nhớ cùng lòng biết ơn sâu sắc của hai nàng hậu. Qua những ngày trải nghiệm và gắn kết với các chiến sĩ trên biển đảo, Thiên Ân và Đỗ Thị Hà càng nhận ra tầm quan trọng của việc yêu và bảo vệ biển đảo Tổ quốc cần được đẩy mạnh để các thế hệ trẻ giữ gìn phát huy.
Sau chuyến đi đầy cảm xúc vừa qua, Hoa hậu Đỗ Thị Hà và Đoàn Thiên Ân cũng đã có những chia sẻ mà bản thân nàng hậu đã được trải qua trong 7 ngày qua trên trang cá nhân của mình:
Bài đăng của Hoa hậu Đỗ Thị Hà:
https://www.facebook.com/dothiha.official/posts/717737520358651
Bài đăng của Hoa hậu Đoàn Thiên Ân:
https://www.facebook.com/doanthienanmissgrand/posts/239126622187439
Hoa hậu Đoàn Thiên Ân cũng đã dành thời trong giờ giải lao viết nhật ký hàng ngày để lưu giữ cảm xúc, ghi lại những kỷ niệm hành trình 7 ngày tại quần đảo Trường Sa. Với tinh thần của một Hoa hậu Hòa bình Việt Nam, Thiên Ân đã có những trải nghiệm thực tế chứng kiến sự hy sinh và cống hiến của các chiến sĩ trên biển và nhận thức rõ hơn về vai trò của mình trong việc lan tỏa thông điệp hòa bình đến mọi người. Với sự gắn kết và lòng yêu đất nước, yêu biển đảo nhiệt huyết của tuổi trẻ, Hoa hậu Đỗ Thị Hà mong rằng sau chuyến đi này có thể truyền cảm hứng tích cực đến cho tất cả mọi người về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người tại quần đảo Trường Sa, bên cạnh đó không ngừng lan tỏa thông điệp về tình yêu và bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Vĩnh Phú
" alt="Đoàn Thiên Ân, Đỗ Thị Hà xúc động lần đầu đến Trường Sa"/>Thí sinh lưu ý điểm chuẩn trúng tuyển là tổng điểm 3 môn thi/bài thi đối với thí sinh thuộc khu vực 3 (KV3), được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm tối thiểu cho mỗi môn thi/bài thi trong tổ hợp xét tuyển phải lớn hơn 1 điểm.
Các thí sinh tra cứu kết quả trúng tuyển trên website của nhà trường và xác nhận nhập học trực tuyến trên Hệ thống chung của Bộ GD-ĐT từ ngày 17/8 đến trước 17h ngày 27/8 và làm thủ tục nhập học trực tiếp theo hướng dẫn của nhà trường.
Mời quý phụ huynh và thí sinh tra cứu điểm chuẩn đại học 2024.
Nhận định, soi kèo Real Betis vs Real Sociedad, 03h00 ngày 17/2: Tin vào chủ nhà
Khi bắt đầu, Phương đã mắc phải một sai lầm mà nhiều người mới học IELTS thường mắc là tải quá nhiều tài liệu về máy, nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
“Những ngày đầu tự học IELTS, em đọc rất nhiều bài chia sẻ và tải đầy một tệp tài liệu với đủ loại sách. Em mất khoảng 2 tuần để nhận ra rằng mình đang đi lệch hướng. Ngay sau đó, em bắt đầu xem lại và lọc tài liệu, chỉ giữ lại những gì em thấy hay và phù hợp”, Phương nói.
Sai lầm thứ hai Phương mắc phải là vội vàng làm đề thi quá sớm, làm rất nhiều nhưng không hiệu quả vì chỉ kiểm tra được đáp án chứ không chữa bài cẩn thận.
Thường xuyên mắc lỗi sai, mỗi lần như vậy, Phương lại nôn nóng muốn làm một đề mới để xem kết quả có tốt hơn không. Tuy nhiên, kết quả điểm của Phương vẫn mãi lẹt đẹt ở mức 6.0, 6.5.
Vì vậy, nữ sinh cho rằng, điều quan trọng nhất để việc học nghe hiệu quả hơn chính là biết được lỗi sai của mình, dù là những lỗi nhỏ nhất để kịp thời chỉnh sửa.
Trong thời gian ôn thi, Phương cũng thử áp dụng một số phương pháp nổi tiếng như nghe chép chính tả, nghe take note (ghi chú) và nghe phản xạ.
“Cả 3 phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với những giai đoạn khác nhau. Phương pháp nghe chép chính tả giúp rèn được sự cẩn thận và bình tĩnh hơn mỗi khi làm bài. Đặc biệt với những bạn mới học nghe, sau một thời gian, cách học này sẽ giúp các bạn tiến bộ rõ rệt và có thể nghe được hầu hết các từ trong bài”, Phương nói.
Nhưng chỉ nghe được thôi là chưa đủ. Bài nghe IELTS còn yêu cầu thí sinh phải xử lý thông tin nhanh chóng để lựa chọn đáp án. Vì vậy, cần phải luyện thêm kỹ năng nghe take note và nghe phản xạ.
Nghe take note là nghe và ghi chép ngắn gọn nội dung chính; trong khi đó, nghe phản xạ là nghe hiểu ngay lập tức (khả năng tư duy bằng tiếng Anh). Phương cho rằng, đây chính là hai phương pháp nâng cao và là điểm mấu chốt để đạt mốc điểm IELTS Listening cao.
“Bản thân em đã tập trung ôn luyện phương pháp nghe phản xạ và có thể nghe hiểu nội dung bài khá nhanh. Việc này một phần do em thường xuyên xem phim, nghe nhạc Âu Mỹ và xem Youtube. Do có nhiều nội dung trên youtube không có Vietsub nên em vừa nghe vừa học và tiến bộ dần dần”.
Lộ trình nâng điểm IELTS Listening của Phương từ 5.0 lên 9.0 cũng bao gồm 4 chặng.
Ở giai đoạn “Làm quen” (mốc 5.0 - 5.5), Phương bắt đầu với phương pháp nghe chép chính tả. Nữ sinh thường luyện tập bằng cách chọn nghe những video dài khoảng 3 phút với chủ đề yêu thích; sau đó nghe từng câu và tập trung ghi chép lại tất cả những gì nghe được.
Với những đoạn không thể nghe, Phương thường bỏ cách hoặc ghi bằng phiên âm Tiếng Việt. Sau khi hoàn thành, Phương sẽ tự điền lại những chỗ trống bằng suy luận và vốn từ, vốn ngữ pháp đã có. Cuối cùng là nghe lại một lần nữa và hoàn thiện bài bằng màu mực khác.
“Sẽ có những từ mình biết nhưng vẫn không thể nghe được, do bản thân phát âm sai hoặc do nối âm nên khó nghe. Do đó, cần xem phát âm của từ điển và nghe lại đoạn ghi âm để rút kinh nghiệm”, Phương nói.
Đến giai đoạn “Lấy sức” (mốc 6.0 – 6.5), Phương bắt đầu làm đề thi thật ở bộ Cambridge IELTS. Nữ sinh đọc hiểu toàn bộ nội dung của bài nghe, tra nghĩa, cách phát âm của các từ mới xuất hiện trong bài, sau đó mới bắt đầu làm bài và kiểm tra đáp án.
Mỗi ngày, Phương luôn cố gắng làm một bài nghe trong sách Cambridge IIELTS 7-17 và tận dụng triệt để bằng cách “soi đi soi lại lỗi sai”, học từ mới và phần diễn giải câu trả lời. Song song với việc này, Phương vẫn duy trì nghe, chép chính tả.
Trong giai đoạn “Nước rút” (7.0), khi thấy bản thân đã nghe tốt, Phương ngừng chép chính tả và tập trung học cách nghe hiểu, xử lý thông tin thật nhanh, chính xác.
“Em thường ghi lại các thông tin khi nghe để tập nắm bắt nội dung, đồng thời cả những phần gây nhiễu, những 'cú lừa' mà IELTS Listening mang đến. Bài nghe luôn 'lừa' mình bằng cách nhắc đến rất nhiều thứ 'gây nhiễu'. Vì vậy, cần phải bình tĩnh, tập trung nghe - hiểu và chọn đáp án đúng”.
Cuối cùng là giai đoạn nhảy vọt (8.0+). Ở giai đoạn này, Phương bắt đầu nghe với tốc độ tăng dần từ x1.25 đến x1.75 để quen tai. Việc này nhằm giúp khi thi thật, tốc độ bài nghe trong phòng thi không làm khó được thí sinh.
“Luyện tập liên tục và xem lại lỗi sai, khắc phục điểm yếu trong giai đoạn này là cần thiết. Và điều quan trọng nhất khi thi, cần giữ đầu óc thoải mái, tập trung nghe và xử lý thông tin, điểm IELTS Listening cao sẽ nằm trong tầm tay”, Phương nói.
Nữ sinh nâng trình IELTS Listening từ 5.0 lên 9.0 chỉ trong 3 tháng
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 53: Thế giới tương lai kế thừa truyền thống dân tộc
Vị hiệu trưởng dặn dò học sinh 4 điều. Thứ nhất, mọi khó khăn đều có thể được chia sẻ, đừng ngần ngại nói ra những suy nghĩ, cảm xúc của mình với thầy cô, bạn bè hoặc người thân. Chia sẻ không chỉ giúp các em cảm thấy nhẹ nhõm hơn mà còn giúp tìm ra giải pháp tốt nhất cho những vấn đề mình gặp phải. Thứ hai, mỗi ngày là một cơ hội mới, nếu hôm nay các em cảm thấy chưa làm tốt, hãy tin rằng ngày mai sẽ là một cơ hội để các em cố gắng và hoàn thiện hơn. Thầy cô luôn tin tưởng vào tiềm năng và nỗ lực của các em.
Thứ ba, giá trị của tình bạn và sự tử tế, hãy luôn quan tâm, lắng nghe và giúp đỡ bạn bè xung quanh. Một cử chỉ tử tế, một lời động viên của các em có thể tạo nên sự khác biệt lớn lao trong cuộc sống của một người.
Thứ 4, đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ, nếu cảm thấy áp lực, buồn bã hay lo lắng, các em có thể tìm đến thầy cô ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hoặc đội ngũ tư vấn tâm lý. Thầy cô luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ các em.
Thầy Khương cũng nhắn học sinh rằng, “mỗi người đều đặc biệt và có giá trị riêng. Thành công không chỉ nằm ở kết quả học tập mà còn ở cách các em học yêu thương bản thân, đối mặt với khó khăn và lan tỏa niềm vui đến những người xung quanh".
Thầy cô kêu gọi đổi hoa quà cho mình bằng sách, vở cho học trò
Vì học sinh nghèo, nhiều hiệu trưởng ở TPHCM đã từ chối nhận hoa 20/11- một trong những ngày ý nghĩa nhất của người thầy. Ông Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị từ chối nhận hoa ngày 20/11 mà mong muốn xin một món quà khác để gửi tới học sinh.
Ông gửi thư cho mạnh thường quân, cơ quan, doanh nghiệp và nêu rằng hàng năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhà trường nhận được rất nhiều lẵng hoa chúc mừng. Tuy nhiên, số hoa này chỉ dùng trong vài ngày thì vứt bỏ, rất phí phạm. Năm nay tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, nhà trường mong quý mạnh thường quân, quý doanh nghiệp, tổ chức thay vì tặng hoa thì xin đổi sang tặng tập vở, sữa và trang thiết bị thể dục thể thao để nhà trường khen thưởng cho học sinh. Đóng góp dù lớn hay nhỏ đều là nguồn động lực cho trường và học sinh.
Lý do ông Lê Hồng Thái từ chối nhận hoa vì trường ở khu vực còn khó khăn, chưa có điều kiện để khen thưởng học sinh. Vì vậy, ông mong muốn, những lẵng hoa chúc mừng sẽ được đối tác quy đổi thành sữa, tập vở, hiện vật cụ thể để nhà trường khen thưởng, khích lệ học sinh tham gia các hoạt động bổ ích.
Năm ngoái, 89 học sinh khó khăn của Trường THCS Nguyễn Văn Luông (Quận 6, TPHCM) không thể mua được thẻ bảo hiểm y tế năm 2024. Giá trị mỗi thẻ là 680.400 đồng. Ông Đinh Phú Cường, Hiệu trưởng trường, đã viết thư ngỏ gửi cơ quan, doanh nghiệp, phụ huynh, mạnh thường quân xin được đổi quà là hoa và bánh kem trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sang thẻ bảo hiểm cho học sinh.
Theo ông Cường, các doanh nghiệp, phụ huynh thường tặng bánh kem và hoa cho nhà trường, giáo viên vào dịp 20/11. Nhà trường rất trân quý tình cảm này. Nhưng sau 1-2 ngày, nhiều lẵng hoa phải bỏ đi trong khi số tiền các đơn vị dùng để mua tặng là không nhỏ.
Ông Cường kể, sau khi thư ngỏ được chia sẻ, nhà trường nhận niềm vui bất ngờ. Trong trường, các thầy cô là những người đầu tiên góp tiền để mua thẻ bảo hiểm cho học sinh. Nhiều doanh nghiệp, phụ huynh, mạnh thường quân cũng tặng quà cho trường, với số tiền có thể mua được hơn 200 thẻ bảo hiểm. Con số này vượt xa sự mong đợi trong thư ngỏ là 89 thẻ bảo hiểm cho 89 học sinh khó khăn.
" alt="Những thầy cô từ chối hoa, quà để có sách, bút cho học trò"/>