Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 183.000 ca mắc mới và khoảng 122.000 ca tử vong do bệnh ung thư, trong đó chủ yếu là ung thư gan, phổi, vú.
Riêng ung thư phổi, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 26.000 ca mắc mới và 23.000 ca tử vong. Tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới gấp 3 lần ở nữ giới. Cứ 100.000 người dân Việt Nam thì có 36 nam giới và 12 nữ giới được chẩn đoán mắc ung thư phổi.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, nếu so sánh, số ca mắc mới và ca tử vong do ung thư phổixấp xỉ nhau. Đó là do tỷ lệ người bệnh phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn, lên đến 75%.
"Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh thấp và thời gian sống thêm của người bệnh rút ngắn. Trong khi đó, những người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, có tỷ lệ sống thêm 5 năm lên đến 65-90%”, ông Thuấn cho biết. Vì vậy, việc tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trên 90% người bị ung thư phổi là do thuốc lá
Dẫn chứng về mối liên quan giữa ung thư phổi và thuốc lá, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết số liệu từ Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) thấy rằng, người hút thuốc có khả năng mắc ung thư phổi cao gấp từ 15 đến 30 lần so với người không hút. Ngoài ra, khi tiếp xúc với khói thuốc thụ động, người không hút cũng hít phải các hợp chất gây ung thư, gây tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên 20-30%.
Còn theo Cơ quan Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, thuốc lá điện tử hay thuốc lá không khói cũng đã được chứng minh có chứa các chất gây ung thư và liên quan đến nhiều bệnh lý đường hô hấp khác. Điều tra toàn cầu về thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS) năm 2020 cho thấy, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá là 42,3% và 1,7% ở nữ giới là khá cao, và đặt ra những thách thức cho việc dự phòng ung thư phổi.
Lãnh đạo Bộ Y tế chia sẻ thông qua chiến dịch này, người dân hãy chủ động tìm hiểu và thực hiện thói quen khám tầm soát để phát hiện sớm ung thư phổi.
Bên cạnh đó, Giáo sư Thuấn kêu gọi người dân "hãy cùng nói không với thuốc lá", người chưa hút thì không nên hút; người thân, bạn bè, những người xung quanh nên khuyên người hút thuốc từ bỏ dần tiến tới từ bỏ thuốc lá, cùng nhau tạo ra môi trường không khói thuốc tại nhà, nơi làm việc và nơi công cộng, duy trì chế độ ăn cân đối, luyện tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe.
5 nhóm người liên quan đến hút thuốc cần được sàng lọc ung thư phổi định kỳ:- Người có tiền sử hút thuốc lá, đặc biệt từ 20 năm trở lên.
- Người trên 50 tuổi và từng có thời gian hút thuốc (trên 10 năm).
- Người hút thuốc > 20 bao/năm (số bao/năm được quy đổi bằng số bao hút trung bình một ngày x số năm hút thuốc. Ví dụ: 1 ngày hút 1 bao, trong 20 năm được quy đổi là 20 bao/năm; một ngày hút 2 bao, trong 10 năm cũng được quy đổi là 20 bao/năm).
- Người hiện vẫn đang hút thuốc hoặc mới bỏ trong vòng 15 năm.
- Người hút thuốc lá thụ động (người thân, vợ chồng, con cái…) của người hút thuốc lá.
(Nguồn: Bệnh viện K)
" alt=""/>Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Trên 90% người bị ung thư phổi là do thuốc lá'Vì kết hợp khá nhiều việc vui như vậy nên những chuyến về nhà này tôi luôn háo hức chờ mong. Thực sự, suốt 6 năm vào vai “gà trống nuôi con”, nhìn con trưởng thành vào mỗi dịp tháng 9, bước chuyển sang tuổi mới, nghe con bập bẹ hát “Happy birthday…”, tôi không khỏi xúc động.
Nhiều người bảo, lứa tuổi 1 đến 6 là tối quan trọng trong việc phát triển cả thể chất và tâm hồn của một con người. Do vậy, tôi dành nhiều thời gian tìm hiểu, chia sẻ lại cách nuôi dạy, bảo ban con theo cách tích cực nhất cho người chăm sóc trực tiếp - bà nội của con.
Câu chuyện hai bà cháu thủ thỉ, sẻ chia chuyện vui mỗi ngày được tôi khuyến khích. Từ nhỏ, khi con đi chơi, tôi đã luôn hỏi về niềm vui con nhận về, khuyến khích con cảm ơn và chia sẻ lại một phần món quà mình nhận với người thân gần cũng là bài học mỗi ngày.
Có lẽ vì thế, cậu con trai tôi khá tình cảm trong khi trò chuyện, biết quan tâm tới người khác. Ánh mắt lo lắng khi tôi hoặc bà nội mệt, hành động pha một ly nước, xới một chén cơm và “mời ba”, “nội ăn đi nội” chính là món quà tôi nhận được từ con.
Con cái trưởng thành với sự khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc, tử tế chính là một cách “trả ơn” công lao sinh dưỡng của bố mẹ.
Một vị thầy nói với tôi như thế và bảo, “con thử quán niệm, có những đứa trẻ đã đến và ‘hành’ bố mẹ khổ sở trăm bề, thậm chí tán gia bại sản, suy kiệt tinh thần, mất hết sự nghiệp… để từ đó nhớ biết ơn con mình lành mạnh cả thể chất lẫn tâm hồn”.
Sự quán chiếu ấy thật sâu sắc. Vì thực ra, con cái đến gắn với ta cả đời, là mối quan hệ mặc nhiên phải thương lo, cần được thương lo cho đến cuối đời trong khả năng cao nhất có thể.
Tất nhiên, trong cuộc đời, cũng có những mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái tồn tại cả những mâu thuẫn, trái tính khó dung hòa, và đôi khi là một sự chịu đựng. Vị thầy lại nhắc về những sự thật mà để hóa giải, mỗi người trong cuộc phải hiểu, thương gấp nhiều lần bình thường, để chịu đựng mà không oán trách, vì oán trách sẽ khổ đau và chỉ là cách ta tự giam mình.
Tôi luôn thầm biết ơn các gạch nối của mình vẫn còn nhẹ nhàng với nhau hoặc nếu có “ách tắc” cũng sớm được hóa giải. Tôi nghĩ về những người thân nhất của mình, trong đó có con trai, cậu bé bước vào tuổi lên 6 bắt đầu có những tư duy độc lập, phản biện lại và biết thương, thích và không thích một cách rõ ràng hơn, để tiếp tục học làm ba, thực hành để trở thành bạn của con.
“Trung thu ni ba về không ba?”, cậu bé hỏi qua cuộc gọi video cuối tuần. Tôi bảo “năm nay cho ba vắng mặt nha”. Rồi tôi giải thích, nói cho con nghe về bão, lũ, về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn.
Ta không gặp nhau không phải vì đường xa mà khoản tiền thay vì mua vé về đó, sẽ được gửi đi vài nơi, sẻ chia với đồng bào gặp thiên tai. “Rứa hả ba?”, con hỏi.
Tôi không biết con có hiểu về những sẻ chia tinh thần, vật chất dù nhỏ nhưng chân thành sẽ giúp người ta được an ủi không. Tuy nhiên, tôi cứ làm một cách kiên trì theo phương châm “ít thôi nhưng đều đặn”.
Mai mốt, có thể đến Trung thu năm sau, năm sau nữa… khi con lớn và hiểu chuyện hơn, tôi sẽ nói nhiều hơn với con. Tất nhiên, những bài học cũng cần “ít thôi nhưng đều đặn”. Ông bà mình bảo, mưa dầm thấm lâu nhưng sâu. Cái con người cần là tưới tẩm những hạt mầm thiện lương mỗi ngày bằng chính sự tử tế của những người lớn uy tín bên cạnh.
Đó có thể là thầy cô, là ông bà hay bố mẹ. Nói và làm đi đôi có lẽ là bài học giá trị không chỉ trong chuyện đưa một bức hình “chuyển khoản thành công” trong mùa “lửa bỏng” này…
Làm thủ tục trên đảo, kết quả trả về tận nhà
Đầu giờ chiều ngày 23/4/2016 dù trời rất nắng nhưng hàng trăm người dân huyện đảo Lý Sơn vẫn kéo đến trụ sở UBND xã An Vĩnh. Họ tới đây để làm thủ tục đổi giấy phép lái xe (GPLX) tại chỗ và được chuyển kết quả tận nhà nhưng chỉ mất có 20.000 đồng.
Do được nhắn tin và phát loa hướng dẫn trước đó nên hồ sơ bà con mang đến khá đầy đủ, có người thiếu ảnh thì được ban tổ chức bố trí chụp ngay tại chỗ miễn phí, để hoàn tất.
![]() |
Người dân huyện đảo Lý Sơn đến điểm cấp đổi GPLX lưu động làm thủ tục rất đông vì không phải đi xe, tốn ít chi phí.Ảnh: Nam Long |
Đến UBND xã nộp hồ sơ cấp đổi GPLX, ông Nguyễn Thanh Liêm (xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn) chia sẻ: “Tôi đã 63 tuổi rồi, cũng không định đi đổi GPLX đâu nhưng thấy thông báo thủ tục tiện quá, lại trả tại nhà mà mất có 20.000 đồng nên tôi mới đi làm”.
Trước đây, theo thủ tục cũ, ông Liêm phải đến Sở Giao thông Vận tải ở trong đất liền và mất một ngày đi nộp hồ sơ, một ngày nhận kết quả với tổng cộng quãng đường đi, về cho 2 lần là 200 km. Là người già nên tiền đi tàu một chiều được giảm, ông Liêm cũng mất tới 80.000 đồng/lần, xe đò mất 25.000 đồng; tổng cộng cho cả 2 lần đi về nộp hồ sơ và nhận GPLX mới, chi phí là 420.000 đồng (gấp 21 lần so với thủ tục mới).
Đối với những người khác, chi phí sẽ cộng thêm 50.000 - 60.000 đồng cho 4 lần đi tàu vì giá bình thường là 90.000-95.000 đồng/lần.
Trên thực tế, việc cấp đổi GPLX tại chỗ, giúp người dân huyện đảo Lý Sơn không phải vào đất liền và trả kết quả tại nhà được thực hiện là nhờ sự kết hợp giữa Sở Giao thông Vận tải Quảng Ngãi và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).
Theo đó, Viettel giúp tỉnh Quảng Ngãi xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin (cả phần mềm và phần cứng) cho việc cấp đổi GPLX và đoàn thanh niên của Sở Giao thông Vận tải cùng Đoàn thanh niên Bưu chính Viettel Quảng Ngãi cùng phối hợp tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ lưu động tại địa phương.
Ông Hoàng Hà Việt Phương, Bí thư Đảng uỷ, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Việc cấp đổi GPLX lưu động, trực tiếp tại địa phương sẽ giảm tải cho bộ máy, tránh cảnh người dân phải xếp hàng, chờ lâu, giảm thiểu chi phí và mang lại lợi ích cho người dân là mục tiêu hàng đầu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có thêm thời gian thực hiện các công việc khác tốt hơn và hiệu quả hơn. Cũng qua cách làm này, người dân sẽ có cái nhìn mới về các dịch vụ hành chính công ở tỉnh Quảng Ngãi”.
Vị phó giám đốc Sở nhấn mạnh: “Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân là mục tiêu hàng đầu. Vì thế, chúng tôi quyết định mở điểm cấp đổi GPLX lưu động tại Lý Sơn vào cuối tuần (bình thường công chức không làm việc cuối tuần- PV) để bà con thuận tiện hơn”.
Cấp đổi GPLX lưu động ở 15 tỉnh thành
Theo kế hoạch, tổng số lượng GPLX cần cấp đổi tại Quảng Ngãi đến năm 2020 là 300.000 chiếc (mỗi năm khoảng 60.000). “Nếu không thành lập các điểm cấp đổi lưu động như thế này, công việc cấp đổi cho người dân sẽ bị quá tải ở Sở Giao thông Vận tải và chúng tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao”, ông Việt Phương cho biết.
Vị phó giám đốc cho biết thêm, trong năm 2016-2017, Sở này triển khai các dịch vụ hành chính công trực tuyến cấp độ 3 và từ 2018-2020 sẽ tiến lên cấp độ 4 (người dân chỉ ngồi nhà khai báo hồ sơ qua mạng, gửi lên cơ quan quản lý và sau đó nhận kết quả tại nhà).
“Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của Bưu chính Viettel, chúng tôi đã thực hiện luôn dịch vụ công trực tuyến tương đương cấp độ 4 với cấp đổi GPLX ngay từ năm 2016”, ông Việt Phương nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đắc Luân, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viettel cho biết, từ tháng 5/2016, công ty này sẽ phối hợp với 15 tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX lưu động và trả kết quả tại nhà.
“Đây là một chương trình Viettel thực hiện cùng với các địa phương nhằm hiện thực hoá chủ trương của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản hoá các thủ tục hành chính công cho người dân”,ông Luân chia sẻ.
Ông Luân bổ sung thêm: “Chúng tôi rất may mắn khi được làm việc với Sở Giao thông Vận tải Quảng Ngãi bởi các lãnh đạo và cán bộ của Sở rất nhiệt tình và luôn đặt mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân lên đầu tiên. Cũng nhờ thế, công việc được triển khai nhanh và đạt chất lượng cao”.
Khánh Linh
" alt=""/>Giải mã điểm sáng hành chính công trực tuyến ở Quãng Ngãi