Vậy là tiền ăn, tiền lương đôi khi được phung phí vào game theo một cách rất riêng, dù chẳng khiến cho nhân vật khỏe hơn là bao nhiêu. Nhưng thích là được, chẳng ai cấm cản được mình mua đồ ảo cả, vì tiền của mình mà, tiêu ra sao là việc mình, game thủ thường nói như vậy.
Nhắc đến đồ ảo cũng phải đề cập ngay đến những ông chơi CS:GO, trong đó, một lần nữa lại có cả tôi. Một skin AK47 hay những skin dao dù chẳng có lợi ích gì trong combat, nhưng lại đẹp đến mức chỉ muốn xuất tiền mua ngay và nhanh, bất chấp hậu quả là... cả tháng phải ăn mỳ trừ bữa.
Chạy đua vũ trang phần cứng máy tính
Giờ đây người người mua máy tính chơi game, nhà nhà sắm case khủng tản nhiệt nước, vậy là thị trường máy tính Việt Nam ngày một nóng lên chỉ bằng những khoản đầu tư của những kẻ lắm tiền mê chơi game tại xứ sở này, bên cạnh những cỗ máy tính mà các công sở đặt mua phục vụ dân văn phòng, và liên quan hơn một chút, đó là những dàn máy tính các quán net mua về ngày một nhiều để chiều chuộng các "dân chơi".
Tại Việt Nam, hầu hết các đại lý và nhà phân phối đều nhìn nhận được xu hướng mới của thị trường được hình thành trong năm 2015 là sự lên ngôi của các dòng sản phẩm cao cấp. Thực tế này cho thấy người dùng cá nhân hay đối tượng kinh doanh cyber game sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho hệ thống máy tính của họ.
Và chỉ cần thay một con chip, đổi cái mainboard, hay tậu một bộ RAM mới là game thủ đã có thể tiêu béng cả chục triệu trong 1 nốt nhạc rồi. Chơi game có mượt hơn bộ máy trước hay không vẫn còn là dấu hỏi, nhưng nhu cầu "oai" cứ phải được đáp ứng trước đi đã. Vậy là game thủ lại phải uống nước lọc cầm hơi vì trót mê phần cứng máy tính.
Mua keycap bàn phím cơ
Bên cạnh việc sở hữu cho mình một chiếc bàn phím cơ đắt tiền, game thủ nước nhà cũng có được cho mình rất nhiều "mánh" để biến tấu cho chiếc bàn phím, biến chúng trở thành một món đồ đậm phong cách cá nhân, mô tả được bản thân của chính chủ nhân của chúng.
Từ việc mod LED lập lòe, cho tới lắp o ring để gõ phím bớt ồn vào ban đêm. Nhưng trong số những thú chơi mà bạn có thể làm với một chiếc bàn phím cơ, thì "chảnh" nhất, mà cũng là đắt tiền nhất chính là những chiếc keycap cao cấp, nhưng nút bấm chỉ mang tác dụng che chắn cho switch cơ học, giúp người dùng dễ dàng gõ phím hơn.
Phàm đã là một thú chơi, giống như độ PC, hay âm thanh, hoặc những thú chơi khác, giá tiền để người chơi có thể bước chân vào cuộc chơi keycap đôi khi rất rẻ, chỉ vài trăm nghìn Đồng. Thế nhưng càng lên cao, càng khám phá ra nhiều mẫu keycap độc, lạ, đẹp, hợp gu của bản thân, thì khoản tiền bỏ ra cho những nút nhựa không hơn không kém đôi khi lại bỏ xa số tiền trước đó chúng ta mua những chiếc bàn phím cơ đủ kích cỡ, đủ thương hiệu.
Thế nhưng với những tên tuổi khác, mà trong đó phải kể tới HolyOops, thì cái giá bạn phải bỏ ra là rất khác. Cũng rơi vào khoảng 700 đến 800 nghìn Đồng, thậm chí có thể lên khoảng 1 triệu Đồng, thế nhưng số tiền bạn bỏ ra chỉ có thể mua được duy nhất... 1 nút mà thôi.
Cảnh giới cuối: Chơi âm thanh
Chơi game chán thì làm gì? Câu trả lời quá rõ ràng, không phải đứng dậy ra ngoài cho thoáng đâu mà là... xem phim, nghe nhạc. Mà muốn nghe nhạc hay thì phải làm gì, khi những chiếc tai nghe rẻ tiền đã không còn phục vụ được bản thân những game thủ có đôi tai bạc, tai vàng? Cách duy nhất: Bỏ tiền mua audio gear khủng.
Nghe chán tai nghe giá bình dân thì phải chuyển lên Sennheiser giá vài triệu. Mà vài triệu mua HD650 về cũng chưa chắc đã nghe được ngay vì phải mua ampli về nghe mới hay, rồi nghe chán tai nghe này, lại phải đổi sang tai nghe mới, lại muốn mua tai nghe vài chục triệu. Mà vài chục triệu thì cả tháng sẽ ăn gì uống gì? Câu hỏi này tôi xin nhường lại cho chính các bạn độc giả!
" alt=""/>Những kiểu chơi ngông có thể khiến game thủ Việt tan gia bại sảnStatCounter coi kết quả thống kê mới công bố là "một cột mốc quan trọng trong lịch sử công nghệ thế giới", kết thúc một kỷ nguyên khi hệ điều hành Windows của Microsoft giữ vai trò thống trị ở hầu hết các thiết bị di động và để bàn có kết nối Internet. Như vậy, Android của Google hiện đã soán ngôi của Windows, trở thành hệ điều hành phổ biến nhất với người dùng Internet khắp toàn cầu.
StatCounter phát hiện, trong tháng 3, Android đã vươn lên vị trí hàng đầu, giành được 37,93% thị phần thiết bị kết nối Internet, trong khi Windows lần đầu tiên mất "ngôi vương", chỉ còn 37,91% thị phần.
Điều đáng chú ý là xu hướng phát triển của hai hệ điều hành, thể hiện qua biểu đồ trên. Trong khi Windows liên tục giảm thị phần từ 82% trong năm 2012, Android không ngừng tăng lên trong cùng khoảng thời gian 5 năm qua, từ còn số 2,2% khởi đầu khiếm tốn.
Lý giải về thay đổi trên, Tổng giám đốc điều hành StatCounter Aodhan Cullen cho rằng, "đột phá" của Android không chỉ bắt nguồn từ sự tăng trưởng của smartphone khắp thế giới (khiến nhiều người dùng thiết bị di động kết nối Internet hơn), mà còn do sự sụt giảm về số lượng máy tính để bàn truyền thống bán ra thị trường.
Đại diện của Microsoft hiện từ chối bình luận về thông tin Android vượt mặt Windows, song nhấn mạnh: "Chúng tôi hài lòng rằng, hiện hàng tháng có hơn 400 triệu thiết bị đang hoạt động chạy Windows 10 và quan trọng hơn Windows 10 có mức hài lòng về sản phẩm cao nhất so với mọi phiên bản Windows trước đây".
Tuấn Anh(Theo CNET)
" alt=""/>Android đánh bại Windows, thành HĐH phổ biến nhất InternetĐây cũng là trận đấu đánh dấu sự tỏa sáng cực kì đúng lúc của người đi rừng bên phía EDG, Clearlove. Trong tình trạng mà EDG đang thiếu hụt nghiêm trọng về mặt nhân sự, khi Koro1 và PawN đang gặp vấn đề về sức khỏe thì những sự thay thế lần lượt là mouse cùng Scout vẫn là một dấu hỏi rất lớn. Còn về phía xạ thủ Deft, tuyển thủ này vẫn chưa thể hiện đúng tầm cỡ và đẳng cấp của anh khi mà EDG rơi vào thế khó…
Hiện EDG vẫn đang bất bại ở Bảng A và chắc chắn ở ngôi đầu với hệ số 4-0. Ở Tuần 3 của vòng bảng LPL Mùa Hè 2016, đội đương kim Á quân sẽ còn phải chạm trán với Game Talents đang bám rất sát ở ngay phía sau.
Trong khi đó, trận thua trước EDG khiến cho iG đang có cùng hệ số 2-2 với Snake eSports – đội tuyển sẽ gặp họ sau đây hai ngày (11/6).
June_6th
" alt=""/>[LPL Mùa Hè 2016] EDG xây chắc ngôi đầu Bảng A