Được công nhận là phường suốt 7 năm qua, song việc đặt tên đường, gắn số nhà vẫn chưa được triển khai...Được công nhận là phường suốt 7 năm qua, song việc đặt tên đường, gắn số nhà ở 5 phường của Q.Hà Đông là Yên Nghĩa, Phú Lương, Đồng Mai, Biên Giang, Dương Nội (Hà Nội) vẫn chưa được triển khai khiến người dân gặp khó. Nhiều chuyện dở khóc dở cười cũng từ đây mà ra.
 |
7 năm lên phường vẫn chưa được cấp số nhà (Ảnh chụp tại khu nhà các hộ dân phường Yên Nghĩa) |
7 năm nhà chưa có số, phố không tên
Ghi nhận của PV Báo Giao thôngtại 5 phường Yên Nghĩa, Phú Lương, Đồng Mai, Biên Giang, Dương Nội thuộc quận Hà Đông, từ khi được công nhận là phường, cơ sở hạ tầng đã từng bước được đầu tư xây dựng. Các tòa nhà chung cư mọc lên san sát. Hàng loạt khu trung tâm mua sắm được mở ra. Thế nhưng, một điều khá bất ngờ là các tuyến đường ở đây vẫn chưa có tên. Còn nhà thì không có số.
"Trước đây, mỗi năm HĐND họp sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài của các tuyến đường một lần. Tuy nhiên, những năm gần đây, do tốc độ mở đường mới ngày càng nhiều, vì vậy sẽ có 2 lần họp biểu quyết vào tháng 6 và tháng 12 về đặt, đổi tên đường phố”. Ông Tạ Hồng Chung Phó trưởng Phòng quản lý Đô thị quận Hà Đông |
Ông Nguyễn Công Huấn, (thuộc tổ dân phố số 15, Yên Nghĩa) bộc bạch: “7 năm rồi cứ gọi là phường cho oách nhưng vẫn là nhà không số, phố không tên. Mỗi lần người thân, hay thợ sửa chữa liên hệ lại phải chật vật để hướng dẫn. Nhiều khi vì không có tên đường, số nhà chúng tôi đành bất lực chọn khu vực trường học hay chùa chiền làm điểm hẹn”.
Chị Nguyễn Thị Thơ, Tổ dân phố số 7, phường Đồng Mai chia sẻ nhiều lần người thân, bạn bè đến chơi, nhưng không biết chỉ đường cho họ thế nào. Đành lấy tên một số địa chỉ “nổi tiếng” trong tổ dân phố như: Tên quán nước, trường học để bạn bè khi đến có thể hỏi đường. Mỗi lần như vậy, người nhà phải phân nhau ra đón rất khổ sở.
Cũng như vậy, các nhân viên dịch vụ chuyển phát nhanh, những người vận chuyển hàng hóa… cũng luôn “vã mồ hôi hột” vì tìm nhà. Chiều ngày 22/7, anh Nguyễn Văn Hùng, nhân viên Siêu thị BiBomart (Hà Đông) chở đồ lỉnh kỉnh trên xe, đứng ngơ ngác trước cổng Trường Tiểu học Yên Nghĩa để hỏi đường. Dù đã gọi cho khách hàng tới gần chục cuộc vẫn không tìm thấy nhà, đường vòng vèo đã vậy nhà còn không số. Đi tới đi lui, anh nhân viên đành chọn quán nước gần Trường Tiểu học Yên Nghĩa chờ khách ra đón.
Chưa đủ điều kiện đặt tên phố
Trao đổi với Báo Giao thôngvề thực trạng trên, ông Nguyễn Bá Phùng, Chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa cho biết, từ tháng 12/2003, xã Yên Nghĩa được tách từ huyện Hoài Đức để sáp nhập vào TX Hà Đông. Ngày 18/7/2009, phường Yên Nghĩa được thành lập. Sau đó, cũng nhiều lần phường gửi công văn đề nghị lên quận để đặt số nhà cho các hộ dân. Tuy nhiên, theo quy định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng phải xác lập ngân hàng tên đường. Trên cơ sở đó sẽ lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn, các tổ chức hội đoàn thể trước khi trình HĐND quận thông qua. Tuy nhiên, việc đề xuất tên các tuyến đường cũng chưa rõ ràng, đặt tên chồng chéo, dẫn đến thủ tục hồ sơ chưa thống nhất.
“Hiện chúng tôi đang triển khai các thủ tục đề xuất để có thể sớm hoàn thiện số nhà cho người dân”, ông Phùng nói.
Ông Nguyễn Công Thoan, Chủ tịch UBND phường Đồng Mai cũng cho biết, ngay từ năm 2012, 18 tổ dân phố đã đề xuất, thống nhất đặt tên đường phố và gửi công văn lên phường, phường gửi lên quận và quận cho biết đang triển khai. “Đang triển khai đến cả 5 năm rồi mà người dân vẫn chưa có tuyến phố, số nhà”, ông Thoan bức xúc.
Về vấn đề này, ông Tạ Hồng Chung, Phó trưởng phòng Quản lý Đô thị quận Hà Đông cho biết, các phường nội đô thuộc quận đều đã có số nhà, riêng chỉ có 5 phường ở ngoại ô chuyển từ xã lên phường chưa có. Nguyên nhân các phường trên chưa có số nhà do các phường chưa đủ điều kiện để đặt tên phố, muốn đánh số nhà phải đặt tên phố. Không đặt tên phố chúng tôi không có căn cứ để đặt tên số nhà hay các ngõ.
Cũng theo ông Chung, việc đặt tên phố phải đúng quy trình. Trước tiên cần có đề xuất của địa phương. Trên cơ sở đó, Sở Văn hóa thông tin du lịch (VH,TT&DL) sẽ xem xét trong ngân hàng dữ liệu theo thứ tự ưu tiên: Tên gọi cũ, địa danh, di tích lịch sử, danh nhân… Tiếp theo sẽ có liên ngành cơ quan chức năng gồm Sở GTVT, Sở VH,TT&DL, Sở Xây dựng, các ban, ngành của thành phố... khảo sát xem đặt tên phố hay đường. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, Hội đồng tư vấn sẽ xem xét lại và lấy ý kiến của người dân. Bước cuối cùng, cần thông qua cuộc họp HĐND và ký quyết định.
Theo Báo Giao thông
" alt=""/>Dở khóc dở cười nhà không số, phố không tên

Người tham gia nhóm cộng đồng cần tuân thủ theo quy tắc: "Trong nhóm này, chúng ta đều là kiến. Chúng ta làm việc và phục vụ kiến Chúa".
Thành viên được yêu cầu lịch sự, thân thiện với mọi người, hạn chế những chủ đề về chính trị, nội dung thù địch hoặc kích động bạo lực và gọi tên nhau bắt đầu bằng từ "kiến", ví dụ "kiến Travis".
Thoạt nhìn, nhóm Facebook này trông giống như những thứ kỳ quặc thường xuyên xuất hiện trên Internet khác. Tuy nhiên, 1,9 triệu thành viên của nhóm đang tạo nên một cộng đồng đáp ứng được nhu cầu kết nối cơ bản của con người.
 |
Nhóm "Tất cả hãy đóng giả làm kiến trong cùng một hang" có hơn 1,9 triệu thành viên, một số bài đăng đạt hàng nghìn bình luận. Ảnh: Chụp màn hình. |
Con người luôn cần một cộng đồng
"Con người là một loài động vật sống theo bầy. Chúng ta cần thuộc về một cộng đồng nào đó. Trong trường hợp này là một cộng đồng rất đơn giản", Erin Dupuis, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Loyola New Orleans cho biết. Trước đó, giáo sư Dupuis đã thực hiện nhiều nghiên cứu về lợi ích xã hội khi tham gia các trò chơi nhập vai có sự tương tác của nhiều người.
Tyrese Childs, người thành lập nhóm cộng đồng này, cho biết anh bắt đầu xây dựng nhóm từ tháng 6/2019. Ban đầu, Childs chỉ nghĩ đây là một nhóm "vừa ngốc nghếch, vừa vui". Thế nhưng hết mùa hè năm ngoái, nhóm đã có hơn 10.000 thành viên.
"Trong giai đoạn phải liên tục ở nhà vì Covid-19, người dùng Internet muốn thoát khỏi cuộc sống thực tại. Trong nhóm này, mọi người không cần là chính mình, không cần phải lo lắng vì những vấn đề trong cuộc sống", Childs giải thích về việc nhóm có số lượng người tham gia tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm.
Dupuis cho biết bà không ngạc nhiên với sự phát triển của nhóm "đóng giả" kiến, đó là nơi mọi người cùng nhau "làm việc" để xây dựng nên một xã hội chung.
Trở thành mục tiêu nghiên cứu khoa học
Nhóm cộng đồng Facebook với gần 2 triệu thành viên đóng vai kiến hiện cần khoảng 100 quản trị để sàng lọc và phê duyệt hàng nghìn bài viết đúng quy định mỗi ngày. Họ có nhiệm vụ bảo vệ "hang kiến" tránh xa tác động của cuộc sống loài người càng nhiều càng tốt.
"Tôi thường xuyên gặp khó khăn trong việc giải thích cho người khác về công trình nghiên cứu của mình. Không chỉ có tôi, nhóm cộng đồng này là mục tiêu nghiên cứu của nhiều nhà sinh vật học khác", Katie Baudier, còn được biết đến với tên gọi "Kiến Katie", nghiên cứu sinh về đề tài phòng thủ xã hội ở côn trùng tại Đại học Arizona, Mỹ cho biết.
 |
Một thành viên chia sẻ bình nước mini cho những thành viên "đóng giả" kiến khác. Ảnh: Chụp màn hình. |
"Có rất nhiều thứ để học về loài kiến, như việc đa số cá thể kiến phải làm việc là con cái, nhưng thành viên trong nhóm cộng đồng này là nam giới. Đó là sự khác biệt về ý thức giới tính trong xã hội loài người khi áp dụng vào loài kiến", Baudier cho biết thêm.
Những khác biệt nhỏ về cách xưng hô hoặc phân công lao động trong nhóm là những ví dụ rất cụ thể để nghiên cứu thêm về xã hội của các loài côn trùng.
"Thật không thể tin nổi là một ý tưởng được bắt đầu như một trò đùa, lại mang đến đến ý nghĩa cho nhiều người đến vậy", Childs thừa nhận.
(Theo Zing)

Tương lai khó đoán của Facebook
Facebook sẽ chịu tổn thất từ chiến dịch tẩy chay quảng cáo hay tiếp tục "vững như bàn thạch" nhờ các cơ hội mới?
" alt=""/>Nhóm Facebook đóng giả làm kiến thu hút 1,9 triệu thành viên