Suốt hai ngày hôm nay, những người lạ mặt tôi gặp trên đường đến trường, những người mà trước giờ tôi không hề để ý cuộc nói chuyện của họ, đều có một tiếng nói chung: Họ đều lo lắng về một con virus mà mắt con người chúng ta không hề thấy.
Trong tiếng xì xào đó, thay vì trấn an tinh thần của nhau như cách mà tôi thấy rất nhiều người ở Việt Nam đang làm ở thời điểm này, những sinh viên ở Mỹ đều phàn nàn về rất nhiều vấn đề từ A-Z. Rằng trường tôi nên đóng cửa ngay lập tức, họ không hề muốn đi học. Họ hi vọng rằng bài kiểm tra ABCD sẽ được dời lại.
Có những bạn lại suy nghĩ ngõ cụt rằng “Bọn họ nghĩ học online thì có thể xong sao. Không phải ai cũng có cùng một kiểu học như nhau. Tốt nhất là nghỉ hết học kì này đi cho xong”.
Có những sinh viên lại nói rằng “Nếu UConn cho nghỉ, nhà trường phải hoàn tiền lại cho họ”, rồi nào là “Những sinh viên nghèo và học sinh quốc tế không có tiền để về nhà lúc này thì sao”…
Mặc cho dịch bệnh vẫn chưa có hồi kết, các bạn sinh viên năm cuối của tôi lại bối rối về việc tốt nghiệp và công việc.
Mạng xã hội của tôi là cuộc bùng nổ của sự nổi giận, phóng đại cho một sự việc chưa có một tiếng nói nhất định. Hơn hết, ở nơi tôi đang học, chúng tôi chưa vượt qua cũng như giải quyết được việc trường tôi đã có hai vụ tự tử vì trầm cảm từ giữa năm 2019 và một sự việc phân biệt chủng tộc nổi tiếng đến nỗi lên báo quốc gia. Tôi khó mà tập trung làm được việc gì vì dường như không khí xung quanh của chúng tôi chùng xuống.
Đây là lúc chúng ta không thể ví von “Nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò” nữa. Mà đó là một hệ quả của xã hội khi chúng ta luôn nhìn vào những con số lạnh lùng của sự hoàn hảo trong giáo dục.
Những đứa bạn học của tôi dần mất đi sự tích cực ở môi trường trường lớp. Giáo dục thành một chỗ xúc tác cho chướng ngại. Đến khi sức khoẻ của con người bị đánh đổi, họ không hề thông cảm cho những người điều hành giáo dục. Thậm chí, khi nghe rằng nghiên cứu khoa học sẽ vẫn được diễn ra, rất nhiều sinh viên trường tôi phàn nàn. Bởi vì đằng sau đó, rất nhiều dự án nghiên cứu được tiến hành không công bởi sinh viên.
Tôi cũng là một trong những sinh viên đó. Sự bắt nạt từ những sinh viên khóa trên với sinh viên khóa dưới ở khuôn viên phòng thí nghiệm, sự chi li tính toán giữa người làm giáo viên với nhau, cuộc đua không ngủ để học giữa các sinh viên là một chuyện muôn thuở không chỉ diễn ra ở trường tôi mà ở khắp mọi nơi ở nước Mỹ cũng như toàn thế giới.
Ở thời điểm này, tôi ước hệ thống giáo dục có thể đẩy con người đối xử với nhau tốt hơn. Là một người yêu khoa học và lịch sử, theo tôi được biết, khi Edward Jenner sáng chế ra vắc xin, ông đã quan sát những cô gái chăn bò và nhận ra rằng hệ kháng sinh của họ đã ghi nhớ tế bào của virus và có cách để phảng khán lại virus đó nếu chúng định xâm nhập cơ thể người thêm một lần nữa. Giáo dục nên là như thế, ở mọi đỉnh cao cũng như cùng cực, nâng đỡ xã hội đi lên bằng sự tận tâm và quan sát của mình.
Khi nghe những tiếng xì xào giận dỗi vì hiệu trưởng trường đại học của tôi chưa thông báo cho học sinh nghỉ, tôi nghĩ ngay đến những người đang thèm khát vị trí của tôi, đó là tôi được đi học.
Khi một diễn đàn trên reddit.com của trường tôi xuất hiện rất nhiều tin giả về một sinh viên bị nhiễm virus corona, lúc đấy tôi chả biết mình muốn gì. Tôi không hề đồng lòng với những suy nghĩ tiêu cực của bạn bè xung quanh trong thời điểm này. Trong lúc quẫn túng giữa sức khoẻ, thành tích, dịch chuyển, tôi mong họ có thể kiên nhẫn chờ đợi và vẫn tiếp tục cuộc sống thường ngày của sinh viên. Đồng thời, tôi cũng ước trường tôi có thể lên kế hoạch giúp chúng tôi tiếp tục được học và được nghiên cứu dù là từ xa. Dẫu sao, tiền học phí của tôi gấp 3 lần sinh viên bản xứ, tôi cũng phải học cho ra đầu ra đũa.
Tôi nghĩ đại dịch này là dịp giáo dục có thể thay đổi những gì cũ kỹ mà nó đang mang trên mình. Giáo dục phải là một nơi mà khi đại hạn xảy ra, con người vẫn có điểm tựa tinh thần để đi lên.
Sắp tới, ở giai đoạn đại dịch này, khi mà giáo dục trở nên điện tử hoá, ít tương tác giữa người với người hơn, chúng ta sẽ cần phải thay đổi cách trao đổi qua điện tử sao cho đàng hoàng, ít hiểu lầm và dễ “nhìn” hơn. Vì con người vốn là động vật thích giao tiếp, chúng ta suy nghĩ đến những điều người khác nói ở mọi giây phút.
Đây cũng là một dịp mà hệ thống giáo dục phải dạy cho sinh viên, học sinh cách ứng xử với thông tin đại chúng. Bớt “hiệu ứng đám đông”, bớt tin vào “giật gân” và tham khảo những tin tức uy tín đúng lúc, đúng chỗ nhiều hơn.
Đây cũng là một dịp mà hệ thống giáo dục có thể thay đổi thói quen tiêu dùng của những người còn ngồi trên ghế nhà trường. Chúng ta phải đối xử với mẹ thiên nhiên như cách chúng ta nâng niu mạng sống của mình.
Điều cuối cùng giáo dục có thể làm đó là tiếp tục cung cấp kiến thức và thúc đẩy sự sáng tạo. Có kiến thức, có sự nhất định chúng ta mới tìm cách bớt “lo lắng” và “vui hơn”.
" alt=""/>Nỗi lòng du học sinh Việt Nam khi Mỹ đối mặt với đại dịchĐây là thông tin được TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Ytế cho biết tại hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí nhân sự kiện hệ thốngquản lý quốc gia về vắc xin của Việt Nam được WHO công nhận đạt tiêu chuẩn quốctế (NRA).
Với chứng chỉ NRA, đồng nghĩa các vắc xin sản xuất tại Việt Nam có đủ điềukiện để tiền thẩm định trước khi xuất khẩu.
Theo ông Cường, để đạt được chứng chỉ NRA, Việt Nam đã mất 14 năm chuẩn bịvới 2 năm tăng tốc. Trong hơn 1 năm qua, Bộ Y tế đã mời 30 chuyên gia của WHO vàcác tổ chức quốc tế đến Việt Nam hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực của cơ quanquản lý quốc gia về vắc xin nhằm đạt tiêu chuẩn quan trọng này.
![]() |
Dây chuyền sản xuất vắc xin của Việt Nam chưa làm việc hết công suất. Vắc xin sản xuất ra chủ yếu được dùng trong tiêm chủng miễn phí |
Đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu được 4 loại vắc xin sang 4 quốc gia, bao gồm:Vắc xin sởi sang Malaysia, vắc xin ngừa viêm gan B sang Hàn Quốc, vắc xin tảsang Đông Timor và vắc xin ngừa viêm gan C sang Phillipines.
"Vắc xin Việt Nam sản xuất có thế mạnh về giá nên khả năng cạnh tranh rấtlớn, nhiều loại vắc xin giá chỉ bằng 1/3 giá nhập khẩu", ông Cườngdẫn chứng.
Tuy nhiên hiện dây chuyền vắc xin của Việt Nam vẫn chưa làm việc hết côngsuất, như vắc xin viêm gan B mới đạt 30% công suất; ho gà, uốn ván dưới 50%...
Để phát triển ngành công nghiệp vắc xin, thời gian tới, thay vì chỉ phục vụthị trường nội địa với khoảng 1,7 triệu trẻ em mới sinh hàng năm, Bộ Y tế sẽ mởrộng xuất khẩu sang các nước châu Á, tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn bộ 10 loạivắc xin Việt Nam đang sản xuất.
Bộ Y tế cũng sẽ quy hoạch 4 công ty vắc xin thành một để tập trung sản xuấtchuyên môn hóa, tránh chồng chéo.
Theo lộ trình, giá vắc xin cũng sẽ được tính đúng, tính đủ các chi phí. Hiệnnay, vắc xin chủ yếu dùng trong chương trình tiêm chủng miễn phí, do nhà nướcđặt hàng và định giá, có loại vắc xin phải chịu lỗ dưới giá thành, còn lại chỉđủ sản xuất, không có tái đầu tư tích lũy.
Khi được hỏi người dân vẫn có tâm lý e ngại với chất lượng vắc xin trongnước, Cục trưởng Cục Quản lý Dược thừa nhận có tình trạng trên bởi tâm lý thíchhàng ngoại đã ăn sâu vào tiềm thức. Ông tin tưởng tâm lý này sẽ dần thay đổi,khi chất lượng vắc xin Việt Nam sản xuất ngày càng được cải tiến.
Thúy Hạnh
" alt=""/>Việt Nam xuất khẩu vắc xin đi 4 nước