您现在的位置是:Nhận định >>正文
PGS Phan Thị Hà Dương: Không nên hạ chuẩn tiến sĩ với hiện trạng ở Việt Nam
Nhận định53人已围观
简介Chúng ta không nên áp mô hình của một nước tiên tiến hay một mô hình mà ta dự định xây dựng trong tư...
Chúng ta không nên áp mô hình của một nước tiên tiến hay một mô hình mà ta dự định xây dựng trong tương lai xa vào cho hiện tại.
Đây là quan điểm của PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương trước những tranh luận về Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ theo Thông tư 18/2021 của Bộ GD-ĐT. VietNamNet trân trọng giới thiệu với độc giả:
![]() |
PGS.TSKH Phan Thị Hà Dương tại Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2021. Ảnh: NAG Nguyễn Á |
Quy chế về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ do Bộ GD-ĐT mới ban hành (và dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/8/2021) đã gây xôn xao trong giới khoa học,ịHàDươngKhôngnênhạchuẩntiếnsĩvớihiệntrạngởViệhôm nay có mưa không trong đó có nhiều ý kiến phản biện về việc ‘hạ chuẩn’ đầu ra của tiến sĩ.
Đặc biệt, ngày 15/7 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có công văn đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu các ý kiến góp ý, có hình thức phù hợp để trao đổi ý kiến thật sự khoa học và tiếp thu các ý kiến xác đáng ‘nhằm nâng cao chất lượng và tiếp cận với chuẩn mực quốc tế trong đào tạo tiến sĩ’.
Tôi có một số ý kiến đóng góp về tiêu chuẩn đầu ra của việc đào tạo tiến sĩ như sau:
Cần đi thẳng vào hiện trạng giáo dục
Như chúng ta biết, Thông tư có nội dung và mục đích nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định chung trong các văn bản pháp luật, có hiệu lực 45 ngày sau khi ban hành; và thời gian hiệu lực của Thông tư có thể chỉ 4 năm (như trường hợp ta đang bàn là Thông tư 08/2017 sẽ bị thay thế bằng Thông tư 18/2021 này).
Do đó, Quy chế theo Thông tư 18 sẽ được áp dụng ở ngay hiện tại và trong tương lai gần, chứ không phải ở một tương lai xa, khi ta giả thiết đã có những điều chúng ta muốn xây dựng. Vì vậy, chúng ta nên phân tích việc áp dụng Quy chế trong hiện trạng giáo dục và xã hội ta hiện nay.
So với các nước tiên tiến được không?
Khác với Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ cũ (Quy chế 2017), Quy chế mới (Quy chế 2021) không yêu cầu luận án tiến sĩ phải có công bố quốc tế.
Có ý kiến cho rằng ở các nước tiên tiến, ví dụ như ở Pháp, không có yêu cầu công bố với tiến sĩ. Theo tôi, ta cũng nên xét một cách tổng thể. Trước hết, ở Pháp thầy hướng dẫn luận án tiến sĩ phải có bằng Tiến sĩ khoa học (Habilitation – bằng cấp cao nhất trong khoa học, kết quả của một quá trình tối thiểu 3 năm nghiên cứu cao cấp hơn sau bằng tiến sĩ) – đảm bảo vấn đề từ gốc là thầy hướng dẫn đã có kinh nghiệm và thành tích nghiên cứu. Trong khi đó, Quy chế mới của ta đã ‘hạ chuẩn’ so với Quy chế cũ khi không yêu cầu thầy hướng dẫn phải có công bố quốc tế. Ngoài ra, luận án ở Pháp được hai phản biện đánh giá với các tiêu chí cao - hầu hết các kết quả nghiên cứu trong luận án đã được gửi đi và sớm được công bố trên các tạp chí hay hội thảo khoa học uy tín.
Việc đánh giá luận án tiến sĩ ở Pháp hay nhiều nước tiên tiến là do cộng đồng khoa học đánh giá và đáng tin tưởng vì đó đã là một cộng đồng khoa học phát triển. Cộng đồng khoa học của chúng ta đã đủ phát triển chưa khi mà trong tấm bằng tiến sĩ của Pháp ghi đầy đủ tên các thành viên Hội đồng với quan trọng nhất là hai phản biện; còn ở ta, để tránh tiêu cực, tên của hai phản biện độc lập mãi mãi là bí ẩn với mọi người?
Đề xuất công khai tên của phản biện độc lập là rất hợp lý; nhưng chừng nào trong Quy chế chưa quy định những điểm mới như vậy, thì chúng ta vẫn phải xây dựng các điều khoản dựa trên các quy định cũ.
Có một số ý kiến cho rằng với Quy chế này, chúng ta vẫn có thể đạt được chuẩn mực cao bằng cách nâng cao chất lượng các tạp chí trong nước, giới hạn danh sách các tạp chí được Hội đồng Giáo sư công nhận. Tuy nhiên, đó là một câu chuyện dài, của tương lai xa, chứ chưa thể áp dụng ngay vào trong Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/8 này.
Chính vì cộng đồng khoa học của chúng ta chưa đủ phát triển như vậy nên để có thể tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, chúng ta cần chấp nhận một số chế tài quy định các điều kiện hội nhập quốc tế. Do đó, để có thể nâng cao chất lượng, chúng ta chưa thể 'hạ chuẩn' đầu ra.
Một trong những băn khoăn của nhiều người là có thể có những ngành/chuyên ngành mà khó để công bố quốc tế thì ý kiến “đối với những ngành đặc thù thì có quy định cho phù hợp, bảo đảm chất lượng”, có lẽ là thỏa đáng.
Có thực sự tự chủ tích cực?
Với các quy chế trước đây, từng cơ sở đào tạo vẫn có thể giữ nguyên chuẩn đầu ra hoặc nâng cao lên (như Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam). Vậy thì vấn đề tự chủ về công nhận trình độ tiến sĩ sẽ tạo điều kiện để những cơ sở đào tạo chưa đạt được chuẩn đầu ra như trước đây sẽ có chuẩn đầu ra thấp hơn?. Liệu chúng ta có thể tin rằng ở các cơ sở đạo tạo đó, các bằng tiến sĩ sẽ tiếp cận được chuẩn mực quốc tế? Và liệu chúng ta có thể chắc rằng xã hội sẽ phân biệt được bằng tiến sĩ của trường nào có giá trị hơn trường nào và chính thị trường sẽ đào thải các bằng tiến sĩ kém chất lượng?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem xét thực tế bằng tiến sĩ ở Việt Nam được sử dụng như thế nào? Tôi rất chia sẻ với ý kiến của GS Ngô Việt Trung rằng: Các cơ quan nhà nước hay các cơ sở đào tạo (công hay tư) là những nơi chủ yếu sử dụng bằng tiến sĩ như một yếu tố để nâng cao vị trí công tác; trong đó có nhiều nơi chỉ quan tâm đến tấm bằng chứ không sử dụng trình độ nghiên cứu của tiến sĩ. Vì vậy, có thể nhiều người sẽ tìm đến những nơi đào tạo tiến sĩ dễ dãi để có tấm bằng; và xã hội chưa đủ phát triển để phân biệt và đào thải những bằng tiến sĩ kém chất lượng.
Tóm lại, theo tôi, Quy chế này cần đặt trong hiện trạng của nền giáo dục và nhu cầu sử dụng tiến sĩ của xã hội ta hiện nay. Chúng ta không thể áp mô hình của một nước tiên tiến hay một mô hình mà ta dự định xây dựng trong tương lai xa vào cho hiện tại.
Chúng ta ghi nhận là Quy chế mới đã có một số thay đổi tích cực như: Các cơ sở đào tạo có thể công nhận kết quả học tập lẫn nhau, yêu cầu nghiên cứu sinh sinh hoạt khoa học thường xuyên ở cơ sở đào tạo, có thể tiến tới việc tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo cấp kinh phí cho nghiên cứu sinh. Nhưng điều đó không mâu thuẫn với việc giữ một chuẩn đầu ra tiếp cận với trình độ quốc tế.
Tôi rất mong rằng tới đây Bộ GD-ĐT sẽ có những điều chỉnh Quy chế này để có thể phát huy những mặt tích cực của Quy chế, nhưng không 'hạ chuẩn' đầu ra, nhằm nâng cao chất lượng và tiếp cận với chuẩn mực quốc tế trong đào tạo tiến sĩ.
PGS. Phan Thị Hà Dương
Phó Giám đốc Trung tâm quốc tế đào tạo và nghiên cứu Toán học (Unesco) - Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT từ 0h ngày 26/7
Từ 0h ngày 26/7, tất cả địa phương sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021. VietNamNet sẽ cập nhật điểm thi tốt nghiệp THPT nhanh nhất để phụ huynh và học sinh tra cứu.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Esenler Erokspor vs MKE Ankaragucu, 21h00 ngày 31/3: Trả nợ lượt đi
Nhận địnhHồng Quân - 30/03/2025 20:26 Thổ Nhĩ Kỳ ...
阅读更多Vì sao doanh nghiệp Mỹ đổ 'tiền tấn' vào tái chế rác?
Nhận địnhCông ty start-up tạo ra siêu thực phẩm có thể cứu đói toàn cầu
Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm tăng tới 50-70% trong năm 2050 thì cần phải có những loại siêu thực phẩm mới. Một công ty khởi nghiệp tại Anh đã làm được điều này.
">...
阅读更多Việt Nam và ASEAN trao đổi về mô hình sandbox nhằm thúc đẩy sáng tạo số
Nhận địnhDiễn đàn ASEAN về Đổi mới sáng tạo số lần thứ nhất. Ảnh: Trọng Đạt
Chương trình của diễn đàn bao gồm các phiên về cập nhật chính sách và quản lý đổi mới sáng tạo số của các nước ASEAN. Tại đây, các nước sẽ cùng nhau trao đổi về mô hình quản lý sandbox, phát triển hệ sinh thái sáng tạo số và các bài học thực tế, triển khai Internet vạn vật và đô thị thông minh, 5G và phát triển ASEAN số, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và các hoạt động ưu tiên thúc đẩy hợp tác giữa các nước ASEAN.
Chia sẻ tại diễn đàn, đại diện Hiệp hội thông tin di động toàn cầu (GSMA) đã nêu khuyến nghị nhằm hướng các nước ASEAN tới việc thúc đẩy sáng tạo số dựa trên 4 nội dung chính: Quản trị dữ liệu số, Thúc đẩy môi trường pháp lý cho sáng tạo, Thiết lập các quy định nền tảng cho 5G và Thu hẹp khoảng cách sử dụng, kết nối.
Đối với quản trị dữ liệu số, ASEAN cần phải thiết lập không gian thử nghiệm chính sách và xây dựng các quy định bảo mật dữ liệu thông minh.
Để thúc đẩy môi trường pháp lý cho đổi mới sáng tạo, các nước ASEAN cần xác định mỗi vấn đề chính sách như “một trường hợp thử nghiệm”, từ đó sẽ nhìn thấy lợi ích của việc chấp nhận các nguyên tắc của một khung pháp lý phù hợp, hợp tác, toàn diện và chủ động cho ASEAN.
Ông Triệu Minh Long, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT) phát biểu khai mạc Diễn đàn. Ảnh: Trọng Đạt Để thúc đẩy mạng 5G, các nước cần ASEAN cần có những quy định để đảm bảo phổ tần được hài hoà hoá và có chi phí hợp lý, đáp ứng việc phát triển mạng lưới và linh hoạt trong quy định để đảm bảo các dịch vụ 5G sáng tạo.
Để thu hẹp khoảng cách kết nối và sử dụng, cần phải có các sáng tạo về hạ tầng mạng lưới nông thôn, các mô hình kinh doanh mới.
Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT) đã giới thiệu về chương trình hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khởi nghiệp quốc gia năm 2025. Đây là chương trình nhằm tạo môi trường thúc đẩy, hỗ trợ việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp thông qua việc khai thác sở hữu trí tuệ, công nghệ và các mô hình kinh doanh mới.
Việt Nam cũng đang dự thảo Chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia với sự tham gia của các bộ, ngành, tổ chức. Nền tảng của chuyển đổi số tại Việt Nam sẽ bao gồm hạ tầng số, nghiên cứu sáng tạo, an toàn an ninh mạng, nguồn nhân lực, các doanh nghiệp và tổ chức số.
Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, để thúc đẩy nghiên cứu đổi mới sáng tạo, cần có các chương trình dành cho công nghệ mới, tăng đầu tư cho công nghệ, kết nối chuỗi tri thức từ nghiên cứu đến thị trường. Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác giữa chính phủ với doanh nghiệp, giới học thuật, chuyên gia để xây dựng chính sách và thúc đẩy hợp tác quốc tế về nghiên cứu và phát triển công nghệ số.
Thông qua Diễn đàn, đại biểu các nước ASEAN sẽ cùng nhau thảo luận về các chương trình nghị sự, cơ chế và cách thức làm việc nhằm tăng cường hợp tác đổi mới sáng tạo số trong khu vực.
Trọng Đạt
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Napoli vs AC Milan, 1h45 ngày 31/3: Tiếp tục bám đuổi
- Nhà đầu tư 9X linh hoạt thích ứng giữa đại dịch Covid
- Tương lai nghề nghiệp giới trẻ trong thời buổi CMCN 4.0
- Chuỗi hoạt động nghệ thuật hàng tuần đặc sắc dành cho cư dân Sunshine
- Nhận định, soi kèo U21 Bristol City vs U21 Hull City, 20h00 ngày 1/4: Điểm tựa sân nhà
- The Virgo kiến tạo chuẩn mực sống mới
最新文章
-
Nhận định, soi kèo U21 Bristol City vs U21 Hull City, 20h00 ngày 1/4: Điểm tựa sân nhà
-
Xe con từ Indonesia về Việt Nam tăng mạnh
Số liệu thống kê cụ thể từ cơ quan Hải quan cho thấy, trong tháng 9/2021, có 5.927 chiếc ô tô dưới 9 chỗ được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam với trị giá là 112 triệu USD, chiếm 68,4% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu. Với kết quả này, số xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam trong tháng đã giảm tới 21,2% so với tháng trước.
Đáng chú ý là trong tháng 9 lượng xe con từ thị trường Indonsesia bất ngờ tăng mạnh và vượt Thái Lan. Theo đó, Việt Nam mở tờ khai nhập khẩu 2.752 chiếc từ Indonesia, tăng tới 66,4%, trong khi xe xuất xứ từ thị trường Thái Lan giảm 47,3% so với tháng trước, đạt 2.665 chiếc.
Ở phân khúc xe vận tải, số xe nhập khẩu vào nước ta trong tháng 9/2021 là 1.879 chiếc, với trị giá đạt 38,8 triệu USD; giảm 11,6% về lượng và giảm 21,7% về trị giá so với tháng trước.
Trong đó, có tới 801 chiếc xe có xuất xứ từ Indonesia, tăng 107% so với tháng trước. Lượng xe có xuất xứ từ Thái Lan đạt 606 chiếc, giảm 58,2%. Ngoài ra, có 351 chiếc xuất xứ từ Trung Quốc, tăng 60,3% so với tháng trước .
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu 854 chiếc xe chuyên dụng với trị giá khai báo 46 triệu USD, tăng 46,5% về lượng và tăng 38,3% về trị giá so với tháng trước. Trong đó, có tới 689 chiếc xuất xứ từ Trung Quốc, tăng tới 99,7% so với tháng trước và chiếm tỷ trọng 81% tổng số xe loại này nhập khẩu về Việt Nam.
Lượng xe chuyên dụng nhập khẩu từ Hàn Quốc là 101 chiếc, tăng 23,2% và nhập từ Thái Lan với 24 chiếc, giảm 29,4% so với tháng trước.
Tính đến hết tháng 9/2021, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu đạt 114.377 chiếc, tăng 71,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 78.282 chiếc, tăng 57,8%; ô tô vận tải đạt 25.913 chiếc, tăng 97,7%.
Cũng theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2021 đạt 320 triệu USD linh kiện và phụ tùng ô tô các loại được các doanh nghiệp nhập khẩu vào nước ta, giảm 2,9% so với tháng trước.
Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng qua có xuất xứ rất đa dạng, chủ yếu từ Hàn Quốc với 87,6 triệu USD, từ Trung Quốc với 58 triệu USD, từ Thái Lan với 43 triệu USD, từ Nhật Bản với 34 triệu USD, từ Ấn Độ với 24 triệu USD. Tính chung, linh kiện và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ 5 thị trường này đạt 246 triệu USD, chiếm tỷ trọng 77% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô của cả nước trong tháng qua.
Như vậy, tính trong 9 tháng qua, trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ô tô đạt 3,7 tỷ USD, tăng 39,8%, tương ứng tăng 1,05 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Phúc Vinh
Ô tô Thái Lan, Indonesia chiếm 72% lượng xe nhập khẩu về Việt Nam
Lượng xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về thị trường Việt Nam vượt qua con số 100.000 chiếc, trong đó xe từ Thái Lan và Indonesia chiếm gần 72%.
" alt="Xe giá rẻ từ Indonesia về Việt Nam bất ngờ tăng mạnh">Xe giá rẻ từ Indonesia về Việt Nam bất ngờ tăng mạnh
-
Ảnh minh họa. Một đối tượng khác tự xưng là cán bộ Công an quận Đống Đa hướng dẫn chị cập nhật thông tin mà không cần tới trụ sở và gửi link truy cập tải phần mềm Dichvucong.apk, quét vân tay và nhận diện khuôn mặt.
Thực hiện xong thao tác, chị N. phát hiện tài khoản ngân hàng bị trừ 500 triệu đồng. Lúc này, chị N. mới biết mình bị lừa nên đến cơ quan công an trình báo.
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ Công an để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin dữ liệu dân cư qua điện thoại, tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng.
Nếu cài đặt phần mềm giả mạo sẽ có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân.
Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.
Trường hợp nhận được các tin nhắn và cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.
" alt="Nghe 2 cuộc gọi nhập dữ liệu dân cư, người phụ nữ mất 500 triệu">Nghe 2 cuộc gọi nhập dữ liệu dân cư, người phụ nữ mất 500 triệu
-
VNPT đầu tư 439 triệu USD cho tuyến cáp quang biển siêu tốc đi quốc tế.
SJC2 (South East Asia – Japan 2 Cable System) là tuyến cáp biển quốc tế thứ 6 do VNPT tham gia đầu tư xây dựng, cập bờ vào Việt Nam. Cùng với các tuyến cáp biển đang khai thác như AAG, APG, AAE-1, Faster, SMW-3, tuyến cáp biển SJC2 sẽ cung cấp thêm một dung lượng lớn tốc độ cao kết nối từ Việt Nam đi quốc tế, san tải với các tuyến cáp biển hiện có, làm tăng độ an toàn mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông của VNPT (chất lượng kết nối Internet của khách hàng không bị ảnh hưởng trong trường hợp 1-2 tuyến cáp biển bị sự cố).
VNPT đang cùng với các Tập đoàn quốc tế (CHT, CMI, DHT, Facebook, KDDI, Singtel, SKB, Telin và TICC) đầu tư vào tuyến cáp biển SJC2 với tổng chiều dài cáp ngầm dưới biển là 10.500 km, tổng đầu tư ban đầu là 439 triệu USD, kết nối các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore gồm 10 điểm cập bờ, trong đó điểm cập bờ Việt Nam tại thành phố Quy Nhơn. Dung lượng thiết kế toàn hệ thống SJC2 là 126Tbps, riêng VNPT sở hữu dung lượng 9 Tbps, cho phép VNPT triển khai các ứng dụng kết nối Internet quốc tế yêu cầu tốc độ cao như Internet vạn vật, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo…
Ngay sau ký kết hợp đồng vào tháng 3/2018, VNPT đã chủ động triển khai dự án đúng trách nhiệm của thành viên Việt Nam, hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép với các cơ quan quản lý trong nước, làm việc với địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp liên quan. VNPT phối hợp tốt với nhà thầu hoàn thành thi công kéo cáp SJC2 cập bờ tại Quy Nhơn vào tháng 8/2019.
Tuyến cáp biển SJC2 sẽ cung cấp thêm một dung lượng lớn tốc độ cao kết nối từ Việt Nam đi quốc tế, san tải với các tuyến cáp biển hiện có, làm tăng độ an toàn mạng lưới, nâng cao chất lượng các dịch vụ viễn thông của VNPT. VNPT đang hoàn thiện xây dựng trạm cập bờ mới tại Quy Nhơn đồng bộ với việc đầu tư vào tuyến cáp biển SJC2. Sau khi đưa SJC2 vào hoạt động, bên cạnh Vũng Tàu và Đà Nẵng, Quy Nhơn sẽ là cửa ngõ viễn thông cáp quang biển quốc tế thứ ba của VNPT, được trang bị hiện đại, dung lượng quốc tế lớn, là động lực thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin của Bình Định và các tỉnh lân cận; có khả năng cung cấp dung lượng quốc tế lớn kết nối đến Campuchia, Lào…
Dự án SJC2 trải dài qua vùng biển các nước trong khu vực châu Á. Các biến động về chính trị-xã hội tại một số nước, sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 thời gian qua đã phần nào ảnh hưởng đến tiến độ triển khai. Hiện VNPT và các thành viên SJC2 nỗ lực phối hợp với nhà thầu để giảm thiểu sự ảnh hưởng này, hệ thống đang tích cực triển khai thi công những đoạn tuyến cáp còn lại, lắp đặt, đo thử thiết bị tại các trạm cập bờ để hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2021.
NT
Giải pháp nào khi cáp biển liên tục gặp sự cố khiến người dùng than trời khi vào Internet?
ictnews Các nhà mạng cho rằng, sự cố cáp quang biển xảy ra liên tục trong thời gian gần đây là việc bất khả kháng, nhưng Việt Nam cần xây dựng nhiều tuyến cáp biển mới có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet cung cấp cho khách hàng.
" alt="VNPT đầu tư 439 triệu USD cho tuyến cáp quang biển siêu tốc đi quốc tế">VNPT đầu tư 439 triệu USD cho tuyến cáp quang biển siêu tốc đi quốc tế
-
Soi kèo góc Real Madrid vs Leganes, 3h00 ngày 30/3
-
Dee Templeton, nhân viên kỳ cựu của Microsoft, chính thức đảm nhiệm vai trò giám sát viên tại OpenAI. Mặc dù là nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI, Tập đoàn Microsoft vẫn không có đại diện riêng trong thành phần ban giám đốc công ty này. Sau vụ bê bối năm 2023, Microsoft đã đạt được quyền bổ nhiệm một giám sát viên trong thành phần ban lãnh đạo OpenAI.
Hãng Bloombergđưa tin, ứng cử viên đại diện của Microsoft đã được phê duyệt. Dee Templeton, Phó Chủ tịch phụ trách hoạt động và đối tác công nghệ và nghiên cứu, với kinh nghiệm hơn 25 năm làm việc tại Microsoft sẽ trở thành thành viên của ban giám đốc OpenAI.
Theo Bloomberg, Dee Templeton đã bắt đầu tham dự các cuộc họp hội đồng OpenAI, nhưng tư cách giám sát viên không cho đại diện Microsoft có quyền bỏ phiếu.
Hiện tại, ban giám đốc của OpenAI bao gồm cựu Giám đốc Salesforce Bret Taylor, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers và Giám đốc điều hành Quora Adam D'Angelo - người duy nhất trong ban giám đốc cũ của OpenAI còn trụ lại sau vụ bê bối năm 2023.
Sau khi trở lại vị trí CEO của OpenAI, Sam Altman đã hứa rằng thành phần mới của ban giám đốc sẽ được kiện toàn nhanh chóng và sẽ được mở rộng về mặt số lượng, nhưng không đưa ra con số cụ thể về quy mô của ban lãnh đạo mới.
Đối với Microsoft, việc chính thức bổ nhiệm đại diện của hãng vào ban giám đốc OpenAI sẽ càng làm tăng sự chú ý của các cơ quan chống độc quyền đối với hoạt động của tập đoàn.
Ở Mỹ và Anh, các cơ quan quản lý đã bắt đầu giám sát chặt chẽ mối quan hệ giữa Microsoft và OpenAI liên quan đến vấn đề tuân thủ luật chống độc quyền.
(theo 3dnews)
Nga và Trung Quốc thử nghiệm thành công liên lạc lượng tử qua vệ tinh
Các nhà khoa học của Nga và Trung Quốc vừa hợp tác, thử nghiệm thành công việc liên lạc lượng tử qua vệ tinh, mở ra một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực thông tin liên lạc." alt="Microsoft bổ nhiệm người giám sát ban giám đốc OpenAI, gia tăng nỗi lo độc quyền">Microsoft bổ nhiệm người giám sát ban giám đốc OpenAI, gia tăng nỗi lo độc quyền