Nữ trọng tài Karolina Bojar đầy xinh đẹp và rạng rỡ.
Mới đây, nữ trọng tài Karolina Bojar đã khoe một bức ảnh xinh đẹp rạng ngời trên tàu điện. Karolina Bojar cũng tiết lộ thêm rằng bản thân đang trở về nhà nghỉ ngơi sau một trận đấu cầm còi nghiêm túc.
Đây quả là một tin vui đối với các fans hâm mộ của Karolina Bojar. Vì hồi tháng 2 vừa rồi, nữ trọng tài xinh đẹp đã tuyên bố tạm "gác còi" để đi du lịch, nghỉ ngơi.
Được biết, Karolina Bojar đã đi nghỉ tại vùng biển Caribe xinh đẹp, rồi tới New York và Miami, nước Mỹ. Đây cũng được xem là một chuyến đi tổng kết năm 2021 đầy thành công và ý nghĩa đối với cá nhân Karolina Bojar.
Karolina Bojar được rất nhiều người yêu mến.
Sở hữu vẻ ngoài trẻ trung và xinh đẹp, Karolina Bojar được nhiều fans hâm mộ ca ngợi là nữ trọng tài quyến rũ nhất thế giới. Bản thân Karolina Bojar thì lúc nào cũng tự tin với lợi thế ngoại hình trời ban. Thậm chí, Karolina Bojar còn tiết lộ rằng vẻ ngoài xinh đẹp đã từng giúp cô không ít lần trong công tác trọng tài.
"Phụ nữ có một sức mê hoặc tự nhiên, cho phép chúng tôi duy trì trạng thái bình tĩnh trong trận đấu, ngay cả trong những hoàn cảnh căng thẳng", Karolina Bojar chia sẻ.
Nữ trọng tài cũng chiêm nghiệm ra rằng: "Xuyên suốt trận đấu có rất nhiều những tình huống khác nhau có thể tạo ra các hành vi hung hăng. Nhưng mà các trận đấu của tôi thì lại bắt đầu với bầu không khí tốt lành và dễ chịu, nên là tôi nghĩ nhan sắc có giúp ích đấy".
Karolina Bojar luôn xinh đẹp, kể cả khi đang "cầm cân nảy mực".
Điền kinh vào cuộc, đoàn Mỹ có thêm HCV (Ảnh: Getty).
Đêm qua (3/8) và rạng sáng nay (4/8), đoàn Mỹ giành thêm một HCV ở nội dung ném tạ nam trong môn điền kinh (Ryan Crouser, 22m90) và 2 HCV trong môn bơi, gồm HCV nội dung 800m bơi tự do nữ (Katie Ledecky, 8 phút 11 giây 04) và bơi tiếp sức 4x100m hỗn hợp nam nữ.
Tuy nhiên, đoàn Mỹ cũng mất HCV đầy đáng tiếc ở nội dung chạy tiếp sức 4x400m hỗn hợp nam nữ, chạy 100m nữ trong môn điền kinh và nội dung 4x200m bơi tự do nữ trong môn bơi.
Ngược lại, Trung Quốc cũng suýt thắng các VĐV Mỹ ở nội dung bơi tiếp sức 4x100m hỗn hợp nam nữ. Điều đó cho thấy hai đoàn thể thao mạnh nhất thế giới đang so kè từng chút một ở Olympic Paris 2024.
Cho đến thời điểm này, đoàn Trung Quốc có thể tự hào rằng họ đang có số HCV trong môn điền kinh ngang với đoàn Mỹ (mỗi bên hiện có một HCV). HCV điền kinh của Trung Quốc xuất hiện ở nội dung đi bộ 20km nữ (thuộc về Yang Jiayu, 1 giờ 25 phút 54 giây).
Các VĐV Trung Quốc tiến bộ vượt bậc trong môn bơi (Ảnh: Reuters).
Đoàn thể thao Trung Quốc có thể tự hào rằng họ đã có HCV ở 2 môn quan trọng nhất, được đánh giá cao nhất tại các kỳ Olympic gồm điền kinh và bơi, xóa bỏ hoàn toàn quan điểm cho rằng thể thao Trung Quốc không thể tấn công vào các môn thi đấu này, ở nhiều kỳ Thế vận hội trước đây.
Thể thao Trung Quốc tấn công thẳng vào thế mạnh của Mỹ và ngược lại
Chưa bao giờ bơi Trung Quốc giành được nhiều huy chương các loại như tại Olympic Paris.
Cho đến trước ngày thi đấu cuối cùng của môn bơi, diễn ra đêm nay (4/8) và rạng sáng mai (5/8, môn bơi thực chất còn có thêm cự ly marathon diễn ra trong các ngày 8 và 9/8, nhưng các cự ly marathon không được đánh giá là nội dung hấp dẫn trong môn bơi), Trung Quốc đã có một HCV, 3 huy chương bạc (HCB) và 5 huy chương đồng (HCĐ).
Katie Ledecky giúp Mỹ tăng tốc trong môn bơi (Ảnh: Getty).
Đây là chi tiết cho thấy Trung Quốc đang phát triển toàn diện môn bơi, chứ huy chương của họ không đến từ sự khởi sắc nhất thời.
Riêng ở môn điền kinh, tại Olympic Tokyo 2020, Trung Quốc giành đến 6 huy chương các loại, gồm 2 HCV, 2 HCB và 2 HCĐ. Các HCV của Trung Quốc tại Tokyo cách đây 3 năm (Olympic 2020 diễn ra năm 2021) ở các nội dung ném tạ nữ và phóng lao nữ.
Về lý thuyết Trung Quốc vẫn có khả năng thắng các nội dung này trong năm nay, tiếp tục tấn công vào thế mạnh của đoàn Mỹ.
Ngược lại, Mỹ hiện quá mạnh trong môn thể dục dụng cụ (TDDC), môn được xem là thế mạnh truyền thống của Trung Quốc suốt nhiều thập kỷ qua. Đoàn Mỹ tạm dẫn đầu ở môn này với thành tích 3 HCV, 4 HCĐ, trong khi Trung Quốc chưa giành HCV nào (họ chỉ mới có 3 HCB và 2 HCĐ).
Trung Quốc vẫn cố gắng giữ vị trí số một ở các môn lâu nay họ rất mạnh như bóng bàn (Ảnh: Reuters).
Điều đó cho thấy đôi bên đang tấn công qua lại vào các môn thế mạnh của đối thủ, nhằm mục đích ngăn đối thủ tăng tốc ở các môn này.
Từ đây đến cuối đại hội, 2 cường quốc thể thao hàng đầu thế giới sẽ tiếp tục so kè nhau từng HCV một. Đoàn Mỹ sẽ cố gắng bứt phá ở các môn điền kinh, bơi, quyền anh, bóng rổ, bóng đá nữ, golf...
Còn về phía đoàn Trung Quốc, bóng bàn, thể dục nghệ thuật, nhảy cầu, bắn súng, bơi nghệ thuật sẽ là các môn mà họ cố gắng giành HCV. Song song đó, đôi bên sẽ tiếp tục tấn công thẳng vào những lĩnh vực mà đối thủ mạnh nhất.
Nhờ việc các VĐV Trung Quốc mạnh lên ở các môn thế mạnh của Mỹ và các VĐV Mỹ lột xác hẳn trong các môn vốn là thế mạnh của Trung Quốc, giúp cho cuộc đua của các đoàn thể thao Mỹ và Trung Quốc hấp dẫn chưa từng có trong lịch sử các kỳ Olympic.
Bảng xếp hạng huy chương Olympic Paris 2024 tính đến 16h00 ngày 4/8 (Ảnh: Wiki).
Việc giành vé dự World Cup 2023 là cú hích lớn với bóng đá nữ Việt Nam (Ảnh: AFC).
Với việc duy trì số lượng 8 đội ổn định tham dự giải bóng đá nữ VĐQG như hiện nay, mỗi lượt trận phải có từ 2-3 sân thi đấu mới đảm bảo công tác tổ chức giải trong điều kiện thi đấu tập trung. Việc tìm kiếm địa phương vừa đáp ứng đủ số lượng sân thi đấu, sân tập vừa đảm bảo chất lượng mặt cỏ là rất khó khăn, nhưng VFF đã nỗ lực để đảm bảo tổ chức giải đúng kế hoạch.
Mặc dù có những khó khăn nhưng công tác tổ chức giải bóng đá nữ đã có nhiều chuyển biến tích cực: Công tác đăng ký cầu thủ trên hệ thống FIFA Connect thực hiện nhanh chóng và tạo điều kiện cho bộ phận tư cách cầu thủ dễ dàng hơn trong việc nhận xét hồ sơ; công tác an ninh, y tế và hậu cần của giải đấu được chuẩn bị kỹ lưỡng, góp phần cho các trận đấu diễn ra an toàn; công tác truyền thông các giải bóng đá nữ thời gian vừa qua đã được nâng cao, các trận đấu được truyền hình trực tiếp cũng như phát trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội…
Với những thành tích của bóng đá Nữ Việt Nam, Việt Nam được AFC chọn vào danh sách 8 Liên đoàn quốc gia có suất trực tiếp tham dự giải vô địch CLB bóng đá Nữ châu Á - AFC Women's Champion League 2024 từ ngày 6 đến 12/10. CLB nữ TPHCM đại diện Việt Nam tham dự Giải đấu và xuất sắc giành quyền lọt vào tứ kết của giải.
Cũng trong khuôn khổ các hoạt động liên quan đến bóng đá nữ, VFF là một trong 5 Liên đoàn khu vực châu Á được UEFA lựa chọn tham gia Dự án UEFA/AFC hỗ trợ phát triển bóng đá nữ trong thời gian 03 năm (từ 2024-2027). Từ ngày 6-8/11, đoàn công tác của UEFA đã sang Việt Nam làm việc trực tiếp để triển khai dự án hiệu quả.
Trước đó trong tháng 8 và 9/2024, AFC/UEFA và VFF phối hợp tổ chức một số Hội thảo với các nội dung quan trọng như: Phát triển bóng đá phong trào, Phát triển về truyền thông và hình ảnh cho Bóng đá nữ; phát triển CLB và Giải Vô địch quốc gia, phát triển các ĐTQG, Phát triển nguồn nhân lực cho Bóng đá Nữ… với sự tham gia của các bộ phận chuyên môn liên quan thuộc VFF và các đối tác.
VFF đẩy mạnh việc hợp tác với AFC, UEFA để phát triển bóng đá nữ Việt Nam (Ảnh: VFF).
Để tiếp tục nâng cao chất lượng các giải bóng đá nữ quốc gia, Ban Bóng đá nữ đã cùng các Ban chức năng thảo luận về các nội dung Quy chế Bóng đá Việt Nam. Thành viên của Ban đã có ý kiến thảo luận và một số thống nhất về Quy chế Bóng đá Việt Nam: Số lượng cầu thủ ngoại thi đấu tại giải bóng đá nữ; quy định mới về hợp đồng cầu thủ nữ, lộ trình đào tạo và nâng cấp mặt bằng chứng chỉ HLV tại các giải bóng đá nữ…
Nghiên cứu phương án nâng cao số lượng trận đấu cho các cầu thủ được tích lũy kinh nghiệm thông qua việc xây dựng phong trào bóng đá nữ tại các tỉnh, tổ chức các giải đấu tại địa phương hàng năm để phát triển phong trào, tìm kiếm nguồn nhân lực. Bố trí các điều kiện tập luyện và thi đấu tốt nhất cho các Đội tuyển nữ QG. Bên cạnh đó, cũng cần phải quan tâm đến điều kiện vật chất (chế độ ăn, ở, tiền lương) cũng như đời sống tinh thần đối với cầu thủ nữ.
Bên cạnh đó, VFF đã có kế hoạch phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị tổ chức thêm các giải bóng đá nữ trẻ lứa tuổi U12-13 toàn quốc để đẩy mạnh phong trào, tìm kiếm thêm nguồn vận động viên cho tương lai. Cử chuyên gia hoặc thành lập tổ theo dõi phát hiện và bồi dưỡng cầu thủ trẻ tại các hoạt động bóng đá phong trào như Hội khỏe phù đổng, lớp bóng đá cộng đồng…
最新评论