Tuyển Việt Nam rèn thể lực ở sân hiện đại nhất Hàn Quốc









Chiều 24/11, tuyển Việt Nam có buổi rèn về kỹ chiến thuật trên cỏ tự nhiên ngoài trời.

Ảnh: VFF

Tuyển Việt Nam: Lại mơ cao nhờ có… Nguyễn Xuân Son?
Nếu chân sút nhập tịch Nguyễn Xuân Son qua được bài "test" của FIFA và ông Kim Sang Sik trao cơ hội, liệu tuyển Việt Nam có rộng đường đua vô địch?相关推荐
-
Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2
-
Tôi có thằng bạn nối khố nhà ngay phía đối diện. Những ngày nghỉ nó thường cùng tôi đứng thơ thẩn trước cửa nhà nhìn dòng người qua lại rồi tán chuyện lăng nhăng. Hồi đó 2 thằng đang học lớp 9 trường Chu Văn An (Hà Nội). Tôi gọi bố mẹ là cậu, mợ. Bạn bè tôi - bạn cùng phố hay bạn cùng học đến nhà chơi cũng gọi bố mẹ tôi là cậu, mợ xưng con nên bố mẹ tôi vốn đã đông con lại thêm đông đàn, đầy lũ.
Bố của tác giả Bố tôi cao, to, vạm vỡ, tính phổi bò, lởi xởi, thân thiện nên ai cũng quý nhất là bọn trẻ. Buổi sáng đó, thấy tôi và thằng bạn đang rôm rả, ông cũng vào góp chuyện. Loanh quanh thế nào chúng tôi lại bàn về đề tài tình và tiền. Trong hai cái đó cái nào quan trọng hơn, cái nào là cái quyết định?
Tôi là loại ngoan hiền từ bé. Mấy đứa ngoan hiền bao giờ cũng thế, sách vở máy móc. Nếu có đi bộ thì suốt đời cứ theo lề phải mà đi, cấm bao giờ dám đi xuống lòng đường hay chạy sang đi bên lề trái. Nên tôi cứ khăng khăng tình quan trọng hơn tiền, tình mới là thứ quyết định.
Bố tôi và thằng bạn cùng một phe khẳng định điều ngược lại. Cãi nhau miên man chả phân thắng bại, cuối cùng bố tôi đưa ra một ví dụ: Bây giờ bố ốm thập tử nhất sinh, con có tiền tìm thầy, tìm thuốc chữa bệnh cho bố tốt hơn hay thương bố nhưng không có tiền chỉ ôm khóc, than thở nhìn bố chết trong vòng tay bất lực?
Nghe đến đấy tôi tịt ngay. Không phải vì đuối lý mà vì không bao giờ tôi nghĩ đến cảnh đó - cảnh ôm bố vào lòng mà không thể cứu. Đang lúc ngậm ngùi thì may có bà bán rau từ phía ngoại thành bước tới đon đả mời chào: Bác mua rau mở hàng cho em. Rau em vừa hái trong vườn nhà, tươi và non búng ra đây này.
Vừa nói bà vừa đặt trước mặt bố tôi gánh rau muống. Những ngọn rau xanh ngồng, nõn nà còn ong õng nước.
Bố bảo tôi nhặt 2 bó rồi rút tờ 5 đồng trong túi áo ra trả tiền rau. Bà bán rau vừa nhìn thấy đồng tiền đã giãy nảy như đỉa phải vôi: Mới sáng ra, chưa mở hàng bác đã đưa đồng tiền to thế, em lấy đâu tiền trả lại. Vừa nói bà vừa móc túi lôi ra đám bạc lẻ chưa đủ 1 đồng.Vậy bà cứ đi bán hàng đi, cuối buổi về đây lấy tiền cũng được. Nhà tôi ở đây chả chạy được. Nghe bố tôi nói thế, bà hàng rau còn giãy nảy hơn cả lúc ban nãy. Giọng bà phân trần: Ô, vậy ra bán chịu cho bác à? Mở hàng thế xúi quẩy lắm. Hay bác để em cầm đồng tiền này của bác, bán xong em quay lại trả. Nhìn bác lởi xởi thế chắc tốt vía. Nhờ vía bác chắc bán ù một cái hết gánh rau, em quay lại trả tiền bác ngay.
Bố tôi gạt đi: Bà cầm của tôi cả đống tiền. Bà không quay lại trả tôi lên chùa con chim tìm bà à?
Thằng bạn tôi đứng cạnh cũng vào hùa bảo đúng rồi, đúng rồi, làm bà hàng rau nghẹn ngào: Em từng này tuổi đầu rồi, có gian dối trời không cho nuôi con. Chưa kể ngày nào em cũng đi qua con đường này. Có đường nào khác để đi đâu. Vì mấy đồng của bác chẳng lẽ em bỏ nghề?
Nghe người đàn bà lam lũ, quê mùa kể lể, thề thốt cũng ái ngại. Tôi can thiệp: Thôi cậu cứ đưa tiền để bà ấy đi đi. Người ta đã nói đến thế, chưa kể nhìn mặt mũi bà cũng tử tế, phúc hậu. Đời nào người ta lừa mình.
Bố nhìn tôi một lúc, rồi quay sang bà hàng rau: Tại thằng con tôi nó tin bà nên tôi để bà đi. Nó cũng chỉ bằng tuổi con bà, bà làm gì thì làm đừng làm mất lòng tin nơi con trẻ.
Bà hàng rau hớn hở quẩy gánh, còn tôi cũng nhẹ lòng như vừa làm được việc tốt.
Cả chiều hôm đó tôi thi thoảng ra cửa hóng bà hàng rau mà chẳng thấy bà trở lại. Bố tôi vẫn điềm nhiên ngồi chữa đồng hồ. Đến tận tối mịt cũng chẳng thấy bà bán rau đâu, tôi lo lắng hỏi bố: Có khi nào bà ấy bị làm sao mà không trở về được không? Bố tôi thản nhiên: Bà ấy chẳng bị làm sao đâu con trai ạ. Đồng tiền to quá làm bà ấy mờ mắt thôi. Cậu cũng biết là bà ấy sẽ không quay trở lại nhưng muốn để con có bài học. Ở đời này đừng quá tin người và đừng quá lụy tình. Nhất là đàn ông.Bài học ngày ấy bố dạy tôi từ một câu chuyện thực tế vậy mà chẳng làm tôi thấm thía. Bởi vì tôi còn nhìn thấy sau này nhiều thực tế hơn rằng bố mình mới đích thị là người đàn ông cả tin và lụy tình hơn bất cứ người đàn ông nào trên đời. Cả tin và lụy tình tận đến lúc chết.
Còn tôi, thằng con trai của ông cũng thế, giống bố ở sự tin người và lụy tình. Cũng may trong cuộc đời này tôi được yêu thương nhiều hơn bị phụ bạc. Đặc biệt chẳng bao giờ bị lừa tiền. Có đồng nào tiêu sạch đồng ấy, nhất là với người mình yêu thương, còn tiền đâu nữa mà lừa với lọc.
Có nhiều người bố đồng thời cũng là người thầy của con vì ngoài công sinh thành còn cho con cả kiến thức lẫn sự từng trải. Bố tôi cũng từng dạy tôi nhưng chưa bao giờ tôi xem ông là thầy. Vì những lời ông nói chưa chắc đã đúng, có đúng chưa chắc ông đã thực hiện, nhưng những tình cảm, sự hy sinh của ông dành cho con cái, đặc biệt cho tôi, luôn đúng và thật nhất trong cuộc đời này.Vì thế, cho đến cùng, cậu cũng mãi chỉ là bố của con thôi cho dù bao năm bố con mình xa cách chân trời, góc biển, âm dương cách trở. Con vẫn luôn nhớ đến cậu nhất là trong ngày giỗ và cậu thi thoảng vẫn trở về bên con trong những giấc mơ lúc rõ ràng, khi mờ mịt.
Hùng Lý
Mời độc giả gửi bài viết chủ đề "Cha mẹ trong tim tôi" về địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vn. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng trên VietNamNet. Trân trọng!
Bố tôi trai làng chính hiệu, mê quyền anh, chơi thể thao như diễn xiếc
Có một lần, thanh niên tụ tập ở nhà tôi rất đông. Bố tôi đề xuất chơi trò thể thao, ông muốn kiểm tra sức khoẻ đám trai làng. Rốt cuộc, hơn chục chàng trai lần lượt vào thử đều phải chấp nhận thua cuộc.
" alt="Tình và tiền từ bài học của bố">Tình và tiền từ bài học của bố
-
“Yếu tố gia đình là chủ yếu, bởi hiện nay sự tương tác tích cực giữa cha mẹ và con cái rất ít, thậm chí không diễn ra ở một số gia đình, dẫn đến bạo lực tồn tại ngay trong chính gia đình của mỗi bạn trẻ. Những dấu ấn ấy trở thành những tác động khá tiêu cực lên đời sống tâm lý và đã dẫn đến những hệ lụy”, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn phân tích.
Theo thống kê, 70-75% các vụ việc hình sự, hung thủ phạm tội lần đầu, thanh thiếu niên chiếm khoảng 30-40%. Tội phạm hình sự đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Hành vi phạm tội ở người trẻ ngày càng man rợ, máu lạnh. Đã đến lúc thực trạng này cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc từ nhiều góc cạnh để tìm ra giải pháp đẩy lùi vấn nạn này.
Thiếu sự sâu sát của gia đình
Lý giải vấn đề này ở góc độ xã hội, PGS-TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cho rằng có rất nhiều nguyên nhân: gia đình và cả xã hội lơi lỏng công tác giáo dục và quản lý; một số quy định pháp luật chưa nghiêm; chính quyền và các tổ chức đoàn thể, trường học ở nhiều nơi chưa thực sự tạo môi trường sống tốt cho các em học tập, làm việc, vui chơi… Trong đó, yếu tố gia đình là chủ yếu.
“Bởi hiện nay sự tương tác tích cực giữa cha mẹ và con cái rất ít, thậm chí không diễn ra ở một số gia đình, dẫn đến bạo lực tồn tại ngay trong chính gia đình của mỗi bạn trẻ. Những dấu ấn ấy trở thành những tác động khá tiêu cực lên đời sống tâm lý và đã dẫn đến những hệ lụy. Khi không được trang bị nền tảng về văn hóa ứng xử, người lớn cũng có thể chông chênh khi thực hiện hành vi, huống hồ với thanh, thiếu niên chưa có kinh nghiệm sống, hành vi càng dễ lệch lạc hơn”, ông Sơn bày tỏ trên SGGP.
Thiếu tá Lê Hữu Phước, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội - Công an quận 8, qua hoạt động thực tế cũng khẳng định rằng tội phạm ngày càng trẻ hóa, cách thức phạm tội ngày càng tinh vi, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng. “Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này thì rất nhiều, nhưng theo tôi nguyên nhân chính yếu là thiếu sự sâu sát của gia đình, tổ chức quản lý trực tiếp. Hơn ai hết, gia đình, tổ chức quản lý nơi ở, làm việc, học tập là những tập thể, con người gần gũi nhất, quan tâm nhất với các em. Nếu họ sâu sát, kịp thời nắm bắt suy nghĩ, ý tưởng và định hướng tốt cho thanh, thiếu niên thì chuyện phạm tội khó xảy ra”, thiếu tá Phước chia sẻ trên SGGP.Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) cũng chỉ ra rằng, một số phạm nhân phạm tội giết người bị nghiện game online và cách hành xử của họ bị ảnh hưởng nặng bởi game
Theo các chuyên gia tâm lý, gia đình luôn giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Vì vậy, nếu một đứa trẻ sống trong một gia đình thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống, gia đình không hòa thuận, cha mẹ sống buông thả, rượu chè, cờ bạc… sẽ tác động xấu đến nhận thức và hành động.
Sự tan vỡ gia đình dẫn đến các em ít được quan tâm nên dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm tội. Bên cạnh đó, nhiều gia đình quá nuông chiều con cái chúng “muốn gì được nấy”, dẫn đến đua đòi cũng là con đường gần khiến nhiều đứa trẻ sa vào con đường phạm tội.
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) chỉ ra rằng, 46% người phạm tội xuất thân từ những gia đình phức tạp, có bố mẹ, hoặc anh chị em là những người có tiền án tiền sự, làm nghề phi pháp, 18% gia đình bố mẹ ly hôn và 14% sống trong gia đình có văn hóa ứng xử thấp.
Ảnh hưởng từ game bạo lực
PGS TS Nguyễn Minh Đức, GĐ Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm - Học viện Cảnh sát nhân dân (Bộ Công an), lý giải: “Rất nhiều người ở lứa tuổi vị thành niên với tâm lý thích cảm giác mạnh đến từ các trò chơi bạo lực. Họ chơi lâu rồi sẽ tạo thành thói quen, khi sống trong thế giới game online như vậy và ra ngoài thực tế, họ sống và hành xử với mâu thuẫn như một thói quen, bản năng đã được dạy trong các chương trình game online bạo lực”.
Tiếp xúc với phim ảnh bạo lực, với hành vi bắn giết vô tội vạ trên game được mô tả một cách kỹ lưỡng, lại có khả năng kiềm chế kém nên khi gặp những tình huống thật ngoài đời sống các em dễ bị kích động và hành xử theo quán tính, chém giết như lúc đang chơi game.
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm chỉ ra rằng tội phạm trẻ ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn hành vi phạm tội.
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) cũng chỉ ra rằng, một số phạm nhân phạm tội giết người bị nghiện game online và cách hành xử của họ bị ảnh hưởng nặng bởi game. Khi bị tấn công thực ngoài đời các em tưởng tượng ngay đến cảnh trong game và hành xử như cách mình làm trong thế giới ảo.
Đạo đức xã hội đang có vấn đề!
Là người đã trực tiếp chỉ huy lực lượng cảnh sát hình sự đấu tranh với các loại tội phạm hình sự tại địa bàn trọng điểm, Thượng tá Đào Thanh Hải, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Hà Nội cho rằng một trong những nguyên nhân khiến cho số vụ án giết người do nguyên nhân xã hội gia tăng là đạo đức xã hội đang xuống cấp.
“Lớp trẻ hiện đang bị “đầu độc” bởi quá nhiều thứ văn hóa nghe nhìn, giải trí có nội dung kích động bạo lực. Chỉ cần bật các kênh truyền hình được cấp phép hoạt động cũng thấy hàng ngày đang có quá nhiều phim bạo lực. Rồi Internet, game online có nội dung bạo lực tràn ngập. Đây chính là nguyên nhân xã hội đang từng giờ từng ngày tác động tới tâm sinh lý của một bộ phận thanh thiếu niên. Bởi ở độ tuổi đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, khi tiếp cận với quá nhiều thứ giải trí bạo lực sẽ khiến con người bị lệch lạc về nhân cách, hành động theo bản năng và rất dễ có hành vi bạo lực khi bị kích động”, thượng tá Hải nhận định trên một tờ báo.
PGS-TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân chính khiến tội phạm ngày càng trẻ hóa là do đạo đức xã hội đang có vấn đề: “Lời qua tiếng lại cũng bạo lực, một va chạm cũng dẫn đến những cuộc xô xát, một mâu thuẫn nhỏ cũng dẫn đến một trận hỗn chiến… Tất cả hành vi của thanh, thiếu niên đều tồn tại ở hai thái cực: lạnh lùng đáng sợ, ngây ngô đến đáng thương, vô cảm quá mức, hối tiếc tội nghiệp.
Hành động phản ứng, đánh lại, gây thương tổn diễn ra nhanh đến mức chủ thể không thể biết. Khi nhận ra mình hành động chỉ vì một chút nóng giận, một chút nông nổi, thiếu kiểm soát bản thân, thiếu những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn… thì mọi thứ quá muộn.
Ở góc độ xã hội, đó là biểu hiện của sự lệch chuẩn hành vi xã hội, đạo đức xã hội có vấn đề. Đó là chưa kể phần nào biểu hiện ấy là biểu hiện của sự căng thẳng, sự “đuối” của con người trên bình diện đời sống, sự mệt mỏi quá đáng của cái siêu tôi tinh thần…”.
Phải nhìn nhận trên nhiều bình diện
Đại tá, tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm, cho rằng những vụ thảm án gần đây đã phản ánh một hiện tượng không bình thường trong đời sống xã hội hiện nay. TS Thìn đánh giá, những vụ giết người ghê rợn, lạnh lùng chủ yếu là hệ quả của sự tác động từ nhiều yếu tố tiêu cực mà không phải là hiện tượng mang tính đột xuất, bất ngờ.
TS Thìn cho rằng cần phải nhìn nhận trên nhiều bình diện từ tâm lý, nhận thức, giáo dục, môi trường xã hội, ảnh hưởng của truyền thông… “Một điều cần lưu ý là trong môi trường cuộc sống nhiều cạnh tranh, nhiều sức ép từ việc làm, những khó khăn về kinh tế, vướng mắc trong đời sống, sự phân tầng xã hội diễn ra gay gắt, những mặt tiêu cực của “yếu tố thị trường”, những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày… đã làm một bộ phận dân chúng, nhất là những người trẻ tuổi, không thích nghi được.
Họ bị chấn thương tinh thần, chạy theo giá trị ảo, thiếu kỹ năng sống, quan niệm lệch lạc về giá trị cuộc sống… nên khi không thỏa mãn được nhu cầu cá nhân họ mất phương hướng, tiêu cực trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt là những hành động cực đoan”, TS Đỗ Cảnh Thìn nói.
Theo TS Thìn, những hình ảnh bạo lực, lạnh lùng, vô cảm; lối sống nặng về tranh đoạt vật chất, ăn chơi sa đọa, lười biếng, thích hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bằng mọi giá hay những phương thức, thủ đoạn tàn bạo, dã man, phi nhân tính của tội phạm lan tràn trên sách báo, phim ảnh, Internet, mạng xã hội đang hằng ngày, hằng giờ tác động, “thẩm thấu” vào nhận thức, lối sống, hành vi của không ít người, nhất là những người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm sống và kỹ năng sống.
Ở góc độ tâm lý tội phạm, vị TS nhìn nhận thường những tên tội phạm lạnh lùng sát hại nhiều người như vậy phần lớn đều đã chai sạn cảm xúc, hành động cẩn thận theo sự thúc đẩy vì mục đích tối thượng là thỏa mãn nhu cầu của bản thân một cách bản năng, không suy nghĩ đến những hậu quả đối với nạn nhân, xã hội và cho chính bản thân họ.
K. Minh(tổng hợp)
" alt="Tội phạm trẻ 'máu lạnh': Lỗi chủ yếu do gia đình?">Tội phạm trẻ 'máu lạnh': Lỗi chủ yếu do gia đình?
-
"Thị trường ngày càng lo ngại về giá dầu năm 2025. Sau 14 năm kể từ phong trào Mùa xuân Arab gây bất ổn chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi, tôi mới thấy thị trường lo ngại đến thế", Tom Kloza - Giám đốc nghiên cứu năng lượng tại công ty dữ liệu OPIS - nhận định. Ông cho rằng giá dầu thô có thể xuống 30-40 USD một thùng, nếu OPEC+ rút lại các chính sách ghìm sản xuất đã áp dụng từ cuối năm 2022. Vấn đề này gần đây được nhắc đến nhiều, vì "thị phần của OPEC+ vài năm qua đã giảm đáng kể".
Hiện tại, giá dầu Brent là 72 USD một thùng. Dầu thô Mỹ WTI là 68 USD một thùng.
Nếu nhu cầu dầu năm tới không tăng thêm hơn 1 triệu thùng mỗi ngày, việc OPEC+ rút chính sách giảm sản xuất "chắc chắn khiến giá lao dốc", Henning Gloystein - Giám đốc năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại Eurasia Group - cho biết trên CNBC. Ông cũng dự báo giá dầu về 40 USD một thùng năm 2025.
" alt="Giá dầu thô năm sau có thể giảm 50%">Giá dầu thô năm sau có thể giảm 50%
Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Rakhine United, 16h30 ngày 24/2: Tiếp tục chìm sâu
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nhưng, “ai trong chăn mới biết chăn có rận”. Tôi làm dâu được tròn năm, là ngần ấy ngày phải cùng nấu ăn cho 16 người! Tới bữa, cô dâu mới nhất sẽ được ưu ái “phục vụ” mọi người như lấy thêm trái ớt tươi, lọ tỏi ngâm, cái chén, đôi đũa… Tàn bữa của cả nhà có khi cô dâu mới chưa ăn xong chén cơm! Mặc dù tôi cũng đi làm như bao thành viên khác trong gia đình, nhưng trưa về, trước khi nấu ăn các chị em khác được tắm táp, sau khi ăn được nghỉ ngơi… thì tôi phải lao đầu vào làm vì lý do do mẹ chồng đưa ra “Vợ thằng Năm còn son rỗi, gánh việc phụ mấy chị nhé!”.
Tôi gần như quá sức khi cấn bầu. Nhưng đau lòng nhất là thu nhập của vợ chồng tôi (cũng như các cặp vợ chồng khác trong nhà này) đều do mẹ chồng nắm giữ bằng qui định: lương của con dâu/rể thì mẹ dùng vào việc ăn uống. Lương của con gái/trai thì mỗi đứa một tháng góp vào 500 ngàn/tháng phụ điện, nước, gas. Còn lại bao nhiêu thì con gái/trai tự giữ. Tôi không có tiền, chồng có chút ít nhưng anh không cho tôi một khoản nào tiêu vặt vì “Sợ mẹ la. Phải để dành”. Ốm nghén, tôi thèm ăn vặt thứ gì phải chạy về nhà cha mẹ ruột.
Khi tôi sinh con, nhà chồng tôi sắm cho bà bầu và trẻ sơ sinh từng miếng tã và thuốc men, sữa đầy đủ được tròn tháng. Đầy tháng, mẹ chồng bảo do tôi không đi làm, ba con người của gia đình nhỏ chúng tôi bây giờ chỉ có một “đầu lương” của chồng tôi góp vào tiền ăn với đại gia đình nên tôi phải ráng mà tiết kiệm. Tôi hỏi “xin” chồng ít tiền của khoản dành cụm từ trước, anh nói “Không có. Sắm xe hết rồi”. Quả thật có chiếc xe mới chồng tôi đang chạy.
Con được 6 tháng, mẹ chồng bảo để bé ở nhà mẹ giữ để đi làm. Tôi do dự vì mình đi làm, bé sẽ bú sữa bình, khoản tiền này cân đo vào đâu? Xin được ‘ăn riêng” thì may mắn thay mẹ chồng đồng ý. Nhưng chỉ là nấu nồi cơm riêng thôi! Còn bếp gas vẫn xài chung, điện, nước hàng tháng vợ chồng vẫn phải góp gần triệu đồng…
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Bực bội, tôi nói chồng “ra riêng”, thuê nhà trọ ở. Vợ chồng tự do chăm sóc nhau, yêu thương nhau, hờn giận nhau… Chứ như bây giờ, làm gì cũng ‘sợ mẹ la” thì sao sống nổi?
Nhưng chồng tôi không đồng ý! Anh nói “truyền thống” nhà anh là vậy, hồi tôi sắp ưng anh, đã biết rồi, chấp nhận rồi thì bây giờ phải chịu. Tôi bảo, chịu nhưng chịu ở mức độ nào, chứ vầy sao sống được. Vậy là cả nhà anh ùa vào bảo, không được thì… thôi. Tôi ra đi nhưng không được mang cháu của họ đi! Họ còn nói tôi là kẻ “rách trời rơi xuống” nên mới “vặn nài bẻ ống” vậy. Chứ mấy cặp vợ chồng kia không ai nói gì!
Buồn chưa! Mẹ chồng, cha chồng, em chồng mắng mỏ tôi như thế mà chồng tôi đành lòng nổ máy xe đi. Làn khói mỏng xuyên vào tim tôi trăm nghìn mũi dao nhọn hoắt. Bây giờ tôi vẫn nằm nhà ôm đứa con 6 tháng, muốn đi làm chẳng được, ở nhà cũng chẳng êm. Lòng cứ nghĩ, giá như chồng tôi có một lời phải quấy cho vợ mình thì chắc cuộc hôn nhân này sẽ bền vững.
(Theo Phunuonline)" alt="Làm dâu: Khốn khổ vì chồng sợ… mẹ la">Làm dâu: Khốn khổ vì chồng sợ… mẹ la
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Le Havre vs Toulouse, 23h15 ngày 23/2: Sân nhà mất thiêng
- Đặc sản Tây Bắc giá bạc triệu, được ví như ‘thần dược phòng the’
- Mẫu xe tăng Việt Nam dùng thi đấu ở Army Games mạnh cỡ nào
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ 2024 hướng đến xuất sắc lâm sàng tại Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Bổn cũ soạn lại
- Sau Oscar, cha con Will Smith lại đóng phim chung
- Tuyển thủ Peru: 'Chạm ngón tay vào Messi cũng bị thổi phạt'
- Sảy thai, con dâu bị mẹ chồng đánh đuổi khỏi nhà
- Nhận định, soi kèo Pharco vs Modern Sport, 21h00 ngày 21/2: Vượt lên top 9
- Nỗi đau còn lại sau phiên xử cha hiếp dâm con
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo UTA Arad vs Sepsi, 22h00 ngày 24/2: Đối thủ yêu thích
- Cú “chơi xỏ” và lừa chồng ly hôn ngoạn mục của vợ
- Ông Trump đắc cử tác động thế nào đến doanh nghiệp châu Á
- Éo le chuyện mẹ đơn thân giấu con để kết hôn
- Nhận định, soi kèo UTA Arad vs Sepsi, 22h00 ngày 24/2: Đối thủ yêu thích
- FIFA sắp mời Inter Miami dự Club World Cup
- 'Rẻ' như 'sao' Việt
- MC Nguyên Khang tuổi 40: Kín tiếng đời tư, vượt biến cố cháy nhà hàng
- Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2: Khó thắng cách biệt
- Sau lễ mừng thọ 90, cụ ông bị con dâu 'moi' hết tiền
- Bài toán chi tiêu 20 triệu của cặp vợ chồng son tháng nào cũng như bị ai 'lột sạch' ví
- Giá vàng tuần này có thể tiếp tục dò đáy
- Nhận định, soi kèo Daejeon Hana Citizen vs Ulsan HD FC, 12h00 ngày 23/2: Tiếp tục sa sút
- Tỷ phú được Trump đề cử làm Bộ trưởng Thương mại Mỹ là ai
- Nhà có 2 con trai mà Tết tôi phải ngồi ăn bánh chưng một mình
- Những sự kiện định hình bầu cử tổng thống Mỹ
- Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs WS Wanderers, 13h00 ngày 22/2: Niềm tin cửa trên
- Tâm sự người vợ trẻ ngoại tình với đàn ông hơn mình gần 20 tuổi
- Tài sản của Warren Buffett ra sao sau khi ông qua đời
- Ác mộng của cô gái bị chồng giàu đánh đập tàn tệ
- 搜索
-
- 友情链接
-