Phạm Vĩnh Khương sinh ra tại TP.HCM trong một gia đình có đầy đủ điều kiện. Tuy nhiên, hồi Khương còn học lớp 9, biến cố lớn, nghiêm trọng đã xảy ra với gia đình anh, anh cùng người thân chuyển về Long An sống trong một chòi lá. Sự việc diễn ra đột ngột khiến Khương và cả gia đình không thể lường trước mọi việc. Tại thời điểm đó, Khương quyết định từ bỏ sự nghiệp học hành. |
Phạm Vĩnh Khương - 9X làm phim bằng điện thoại |
Khi Khương thôi học, bố mẹ Khương đã phản đối kịch liệt đến mức từ mặt, đuổi ra khỏi nhà. Nhưng Khương vẫn quyết định từ bỏ.
Nhưng rồi một ngày, Khương nghĩ về ước mơ hồi nhỏ của mình chỉ yêu thích học nghề, anh lủi thủi, giấu mình ở phía ngoài lớp nhiếp ảnh, nhưng do tiếng ồn ào của xe cộ, anh không nghe được gì.
Tại thời điểm đó, Khương muốn khẳng định bản thân bằng cách cố gắng mỗi ngày, phương châm của Khương là “Đừng xin ai một cơ hội, chính mình phải từ tạo ra cơ hội”. Và đây cũng là khoảng thời gian bắt đầu cho sự cố gắng đi tìm lại ước mơ của Khương.
Khương bắt đầu đi tìm việc làm thêm để trang trải sinh hoạt. Ngoài thời gian đi làm, Khương tự tìm tòi, sáng tạo theo phong cách, cá tính riêng của mình, mặc dù anh không có máy ảnh chuyên nghiệp. Anh đã thay đổi bằng chiếc điện thoại, tận dụng những thanh công cụ trong điện thoại. Anh tự an ủi bản thân mình rằng trang thiết bị hiện đại không phải là tất cả, sẽ cố gắng hơn nữa để chứng minh những điều mình nghĩ.
 |
Phạm Vĩnh Khương tập trung, tìm tòi, sáng tạo trong lúc quay |
Anh đến tất cả những địa điểm bắt mắt để quay những cảnh vật, con người xung quanh... Anh chia sẻ, thời gian đầu tiếp xúc với điện thoại không được quen trong việc lấy góc quay cận cảnh, góc cao, ngang, thấp, tay hay bị rung, các tư thế đứng, ngồi, quay phải thực sự khéo léo mới có thể quay được. Tuy nhiên với sự kiên trì, mỗi ngày Khương học thêm một ít. Anh thuần thục mọi góc quay. Anh tập trung nhiều đến việc quay những video: Fashion film, y khoa,.. thu hút sự chú ý của đông đảo người xem.
Khi Khương chứng minh được thực lực của mình trong lĩnh vực nghệ thuật thì gia đình không còn phản đối con đường của mình. Sau đó, anh được tuyển vào hãng phim, rồi theo đoàn phim truyền hình. Cũng chính tại đây, anh tự học được thêm rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, quy trình sản xuất phim.
 |
Phạm Vĩnh Khương dần khẳng định mình |
Nỗ lực theo đuổi đam mê, Khương được mời đi chụp album ảnh nghệ thuật cho nhiều nghệ sĩ. Anh bận rộn với các dự án dài hạn quảng bá thương hiệu cho nhiều đối tác trong lĩnh vực y khoa. Khương cũng được nhiều tập đoàn mời hợp tác trong lĩnh vực truyền thông, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Hiện nay Khương đang thành lập studio kiêm showroom nhằm đẩy mạnh thị trường kinh doanh.
Tố Uyên
" alt="9X kiếm tiền nhờ làm phim bằng điện thoại"/>
9X kiếm tiền nhờ làm phim bằng điện thoại
 ở xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh trước đây là thanh niên xung phong. Khi lấy ông Nguyễn Văn Giáo, bà sinh lần lượt được 3 người con, đặt tên là: Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Thúy và Nguyễn Văn Đại.</p><p>Năm 1988, anh Hùng 14 tuổi. Bà Huề kể, lần đó, Hùng xin mẹ lên thị trấn xem phim cùng bạn. Hai ngày sau, vợ chồng bà mới biết con trai đã bỏ nhà đi làm ăn. </p><table class=)
Anh Hùng bỏ nhà đi đến Bình Thuận làm ăn năm 14 tuổi. Ảnh: Cắt từ video.Từ ngày con trai bỏ đi, mỗi bữa cơm, vợ chồng bà Huề đều lấy dư một cái bát, đôi đũa cho anh Hùng. Nhiều người nói với bà rằng, anh Hùng chắc đã chết ở đâu đó. Nhưng người mẹ này không tin. Bà hi vọng rằng, con mình vẫn khỏe mạnh, sống hạnh phúc.
Bà trồng một vườn chè, một cây mít bên nhà để mong con có thể về ăn, một phần cho nguôi nỗi nhớ. “Vì nhà tôi đói, nó mới bỏ nhà đi làm ăn. Tôi làm sao có thể trách con được”, bà Huề nói trong nước mắt.
 |
Khi con trai bỏ đi, bà Huề trồng một cây mít, một vườn chè để mong con về ăn, uống nước chè xanh. Ảnh: Cắt từ video. |
Mưu sinh nơi đất khách quê người
Người bạn đi cùng anh Hùng nhảy tàu không may bị té, phải ở lại. Một mình lên tàu đến mảnh đất mơ ước mưu sinh, anh không có “một xu dính túi”. “Quê tôi khi đó nghèo quá, quanh năm mưa bão, nắng “cháy da cháy thịt”. Nghe người ta nói, đi Bình Thuận làm ăn tốt sẽ nhanh giàu, tôi muốn đến dù không biết tỉnh này nằm ở đâu”, anh Hùng nhớ lại.
Ngồi tàu đến ga Mương Mán (xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) thấy người ta xuống, anh Hùng cũng xuống theo. Từ địa điểm này, cậu bé 14 tuổi đi lang thang tìm việc làm với cái bụng rỗng. May mắn, anh được vợ chồng anh Nguyễn Quang Sáu, ở huyện Hàm Thuận Bắc, cưu mang.
 |
Chị Đông ngồi bên động viên chồng. Ảnh: Cắt từ video. |
Những năm sau đó, anh đi chăn bò, nhổ cỏ, làm rẫy... kiếm sống. Những khi nhớ nhà, nhớ bố mẹ, anh chỉ biết ngồi một mình ngoài đồng khóc. “Đã bỏ nhà đi làm ăn rồi thì khi nào làm nhiều tiền mới về”, anh Hùng lau nước mắt tự động viên mình.
Thấy chàng thanh niên hiền lành, chịu khó làm ăn, bố mẹ chị Nguyễn Thị Đông quyết định gả con gái cho.
Chị Đông kể, ban đầu mới gặp anh, chị không có thiện cảm. “Anh ấy không cha mẹ, người thân nên tôi ngại”, chị Đông nhớ lại. Đến khi chị bị đau ruột thừa, phải mổ cấp cứu, anh luôn tục trực ở bên chăm sóc, lo lắng, chị nhận ra mình phải làm vợ, làm bạn và là gia đình của anh.
 |
Anh Hùng dự tính, khi có nhiều tiền sẽ về quê tìm bố mẹ xin lỗi, sau đó vào lại Bình Thuận đưa vợ con về thăm ông bà. Ảnh: Cắt từ video. |
Sau đám cưới, vợ chồng anh sinh lần lượt 5 người con. Chị Đông cho biết, anh Hùng là người sống tình cảm, luôn yêu thương, lo lắng cho vợ con nhưng không bao giờ kể về bố mẹ, anh chị em ruột. Nhiều lần, chị muốn hỏi chuyện nhưng sợ anh buồn. Âm thầm theo dõi, chị mới biết anh có bố tên Sáng, mẹ tên Huề, hai em tên Thúy và Đạt.
Một lần, hai vợ chồng vợ xem thông tin bão lũ trên tivi, trong đó có tỉnh Nghệ An, Tĩnh, anh Hùng nói: “Quê anh đó”. Ngày hôm sau, chị gọi cho chương trìnhNhư chưa hề có cuộc chi ly nhờ tìm gia đình cho anh. Chị còn dặn người của chương trình giữ bí mật chuyện này để anh không buồn.
Lời xin lỗi trong nước mắt
Nhà báo Thu Uyên cho biết, từ những thông tin chị Đông cung cấp, ban tổ chức chương trình liên hệ với công an tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nhờ giúp đỡ. Nhờ có sự hỗ trợ của công an địa phương, người của chương trình cũng tìm được nhà bà Huề, có con trai bỏ đi từ năm 1988.
 |
Cây mít bà Huề trồng 30 năm trước giờ đã cao lớn, năm nào trái cũng nhiều. |
Mấy chục năm qua, người mẹ ấy vẫn mong ngóng con từng ngày. Bà Huề kể, 10 năm trước, ông Giáo bị bệnh đã qua đời. Người con gái đi lấy chồng xa. Cậu con trai út cũng vào miền Nam làm việc, đã lâu không về nhà. Một mình bà sống cô đơn trong căn nhà ba gian rộng rãi.
“Ngày 26-27 Tết, nhà người ta con về sum họp, nhà tôi vô cùng vắng vẻ. Lúc đó, tôi ngồi khóc, khấn nhờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ cho con về để tôi gặp một lát. Vườn chè, cây mít đã lớn”, giọng người mẹ ba con nức nghẹn.
Ở Bình Thuận, xem đoạn video của mẹ, nước mắt anh Hùng rưng rưng. Anh nói: "Tôi tính, khi làm có tiền sẽ về quê tìm bố mẹ, nói lời xin lỗi. Sau đó, tôi vào lại Bình Thuận đưa vợ con về thăm ông bà"
 |
Nụ cười hạnh phúc của bà Huề khi nghe tin đã tìm được con trai. Ảnh: Cắt từ video. |
Khi nghe tin tìm được anh Hùng, bà Huề không giấu được niềm vui. Người mẹ ấy thắp hương báo cho người chồng đã khuất, cho ông bà tổ tiên rồi pha ấm nước chè xanh mời hàng xóm khi họ đến nhà chúc mừng. "Giờ gặp được con thì trước tiên, mẹ ôm khóc đã", giọng người mẹ 77 tuổi hạnh phúc.
Được sự giúp đỡ của chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, bà Huề vào Bình Thuận gặp vợ chồng con trai và 5 cháu nội. Gặp mẹ sau mấy chục năm xa cách, anh Hùng nắm chặt tay bà nấc lên từng tiếng: "Con xin lỗi mẹ". Bà Huề nói: "Con về thắp hương cho bố, ông bà tổ tiên. Sau đó, nơi nào làm ăn được thì con đi. Con đi làm ăn, mẹ không trách con".
Ngồi bên cạnh, chị Đông xin mẹ chồng tha lỗi cho người bạn đời. Sau đó, chị cùng chồng đưa các con về Hà Tĩnh thăm lại quê hương.
Xem thêm video: Xót xa phút cụ ông Tây Ninh tiễn biệt bạn đời: Hẹn kiếp sau lại làm vợ chồng.
Tú Anh

Con gái tìm lại cha mẹ ruột sau 50 năm
Được cho đi làm con nuôi từ khi lọt lòng, Laura Mabry vẫn quyết tâm tìm lại song thân và giúp họ tái hợp sau hơn nửa thế kỷ xa cách.
" alt="Chồng bỏ nhà đi 30 năm, vợ âm thầm giúp tìm lại gia đình"/>
Chồng bỏ nhà đi 30 năm, vợ âm thầm giúp tìm lại gia đình