TIN BÀI KHÁC
![]() |
Những ngày trời trở lạnh, bé Gia Bảo lọt thỏm trong chiếc áo ấm do một mạnh thương quân thương tặng. |
Ngày lấy nhau, tất cả tài sản của anh chị chỉ có 2 sào ruộng. Hằng ngày, anh Hòa, chồng của chị đi làm thợ xây, chị quanh quẩn bên đồng ruộng. Sau vài năm, nhờ chăm chỉ làm lụng, tiết kiệm chi tiêu, vợ chồng chị Nổi cũng tích cóp được khoản tiền khá, mua được 2 con bò và 1 con bê. Khi đứa con thứ 3 là bé Nguyễn Gia Bảo chào đời, gia đình chị được cha mẹ chồng cắt cho một mảnh đất nho nhỏ ở ngay trong vườn để dựng tạm căn nhà lợp tôn. Mảnh đất nhỏ chẳng đủ để xây bếp, chị Nổi đành nấu luôn ở trong nhà. Dù chật chội nhưng vẫn đầm ấm, hạnh phúc. Cả 3 đứa trẻ đều ngoan ngoãn, chăm chỉ.
Khi phát hiện Gia Bảo bị bệnh ung thư, vợ chồng chị Nổi chạy vạy, đưa con đi khắp các bệnh viện từ tuyến tỉnh rồi chuyển lên TPHCM. Sau khi phẫu thuật lần thứ nhất ở bệnh viện Nhi đồng 2, con được chuyển về bệnh viện Ung bướu để hóa trị. Vào được 4 toa, con bị nhiễm trùng vết mổ, phải tạm ngưng truyền hóa chất để phẫu thuật lần 2. Sau đó, con tiếp tục hóa trị 4 toa rồi được chuyển sang diện duy trì, bệnh tạm thời ổn định. Tuy nhiên, chỉ được 5 tháng, bệnh ung thư của con tái phát. Lúc này, bác sĩ thông báo có thêm một khối u, con được đưa qua xạ trị. Đến nay, con đã xạ xong 30 tia.
Thời gian gần đây, bé Gia Bảo có biểu hiện tiểu nhiều, bác sĩ nghi ngờ con bị bệnh đái tháo nhạt, vì vậy, con được chuyển qua bệnh viện của Đại học Y dược để làm xét nghiệm.
![]() |
Suốt 2 năm nay, mẹ con chị Nổi ở tạm một góc nhỏ trong phòng ngoại trú. Tối đến lại dọn dẹp sạch hành lang rồi trải chiếu nằm ngủ. |
Trong 2 năm điều trị ung thư, bé Gia Bảo chuyển qua nhiều bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Từ đứa trẻ bụ bẫm, con bị giảm cân, người gầy gò, nhỏ thó. Cả người con lọt thỏm trong chiếc áo ấm do một mạnh thường quân tặng. Gia Bảo bị lõm phần đầu sau phẫu thuật nên lúc đi lại trong bệnh viện, có nhiều người hay nhìn con thương xót, nhưng đứa trẻ vẫn ngây thơ chẳng hiểu gì.
Để chữa bệnh cho Bảo, vợ chồng chị Nổi phải bán 3 con bò. Đó là tổng số tài sản mà nhà chị phải tích cóp trong nhiều năm nhưng vẫn không đủ, phải mượn sổ đỏ của cha mẹ chồng để thế chấp vay tín dụng. Sau đó vay tiếp tiền hộ nghèo. Suốt 2 năm qua, chị Nổi luôn túc trực cùng Gia Bảo, trong khi anh Hòa ở nhà vừa đi làm thợ xây, vừa làm 2 sào ruộng để chăm lo cho 2 đứa con lớn ở nhà. Có những đợt Gia Bảo trở nặng, co giật, chị Nổi lại hốt hoảng gọi điện cho chồng vào TPHCM, đến khi nào con ổn định hơn thì anh về.
Ở quê, ông bà nội của Gia Bảo cũng nghèo khó, bà nội quanh năm đau yếu vì mảnh đạn còn sót lại từ thời chiến tranh. Ngày Bảo phẫu thuật, bà nội thương lắm, cho hết số tiền 3 triệu đồng bà tiết kiệm được. Còn những người thân khác cũng chẳng khá hơn hoàn cảnh nhà chị nên không thể dựa vào. Nhà ngoại của Bảo ở xa, gom góp lại được 5 triệu đồng cho cháu chữa bệnh. Đến nay, mọi thứ chi tiêu còn lại vợ chồng chị đều phải tự lo liệu. Số tiền nợ ngân hàng cũng lên tới 50 triệu đồng, con số mà người đàn bà quanh năm lam lũ với 2 sào ruộng chưa bao giờ nghĩ tới.
Trong bệnh viện Ung bướu, nếu có mạnh thường quân nào cho các bé được 100 nghìn hay 200 nghìn đồng, chị Nổi lại tích cóp dần để đóng tạm ứng viện phí cho con. Tuy nhiên, bệnh nhân quá đông, số tiền gom được so với số tiền để chữa trị cho con vẫn chẳng thấm vào đâu. Người mẹ cũng đành “liều mạng” để cứu con, đến đâu hay đến đó.
Suốt hai năm qua, cứ ban ngày thì mẹ con chị ở tạm một góc trong phòng ngoại trú, tối đến lại lau sạch hành lang bệnh viện, trải chiếu nằm ngủ. Cuộc sống của Gia Bảo cứ trôi qua cùng mẹ như vậy.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Theo đó, giờ học lý thuyết và thí nghiệm thực hành buổi sáng sẽ bắt đầu từ 6h30. Theo quy định, sinh viên học liên tục 3 tiết sẽ được nghỉ giải lao 10 phút. Tổng số tiết học buổi sáng là 6 và kết thúc vào 11h40.
Buổi chiều bắt đầu từ 12h30. Sinh viên cũng học liên tiếp 3 tiết thì được giải lao 10 phút. Tổng số tiết là học là 6 và kết thúc vào 17h40.
Buổi học tối sẽ bắt đầu từ 18h, tuy nhiên chỉ sau 2 tiết sẽ được giải lao 10 phút. Tổng số tiết học buổi tối là 4 và kết thúc vào 21h30.
![]() |
Quy định giờ vào học của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM |
Giờ thi lý thuyết và thi trắc nghiệm trực tuyến buổi sáng bắt đầu từ 6h30, buổi chiều bắt đầu từ 12h30 và buổi tối là 18h.
Ngay khi thông báo được đưa ra, nhiều sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM bày tỏ sự không hài lòng. Trên trang facebook chính thức của trường, sinh viên để lại ý kiến than phiền.
“Buổi sáng 6h30 bắt đầu học tiết 1, vậy là 4h mình phải dậy chuẩn bị, 5h đi ăn còn 5h30 thì xếp hàng ra thang máy. Bình thường đêm về mình học đến 2h sáng mới đi ngủ, vậy bây giờ thức tới 4h sáng là vừa”.
“Buổi sáng có 6 tiết học và kết thúc lúc 11h40 thì 12h30 đã phải vào học buổi chiều. Nếu sinh viên học cả ngày, chỉ có 50 phút cho mọi việc từ ăn uống, di chuyển vào giữa trưa”.
“Nhà mình ở Quận 12, vậy chắc 5h sáng đã phải ra trạm xe buýt để còn đi chuyến đầu tiên mới hi vọng kịp giờ học”.
“Giờ học như vậy căng quá, làm sao để đảm bảo được sức khỏe đây”...
Hiện tại, giờ học buổi sáng của trường bắt đầu vào lúc 7h.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Tán, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho hay trước đây đã có lúc trường quy định giờ học buổi sáng bắt đầu lúc 6h30. Hơn nữa, việc này được được áp dụng cho học kỳ I năm học 2020-2021 là thời điểm mùa hè, khi đó trời đã sáng, sinh viên hoàn toàn có thể di chuyển tới trường bình thường.
Cũng theo ông Tán, phía trước Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có hai cơ sở đào tạo gồm một trường mầm non và một trường THCS, do vậy nhà trường đã rất cân nhắc và bàn bạc kỹ trước khi đưa ra quyết định này để tránh tắc đường.
Về việc chỉ có 50 phút để di chuyển và ăn uống giữa buổi trưa, ông Tán cho hay sinh viên có thể ghé căn-tin ăn cơm trưa.
“Hiện nay có nhiều trường cũng cho sinh viên đi học sớm. Cụ thể như sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vào học từ 6h. Chúng tôi đã họp lãnh đạo đơn vị, phòng giáo vụ và các khoa trước khi ra quyết định vì phải cân đối thời gian cho phù hợp với giảng viên và sinh viên. Có thể các em phản ứng nhưng sự thực là không quá khó khăn” – ông Tán nói.
Lê Huyền
Tăng học phí lên cao nhất 70 triệu đồng/năm và sẽ tăng thêm 10% mỗi năm, Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã có báo cáo với Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
" alt=""/>Sinh viên phản ứng việc học từ 6h30 sáng, chỉ có 50 phút ăn trưa