Không hiểu sao Marco Marsala lại chạy dòng mã lệnh "rm –rf" trên máy chủ. Lệnh này khiến máy chủ xóa sạch sành sanh mọi thứ. Cú pháp "Rm" là "xóa", còn "r" có nghĩa là toàn bộ dữ liệu trong thư mục, trong khi "f" là lệnh bắt buộc thực hiện. Lệnh này "ép" máy tính phải thực hiện lệnh xóa toàn diện mà không biện pháp nào có thể ngăn chặn được.
Khi Marco Marsala kịp nhận ra sai lầm thì mọi thứ đã tiêu tùng. Dữ liệu của hơn 1.500 khách hàng quan trọng của công ty cũng tan theo mấy khói. Thực tế, ông chủ tội nghiệp này đã sao lưu dữ liệu từ trước nhưng do dữ liệu sao lưu lại để trên máy chủ kết nối nên cũng bị xóa sạch sẽ.
Tất nhiên, Marco Marsala đã cầu cứu các chuyên gia có tay nghề cao hơn, nhưng để khôi phục một đống dữ liệu như vậy không phải chuyện đơn giản. Hóa đơn khôi phục dữ liệu cao vút sẽ làm nản lòng bất cứ ai có ý định này.
Việc vô ý xóa sạch dữ liệu trên máy tính vẫn thường hay xảy ra. Tuy nhiên, tự tay mình xóa sạch dữ liệu của công ty, cộng với dữ liệu của hàng ngàn khách hàng khác thì đúng là chuyện xưa nay hiếm.
Nguyễn Minh
" alt=""/>Xóa sổ cả công ty chỉ vì gõ nhầm một lệnh máy tínhTheo báo cáo mới nhất của hãng Kaspersky Lab, tỷ lệ phần mềm tống tiền (ransomware) nhằm vào người dùng smartphone Android đã tăng hơn 4 lần chỉ trong một năm qua. Hãng này cũng gọi đây là "một xu hướng đáng lo ngại".
![]() |
Tỷ lệ smartphone nhiễm phần mềm tống tiền đang tăng phi mã |
"Vấn nạn này sẽ còn tiếp diễn. Ransomware di động đang nổi lên như là kẻ nối gót ransomware máy tính. Tiếp sau nữa sẽ đến lượt phần mềm tống tiền nhằm vào các thiết bị của Internet vạn vật (IoT) mà không phải là smartphone hay PC", chuyên gia Roman Unucheck của Kaspersky nhận định.
Một phần mềm tống tiền điển hình trên môi trường máy tính sẽ lây nhiễm vào PC của nạn nhân, sau đó mã hóa toàn bộ các file dữ liệu và hệ thống. Kẻ tấn công sau đó hiển thị một thông điệp tới nạn nhân, cho hay họ có vài ngày để chuyển tiền cho chúng hoặc là những file này sẽ bị xóa sạch. Trên môi trường di động, mọi chuyện sẽ hơi khác một chút - Hầu hết các mã độc không thể mã hóa file khác - song màn hình vẫn hiển thị thông điệp hoặc tin tặc vẫn khóa màn hình từ xa để "vòi tiền" nạn nhân.
Thường thì chúng sẽ đòi từ 100-200 USD, Kaspersky cho hay, đồng thời phân tích rằng xu hướng này sở dĩ tăng mạnh là vì người dùng có khuynh hướng nhượng bộ, đồng ý trả tiền cho tin tặc.
Các phần mềm tống tiền mới nhất đã tấn công được vào iOS, nhưng chúng không phổ biến và xâm nhập được sâu như đối với nền tảng Android. Dù vậy, người dùng vẫn cần tuyệt đối thận trọng với những gì họ tải về điện thoại của mình. Đồng thời, hãy sao lưu dữ liệu đều đặn và nên nhớ, nếu chẳng may có lây nhiễm ransomware thì cũng đừng trả tiền cho tin tặc.
"Mọi đồng tiền chuyển vào tay tội phạm mạng sẽ khiến chúng tin tưởng hơn vào lợi nhuận của loại hình tội phạm này", giới bảo mật cảnh báo.
T.C (Theo Business Insider)
ASEAN - Nhật Bản diễn tập chống tấn công tống tiền" alt=""/>Phần mềm tống tiền smartphone tăng phi mã