Thử thách đã thu hút nhiều người dùng TikTok theo dõi và tham gia với hàng loạt điệu nhảy sáng tạo. |
“#Thửtháchxemmiễnphí” trên TikTok đã thu hút hơn 200 triệu tổng lượt xem |
Tên tuổi không còn xa lạ với cộng đồng underground Việt, ngay khi JustaTee tung ra bản rap mới anh đã không khiến người nghe thất vọng. Người dùng TikTok và fan của chàng rapper cùng chia sẻ giai điệu vui tươi và sành điệu của “Coo-rap battle”. Từ những động tác finger dance đơn giản tới những fan có kỹ thuật nhảy hip-hop tốt đã khiến “cuộc chiến” trên TikTok trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết.
Với giải thưởng hấp dẫn từ thương hiệu Coocaa cùng sức hút của bản rap, cộng đồng người dùng TikTok hào hứng tham gia đấu trường Coocaa rap Việt với nhiều sáng tạo thú vị. Đặc biệt, nhiều fan nước ngoài, fan lớn tuổi và các fan nhí cũng tích cực hưởng ứng và tham gia thử thách này.
|
Người dùng TikTok với nhiều độ tuổi, quốc tịch khác nhau tham gia thử thách |
Thử thách “Coo-rap battle” diễn ra từ 28/8 - 2/9/2020. Khi đăng tải phong cách nhảy cùng bản rap và hashtag “#Thửtháchxemmiễnphí”, người dùng sẽ nhận được thẻ thành viên vĩnh viễn của thương hiệu smart TV X Clip TV. Giải thưởng được rút thăm dựa trên xếp hạng toàn diện của tác phẩm sáng tạo và số lượt thích.
Lần đầu tiên thương hiệu Coocaa và ClipTV cùng hợp tác ra mắt sản phẩm TV mới nhất 40S3G. Ngày 4/9, làn sóng mua sắm đầu tiên với 2000 sản phẩm đã được bán ra, phá vỡ nhiều kỷ lục bán hàng trước đó. Khách hàng bỏ lỡ đợt flashsale thứ nhất cũng không phải thất vọng khi làn sóng tiếp theo sẽ xuất hiện vào ngày 9/9 với mức giá “khủng” 3.999.000 đồng.
Cùng với đó, 1000 khách hàng đầu tiên sẽ được hưởng ưu đãi đặc biệt với gia hạn một năm bảo hành, nâng tổng số thời gian bảo hành cho sản phẩm lên tới 3 năm. Đợt flashsale thứ hai với mức giá tốt nhất sẽ ra mắt trên kênh bán hàng đầu trực tuyến Coocaa Lazada.
Coocaa là thương hiệu TV trực thuộc Tập đoàn Skyworth Digital Holdings Co. Đại diện Coocaa cho biết, mặc dù bước chân vào thị trường TV thông minh chưa lâu, Coocaa đã có kinh nghiệm hơn 23 năm sản xuất với chất lượng Nhật Bản bởi các sản phẩm của thương hiệu đều được sản xuất bởi nhà máy của Toshiba. Coocaa còn giữ vị trí số 1 best-selling tại Lazada Đông Nam Á. Tại Indonesia, coocaa vừa công bố vị trí số một cho sản phẩm TV thông minh trên Lazada vào tháng 5/2020.
Thanh Ngọc
" alt="Hơn 200 triệu người nhảy TikTok cùng rapper JustaTee"/>
Hơn 200 triệu người nhảy TikTok cùng rapper JustaTee
Chiếc đèn phía đối diện soi thẳng ánh sáng vàng vào người phụ nữ mặc chiếc áo blouse trắng, đội mũ xanh trùm kín tóc.Trước mặt là một rổ gà con vừa nở, chị Nguyễn Thị Dung (SN 1987, ở Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội) bắt đầu công việc của mình.
Tay phải chị nhanh nhẹn lấy từ rổ đựng một chú gà con, tay trái nặn phân và soi lỗ huyệt ở hậu môn gà. Chỉ mất vài giây, chị đã nhìn ra đây là con trống hay mái.
|
Chị Dung đang phân loại gà trống, mái. |
Cách xác định trống/mái của gà con dựa vào lỗ huyệt gà. Con trống sẽ có gai giao phối - là một nốt tròn, bóng, đỏ, còn gà mái thì không có.
Khi xác định chú gà trên tay là mái, chị Dung bỏ gà sang chiếc rổ bên phải. Nếu gà trống, chị thả sang chiếc rổ bên trái.
Đồng thời, chị với tay lấy một con gà khác thế chỗ, tiếp tục các công đoạn nặn phân, soi hậu môn gà. Trong vòng 1 tiếng đồng hồ, chị xác định giới tính cho hơn 1 nghìn con gà con.
Nghề 'hot', các chủ lò giành giật người làm
Chị Dung bắt đầu công việc của mình cách đây 10 năm trước. Ngày đó, gia đình chồng chị có lò ấp trứng gà. Muốn xác định giới tính gà con vừa nở, gia đình chị phải thuê người về soi.
Việc thuê này vừa tốn tiền lại mất thời gian do có ít người làm. Vì vậy, chị quyết tâm đi học nghề để phân loại gà cho lò ấp của gia đình.
Từ một bà chủ quán cà phê, chị Dung chuyển sang học nghề soi giới tính cho gà trong 3 tháng.
Phân loại gà rất quan trọng, sẽ giúp chủ lò ấp trứng phân gà trống, mái ngay khi gà vừa nở để cung cấp cho các chủ trang trại. Trang trại nuôi gà lấy thịt sẽ chọn gà trống, nuôi lấy trứng sẽ chọn gà mái.
|
Việc phân loại đạt tỷ lệ chuẩn cao nhất với gà con vừa nở được vài tiếng đồng hồ. |
Việc tách gà sớm sẽ giúp chủ trang trại có cách nuôi phù hợp, giảm thiểu các chi phí. Nếu không “soi giới tính gà”, phải nuôi 1 tháng, người ta mới phân biệt được trống, mái nhờ cái mào của con gà.
Chị Dung thừa nhận, đây là nghề không phải ai học cũng có thể làm được. Số người lành nghề chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
“Cách đây 5 năm, thị trường ít người làm nên nghề rất 'hot'. Nhiều lò phải đặt lịch 4-5 ngày, tôi mới sắp xếp được thời gian để làm. Tôi cũng phải từ chối nhiều lời mời vì làm không xuể”, chị nói.
Giá trung bình soi mỗi con gà là 200 đồng/con nhưng nhiều lò ấp trứng gà sẵn sàng trả 300 đồng, 400 đồng hoặc hơn để nhận được cái gật đầu của chị Dung.
Các lò “mách” nhau, tên tuổi chị Dung nổi trội trong làng phân loại gà. Rất nhiều trại giành giật chị về bằng được, thậm chí, một công ty đã phải đặt lịch chị suốt 2 năm, chị mới sắp xếp được thời gian để làm.
“Hiện, đang thịnh hành loại gà siêu trứng, người ta ưa chọn mái hơn. Gà trống tốn thức ăn nên người ta loại trừ ngay từ ban đầu. Tỉ lệ chọn chuẩn càng cao, họ càng giảm được chi phí chăn nuôi. Vì muốn mình làm, họ sẵn sàng trả những cái giá rất đáng mơ ước”.
Con số thu nhập ấn tượng
Nghề ''hot'', ít người làm nên mức thu nhập không hề thấp. Với mỗi con gà phân biệt trống/mái được trả khoảng 300 đồng, chị Dung thu về 50 - 60 triệu/tháng.
Cũng có hơn 10 năm trong nghề, chị Đặng Thị Mến (SN 1988, xã Đức Giang, Hoài Đức) cũng là một tên tuổi nổi trội trong làng phân loại gà.
Chồng chị - anh Trịnh Văn Minh (SN 1986) chia sẻ, vợ anh thường chạy “sô” vẫn không làm hết việc bởi nghề này phụ thuộc rất cao vào thời điểm gà nở.
“Thời gian soi gà là ngay khi gà vừa nở xong. Lúc này, gà “còn tươi” dễ phân biệt và cho tỷ lệ chuẩn cao (98-99%). Nếu để sang hôm sau, gà khô, khó nhìn, tỷ lệ chuẩn thấp hơn (chỉ 96%)”, anh Minh nói.
|
Công việc phân loại gà cho thu nhập khá cao. |
Trước ngày lò ấp gà nở 1 hôm, chị Mến nắm lịch cẩn thận. Ngày nào 2, 3 lò cùng có gà nở, chị phải sắp xếp thời gian để không bị trùng nhau.
Sau 10 năm kinh nghiệm đi soi và đào tạo các học viên, tỷ lệ soi gà của chị Mến đã đạt chính xác đến 99%.
Một tiếng phân biệt được hơn 1 nghìn con, với giá khoảng 200 đồng/con, thu nhập soi gà của chị Mến dao động khoảng 40-70 triệu đồng/tháng. Hàng năm, chị kiếm được khoảng 500 triệu đồng từ nghề soi giới tính gà.
Nhưng để đổi lại số tiền đó, những người soi giới tính gà cũng phải chịu không ít vất vả.
Mồ hôi sau những cung đường
“Công việc của vợ tôi không được làm vào giờ hành chính, có hôm đi từ 3, 4h sáng đến tận khuya mới về nhà. Ví dụ 5h sáng gà nở, mình phải đến từ trước để kịp làm, sau đó mình chạy sang lò khác cho kịp thời điểm”, anh Minh nói.
Những hôm mưa gió, chị Đặng Thị Mến cũng phải đi xe máy đến các tỉnh như Phú Thọ, Vĩnh Phúc… vì có lò gà chuẩn bị nở.
Làm việc với cường độ cao thường xuyên khiến chị bị mỏi mắt và choáng, phải dùng thuốc bổ mắt thường xuyên.
Vì vậy công việc này chỉ dành cho những người trẻ, mắt tốt. Đến khoảng 40 tuổi, người ta không thể theo nghề nữa bởi lúc này, mắt đã bị kém đi rất nhiều.
Ngoài ra, môi trường làm tại các lò ấp trứng gà cũng rất nhiều bụi. Mỗi lần đi làm, ngoài chiếc đèn để soi gà, chị Mến còn phải mang khẩu trang, mũ trùm đầu, quần áo dài để che bụi, lông gà con.
Chị Mến và chị Dung đều đồng tình rằng, công việc cho thu nhập cao nhưng không phải ai học cũng có thể hành nghề. Ngoài ra, đây cũng là một công việc mang tính cạnh tranh cao.
“Nhu cầu thị trường đang đòi hỏi tỷ lệ phân biệt chuẩn xác lên đến 99%, tối thiểu là 95%. Thu nhập dựa vào tay nghề, có người cũng làm nghề nhưng thu nhập thấp vì họ soi không đạt tỉ lệ chuẩn lớn. Thậm chí có người phải bỏ việc vì hiệu quả thấp, không ai mời”, chị Nguyễn Thị Dung cho biết thêm.
Những người vượt hiểm nguy đi tìm 'lộc trời' trong rừng
Vào khu vực rừng núi để tìm lá tre là công việc mang lại thu nhập khá tốt nhưng cũng chứa nhiều vất vả, nguy hiểm với người dân thôn Đồng Chiêm.
" alt="Nghề ‘độc’ soi giới tính gà thu hơn nửa tỷ mỗi năm"/>
Nghề ‘độc’ soi giới tính gà thu hơn nửa tỷ mỗi năm
Tại bệnh viện ở thành phố Hợp Phì (An Huy, Trung Quốc), có một ông lão tên là Zheng Shouyun, 85 tuổi. Kể từ tháng 5 năm 2017, ngày nào ông cũng đến viện để tìm vợ. Ông Zheng gọi vợ là Wan Dahua. Vợ ông nằm ở bệnh viện này, ông muốn tìm để chăm sóc cho bà.Hôm đó Tong Chunxiang, một y tá trưởng của bệnh viện đang kiểm tra y lệnh của bác sĩ thì thấy ông lão bước vào cửa. Ông nói một cách lịch sự: Chào chị, tôi đang tìm người.
Y tá trưởng nhìn vẻ mặt của ông lão, có vẻ khẩn cấp nên cô giúp ông tìm, nhưng nơi cô đang làm việc không có ai là Wan Dahua. Vì vậy cô đã đưa ông đến các khoa khác để tìm.
Cuối cùng, ông lão tìm thấy tên của vợ tại khoa Huyết học, nhưng bà đã xuất viện cách đó 1 tháng.
Nghe nhân viên y tế nói, ông lão tỏ ra thảng thốt. Sau đó, ông đành thất vọng ra về.
Không ngờ ngày hôm sau, ông lại đến viện để tìm vợ. Các nhân viên nói với ông rằng vợ ông đã xuất viện và thuyết phục ông trở về nhà.
|
|
Tưởng chừng mọi chuyện đã kết thúc, nhưng suốt một tháng sau đó, ngày nào ông Zheng cũng đến bệnh viện và lặp lại những câu hỏi cũ.
Cho đến một ngày, em trai ông tình cờ đến bệnh viện khám bệnh, gặp anh trai đang đi tìm vợ nên nói ra sự thật khiến mọi người xúc động.
Hóa ra, sau khi rời khoa Huyết học một thời gian ngắn, vợ ông Zheng đột ngột lên cơn đau tim. Bà được đưa đến khoa Tim mạch nhưng đã không qua khỏi.
Ông Zheng lúc đó đang mắc bệnh Alzheimer nhẹ. Sự ra đi của bà đã giáng cho ông một đòn nặng. Kể từ ngày đó, tình trạng của ông ngày càng tồi tệ hơn.
“Tôi không nhớ rằng vợ tôi đã qua đời, tôi chỉ nhớ vợ tôi đang nằm trong bệnh viện. Vì vậy tôi đến bệnh viện ngày này qua ngày khác”, ông Zheng nói, giọng run run.
Bác sĩ ở khoa Tim mạch cho biết, từ khi bà Wan Dahua nhập viện, ông Zheng luôn ở bên cạnh. Khi Wan Dahua chết, ông nắm tay vợ và khóc rất lâu. Cảnh tượng ấy khiến các y bác sĩ của khoa nhớ mãi.
Nghe xong câu chuyện, hiểu ra vấn đề, nhiều nhân viên của bệnh viện được huy động để bảo vệ sự mê đắm của ông lão. Chỉ cần ông đến nhờ, mọi người sẽ cùng ông tìm kiếm bà.
Nhưng sau đó, mọi người lại lo lắng cho ông, vì nếu bệnh Alzheimer nặng, ông có thể lạc đường. Hơn nữa, ông đi một mình ngoài đường cũng rất nguy hiểm.
Vì vậy, y tá trưởng và một vài người nữa đã đi theo ông về nhà. Ở nhà, ông được chăm sóc bởi một cô con gái nhưng cô nói rằng, cô còn con và phải lo công việc nên không thể đi theo cha mỗi ngày.
Cô con gái kể: “Ngày còn trẻ, cha cô là tài xế ở công ty vận tải nên thường xuyên vắng nhà. Mẹ cô vừa làm công nhân vừa phải chăm sóc 4 người con. Hai vợ chồng không có nhiều thời gian bên nhau nhưng cha luôn yêu thương mẹ. Cha còn nói, cha biết ơn và nợ mẹ rất nhiều”.
Giờ người vợ đã mất nhưng dường như ông vẫn không chấp nhận sự thật. Ông đi tìm vợ khiến những đứa con vừa đau khổ, vừa xót xa.
Lúc này, cô y tá trưởng cũng chú ý đến một chi tiết, trong nhà ông cụ có rất nhiều áo trắng. Hàng ngày họ cũng thấy ông mặc áo sơ mi trắng đi tìm vợ trong bệnh viện nhưng lại nghĩ, đó chỉ là sự tình cờ.
Cô con gái cho biết: “Vì mẹ từng nói với bố rằng, mẹ thích bố mặc áo sơ mi trắng nên lúc nào bố cũng mặc như thế”.
Cảm động trước tình yêu mà ông dành cho vợ, nữ y tá trưởng và một số nhân viên y tế của bệnh viện đã quyết định thành lập một “nhóm chăm sóc”.
Họ thường xuyên đến kiểm tra tình trạng bệnh cho ông. Nếu thấy ông đến bệnh viện tìm vợ, họ sẽ giúp ông một vòng tìm kiếm rồi đưa ông về nhà. Ông cụ sống cạnh bệnh viện nên không tốn nhiều công sức.
Từ đó, hầu như ngày nào ông cũng đến viện, nhân viên y tế coi ông như người thân. Ông Zheng dù không nhớ tên các nhân viên nhưng những tình cảm đó đã tạo nên kỳ tích.
Bệnh của ông ngày một khá hơn. Vì vậy, người ta nói rằng, những hơi ấm tình người chính là liều thuốc bổ, chống lại sự xâm nhập của bệnh tật.
Bức thư cảm động Bill Gates viết cho người cha vừa qua đời
Sự thông thái, độ lượng, đồng cảm và khiêm nhường của ông đã có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều người trên khắp thế giới.
" alt="Cụ ông 85 tuổi ròng rã đi tìm vợ và câu chuyện cảm động phía sau"/>
Cụ ông 85 tuổi ròng rã đi tìm vợ và câu chuyện cảm động phía sau
Tấm biển dễ thương này đặt tại cây xăng Thuận Bình Yên 1 (ấp Phú Hòa 1, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, An Giang - hướng lộ Tẻ đi Tri Tôn, Châu Đốc) của ông Nguyễn Văn Lính (60 tuổi). |
Tấm bảng thông báo đi vệ sinh miễn phí ở cây xăng làm dân mạng nức lòng |
Ông Lính chia sẻ, trạm xăng dầu này ra đời năm 2017. Thời điểm đó, ông thấy nhiều du khách đến An Giang tham quan, du lịch thiếu nơi đi vệ sinh sạch sẽ nên ông nảy sinh ý tưởng xây dựng 10 phòng vệ sinh khang trang và làm bảng thông báo đi vệ sinh miễn phí mà không cần hỏi hay đổ xăng.
|
Khu nhà vệ sinh sạch sẽ được ông Lính xây dựng phục vụ miễn phí cho tất cả mọi người |
Đến nay, ông Lính có 3 cây xăng: 2 cây đặt ở huyện Châu Thành, 1 cây đặt huyện Tịnh Biên, và cả 3 đều có những tấm bảng thông báo như trên.
Theo ông, tâm lý của những người đi đường khi có nhu cầu đi vệ sinh hay rửa mặt thì vào quán nước, quán ăn hay cây xăng dọc đường.
“Tuy nhiên, khi vô quán thì phải ăn uống mới đi vệ sinh được. Cây xăng cũng vậy, ghé vào phải đổ xăng mà có khi nhà vệ sinh có khi không được sạch sẽ lắm... Tôi thấy bà con gặp nhiều bất tiện, phiền toái, nhất là người già và phụ nữ, nên quyết định làm nhà vệ sinh miễn phí”, ông Lính nói.
|
Tấm biển: Nhà vệ sinh nam - nữ, đi tự do không cần phải hỏi, khỏi mua xăng dầu... |
|
Phòng vệ sinh dành tiên cho người già và người tàn tật |
Theo quan sát, xung quanh cây xăng của Lính có rất nhiều bảng thông báo dành cho người đi đường như: “Nhà vệ sinh nam - nữ, đi tự do không cần phải hỏi; khỏi mua xăng dầu, chạy xe vô luôn; có phòng ưu tiên cho người già và người tàn tật.
Mời quý khách rửa tay, rửa mặt và tắm cho mát rồi hãy đi. Xin quý khách đừng bồi dưỡng tiền cho nhân viên. Miễn phí tất cả”.
Đặc biệt, nhà vệ sinh được thiết kế riêng và ưu tiên cho người già, tàn tật. Ngoài ra, trong nhà vệ sinh còn trang bị vòi tắm... phục vụ tài xế hoặc người đi đường. Các phòng vệ sinh đều được nhân viên dọn dẹp sạch sẽ.
|
Ông Lính đặt tấm biển nhắc nhở nhân viên phải lấy ghế mời khách đứng chờ xe, đợi mưa... |
Ngoài ra, ông Lính còn treo nhiều tấm bảng với những câu triết lý về đời sống, khuyên răn người trẻ báo hiếu cha mẹ, ông bà...
“Đừng có hại nhân viên của tôi bằng cách cho tiền bồi dưỡng dưới mọi hình thức, vì ai gặp tiền cũng ham. Nếu nhân viên của tôi vi phạm, sẽ bị buộc cho nghỉ việc. Mong quý ông bà và khách hàng thông cảm cho”, - tấm biển tại cây xăng của ông Lính.
|
Ông Lính, mong khách hàng đừng cho tiền nhân viên của trạm dưới mọi hình thức |
|
Ông Lính còn mở quán ăn chay phục vụ mọi người với giá 10.000 đồng |
Ông Lính còn yêu cầu nhân viên, khi khách đến chờ xe để đi, chờ người thân quen hoặc đục mưa, phải lấy ghế cho khách ngồi, lấy nước cho khách uống và phải nhã nhặn, vui vẻ, lịch sự.
Để du khách có nơi dừng chân lịch sự, sạch sẽ, có thể thư giãn sau một quãng thời gian di chuyển, được ăn, uống thoải mái... ông Lính còn mở thêm quán ăn chay phục vụ với giá 10.000 đồng/phần ăn.
Nhân viên đều được ông Lính căn dặn ăn mặc lịch sự, nói chuyện tế nhị.
15 năm làm shipper miễn phí cho bếp ăn từ thiện và nhà chùa
Mười lăm năm qua, ông Việt (50 tuổi) rong ruổi trên chiếc xe máy làm shipper miễn phí thực phẩm từ các tiểu thương gửi tặng cho bếp ăn từ thiện và nhiều ngôi chùa ở Cần Thơ.
" alt="Chuyện sau tấm bảng 'mời khách đi vệ sinh, tắm miễn phí' ở miền Tây"/>
Chuyện sau tấm bảng 'mời khách đi vệ sinh, tắm miễn phí' ở miền Tây